Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

41- 60

25/04/201317:43(Xem: 4431)
41- 60

THIỀN SƯ

ZENMASTERS

----o0o---

CHƯƠNG BỐN: Những Thiền Sư Sau Lục Tổ Huệ Năng

CHAPTER FOUR: Zen Masters After the Sixth Patriarch Hui-Neng

41 - 60

41. Nghĩa Tồn Tuyết Phong Thiền Sư

Zen Master Xue-Feng-Yi-Cun

Thiền sư Nghĩa Tồn Tuyết Phong sanh năm 822 tại Tuyền Châu (bây giờ thuộc tỉng Phúc Kiến). Năm mười hai tuổi sư đến ở chùa và xuất gia năm 17 tuổi—Zen Master Xue-Feng-Yin-Cun was born in 822 in Quan-Chou (now Fu-Jian Province). He left home to stay at Yu-Jian temple and became a monk at the age of seventeen.

·Tại Động Sơn, sư làm trưởng ban trai phạn (Phạn Đầu) đang đãi gạo. Khâm Sơn hỏi: “Đãi cát bỏ gạo hay đãi gạo bỏ cát?” Sư đáp: “Gạo cát đồng thời bỏ.” Khâm Sơn hỏi: “Như vậy đại chúng lấy gì ăn?” Sư bèn lật úp thau đãi gạo. Khâm Sơn nói: “Cứ theo nhơn duyên nầy, huynh hợp ở Đức Sơn.”—Xue-Feng served as a rice cook at T’ong-Shan. One day as he was straining the rice, T’ong-Shan asked him: “Do you strain the rice out from the sand, or do you strain the sand out from the rice?” Xue-Feng said: “Sand and rice are both strained out at once.” T’ong-Shan said: “In that case, what will the monks eat?” Xue-Feng then tipped over the rice pot. T’ong-Shan said: “Go! Your affinity accords with Te-Shan!”

·Sư đến tạm biệt Động Sơn, Động Sơn hỏi: “Ngươi đi đâu?” Sư thưa: “Đi về trong đảnh núi.” Động Sơn hỏi: “Đương thời từ đường nào ra?” Sư thưa: “Từ đường vượn bay đảnh núi ra.” Động Sơn hỏi: “Nay quay lại đường nào đi?” Sư thưa: “Từ đường vượn bay đảnh núi đi.” Động Sơn bảo: “Có người chẳng từ đường vượn bay đảnh núi đi, ngươi biết chăng?” Sư thưa: “Chẳng biết.” Động Sơn hỏi: “Tại sao chẳng biết?” Sư thưa: “Y không mặt mày.” Động Sơn bảo: “Ngươi đã chẳng biết, sao biết không mặt mày?” Sư không đáp được—When Xue-Feng left Tong-Shan, Tong-Shan asked him: “Where are you going?” Xue-Feng said: “I’m returning to Ling-Zhong. Tong-Shan said: “When you left Ling-Zhong to come here, what road did you take?” Xue-Feng said: “I took the road through the Flying Ape Mountain.” Tong-Shan asked: “And what road are you taking to go back there?” Xue-Feng said: “I’m returning through the Flying Ape Mountains as well.” Tong-Shan said: “There’s someone who doesn’t take the road through Flying Ape Mountains. Do you know him?” Xue-Feng said: “I don’t know him.” Tong-Shan said: “Why don’t you know him?” Xue-Feng said: “Because he doesn’t have a face.” Tong-Shan said: “If you don’t know him, how do you know he doesn’t have a face?” Xue-Feng was silent.

·Sư cùng Nham Đầu đi đến Ngao Sơn ở Lễ Châu gặp tuyết xuống quá nhiều nên dừng lại. Nham Đầu mỗi ngày cứ ngủ, sư một bề ngồi thiền. Một hôm, sư gọi Nham Đầu: “Sư huynh! Sư huynh! Hãy dậy.” Nham Đầu hỏi: “Làm cái gì?” Sư nói: “Đời nay chẳng giải quyết xong, lão Văn Thúy đi hành khất đến nơi chốn, bị y chê cười, từ ngày đến đây sao chỉ lo ngủ?” Nham Đầu nạt: “Ngủ đi! Mỗi ngày ngồi trên giường giống như thổ địa, ngày sau bọn ma quỷ nam nữ vẫn còn.” Sư chỉ trong ngực nói: “Tôi trong ấy còn chưa ổn, không dám tự dối.” Nham Đầu nói: “Tôi bảo ông sau nầy lên chót núi cất thảo am xiển dương đại giáo, sẽ nói câu ấy.” Sư thưa: “Tôi thật còn chưa ổn.” Nham Đầu bảo: “Nếu ông thật như thế, cứ chỗ thấy của ông mỗi mỗi thông qua, chỗ phải tôi sẽ chứng minh cho ông, chỗ chẳng phải tôi sẽ vì ông đuổi dẹp.” Sư thưa: “Khi tôi mới đến Diêm Quan, thấy thượng đường nói nghĩa sắc không, liền được chỗ vào.” Nham Đầu nói: “Từ đây đến ba mươi năm rất kỵ không nên nói đến.” Sư thưa: “Tôi thấy bài kệ của Động Sơn qua sông ‘Thiết kỵ tùng tha mít, điều điều giữ ngã sơ, cừ kim chánh thị ngã, ngã kim bất thị cừ.’” Nham Đầu nói: “Nếu cùng ấy tự cứu cũng chưa tột.” Sau sư hỏi Đức Sơn ‘Việc trong tông thừa từ trước con có phần chăng?’ Đức Sơn đánh một gậy hỏi: ‘Nói cái gì?’ Tôi khi đó giống như thùng lủng đáy.” Nham Đầu nạt: “Ông chẳng nghe nói “Từ cửa vào chẳng phải của báu trong nhà.” Sư thưa: “Về sau làm thế nào mới phải?” Nham Đầu bảo: “Về sau, nếu muốn xiển dương Đại Giáo, mỗi mỗi từ trong hông ngực mình lưu xuất, sau nầy cùng ta che trời che đất đi!” Sư nhơn câu ấy đại ngộ liền đảnh lễ, đứng dậy kêu luôn: Sư huynh! Ngày nay mới là thành đạo ở Ngao Sơn.” At that moment it was like the botom falling out of a bucket of water.”—When Xue-Feng was traveling with Yan-T’ou on Tortoise Mountain in Li-Chou Province, they were temporarily stuck in an inn during a snowstorm. Each day Yan-T’ou spent the entire day sleeping. Xue-Feng spent each day sitting in Zen meditation. One day, Xue-Feng called out: “Elder Brother! Elder Brother! Get up!” Yan-T’ou said: “What is it?” Xue-Feng said: “Don’t be idle. Monks on pilgrimage have profound knowledge as their companion. This companion must accompany us at all times. But here today, all you are doing is sleeping.” Yan-T’ou yelled back: “Just eat your fill and sleep! Sitting there in meditation all the time is like being some day figure in a villager’s hut. In the future you’ll just spook the men and women of the village.” Xue-Feng pointed to his own chest and said: “I feel unease here. I don’t dare cheat myself by not practicing diligently.” Yan-T’ou said: “I always say that some day you’ll build a cottage on a lonely mountain peak and expound a great teaching. Yet you still talk like this!” Xue-Feng said: “I’m truly anxious.” Yan-T’ou said: “If that’s really so, then reveal your understanding, and where it is correct I’ll confirm it for you. Where it’s incorrect I’ll root it out.” Xue-Feng said: “When I first went to Yan-Kuan’s place, I heard him expound on emptiness and form. At that time I found an entrance.” Yan-T’ou said: “And then I saw Tong-Shan’s poem that said: ‘Avoid seeking elsewhere, for that’s far from the Self, now I travel alone, everywhere I meet it, now it’s exactly me, now I’m not it.” Yan-T’ou said: “If that’s so, you’ll never save yourself.” Xue-Feng said: “Later I asked De-Shan: ‘Can a student understand the essence of the ancient teachings?’ He struck me and said: ‘What did you say?’ At that moment it was like the bottom falling out of a bucket of water.” Yan-T’ou said: “Haven’t you heard it said that ‘what comes in through the front gate isn’t the family’s jewels?” Xue-Feng said: “Then, in the future, what should I do?” Yan-T’ou said: “In the future, if you want to expound a great teaching, then it must flow forth from your own breast. In the future your teaching and mine will cover heaven and earth.” When Xue-Feng heard this he experienced unsurpassed enlightenment. He then bowed and said: “Elder Brother, at last today on Tortoise Mountain I’ve attained the Way!” 

·Một vị Tăng hỏi: “Hòa Thượng thấy Đức Sơn được cái gì liền thôi?” Sư đáp: “Ta đi tay không, về tay không.”—After Xue-Feng assumed the abbacy at Snow Peak, a monk asked him: “When the Master was at Te-Shan’s place, what was it you attained and allowed you to stop looking further?” Xue-Feng said: “I went with empty hands and returned with empty hands.” 

·Sư hỏi vị Tăng mới đến: “Vừa rời chỗ nào đến?” Vị Tăng thưa: “”Phú Thuyền đến.” Sư hỏi: “Biển sanh tử chưa qua, vì sao lại phú thuyền (úp thuyền)?” Vị Tăng không đáp được, bèn trở về thuật lại cho Phú Thuyền. Phú Thuyền bảo: “Sao không nói y không sanh tử.” Vị Tăng trở lại nói lời nầy. Sư bảo: “Đây không phải lời của ông. Vị Tăng thưa: “Phú Thuyền nói thế ấy.” Sư bảo: “Ta có 20 gậy gởi cho Phú Thuyền, còn ta tự ăn 20 gậy, chẳng can hệ gì đến Xà Lê.”—Xue-Feng asked a monk: “Where have you come from?” The monk said: “From Zen master Fu-Chuan’s place.” Xue-Feng said: “You haven’t crossed the sea of life and death yet. So why have you overturned the boat?" ”he monk was speechless. He later returned and told Zen master Fu-Chuan about this. Fu-Chuan said: "Why didn't you say ‘It is not subject to life and death’?” The monk returned to Xue-Feng and repeated this phrase. Xue-Feng said: “This isn’t something you said yourself.” The monk said: “Zen master Fu-Chuan said this.” Xue-Feng said: : Isend twenty blows to Fu-Chuan and give twenty blows to myself as well for interfering your own affairs.” 

·Một hôm, sư ở trong nhà Tăng đóng cửa trước cửa sau xong nổi lửa đốt, lại kêu: “Cứu lửa! Cứu lửa! Huyền Sa đem một thanh củi từ cửa sổ ném vào trong. Sư bèn mở cửa—One day, Xue-Feng went into the monk’s hall and started a fire. The he closed and locked the front and back doors and yelled “Fire! Fire!” Xuan-Sha took a piece of firewood and threw it in through the window. Xue-Feng then opened the door.

·Sư thượng đường dạy chúng: “Núi Nam có một con rắn mũi to, hết thảy các ông đều phải khéo xem.” Trường Khánh bước ra thưa: “Hôm nay trong nhà này có người tán thân mất mạng.” Vân Môn lấy cây gậy ném trước sư rồi ra bộ sợ. Có người đem việc nầy thuật lại Huyền Sa. Huyền Sa nói: “Phải là Huynh Lăng mới được. Tuy nhiên như thế, nếu ta thì chẳng vậy.” Vị Tăng hỏi: “Hòa Thượng làm thế nào?” Huyền Sa nói: “Dùng núi Nam làm gì?”—Zen master Xue-Feng entered the hall and addressed the monks, saying: “South Mountain has a turtle-nosed snake. All of you here must take a good look at it.” Chang-Qing came forward and said: “Today in the hall there and many who are losing their bodies and lives.” Yun-Men then threw a staff onto the ground in front of Xue-Feng and affected a pose of being frightened. A monk told Xuan-Sha about this and Xuan-Sha said: “Granted that Chang-Qing understands, still I don’t agree.” The monk said: “What do you say, Master?” Xuan-Sha said: “Why do you need South Mountain?”

Sư thị tịch năm 908, được vua ban hiệu “Đại Sư Chơn Giác”—He died in 908. After his death he received the posthumous title “Great Teacher True Awakening.”

42. Thiền sư Huyền Sa

Zen master Hsuan-Sha

(835-908)

Thiền Sư Tông Nhất ở núi Huyền Sa, tỉnh Phúc Kiến, có đến 800 đệ tử. Chủ đề thuyết pháp chính của ông là nghiệp và những khuyết tật của con người như đui, điếc, câm, vân vân—Hsuan-Sha, a famous Fukien monk who had over 800 disciples. His chief subjects were the fundamental ailments of men, such as blindness, deafness, and dumbness.

·Có một vị Tăng hỏi Huyền Sa: “Thế nào là cái tự kỷ của người học đạo?” Sư hỏi lại ngay: “Ông dùng cái tự kỷ ấy để làm gì?” Khi nói đến cái ‘tôi’ là tức khắc và chắn chúng ta đang tạo ra thế hai đầu của cái tôi và cái chẳng phải tôi, như thế là rơi vào lầm lẫn của trí thức luận—A monk asked Hsuan-Sha: “What is my self?” Hsuan-Sha at once replied: “What would you do with a self?” When talking about self, we immediately and inevitably establish the dualism of self and not-self, thus falling into the errors of intellectualism.

·Lần khác có một vị Tăng hỏi Huyền Sa: “Trộm nghe Hòa Thượng có nói suốt mười phương thế giới là một khối minh châu, câu ấy nên hiểu thế nào?” Huyền Sa đáp: “Suốt mười phương thế giới là một khối minh châu, hiểu để làm gì?” Ngày hôm sau Huyền Sa hỏi lại vị Tăng: “Mười phương thế giới là một khối minh châu, ông hiểu thế nào?” Vị Tăng đáp: “Suốt mười phương thế giới là một khối minh châu, hiểu để làm gì?” Huyền Sa nói: “Đúng là ông đang la cà ở động ma.” Ngày kia Huyền Sa đãi trà vị võ quan Vi Giám Quân. Vi hỏi: “Thế nào là cái ta dùng mỗi ngày mà chẳng biết?” Huyền Sa không đáp mà mời vị quan dùng trái cây. Vi dùng rồi, lặp lại câu hỏi. Sư nói: “Đó chính là cái ta dùng mỗi ngày mà chẳng biết.” Ngày khác, có vị Tăng hỏi Huyền Sa: “Xin Hòa Thượng chỉ cho con con đường vào đạo.” Huyền Sa hỏi: “Ông có nghe tiếng suối róc rách đó không?” Vị Tăng đáp: “Dạ có.” Huyền Sa nói: “Đó là chỗ vào của ông.” Phương pháp của Huyền Sa cốt làm cho người tìm chân lý tự mình hiểu thẳng trong chính mình thế nào là chân lý, thay vì thâu thập lấy kiến thức qua tay trung gian, vì Thiền không bao giờ viện đến cơ trí suy luận mà luôn luôn chỉ thẳng đến những gì ta tìm cầu—Another time, a monk asked Hsuan-Sha: “I understand you to say that the wole universe is one transpicuous crystal; how do I get at the sense of it?” Hsuan-Sha said: “The whole universe is one transpicuous crystal, and what is the use of understanding it?” The following day, Hsuan-Sha asked the monk: “The whole universe is one transpicuous crystal, and how do you understand it? The monk replied: “The whole universe is one transpicuous crystal, and what is the use of understanding it?” Hsuan-Sha said: “I know that you are living on the cave of demons.” On another occasion, while Hsuan-Sha was treating an army officer called Wei to tea, the latter asked: “What does it mean when they say that in spite of our having it everyday we do not know it?” Hsuan-Sha without answering the question took up a piece of cake and offered it to him. After eating the cake the officer asked the master again, who then remarked: “Only we do not know it even when we are using it every day.” Another day, a monk came to Hsuan-Sha and asked: “How can I enter upon the path of truth?” Hsuan-Sha asked: “Do you hear the murmuring of the stream?” The monk said: “Yes, I do.” Hsuan-Sha said: “That is the way where you enter.” Hsuan-Sha’s method was thus to make the seeker of the truth directly realize within himself what it was, and not to make him merely the possessor of a second-hand knowledge, for Zen never appeals to our reasoning faculty, but points directly at the very object we want to have. .

·Ông tịch năm 908 sau Tây Lịch—He died in 908 A.D.

43. Huệ Thanh Ba Tiêu Thiền Sư

Zen master Hui-Qing-Ba-Jiao

Thiền Sư Huệ Thanh, gốc người Đại Hàn, là đệ tử của Thiền Sư Quang Dũng Nam Tháp—Zen master Hui-Qing-Ba-Jiao came from Korea, was a disciple of Kuang-Yong-Nan-T’a.

·Sư thượng đường cầm gậy dưa lên bảo chúng: “Các ông có cây gậy thì ta cho các ông cây gậy, các ông không có cây gậy thì ta cướp cây gậy các ông.” Sư chống gậy đứng, rồi bước xuống tòa—Zen master Hui-Qing-Ba-Jiao entered hall and held up his staff and said to the monks: “If you have a staff, I give you a staff. If you don’t have a staff, then I take it away from you.” Then, using his staff for support, he got down and left the hall.

·Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là nước Ba Tiêu (cây chuối)?” Sư đáp: “Mùa đông ấm mùa hạ mát.” Tăng hỏi: “Thế nào là kiếm thổi lông (kiếm bén thổi sợi lông qua liền đứt)?” Sư tiến ba bước. Thế nào là Hòa Thượng một câu vì người? Sư đáp: “Chỉ e Xà Lê chẳng hỏi.”—A monk asked Hui-Qing: “What is banana juice?” (Ba-Jiao translates as ‘banana’). Ba-Jiao said: “Winter warm, summer cool.” A monk asked: “What is the blown feather sword?” Hui-Qing-Ba-Jiao said: “Come forward three steps.” The monk said: “What for?” Hui-Qing-Ba-Jiao said: “Go back three steps.” 

·Có vị Tăng hỏi: “Giặc đến cần đánh, khách đến cần xem, chợt gặp khách giặc đồng thời đến thì làm sao?”Sư bảo: “Trong thất có một đôi giày cỏ rách.” Vị Tăng nói: “Chỉ như đôi giày cỏ rách lại kham thọ dụng chăng?” Sư nói: “Ông nếu đem đi, trước hung sau chẳng kiết.”—A monk asked: “Isn’t it that when a thief comes you must beat him, when a guest comes you must greet him? So what do you do when a thief and guest both arrive?” Hui-Qing-Ba-Jiao said: “In the room there are a pair of worn-out grass sandals."”The monk said: “If the sandals are worn-out, do they have any use or not?" Hui-Qing-Ba-Jiao said: “If you use them, then wherever you go, before you unlucky, behind you misfortune.”

·Có vị Tăng hỏi: “Chẳng hỏi hai đầu ba cổ, thỉnh thầy chỉ thẳng bản lai diện mục.” Sư ngồi thẳng lặng thinh—A monk asked: “Without asking about principles or points of discussion, I invite the master to point directly at the original face.” Hui-Qing-Ba-Jiao sat upright, silently. 

44. Huệ Lăng Trường Khánh Thiền Sư

Zen master Hui-Leng-Chang-Qing

Thiền Sư Huệ Lăng Trường Khánh sanh năm 854 tại Diêm Châu (bây giờ là tây nam thành phố Hải Ninh, tỉnh Triết Giang). Sư là đệ tử của Thiền Sư Nghĩa Tồn Tuyết Phong—Zen master Hui-Leng was born in 854 in Yan-Chou (now southwest of the modern city of Hai-Ning in Zhe-Jiang Province). He was a disciple of Xue-Feng-Yi-Cun.

·Một hôm, sư cuốn rèm, mắt sư nhìn vào ánh sáng của đèn lồng, bỗng nhiên đại ngộ. Hôm sau sư bèn làm bài tụng:

“Đại sai dã đại sai

Quyện khởi liêm lai kiến thiên hạ

Hữu nhơn vấn ngã thị hà tông?

Niêm khởi phất tử phách khẩu đà.”

(Rất sai cũng rất sai

Vừa cuốn rèm lên thấy thiên hạ.

Có người hỏi ta là tu tông gì mà chứng đắc? Ta sẽ cầm cây phất tử lên nhằm miệng đánh).

One day when he rolled up a bamboo screen and his eye fell upon the light of a lantern. At that moment he woke up. The next day he composed the following verse to attest to his understanding:

“I was so far off,

Then all the earth was revealed when I rolled up a screen.

If any asks me to explain our school,

I’ll raise the whisk and slap his mouth.”

·Sau khi Trường Khánh trình kệ lên Tuyết Phong, Tuyết Phong nói với Huyền Sa: “Kẻ nầy đã triệt ngộ.” Huyền Sa thưa: “Chưa được, đây là ý thức làm ra, đợi khám phá ra mới tin chắc.” Chiều đến, chúng Tăng vào pháp đường thưa hỏi. Tuyết Phong nói với sư: “Đầu Đà Bị chưa chấp nhận ông, thật có chánh ngộ ở trước chúng nói ra xem.” Sư liền nói bào tụng:

“Vạn tượng chi trung độc lộ thân

Duy nhơn tự khẳng nãi vi thân

Tích thời mậu hướng đồ trung mích

Kim nhật khán như hỏa lý băng.”

(Chính trong vạn tượng hiện toàn thân

Chỉ người tự nhận mới là gần

Thuở xưa lầm nhắm ngoài đường kiếm

Ngày nay xem lại băng trong lò).

Tuyết Phong nhìn Huyền Sa nói: “Không thể là ý thức làm ra.” Sư hỏi Tuyết Phong: “Một đường từ trước chư Thánh truyền trao thỉnh thầy chỉ dạy?” Tuyết Phong lặng thinh. Sư lễ bái rồi lui ra. Tuyết Phong mỉm cười. Sư vào phương trượng tham vấn Tuyết Phong. Tuyết Phong hỏi: “Là cái gì?” Sư thưa: “Ngày nay thời trong phơi bắp là tốt.” Huyền Sa nói: “Câu trả lời của ông không rời đại mật.” Từ đó sự giác ngộ của sư được xác quyết—After Chang-Qing presented this verse to his teacher Xue-Feng. Xue-Feng presented it to the senior monk Xuan-Sha and said: “This disciple has penetrated the Way.” Xuan-Sha said: “I don’t approve. This verse could have been composed with mundane conscious understanding. We have to test him further before we can confirm him.” That evening, when the monks assembled for a question-and-answer session, Xue-Feng said to Chang-Qing: “Ascetic Bei (Xuan-Sha) doesn’t approve your understanding. If you have been genuinely enlightened, please present your understanding now to the assembly.” Chang-Qing then recited another verse, saying:

“Amidst the myriad realms the solitary body is revealed.

Only persons self-allowing are intimate with it.

Before, I wrongly searched amongst the paths,

But today I see, and it’s like ice in fire.”

Xue-Feng then looked at Xuan-Sha and said: “I don’t accept this. It still could be composed with conscious understanding.” Chang-Qing then asked Xue-Feng: “Please, Master, demonstrate what has been passed down by all the Patriarchs.” Xue-Feng remained silent. Chang-Qing then bowed and walked out of the hall. Xue-Feng smiled. When Chang-Qing went into Xue-Feng-s quarters for an interview. Xue-Feng asked him: “What is it?” Chang-Qing said: “The weather is clear. It’s a good day for Pu-Qing.” Xuan-Sha said: “Your answer is not apart from the great mystery.” An thus Chang-Qing’s enlightenment was confirmed. 

·Sư trở thành Pháp Tử và lưu lại Tuyết Phong 29 năm. Đến năm 906, sư nhận lời đến trụ trì chùa Chiêu Khánh, và lưu lại đây hơn mười lăm năm. Sư thị tịch năm 932—Chang-Qing remained with Xue-Feng for twenty-nine years, becoming his Dharma heir. In 906, he accepted to come to live at Zhao-Qing Temple, where he remained for more than fifteen years. He passed away in 932.

45. Vân Môn Văn Yển Thiền Sư

Yun-Mên-Wên-Yen

(864-949)

Thiền Sư Vân Môn, tên thật là Trương Tuyết Phong, sanh năm 864, môn đồ và người kế vị Pháp của Tuyết Phong Nghĩa Tồn, là thầy của Hương Lâm Trừng Viễn, Động Sơn Thủ Sơ, và Ba Lăng Hảo Kiếm. Ông là một thiền sư nổi tiếng vào cuối đời nhà Đường, một người giống như Lâm Tế, sử dụng ngôn ngữ và chiến thuật mạnh bạo để tác động môn sinh đạt tự ngộ. Ông đã sáng lập ra Vân Môn Tông—Zen master Wen-Men, his name was Chang-Hsueh-Feng, was born in 864, a student and dharma successor of Hsueh-Feng-I-Ts’un, and the master of Hsiang-Lin-Ch’eng-Yuan, Tung-Shan-Shou-Chu, and Pa-Ling-Hao-Chien. He was a noted monk during the end of the T’ang dynasty, who, like Lin-Ji, used vigorous language and jarring tactics to bring his disciples to self-awakening. He founded the Cloud-Gate Sect.

·Cơ duyên giác ngộ của Vân Môn giới học thiền đều được biết đến. Khi tìm đến “tham độc” với Mục Châu, người sau nầy trở thành Thầy của ông, Vân Môn gõ cánh cửa nhỏ bên cạnh cổng lớn đi vào chùa Mục Châu. Mục Châu gọi ra: “Ai thế?” Vân Môn đáp: “Văn Yến.” Mục Châu thường không cho ai “độc tham” trừ phi người ấy có nhiệt tình. Tuy nhiên, ông cảm thấy hài lòng với cách gõ cửa của Vân Môn, chứng tỏ Vân Môn rất hăng say nỗ lực vì đạo và chấp nhận cho Vân Môn “độc tham.” Vân Môn vừa bước vào thì Mục Châu nhận ra ngay phong thái của Vân Môn, bèn nắm vai bảo Vân Môn: “Nhanh lên, nói đi, nói đi!” Nhưng Vân Môn vẫn chưa ngộ nên không thể đáp ứng được. Để đẩy tâm Vân Môn đến chỗ giác ngộ, đột nhiên Mục Châu đẩy Vân Môn qua cánh cửa đang hé mở và đóng sầm cánh cửa vào chân của Vân Môn, hét: “Đồ vô tích sự,” cùng với tiếng kêu: “Úi chà!” Mục Châu liền đẩy Vân Môn ra khỏi cửa, cánh cửa đóp sập lại làm cho một bàn chân của Vân Môn bị kẹt lại trong đó và gãy đi. Trong cơn đau ngất, tâm của Vân Môn lúc ấy đã trống rỗng mọi tư niệm, bỗng nhiên giác ngộ. Trường hợp của sư không phải là một biệt lệ, vì trước đó nhị Tổ Huệ Khả cũng đã từng chặt một cánh tay khi đứng trong tuyết lạnh, và Đức Khổng Phu Tử cũng từng nói “Sớm nghe được đạo, chiều dẫu có chết cũng cam.” Trên đời nầy quả có nhiều người coi trọng chân lý hơn thân mạng—The circumstances of Yun-Mên’s enlightenment are known to all Zen practitioners. Seeking “private consultation” with Mu-Chou, who became his master later on, Yun-Mên rapped on the little door on the side of the large gateway leading to Mu-Chou’s temple. Mu-Chou called out: “Who is it?” Yun Mên answered, “Wen-Yen” Mu-Chou, whose habit it was to refuse “private consultation” to all but the most ardent truth-seekers, felt satisfied from Yun-Mên’s knock and the tone of his voice that he was earnestly striving for truth, and admitted him. Scarcely had he entered when Mu-Chou, perceiving the state of his mind, seized him by the shoulders and demanded: “Quick, say it, say it!” But Yun-Mên not yet undrstanding, could not respond. To jolt his mind into understanding, Mu-Chou suddenly shoved him out through the partly opened door and slammed it on his leg, shouting: “You good-for-nothing!” With a cry of “Ouch!” While the door was hastily shut, one of Yun-Men’s legs was caught and broken. Yun-Mên , whose mind at that moment was emptied of every thought. The intense pain resulting from this apparently awakened the poor fellow to the greatest fact of life. He suddenly became enlightened. The realization now gained paid more than enough for the loss of his leg. He was not, however, a sole instance in this respect, there were many such in the history of Zen who were willing to sacrifice a part of the body for the truth, i.e., Hui-K’o, the second patriarch, who cut his hand while standing in the snow. Confucius also said: “If a man understands the Tao in the morning, it is well with him even when he dies in the evening.” In this life, some would feel indeed that truth is of more value than their own lives. 

·Vân Môn là một trong những thiền sư xuất sắc nhất trong lịch sử Thiền của Trung Quốc. Tên của ông được nhắc đến trong các ví dụ 15, 16, 21, 39 và 48 của Vô Môn Quan; và 6, 8, 14, 15, 22, 27, 34, 39, 47, 50, 54, 60, 62, 77, 83, 86, 87 và 88 trong Bích Nham Lục. Những thuyết giảng chính của ông được lưu lại trong Vân Môn Quảng Châu Thiền Sư Quang Lục (Sưu tập những lời chính của thiền sư Quảng Châu ở núi Vân Môn)—Yun Men was one of the most important Ch’an masters and one of the last most noted Ch’an masters in the history of Ch’an in China. We encounter Yun Men in examples 15, 16, 21, 39, and 48 of the Wu-Men-Kuan, and the examples 6, 8, 14, 15, 22, 27, 34, 39, 47, 50, 54, 60, 62, 77, 83, 86, 87, and 88 of the Pi-Yan-Lu. The most important of his sayings and teachings are recorded in the Yun-Men Kuang-Chou-Ch’an-Shih-Kuang-Lu (Record of the Essentials Words of Ch’an Master K’uang-Chou from Mount Yun-Men). 

·Vân Môn có tới hơn 60 người kế vị Pháp, ông nổi tiếng về phương pháp đào tạo nghiêm khắc chẳng kém gì phương pháp của Mục Châu. Ông lập ra phái Vân Môn, tồn tại đến thế kỷ thứ 12. Các hậu duệ của Vân Môn đã góp phần to lớn trong việc truyền thụ thiền cho đời sau. Người được biết đến nhiều nhứt là Đại sư Tuyết Đậu Trùng Hiển (cháu trong Dharma của Vân Môn), người đã tập hợp và công bố những lời dạy hay công án thiền của các thầy xưa. Đó là cơ sở để sau nầy Thiền sư Viên Ngộ Khắc Cần dùng để soạn bộ Bích Nham Lục—Yun Men had more than sixty dharma successors, was known, like master Mu-Chou, as a particularly strict Ch’an master. He founded the Yun Men schol of Ch’an, which survived until the 12th century. The dharma heirs of Yun Men played a major role in the preservation of Ch’an literature for later generations. The best known of them is Yun-Men’s “great-grandson in dharma,” the great master Hsueh-T’ou Ch’ung-Hsien, who collected a hundred examples of the ancient masters and provided them with “praises.” These masters Yuan-Wu-K’o-Ch’in later made the basis of his edition of the Pi-Yan-Lu. 

·Sư đến trang sở của Tuyết Phong, thấy một vị Tăng, bèn hỏi: “Hôm nay Thượng Tọa lên núi chăng?” Tăng đáp: “Lên.” Sư nói: “Có một nhơn duyên nhờ hỏi Hòa Thượng Đường Đầu mà không được nói với ai, được chăng?” Tăng bảo: “Được.” Sư nói: “Thượng Tọa lên núi thấy Hòa Thượng thượng đường, chúng vừa nhóm họp, liền đi ra đứng nắm cỏ tay, nói: “Ông già! Trên cổ mang gông sao chẳng cởi đi?” Vị Tăng ấy làm đúng như lời sư dặn. Tuyết Phong bước xuống tòa, thộp ngực ông ta, bảo: “Nói mau! Nói mau! Vị Tăng nói không được. Tuyết Phong buông ra, bảo: “Chẳng phải lời của ngươi.” Vị Tăng thưa: “Lời của con.” Tuyết Phong gọi: “Thị giả! Đem dây gậy lại đây.” Vị Tăng thưa: “Chẳng phải lời của con, là lời của một Hòa Thượng ở Chiết Trung đang ngụ tại trang sở dạy con nói như thế.” Tuyết Phong bảo: “Đại chúng! Đến trang sở rước vị thiện tri thức của năm trăm người lên.” Hôm sau, sư lên Tuyết Phong. Tuyết Phong vừa thấy liền hỏi: “Nhơn sao được đến chỗ ấy?” Sư bèn cúi đầu. Từ đây khế hợp ôn nghiên tích lũy. Tuyết Phong thầm trao tông ấn cho sư—Mu-Chou directed Yun-Men to go to see Xue-Feng. When Yun-Men arrived at a village at the foot of Mount Xue, he encountered a monk. Yun-Men asked him: “Are you going back up the mountain today?” The monk said: “Yes.” Yun-Men said: “Please take a question to ask the abbot. But you mustn’t tell him it’s from someone else.” The monk said: “Okay.” Yun-Men said: “When you go to the temple, wait until the moment when all the monks have assembled and the abbot has ascended the Dharma seat. Then step forward, grasp your hands, and say: ‘There’s an iron cangue on this old fellow’s head. Why not remove it’?” The monk did as Yun-Men instructed him. When Xue-Feng saw the monk act this way, he got down from the seat, grabbed the monk and said: “Speak! Speak!” The monk couldn’t answer. Xue-Feng pushed him away and said: “It wasn’t your own speech.” The monk said: “It was mine.” Xue-Feng called to his attendant: “Bring a rope and a stick.” (in order to bind and beat the monk). The monk said: “It wasn’t my question. It was from a monk in the village.” Xue-Feng said: “Everyone! Go to the village and welcome the wrothy who will have five hundred disciples.” The next day Yun-Men came up to the monastery. When Xue-Feng saw him he said: “How is it that you have reached this place?” Yun-Men then bowed his head. In this mannerdid the affinity (between Xue-Feng and Yun-Men) come about. 

·Vân Môn thường nói một cách tích cực về an tâm lập mệnh và cái giàu phi thế tục của ngài. Thay vì nói chỉ có đôi tay không, ngài lại nói về muôn vật trong đời, nào đèn trăng quạt gió, nào kho vô tận, thật quá đủ lắm rồi như chúng ta có thể thấy qua bài thơ sau đây:

Hoa xuân muôn đóa, bóng trăng thu

Hạ có gió vàng, đông tuyết rơi

Tuyết nguyệt phong ba lòng chẳng chấp

Mỗi mùa mỗi thú mặc tình chơi.

—Zen master Yun-Men always talked positively about his contentment and unworldly riches. Instead of saying that he is empty-handed, he talked of the natural sufficiency of things about him as we can see throught this poem:

“Hundreds of spring flowers;

the autumnal moon; 

A refreshing summer breeze; winter snow:

Free your mind of all idle thoughts,

And for you how enjoyable every season is!”

Theo Thiền sư D. T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, bài thơ nầy không ngụ ý tác giả ăn không ngồi rồi hay không làm gì khác, hoặc không có gì khác hơn để làm hơn là thưởng thức hoa đào no trong nắng sớm, hay ngắm vầng trăng trong tuyết bạc đìu hiu. Ngược lại, ngài có thể đang hăng say làm việc, hoặc đang dạy đệ tử, hoặc đang tụng kinh, quét chùa hay dẫy cỏ như thường lệ, nhưng lòng tràn ngập một niềm thanh tịnh khinh an. Mọi mong cầu đều xả bỏ hết, không còn một vọng tưởng nào gây trở ngại cho tâm trí ứng dụng dọc ngang, do đó tâm của ngài lúc bấy giờ là tâm ‘không,’ thân là ‘thân nghèo.’ Vì nghèo nên ngài biết thưởng thức hoa xuân, biết ngắm trăng thu. Trái lại, nếu có của thế gian chồng chất đầy con tim, thì còn chỗ nào dành cho những lạc thú thần tiên ấy. Kỳ thật, theo sư Vân Môn thì sự tích trữ của cải chỉ toàn tạo nghịch duyên khó thích hợp với những lý tưởng thánh thiện, chính vì thế mà sư nghèo. Theo sư thì mục đích của nhà Thiền là buông bỏ chấp trước. Không riêng gì của cải, mà ngay cả mọi chấp trước đều là của cải, là tích trữ tài sản. Còn Thiền thì dạy buông bỏ tất cả vật sở hữu, mục đích là làm cho con người trở nên nghèo và khiêm cung từ tốn. Trái lại, học thức khiến con người thêm giàu sang cao ngạo. Vì học tức là nắm giữ, là chấp; càng học càng có thêm, nên ‘càng biết càng lo, kiến thức càng cao thì khổ não càng lắm.’ Đối với Thiền, những thứ ấy chỉ là khổ công bắt gió mà thôi—According Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, Book I, this poem is not to convey the idea that he is idly sitting and doing nothing particularly; or that he has nothing else to do but to enjoy the cherry-blossoms fragrant in the morning sun, or the lonely moon white and silvery. In the contrary, he may be in the midst of work, teaching pupils, reading the sutras, sweeping and farming as all the master have done, and yet his own mind is filled with transcendental happiness and quietude. All hankerings of the heart have departed, there are no idle thoughts clogging the flow of life-activity, and thus he is empty and poverty-stricken. As he is poverty-stricken, he knows how to enjoy the ‘spring flowers’ and the ‘autumnal moon.’ When worldly riches are amassed in his heart, there is no room left there for such celestial enjoyments. In fact, according to Zen master Yun-Men, the amassing of wealth has always resulted in producing characters that do not go very well with our ideals of saintliness, thus he was always poor. The aim of Zen discipline is to attain to the state of ‘non-attainment.’ All knowledge is an acquisition and accumulation, whereas Zen proposes to deprive one of all one’s possessions. The spirit is to make one poor and humble, thoroughly cleansed of inner impurities. On the contrary, learning makes one rich and arrogant. Because learning is earning, the more learned, the richer, and therefore ‘in much wisdom is much grief; and he that increased knowledge increased sorrow.’ It is after all, Zen emphasizes that this is only a ‘vanity and a striving after wind.’

·Vân Môn thuộc vào số các đại thiền sư đã xử dụng một cách có hệ thống những lời dạy của tiền bối làm phương pháp đào tạo đệ tử. ừ tập quán nầy mà có phương pháp “công án”—Yun-Men was among the forst of the great Ch’an masters to use the words of preceding masters as a systematic means of training monks. This type of training eventually developed into “koan” practice.

·Những câu trả lời và châm ngôn của Vân Môn rất được coi trọng trong truyền thống nhà Thiền. Không một thầy nào được dẫn ra nhiều như ông trong các sưu tập công án. Những lời của ông bao giờ cũng có đủ ba điều kiện của một châm ngôn Thiền có hiệu quả—Master Yun-Men’s sayings and answers are highly prized in Ch’an tradition. No other master’s words are so frequently cited in the great koan colections as his. It is said that his words always fulfill three important qualificationsof a “Zen word.”

a)Những câu trả lời của ông đáp ứng đúng những câu hỏi đặt ra như “cái nắp vừa khít cái hộp.”—His answers correspond to the question posed “the way a lid fits a jar.”

b)Những câu trả lời của ông có sức mạnh như một lưỡi kiếm sắc bén chọc thủng sự mù quáng, những ý nghĩ và tình cảm nhị nguyên của học trò—They have the power to cut through the delusion of his students’ dualistic way of thinking and feeling like a sharp sword.

c)Những câu trả lời của ông thích hợp với trình độ hiểu và với trạng thái ý thức cốc lát của người nghe một cách tự nhiên, giống như “hết đợt sóng nầy đến đợt sóng khác.”—His answers follow the capacity foe understanding and momentary state of mind of the questioner “as one wave follows the previous one.”

·Tuy Vân Môn là người biết xử dụng những lời dạy sinh động của các thầy xưa, nhưng ông tỏ ra rất ngờ vực những từ ngữ được viết ra, những từ nầy dễ đọc nhưng không phải lúc nào người ta cũng hiểu được ý nghĩa sâu sắc của chúng. Vì thế ông cấm không cho đệ tử viết lại những lời của mình. Chính nhờ một môn đồ đã bất chấp sự cấm đoán, ghi lại những lời ông dạy trên một chiếc áo dài bằng giấy khi dự các buổi giảng , mà nhiều châm ngôn và lời giải thích bất hủ của đại sư mới còn lại đến ngày nay—Yun-Men, who made such skillful use himself of the words of the ancient masters, was at the same time very mistrustful of the written word, which could all too easily be understood literally but not really grasped. Thus he forbade his students to write his sayings down. Owing to one of his followers, who attended his discourses wearing a paper robe on which he took notes in spite of the ban, that many of the imperishable sayings and explanations of the great Ch’an master have been preserved. 

Sư thị tịch năm 949—He died in 949.

46. Thanh Phẩu Hưng Dương Thiền Sư

Zen master Qing-Pou-Xing-Yang

Thiền sư Thanh Phẩu Hưng Dương là đệ tử của Thiền sư Đại Dương. Tuy vậy ông không may chết trước Đại Dương và không có Pháp từ nào để nối dõi Tào Động—Zen master Qing-Pou-Xing-Yang was a disciple of Zen master T’a-Yang. Although he was a successor of T’a-Yang, he unfortunately did not outlive his teacher, nor did he have any Dharma heirs to carry on the Cao-T’ong line.

·Sau khi trụ ở Hưng Dương, sư thượng đường dạy chúng: “Đại đạo từ Tây sang, lý bặt bách phi, trong câu hợp cơ toàn trái diệu chỉ, bất đắc dĩ mà có làm cong vạy tông Tổ Sư, huống là lăng xăng có lợi ích gì? Tuy nhiên như thế, việc không phải một chiều, hãy ở trong cửa xướng giáo mở một con đường cùng toàn thể thương lượng.”—After becoming the abbot of a temple, Xing-yang entered the hall and addressed the monks, saying: “The principle of the great way that came from the west cuts off the hundred negations. Words that accord with the essential teaching go on without end. But what benefit could there be in just arduously submitting to the teachings of our school? Although it’s like this, there are many different affairs to deal with. But in the teaching of our school, there is only one path that passes through. Everyone discuss this!” 

·Có vị Tăng hỏi: “Rồng Ta Kiệt ra khỏi biển thì càn khôn chấn động, thấy mặt trình nhau việc thế nào?” Sư đáp: “Chim Đại bàng cánh vàng kình vũ trụ, trong ấy ai là người xuất đầu?” Vị Tăng hỏi: “Nếu khi gặp người xuất đầu thì làm sao?” Sư đáp: “Giống như chim cắt anh không tin, trước sọ khô nghiệm mới biết thật.” Vị Tăng hỏi: “Thế ấy thì khoanh tay bày ngực lui ba bước?” Sư đáp: “Dưới tòa Tu Di con rùa quạ, chớ đợi điểm trán lần thứ hai.”—A monk asked Xing-Yang-Qing-Pou: “When the Sagara Dragon emerges from the sea, the entire universe shudders. At just such a time, how is this expressed?” Qing-Pou said: “The Garuda King confronts the universe! Among you here, who can come forth?” The monk asked: “If suddenly someone comes forth, then what?” Qing-Pou said: “It’s like a falcon striking a pigeon. You don’t believe me. If you can experience it behind your skull, then you’ll at last realize the truth.” The monk said: “In that case, I’ll just fold my hands on my chest and retreat three steps.” Qing-Pou said: “The tortoise that upholds Mount Sumeru won’t tolerate another one going back with a dot on its forehead!”

·Sư bệnh, Đại Dương đến hỏi: “Thân nầy như bọt huyễn, trong bọt huyễn thành tựu. Nếu không có cái bọt huyễn thì đại sự không do đâu mà hiện. Nếu cần đại sự xong, biết cái bọt huyễn này làm gì?” Sư thưa: “Vẫn là việc bên này.” Đại Dương bảo: “Việc bên kia thế nào?” Sư thưa: “Khắp đất vầng hồng suốt, đáy biển chẳng trồng hoa.” Đại Dương cười: “Là người tỉnh chăng?” Sư hét: “Nói! Sẽ bảo tôi mất rồi.” Nói xong thầy thị tịch—When Qing-Pou was ill in bed, T’a-Yang said to him: “The body is an illusion, and within this illusion affairs are carried out. If not for this illusion, the great matter would have no place from which to be undertaken. If the great matter is undertaken, it is seen to be an illusion. What do you say?” Qing-Pou said: “There is still this matter here.” T’a-Yang said: “And what is that matter?” Qing-Pou said: “Encircling the earth, the lustrous crimson orb. At ocean bottom, not planting flowers.” Qing-Pou paused and closed his eyes. T’a-Yang smile and said: “Are you awake?” Qing-Pou said: “I’ve forgotten what I was about to say.” He then passed away.

47. Quế Sâm Thiền Sư

Zen master Kui-chen

Thiền Sư Quế Lâm ở Viện La Hán sanh năm 867, quê ở Thường Sơn. Từ thuở nhỏ đã ăn chay và nói những lời hay ho lạ thường. Sư xuất gia và thọ cụ túc giới với đại sư Vô Tướng tại chùa Vạn Tuế—Zen master Kui-chen was born in 867 from an ancient Chang-Shan. It is said that from early childhood he could speak very well and would not eat meat. He left home to become a monk and received full ordination at Wan –Sui Temple, under a teacher named Wu-Xiang.

·Lúc đầu sư học Luật rất nghiêm, nhưng về sau sư tuyên bố rằng nếu chỉ giữ không phá luật không thôi, không phải thật sự xuất gia, nên sư ra đi tìm học với thiền tông—At first he closely followed the teachings of the Vinaya, but later declared that just guarding against breaking the vows and adhering to the precepts did not equal true renunciation. He then set off to explore the teachings of the Zen school.

·Sau sư đến Huyền Sa yết kiến Đại Sư Tông Nhất, vừa nghe một câu khai phát liền rỗng suốt không ngờ—He arrived at Xuan-Sha’s place. Xuan-Sha, who is said to have brought Kui-Chen erase all his doubts and to attain full awakening.

·Một hôm Huyền Sa hỏi sư: “Tam giới duy tâm, ngươi biết thế nào?” Sư chỉ cái ghế dựa hỏi lại Huyền Sa: “Hòa Thượng kêu cái ấy là gì?” Huyền Sa đáp: “Ghế dựa.” Sư thưa: “Hòa Thượng không biết tam giới duy tâm.” Huyền Sa bảo: “Ta bảo cái ấy là tre gỗ, ngươi kêu là gì?” Sư thưa: “Con cũng gọi là tre gỗ.” Huyền Sa lại bảo: “Tận đại địa tìm một người hiểu Phật pháp cũng không có.” Sư do đây càng được khích lệ thêm—One day, Xuan-Sha questioned Kui-Chen, saying: “In the three realms, there is only mind. How do you understand this?"”Kui-Chen pointed to a chair and said: “What does the master call that?” Xuan-Sha said: “A chair.” Kui-Chen said: “Then the master can’t say that in the three worlds there is only mind.” Xuan-Sha said: “I say that it is made from bamboo and wood. What do you say it’s made from?” Kui-Chen said: “I also say it’s made from bamboo and wood.” Xuan-Sha said: “I’ve searched across the great earth for a person who understands the Buddhadharma, but I haven’t found one.”

·Huyền Sa bảo chúng: “Mặc dù Quế Sâm tàng ẩn trong chúng, nhưng tiếng tăm vang xa—Xuan-Sha told the monks: “Although Kui-Chen did not aspire to a leading position in the Buddhist community, his reputation as an adept nevertheless spread widely. 

·Một vị Tăng hỏi: “Thế nào là một câu của La Hán?” Sư đáp: “Ta nói với ngươi, liền thành hai câu.”—A monk asked: “What is Luo-Han’s single phrase?” Kui-Chen said: “If I tell you it will turn into two phrases.”

·Sư thượng đượng dạy chúng: “Tông môn huyền diệu chỉ là thế ấy sao? Hay riêng có chỗ kỳ đặc? Nếu riêng có chỗ kỳ đặc, các ông hãy nên xem cái gì? Nếu không, chẳng nên đem hai chữ bèn cho là Tông Thừa. Thế nào là hai chữ? Nghĩa là Tông Thừa và Giáo Thừa. Các ông vừa nói đến Tông thừa liền thành Tông thừa, nói đến Giáo thừa liền thành Giáo thừa. Chư Thiền đức! Phật pháp tông thừa nguyên lai do miệng các ông an lập danh tự, làm lấy nói lấy bèn thành. Lẽ ấy cần phải nhằm trong đó nói bình nói thật, nói viên nói thường. Thiền đức! Các ông gọi cái gì là bình thật? Nắm cái gì làm viên thường? Kẻ hành khất nhà bên cần phải biện rành, chớ để chôn vùi; được một ít thanh sắc danh tự chứa trong đầu tâm, nói ta hội giải khéo hay giản biện. Các ông biết cái gì? Ghi nhớ được danh tự ấy, giản biện được thanh sắc ấy. Nếu chẳng phải thanh sắc danh tự, các ông làm sao ghi nhớ giản biện? Gió thổi thông reo cũng là thanh, tiếng ếch nhái, chim, quạ, kêu cũng là thanh, sao chẳng trong ấy lắng nghe để giản trạch đi. Nếu trong ấy có hình thức ý tứ cùng các Thượng Tọa. Chớ lầm! Hiện nay thanh sắc dẫy đầy, là đến nhau hay chẳng đến nhau? Nếu đến nhau, thì linh tánh kim cang bí mật của ông nên có hoại diệt. Vì sao có như thế? Vì thanh xỏ lủng lỗ tai ông, sắc đâm đui con mắt ông, duyên thì lấp mất huyễn vọng của ông, càng chẳng dễ dàng vậy. Nếu chẳng đến nhau, thì chỗ nào được thanh sắc? Biết chăng? Đến nhau, chẳng đến nhau thử biện rành xem?—Kui-Chen entered the hall and addressed the monks, saying: “If you want to come face-to-face with the essential mystery of our order, here it is! There’s no other special thing. If it is something else, then bring it forth and let’s see it. If you can’t show it, then forget about it. You can’t just recite a couple of words and then say that they are the vehicle of our school. How could that be? What two words are they? They are known as the ‘essential vehicle.’ They are the ‘teaching vehicle.’ Just when you say ‘essential vehicle,’ that is the essential vehicle. Speaking the words ‘teaching vehicle’ is itself the teaching vehicle. Worthy practitioners of Zen, our school’s essential vehicle, the Buddhadharma, comes from and is realized through nothing other than the names and words from your own mouths! It is just what you say and do. You come here and use words like ‘tranquility,’ ‘reality,’ ‘perfection,’ or ‘constancy.’ Worthy practitioners! What is this that you call ‘tranquil’ or ‘real’?What is that’s ‘perfect’ or ‘constant’? Those of you here on a pilgrimage, you must test the principle of what I’m saying. Let’s be open about it. You’ve stored up a bunch of sounds, forms, names, and words inside your minds. You prattle that ‘I can do this’ or ‘I’m good at figuring out that,’ but actually what can I do? What can you figure out? All that you’re remembering and holding on to is just sounds and forms. If it weren’t all sounds and forms, names and words, then how would you remember them or figure them out? The wind blows and the pine makes a sound. A frog or a duck makes a sound. Why don’t you go and listen to those things and figure them out? If everywhere there are meaningful sounds and forms, then how much meaning can be ascribed to this old monk? There’s no doubt about it. Sounds and forms assault us every moment. Do you directly face them or not? If you face them directly then your diamond-solid concept of self will melt away. How can this be? Because these sounds penetrate your ears and these forms pierce your eyes, you are overwhelmed by conditions. You are killed by delusion. There's n’t enough room inside of you for all of these sounds and forms. If you don't ’ace them directly then how will you manage all of these sounds and forms? Do you understand? Face them or not face them. See yourself. 

·Sư dừng giây phút, lại nói: “Viên thường bình thật ấy là người gì? Nói thế nào? Chưa phải là kẻ ở trong thôn Hoàng Di thì biết nói thế nào? Đó là các vị Thánh xưa bày chút ít giúp đỡ hiển phát. Thời nay không hiểu phải quấy, liền cho là toàn thật, nói ta riêng có tông phong huyền diệu. Phật Thích Ca không chót lưỡi, chẳng giống với các ông có chút ít bèn chỉ hông chỉ ngực. Nếu luận về tội sát, đạo, dâm, tuy nặng mà vẫn còn nhẹ, vì có khi hết. Kẻ nầy chê bai Bát Nhã làm mù mắt chúng sanh, vào địa ngục A Tỳ, nuốt hoàn sắt nóng chớ bảo là thong thả. Do đó, cổ nhơn nói: ‘Lỗi tại hóa chủ, chẳng can hệ việc ông.’ Trân trọng!”—After a pause, Kui-Chen continued: “’Perfection.’ ‘Constancy.’ ‘Tranquility.’ ‘Reality.’ Who talks like this? Normal people in the village don’t talk like this. Its just some old sages that talk this way and a few of their wicked disciples that spread it around. So now, you don’t know good from bad, and you are absorbed in ‘perfection’ and ‘reality.’ Some say I don’t possess the mysterious excellence of our order’s style. Sakyamuni didn’t have a tongue! Not like you disciples here who are always pointing at your own chests. To speak about killing, stealing, and lewdness is to speak of grave crimes, but they are light by comparison. It’s unending, this vilification of nirvana, this blinding the eyes of beings, this falling in the Avici Hell and swallowing hot iron balls without relief. Therefore the ancients said: ‘When the transgression is transformed into the host, it no longer offends.’ Take care!” 

Sư thị tịch năm 928, được vua ban hiệu “Chơn Ứng Đại Sư.”—He died in 928. After death, he received the posthumous title “Zen Master True Response.”

48. Trừng Viễn Thiền Sư

Zen master Cheng-Yuan-Xiang-Lin

Thiền sư Trừng Viễn Hương Lâm sanh năm 908, quê ở Hàn Châu nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, là đệ tử của Thiền Sư Vân Môn Văn Yến—Zen master Cheng-Yuan-Xiang-Lin was born in 908, from Han-Chou (now is a location of Si-Chuan Province), was a disciple of Zen master Yun-men-Wen-Yan.

·Có một vị Tăng hỏi: “Vị ngon đề hồ vì sao biến thành độc dược?” Sư đáp: “Giấy Đạo Giang mắc mỏ.” Vị Tăng lại hỏi: “Khi thấy sắc là thấy tâm là sao?” Sư đáp: “Vừa rồi ở đâu đi đến?” Vị Tăng lại hỏi: “Khi tâm cảnh đều quên thì thế nào?” Sư đáp: “mở mắt ngồi ngủ.” Vị Tăng lại hỏi: “Trong Bắc Đẩu ẩn thân, ý thế nào?” Sư đáp: “Trăng giống cung loan, mưa ít gió nhiều.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là tâm chư Phật?” Sư đáp: “Trong tức trước sau trong.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là diệu dược của Hòa Thượng?” Sư đáp: “Chẳng lìa các vị.” Vị Tăng hỏi: “Người ăn thì sao?” Sư đáp: “Cắn ăn xem.”—A monk asked Zen master Cheng-Yuan-Xiang-Lin: “Why does sweet-tasting cream turn into poison?” Cheng-Yuan said: “Paper from T’ao-Jiang is expensive.” A monk asked: “How is it that when one observes form, one thus observes mind?” Cheng-Yuan said: “Just when it comes, where does it return to.” A monk asked: “What is it when mind and environment are both gone?” Cheng-Yuan said: “Eyes open, sitting asleep.” A monk asked: “What is the meaning of the phrase ‘concealing the body in a Big Dipper’?” Cheng-Yuan said: “The moon like a curved bow. A light rain and big wind.” A monk asked: “What is the mind of all Buddhas?” Cheng-Yuan said: “Clarity! From beginning to end, clarity!” A monk asked: “How can I understand this?” Cheng-Yuan said: “Don’t be deceived by others.” A monk asked: “What is the master’s special medicine?” Cheng-Yuan said: “It’s not other than a common taste.” The monk asked: “How about those that eat it?” Cheng-Yuan said: “Why not taste it and see?” 

·Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là một mạch suối Hương Lâm?” Sư đáp: “Niệm không gián đoạn.”—A monk asked: “What is the monk’s true eye?” Cheng-Yuan said: “No separation.” 

Năm 987, sư sắp thị tịch, đến từ biệt Tri Phủ Tống Công Đang, nói: “Lão Tăng đi hành khất.” Nhưng một viên quan khác nói: ‘Tăng nầy bị cuồng phong tám mươi tám năm đi hành khất trong ấy.’” Đang thưa: “Đại thiện tri thức đi ở tự do.” Trở về, sư bảo chúng: “Lão Tăng 40 năm mới dập thành một mảnh.” Nói xong sư thị tịch—When Zen master Cheng-Yuan-Xiang-Lin was about to die, he bade farewell to an official named Song-Kong-Tang, saying: “I’m going on a pilgrimage.” But a different official said: “That monk is crazy. Where’s he going on a pilgrimage when he’s eighty years old?” But Song replied: “When a venerable master goes on a pilgrimage, he goes or abides freely.” Cheng-Yuan addressed the monks: “For forty years I’ve hammered out a single piece.” When he finished speaking these words he passed away.

49. Văn Ích Pháp Nhãn Thiền Sư

Fa-Yan-Wen-Yi

(885-958)

Thiền sư Văn Ích Pháp Nhãn sanh năm 885. Ông là đệ tử và người kế thừa Pháp của Thiền sư La Hán Quế Sâm, và là thầy của Thiên Thai Đức Thiều. Văn Ích là một trong những thiền sư xuất sắc nhất vào thời của ông. Ông đã làm cho dòng Thiền Huyền Sa Giang Biểu phát triển mạnh. Chính vì vậy mà sau nầy dòng Huyền Sa được mang tên Pháp Nhãn. Hiện nay chỉ một phần nhỏ sự nghiệp biên soạn của Văn Ích Pháp Hiển đến được với chúng ta, như Văn Ích Thiền Sư Ngữ Lục. Ông xuất gia năm 7 tuổi. Lúc đầu ông học những kinh điển Khổng giáo, sau đó là kinh điển Phật giáo, đặc biệt là bộ kinh Hoa Nghiêm, giáo thuyết cơ bản của trường phái Hoa Nghiêm Trung Quốc. Việc học triết lý không làm ông thỏa mãn nên ông quay sang tu thiền. Thầy dạy thiền đầu tiên của ông là Thiền sư Trường Khánh Huệ Lăng. Sau ông đến gặp Thiền sư La Hán Quế Lâm, còn gọi là thiền sư Địa Tạng, và nhận được đại giác sau khi nghe Địa Tạng nói “sự ngu dốt là cái gì có bề dày nhất.”—Chinese Zen master Wen-Yi Fa-Yan was born in 885, a disciple and Dharma successor of Lo-Han-Kuei-Ch’en, and the master of T’ien-T’ai Te-Shao. Wen-Yi was one of the most outstanding Zen masters of his time; he was in the lineage of Hsuan-Sha Shih-Pei. The latter’s dharma teaching was widely propagated by Wen-Yi and as a result this lineage, which had hitherto been known as the Hsuan-Sha school, was thereafter known as the Fa-Yen school. Nowadays only a few of Fa-Yen’s voluminous writings are extant, among them a few poems and a treatise. His sayings and instructions are recorded in the Record of the Words of the Ch’an Master Wen-Yi-Fa-Yan. Wen-Yi-Fa-Yan became a monk at the age of seven. First he studied the Confucian classics and the Buddhist sutras, particularly the Avatamsaka-sutra, the fundamental work for the Hua-Yen school of Chinese Buddhism. However, he was not satisfied by such philosophical study, he eventually sought instruction in Ch’an. His first Ch’an master was Ch’ang-Ch’ing-Hui-Leng. Later he came to meet Zen master Lo-Han-Kuei-Ch’en, who was also called Master Ti-Ts’ang. Here he attained his enlightenment experience when he heard Ti-Ts’ang’s words “ignorance is the thickest.” 

·Khi đi đến viện Địa Tạng gặp trời trở tuyết, ba người cùng xin ngụ tại đây. Trời lạnh, cùng vây quanh lò sưởi, thiền sư Quế Sâm (trụ trì Viện Địa Tạng) thấy hỏi: “Đây là đi làm gì?” Sư thưa: “Đi hành khất.” Quế Sâm hỏi: “Việc hành khất là thế nào?” Sư thưa: “Chẳng biết.” Quế Sâm bảo: “Chẳng biết rất là thân thiết.” Qua câu nói nầy Văn Ích bỗng tỉnh ngộ. Đến khi tuyết tan, ba người cùng đến từ biệt Quế Sâm đi nơi khác. Quế Sâm đưa ra đến cửa, hỏi: “Bình thường Thượng Tọa nói ‘Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức,’ vậy phiến đá dưới sân nầy, là ở trong tâm hay ở ngoài tâm?” Sư thưa: “Ở trong tâm.” Quế Sâm bảo: “Người hành khất mắc cớ gì lại để phiến đá lên trên đầu tâm?” Sư bí không có lời để đáp, bèn dẹp hành lý vào chùa, xin ở lại tham cứu. Hơn một tháng, sư trình kiến giải nói đạo lý, vẫn bị Quế Sâm bảo: “Phật pháp không phải thế ấy.” Sư thưa: “Con đã hết lời cùng lý rồi. Quế Sâm bảo: “Nếu luận Phật pháp thì tất cả hiện thành.” Qua câu nói ấy, sư đại ngộ—While on a pilgrimage with some other monks, Wen-Yi and his friends were sidetracked by a snowstorm and forced to stay at the Ti-Zang Monastery. Zen master Kui-Chen (served as abbot there) asked: “Where are you going?” Wen-Yi replied: “On an ongoing pilgrimage.” Kui-Chen asked: “Why do you go on a pilgrimage?” Wen-Yi replied: “I don’t know.” Kui-Chen said: “Not knowing is most intimate.” At these words, Wen-Yi instantly experienced enlightenment. When the snow was gone, the three monks bade farewell and started to depart. Kui-Chen accompanied them to the gate and asked: “I’ve heard you say several times that ‘the three realms are only mind and the myriad dharmas are only consciousness.’” Kui-Chen then pointed to a rock lying on the ground by the gate and said: “So do you say that this rock is inside or outside of mind?” Wen-Yi said: “Inside.” Kui-Chen said: “How can a pilgrim carry such a rock in his mind while on pilgrimage?” Dumbfounded, Wen-Yi couldn’t answer. He put his luggage down at Kui-Chen’s feet and asked him to clarify the truth. Each day for the next month or so Wen-Yi spoke about the Way Kui-Chen and demonstrated his understanding. Kui-Chen would always say: “The Buddhadharma isn’t like that.” Finally, Wen-Yi said: “I’ve run out of words and ideas.” Kui-Chen said: “If you want to talk about Buddhadharma, everything you see embodies it."”At these words, Wen-Yi experienced great enlightenment.

·Vị Tăng đến bạch sư: “Bốn chúng đã vây quanh dưới pháp tòa của Hòa Thượng.” Sư nói: “Chúng nhơn đến tham chơn thiện tri thức.” Lát sau, sư lên tòa, chúng đảnh lễ xong, sư bảo: “Chúng nhơn trọn đã đến đây, sơn Tăng chẳng lẽ không nói, cùng đại chúng nhắc một phương tiện của người xưa.” Trân trọng! Liền xuống tòa—A monk said to Wen-Yi: “Monks everywhere are now crowded around the master’s Dharma seat waiting for you to speak.” Wen-Yi said: “In that case, the monks are practicing with a genuine worthy!” After a while, Wen-Yi ascended the Dharma seat. The monk said: “The assembly has gathered. We ask the master to expound the Dharma.” Wen-Yi said: You’ve all been standing here too long!” Then he said: “Since all of you have assembled here, I can’t say nothing at all. So I’ll give you all an expedient that was offered by one of the ancients. Take care!” Wen-Yi then left the Dharma seat.

·Ngày kia Văn Ích hỏi Tu sơn chủ: “Sai một đường tơ, đất trời phân cách, ông hiểu thế nào?” Tu đáp: “Sai một đường tơ, đất trời phân cách.” Văn Ích nói: “Thế là nghĩa lý gì?” Vị Tăng bạch: “Tu tôi chỉ biết có vậy, còn ý Hòa Thượng thế nào?” Văn Ích đáp ngay: “Sai một đường tơ, đất trời phân cách.” Văn Ích quả là một cao thủ về phép nói nhại—One day, Wen-Yi asked one of his disciples: “What do you understand by this: ‘Let the difference be even a tenth of an inch, and it will grow as wide as heaven and earth?’” The disciple said: “Let the difference be even a tenth of an inch, and it will grow as wide as heaven and earth.” However, Wen-Yi told the monk that such an answer will never do. The disciple said: “I cannot do otherwise; how do you understand?” Wen-Yi said: “Let the difference be even a tenth of an inch and it will grow as wide as heaven and earth.” Wen-Yi was a great master of repetitions.

·Sau sư dời về ở Viện Thanh Lương, thượng đường dạy chúng: “Người xuất gia chỉ tùy thời tiết, liền được lạnh thì lạnh, nóng thì nóng, muốn biết nghĩa Phật tánh phải quán thời tiết nhơn duyên, xưa nay phương tiện chẳng ít. Đâu chẳng thấy Hòa Thượng Thạch Đầu nhơn xem Triệu Luận, trong ấy nói: ‘Hội muôn vật về nơi mình, kia chỉ là người Thánh vậy.’ Ngài liền nói: ‘Thánh nhơn không mình, cái gì chẳng mình?’ Liền làm mấy lời gọi là Đồng tham khế, trong ấy câu mở đầu nói: ‘Tâm đại tiên trúc độ’ không qua lời nầy, vậy khoảng giữa chỉ tùy thời nói thoại.” Thượng Tọa! Nay muốn biết vạn vật là mình chẳng? Bởi vì đại địa không có một vật có thể thấy. Ngài lại dặn dó rằng: “Ngày tháng chớ qua suông.” Vừa rồi, nói với các Thượng Tọa chỉ tùy thời và tiết liền được. Nếu là đổi thời mất hậu tức là qua suông ngày tháng, ở trong cái phi sắc khởi hiểu sắc. Thượng Tọa! Ở trong cái phi sắc khởi hiểu sắc tức là đổi thời mất hậu? Hãy nói sắc khởi hiểu phi sắc lại đúng chẳng đúng? Thượng Tọa! Nếu biết thế ấy tức là không giao thiệp, chính là si cuồng chạy theo hai đầu có dùng được chỗ gì? Thượng Tọa! Chỉ giữ phần tùy thời qua là tốt. Trân trọng!—When Zen master Wen-Yi became abbot of Qing-Liang temple, he addressed the monks, saying: “Students of Zen need only act according to conditions to realize the Way. When it’s cold, they’re cold. When it’s hot, they’re hot. If you must understand the meaning of Buddha nature, then just pay attention to what’s going on. There is no shortage of old and new expedients. Haven’t you heard about Shi-T’ou? Upon reading the Zhao-Lun, he exclaimed: ‘Understanding that all things are the self. This is what all the ancient holy ones realized!’ Shi-T’ou also said: ‘The holy ones did not have a self. Nor was there anything that was not their selves’ Shi-T’ou composed the Cantonjie. The first phrase in that text says: ‘The mind of the greta sages of India.’ There’s no need to go beyond this phrase. Within it is what is always put forth as the teaching of our school. All of you should understand that the myriad beings are your own self, and that across the great earth there isn’t a single dharma that can be observed. Shi-T’ou also admonishes: ‘Don’t pass your days and nights in vain.’ What I have just said may be realized if you seize the opportunity before you. If you miss the opportunity, then that is ‘passing your days and nights in vain.’ If you spend your time trying to understand form in the middle of nonform, just going on this way, you are missing your opportunity. So, do we therefore say that we should realize nonform in the midst of form? Is that right? If your understanding is like this, then you’re nowhere near it. You’re just going along with the illness of two-headed madness. Of what use is it? All of you, just do what is appropriate to the moment! Take care!”

·Sau đó tiếng tăm ông lan rộng rất nhanh, các thiền sư khắp nơi kéo đến từng nhóm. Lúc ông còn sống, số đệ tử không lúc nào dưới 1000. Những người kế thừa Pháp của ông đã truyền bá khắp cả Trung Quốc, tận đến Triều Tiên—Later his reputation spread quickly. It is said that Ch’an monks around him never to have been less than a thousand. The dharma successors of Fa-Yen spread his dharma all over China and as far as Korea.

·Tên của Văn Ích được nhắc tới trong thí dụ thứ 26 của Vô Môn Quan và thí dụ thứ 7 của Bích Nham Lục—Wen-Yi-Fa-Yen appears in example 26 of the Wu-Men-Kuan as well as in example 7 of the Pi-Yen-Lu. 

Thiền sư Văn Ích thị tịch năm 958. Sau khi thị tịch sư được ban hiệu “Đại Pháp Nhãn Thiền Sư.” Dù ảnh hưởng của sư rất lớn và sư có đến 63 Pháp Tử, dòng thiền của sư chỉ truyền lại được năm đời mà thôi—Zen master Wen-Yi passed away in 958. After his death, Wen-Yi received the posthumous title “Great Zen Master Dharma Eye.” Though the influence of his school was widespread during and for a period after his life and he had sixty-three Dharma heirs, the lineage died out after five generations.

50. Thiệu Tu Long Tế Thiền Sư

Zen master Shao-Xiu-Long-Ji

Thiền sư Thiệu tu là đệ tử của Thiền sư Quế Sâm, và là sư đệ của thiền sư Văn Ích Pháp Nhãn—Zen master was a disciple of Zen master Kui-Chen, and a Dharma brother of Wen-Yi-Fa-Yan.

·Ba vị từ Quế Sâm đi hành hương, trên đường cùng bàn chuyện. Pháp Nhãn chợt hỏi: “người xưa nói: ‘Ở trong vạn tượng riêng bày thân’ là vạch vạn tượng hay chẳng vạch vạn tượng?” Sư đáp: “Chẳng vạch vạn tượng.” Pháp Nhãn bảo: “Nói cái gì là vạch chẳng vạch?” Sư mờ mịt, trở lại Viện Địa Tạng. Quế Sâm thấy sư trở lại hỏi: “Ngươi đi chưa bao lâu tại sao trở lại?” Sư đáp: “Có việc chưa giải quyết đâu yên leo non vượt suối.”
Quế Sâm bảo: “Ngươi leo vượt bao nhiêu non suối, lại chẳng ưa?” Sư chưa hiểu lời dạy bảo, liền hỏi: “Cổ nhơn nói: ‘Ở trong vạn tượng riêng bày thân,’ ý chỉ thế nào?” Quế Sâm đáp: “ngươi nói người xưa vạch vạn tượng hay chẳng vạch vạn tượng?” Sư thưa: “Chẳng vạch.” Quế Sâm bảo: “Hai cái.” Sư kinh hãi lặng thinh, lại hỏi: “Chưa biết cổ nhơn vạch vạn tượng hay chẳng vạch vạn tượng?” Quế Sâm bảo: “Ngươi nói cái gì là vạn tượng?” Sư liền tỉnh ngộ, lại từ biệt Quế Sâm đi đến chỗ Pháp Nhãn—While traveling with two other friends from Kui-Lin, Fa-Yan suddenly asked Shao-Xiu a question, saying: “The ancients said that the single body is revealed in the ten thousand forms. Did they thus dispel the ten thousand forms or not?” Shao-Xiu said: “They didn’t dispel them.” Fa-Yan said: “What do you say dispels or doesn’t dispel them?” Shao-Xiu was confused and returned to see Kui-Chen. Kui-Chen asked him: “You haven’t been gone long, why have you come back?” Shao-Xiu said: “There’s an unresolved matter, so I’m not willing to go traveling to mountains and rivers until it’s resolved.” Kui-Chen said: “It’s not bad that you travel to difficult mountains and rivers.” But Sha-Xiu did not understand Kui-Chen’s meaning, so he asked: “The single body is revealed in the ten thousand forms. What does this mean?” Kui-Chen said: “Do you say the ancients dispelled the ten thousand forms or not?” Shao-Xiu said: “They didn’t dispel them.” Kui-Chen said: “It’s two.” For a time, Sha-Xiu was lost in thought, and then he said: “I don’t know whether the ancients dispelled the ten thousand forms or not.” Kui-Chen said: “What is it you call the ten thousand forms?” Shao-Xiu thereupon attained enlightenment. 

·Sư thượng đường dạy chúng: “Pháp đầy đủ nơi phàm phu chẳng biết, pháp đầy đủ nơi Thánh nhơn mà Thánh nhơn chẳng biết. Thánh nhơn nếu biết tức là phàm phu, phàm phu nếu biết tức là Thánh nhơn. Hai câu nói nầy một lý mà hai nghĩa. Nếu người biện biệt được chẳng ngại ở trong Phật pháp có chỗ vào. Nếu người biện biệt chẳng, chớ nói không nghi—Zen master Shao-Xiu entered the hall and addressed the monks, saying: “Ordinary people possess it completely but they don’t know it. The saints possess it completely but don’t understand it. If the saint understands it, then he or she is an ordinary person. If ordinary people understand it, then they are saints. In these forms of speech there is one principle and two meanings. If a person can distinguish this principle, then he will have no hindrance to finding an entrance to the essential doctrine. If he can’t distinguish it, then he can’t say he has no doubt. Take care!” 

Sư hỏi một vị Tăng mới đến: “Ở đâu đến?” Vị Tăng thưa: “Ở Thúy Nham.” Sư hỏi: “Thúy Nham có lời gì dạy đồ chúng?” Vị Tăng thưa: “Bình thường nói ‘Ra cửa gặp Di Lặc, vào cửa thấy Thích Ca.’” Sư nói: “Nói thế ấy làm sao được?” Vị Tăng hỏi: “Hòa Thượng nói thế nào?” Sư nói: “Ra cửa gặp ai? Vào cửa thấy ai?” Vị Tăng nghe xong liền tỉnh ngộ—Zen master Shao-Xiu asked a monk: “Where have you come from?” The monk said: “From Shui-Yan.” Shao-Xiu asked: “What does Shui-Yan say to provide instruction to his disciples?” The monk said: “He often say ‘Going out—meeting Matreya Buddha. Going in—seeing Sakyamuni.’” Shao-Xiu said: “How can he talk like that?” The monk asked: “What do you say, Master?” Shao-Xiu said: “Going out—who do you meet? Goin in—who do you see?” At these words the monk had an insight.

51. Quang Tộ Trí Môn Thiền Sư

Zen master Kuang-Zuo-Zhi-Men

Thiền sư Quang Tộ Trí Môn, quê ở Triết Giang, là đệ tử và người nối Pháp của Hương Lâm Trừng Viễn, và là thầy của Tuyết Đậu Trùng Hiển. Ông là một trong những thiền sư đầu tiên dùng thơ ca ngợi những câu châm ngôn hay lời dạy của các thầy thời xưa, đây là một nghệ thuật mà sau nầy học trò của ông là Tuyết Đậu còn vượt trội hơn ông nữa—Zen master Kuang-Zuo Zhi-Men was from Zhe-Jiang Province, was a disciple and dharma successor of Xiang-Lin-Chen-Yuan, and the master of Hsueh-T’ou-Ch’ung-Hsien. He was one of the first masters of Ch’an tradition to celebrate the words of the old masters in poetic form, and art at which his disciple Hsueh-T’ou was even better than his teacher.

·Sư thượng đường dạy chúng: “Một pháp nếu có, pháp thân rơi tại phàm phu; muôn pháp nếu không, Phổ Hiền mất cảnh giới ấy. Chính khi ấy Văn Thù nhằm chỗ nào xuất đầu? Nếu đã xuất đầu chẳng được thì con sư tử lông vàng lưng bị gãy. Hân hạnh được một bàn cơm, chớ đợi gạo gừng tiêu.”—Kuang-Zuo entered the hall and addressed the monks, saying: “If there is one Dharma, then Vairocana becomes a commoner. If the ten thousand dharmas are lacking, then Samantabhadra loses his realm. Just when it is like this, Majushri has nowhere to show his head, and if he can’t show his head, then the golden-haired lion is cut in two. If you enjoy a bowl of food, don’t eat the spicy meat cakes.” 

·Tên tuổi của Trí Môn được nhắc đến trong những thí dụ 21 và 90 của Bích Nham Lục—Chih-Men appears in examples 21 and 90 of the Pi-Yen-Lu.

·Thí dụ thứ 90 của Bích Nham Lục cho chúng ta thấy Trí Môn lối vấn đáp của ông với đệ tử. Một nhà sư hỏi Trí Môn: “Vật thể của sự khôn ngoan là gì?” Trí Môn đáp: “Có sao Kim mang trong mình nó trăng sáng.” Nhà sư hỏi: “Hiệu quả của sự khôn ngoan là gì?” Trí Môn đáp: “Con thỏ cái chờ lũ thỏ con.”—Example 90 of the Pi-Yen-Lu shows us Master Chih-Men in a conversation with his disciples as followed: A monk asked Chih-Men, “What is the wisdom body?” Chi-Men said, “The Venus mussel bears the bright moon in it.” The monk asked, “And what is the effect of wisdom?” Chih-Men said, “The female hare gets pregnant.”

·Trí Môn có đến ba mươi đệ tử kế thừa Pháp. Ông thị tịch năm 1031—Chih-Men had 30 dharma successors. He passed away in 1031.

52. Kỉnh Huyền Đại Dương Thiền Sư

Zen master Jing-Xuan-T’a-Yang

Thiền Sư Kỉnh Huyền sanh năm 943, quê tại tỉnh Hồ Bắc, đệ tử của Thiền Sư Lương Sơn Duyên Quán—Zen master Jing-Xuan was born in 943 in Hubei Province. He was a disciple of Zen master Liang-Shan-Yuan-Kuan.

·Lần đầu tiên gặp gỡ Lương Sơn, sư hỏi: “Thế nào là đạo tràng vô tướng?” Lương Sơn chỉ Bồ Tát Quan Âm, nói: “Cái nầy là do Ngô Xứ Sĩ vẽ.” Sư suy nghĩ để tiến ngữ. Lương Sơn nhanh nhẩu nói: “Cái nầy có tướng, cái kia không tướng.” Sư nhơn đó tỉnh ngộ, liền lễ bái. Lương Sơn hỏi: “Sao không nói lấy một câu?” Sư thưa: “Nói thì chẳng từ, sợ e trên giấy mực.” Lương Sơn cười, bảo: “Lời nầy vẫn còn ghi trên bia.” Sư dâng kệ rằng:

“Ngã tích sơ cơ học đạo mê

Vạn thủy thiên sơn mích kiến tri

Minh kiêm biện cổ chung nan hội

Trực thuyết vô tâm chuyển cánh nghi.

Mong sư điểm xuất Tần thời cảnh

Chiếu kiến phụ mẫu vị sanh thì

Như kim giác liễu hà sở đắc

Dạ phóng ô kê đới tuyết phi

(Con xưa học đạo cứ sai lầm

Muôn núi ngàn sông kiếm thấy nghe

Luận cổ bàn kim càng khó hội

Nói thẳng vô tâm lại sanh nghi.

Nhờ thầy chỉ rõ thời Tần kính

Soi thấy cha mẹ lúc chưa sanh

Hiện nay giác ngộ đâu còn đắc

Đêm thả gà đen trong tuyết bay).

Lương Sơn bảo: “Có thể làm hưng thạng tông Tào Động.”

Upon T’a-Yang’s first meeting with Liang-Shan, T’a-Yang asked: “What is the formless place of realization?” Liang-Shan pointed to a painting of Kuan-Yin and said: “This was painted by Wu-Chu.” T’a-Yang was about to speak when Liang-Shan cut him off, saying: “Does this have form? Where is the form?” At these words, T’a-Yang awakened. He then bowed. Liang-Shan said: “Why don’t you say something?” T’a-Yang said: “It’s true I don’t speak, and I fear putting it to brush and paper."”Liang-Shan laughed and said: “Engrave the words on a stone memorial.” T’a-Yang then offered the following verse:

“Formerly my means of studying the Way was confused,

Seeking understanding among myriad streams and countless mountains.

But immediate clarity is not found by sorting throught the past.

Directly speaking “no mind” engendered more delusion.

Then, a teacher revealed my situation upon leaving Qin,

Illuminating the time before my parents’ birth.

And now, everything realized, what has been attained?

The night frees crow and cock to fly with the snow.”

Liang-Shan said: “Here the T’ong-Shan line is entrusted.” In time, Jing-Xuan’s reputation spread widely.

·Vị Tăng hỏi: “Thế nào là câu Đại Dương thấu pháp thân?” Sư đáp: “Đáy biển đại dương bụi hồng dấy, trên dẳnh Tu Di nước chảy ngang.”—A monk asked T’a-Yang: “What is a phrase that penetrates the dharmakaya?” T’a-Yang said: “Red dust rises from the bottom of the sea. Rivers flow sideways at Mountain Sumeru’s summit.” 

Một vị Tăng hỏi Kỉnh Huyền: “Thế nào là cảnh Đại Dương?” Sư đáp: “Hạc côi vượn lão kêu hang dội, tùng gầy trúc lạnh tỏa khói xanh.” Vị sư hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Kỉnh Huyền hỏi: “Làm gì? Làm gì?” Vị Tăng lại hỏi: Thế nào là gia phong Đại Dương?” Kỉnh Huyền đáp: “Bình đầy nghiêng chẳng đổ, khắp nơi chẳng người đói.”—A monk asked T’a-Yang: “What is T’a-Yang’s state of being?” T’a-Yang said: “A gaunt crane and an old ape call across the valley in harmony. A slender pine and the cold bamboo are enveloped in blue mist.” The monk said: “What about the person in that state?” T’a-Yang said: “What are you doing? What are you doing?” The monk asked: “What is the master’s family style?” T’a-Yang said: “A full pitcher that can’t be emptied. Across the great earth, no one hungry.”

53. Phần Dương Thiện Châu

Fen-Yang-Shan-Chou 947-1024

Thiền sư Phần Dương (947-1024), thuộc phái Lâm Tế, đệ tử và kế thừa Pháp của Thiền sư Thủ Sơn Tỉnh Niệm, và là thầy của Thạch Sương Sở Viện—Fen-Yang-Shan-Chou, a Chinese Ch’an master of the Lin-Chi school; a disciple and dharma successor of Shou-Shan-Sheng-Nien, and the master of Shih-Chuang-Ch’u-Yuan.

·Người ta kể lại rằng ông đã đi khắp trung quốc và gặp 71 vị thầy, hầu tìm cách cứu vãng những gì có thể cứu vãng được trong truyền thống nhà Thiền đang suy thoái. Vì thế mà những thuyết giảng của ông có những yếu tố bắt nguồn từ những truyền thống khác nhau, nhờ đó mà truyền thống ấy vẫn còn tồn tại trong phái thiền Lâm Tế—It is said of Fen-Yang that he wandered throughout China ans sought out seventy-one masters in an effort to save what could be saved of the Ch’an tradition, which was then in decline. Thus this style of instruction synthesized elements from the various lineages that then survived in the Lin-Chi school. 

Phần Dương là một trong những thiền sư đầu tiên sùng kính những lời chỉ dạy của các thầy ngày xưa qua hình thức thơ, từ đó ông sáng lập ra thi thơ ca ngợi về thiền—Fen-Yang was one of the first Chinese Ch’an masters to celebrate the sayings of the ancient masters in poetic form. In this way he founded the Ch’an tradition of eulogistic poetry.

54. Qui Tỉnh Thiền Sư

Zen master Kui-Xing

Thiền sư Qui Tỉnh, quê ở Quí Châu, là đệ tử của Thiền sư Thủ Sơn—Zen master Kui-Xing was born in Ji-Chou, was a disciple of Zen master Shou-Shan.

·Một hôm Thủ Sơn đưa cái lược tre lên hỏi: “Gọi là lược tre thì xúc chạm, chẳng gọi lược tre thì trái mất, gọi là cái gì?” Sư bèn chụp cái lược ném xuống đất nói: “Là cái gì?” Thủ Sơn bảo: “Mù.” Sư nhơn lời náy hoát nhiên đốn ngộ—One day Shou-Shan held up a bamboo comb and asked: “If you call it a bamboo comb, you commit an offense. If you don’t call it a bamboo comb, then you have turned away from what you see. What do you call it?” Shou-Shan said: “Blind.” At these words Kui-Xing suddenly experienced unsurpassed awakening.

·Sư khai đường, có vị Tăng hỏi: “Tổ Tổ tương truyền Tổ ấn, nay thầy được pháp nối người nào?” Sư đáp: “Cõi trong thiên tử, bờ ngoài tướng quân.”—When Kui-Xing began teaching, a monk asked him: “All the Patriarchs have one after the other passed on the ancestral seal. Whose heritage have you now attained?” Kui-Xing said: “At the center of the realm, an emperor. Beyond the frontier, a general.” 

·Sư thượng đường dạy chúng: “Tông sư huyết mạch hoặc phàm hoặc Thánh, Long Thọ, Mã Minh, thiên đường, địa ngục, vạc dầu sôi, lò than đỏ, ngưu đầu, ngục tốt, sum la vạn tượng, nhật nguyệt tinh thần, phương khác, cõi nầy, hữu tình vô tình.”—Zen master Kui-Xing entered the hall and addressed the monks, saying: “The blood and marrow of the teachers of our school; what is mundane and holy; Long-Su and Ma-Ming (names of famous Buddhists of earlier times); heaven and hell; the scalding cauldron and furnace embers (tortures of hell); the ox-headed jailers (demons in hell); the myriad phenomena of the universe; heavenly bodies; all things of the earth; animate and inanimate…” 

·Sư lấy tay vẽ một lằn rồi nói: “Đều vào tông nầy. Trong tông nầy cũng hay giết người, cũng hay tha người. Giết người phải được đao giết người; tha người phải được câu tha người. Cái gì là đao giết người, câu tha người? Ai nói được bước ra đối chúng nói xem? Nếu nói không được là cô phụ bình sanh. Trân trọng!”—Kui-Xing drew a circle in the air with his hand and then continued: “All of them enter this essential teaching. Within this teaching people can be killed and they can be given life. Those who die endure the killing knife. Those who live must attain the life-giving phrase. What are the killing knife and the life-giving phrase? Can you answer me? Come out of the congregation and we’ll test you. If you can’t speak, then you’ve betrayed your life! Take care!

·Có vị Tăng thưa hỏi về cây bá của Triệu Châu. Sư bảo: “Ta chẳng tiếc nói với ngươi, mà ngươi có tin không?” Tăng thưa: “Lời nói của Hòa Thượng quý trọng con đâu dám chẳng tin.” Sư bảo: “Ngươi lại nghe giọt mưa rơi trước thềm chăng?” Vị Tăng ấy hoát nhiên ngộ, thốt ra tiếng: “Chao!” Sư hỏi: “Ngươi thấy đạo lý gì?” Vị Tăng làm bài tụng đáp:

“Thiềm đầu thủy đích

Phân minh lịch lịch

Đả phá càn khôn

Đương hạ tâm tức.”

(Giọt mưa trước thềm, rành rẽ rõ ràng

Đập nát càn khôn, Liền đó tâm dứt).

A monk asked: “What is the meaning of

Zhao-Chou’s cypress tree in the garden?” 

Kui-Xing said: “I won’t refuse to tell you,

but will you believe me or not?” The

monk said: “How could I not believe the

master’s weighty words? Kui-Xing said:

“Can you hear the water dripping from the eaves?” The monk was suddenly enlightened. He unconsciously exclaimed: “Oh!” Kui-Xing said: “What principle have you observed?” The monk then composed a verse:

“Water drips from the eaves, so clearly,

Splitting open the Universe,

Here the mind is extingushed.”

55. Đức Thiều Thiền Sư

Zen master Te-Shao

Thiền sư Đức Thiều sanh năm 881, là đệ tử và pháp tử của Thiền sư Vân Ích Pháp Nhãn—Zen master Te-Shao was born in 881, was a disciplie and Dharma heir of Fa-Yan-Wen-Yi.

·Sư tham vấn Hòa Thượng Tuần ở Long Nha. Sư hỏi: “Bậc tôn hùng vì sao gần chẳng được?” Long Nha đáp: “Như lửa với lửa.” Sư hỏi: “Chợt gặp nước đến thì sao?” Long Nha bảo: “Ngươi chẳng biết.” Sư lại hỏi: “Trời chẳng che đất chẳng chở, lý nầy thế nào?” Long Nha đáp: “Nên như thế.” Sư không lãnh hội được, liền cầu xin chỉ dạy. Long Nha bảo: “Đạo giả! Ngươi về sau tự biết.”—Upon meeting Long-Ya, Te-Shao asked: “Why can’t the people of today reach the level of the ancient worthies?” Long-Ya said: “It’s like fire and fire.” Te-Shao said: “If suddenly there’s water, then what?” Long-Ya said: “Go! You don’t understand what I’m saying.” Te-Shao also asked Long-Ya: “What is the meaning of the ‘sky can’t cover it, the earth can’t contain it’?” Long-Ya said: “It’s just like that.” Te-Shao asked the same question repeatedly, but each timeLong-Ya gave the same answer. Finally, when he asked again, Long-Ya said: “I’ve already spoken, now you go find out on your own.” 

·Một hôm, Pháp Nhãn thượng đường, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là một giọt nước ở nguồn Tào?” Pháp Nhãn đáp: “Là giọt nước ở nguồn Tào.” Vị Tăng ấy mờ mịt thối lui. Sư ngồi bên cạnh hoát nhiên khai ngộ, bình sanh những mối nghi ngờ dường như băng tiêu, cảm động đến rơi nước mắt ướt áo. Sư trình chỗ sở ngộ cho Pháp Nhãn. Pháp Nhãn bảo: “Ngươi về sau sẽ làm thầy Quốc Vương, khiến ánh đạo vàng của Tổ Sư càng rộng lớn, ta không sánh bằng.” Trên đây cho chúng ta thấy, Thiền không thể cầu được trong ngôn ngữ văn tự, dầu Thiền vẫn dùng ngôn ngữ văn tự để truyền đạt. Người tu Thiền nắm lấy diệu lý Thiền qua ngôn ngữ, chứ không phải trong ngôn ngữ—One day, as Fa-Yan resided in the hall, a monk asked him: “What is a single drop of the Cao source?” Fa-Yan said: “A single drop of Cao source.” The monk dejectedly retreated. Later, as Te-Shao reflected on this exchange while meditating, he suddenly experienced enlightenment, with the obstructions of everyday life flowing away like melting ice. Te-Shao went to Fa-Yan with news of this event. Fa-Yan is reported to have said: “Later you will be the teacher of kings. I won’t compare with the brilliance of your attainment on the ancestral way.” This shows that Zen is not to be sought in ideas or words, but at the same time it also shows that without ideas or words Zen cannot convey itself to others. To grasp the exquisite meaning of Zen as expressing itself in words and yet not in them. 

·Một hôm sư thượng đường thuyết pháp. Có một vị Tăng hỏi: “Người xưa nói thấy Bát Nhã tức bị Bát Nhã ràng buộc, chẳng thấy Bát Nhã cũng bị Bát Nhã ràng buộc. Sao đã thấy Bát Nhã mà còn bị Bát Nhã ràng buộc là gì?” Sư hỏi: “Ông nói Bát Nhã thấy cái gì?” Vị Tăng hỏi: “Chẳng thấy Bát Nhã thì bị ràng buộc như thế nào?” Sư đáp: “Ông nói Bát Nhã chẳng thấy cái gì?” Rồi sư tiếp: “Nếu thấy Bát Nhã, đó chẳng phải là Bát Nhã; chẳng thấy Bát Nhã, đó cũng chẳng phải là Bát Nhã. Bát Nhã là cái gì mà nói là thấy, và chẳng thấy?” Sư lại tiếp: “Nên người xưa nói: ‘Nếu thiếu một pháp, chẳng thành pháp thân; nếu thừa một pháp, chẳng thành pháp thân; nếu có một pháp để thành chẳng thành pháp thân; nếu không một pháp nào để thành, cũng chẳng thành pháp thân.’ Chư Thượng Tọa, đó là chân tông Bát Nhã.”—One day he entered the hall to preach. A monk asked: “I understand this was an ancient wise man’s saying ‘When a man sees Prajna he is tied to it; when he sees it not he is also tied to it.’ Noe I wish to know how it is that man seeing Prajna could be tied to it.” The master said: “You tell me what it is that is seen by Prajna.” The monk asked: “When a man sees not Prajna, how could he be tied to it?” The master said: “You tell me if there is anything that is not seen by Prajna.” The master then went on: “Prajna seen is no Prajna, nor is Prajna unseen Prajna; how could one apply the predicate, seen or unseen, to Prajna? Therefore, it is said of old that ‘When one thing is missing, the Dharmakaya is not complete; when one thing is superfluous, the Dharmakaya is not complete; and again when there is one thing to be asserted the Dharmakaya is not complete; when there is nothing to be asserted, the Dharmakaya is not complete.’ This indeed the essence of Prajna.” 

·Một hôm khác, sư thượng đường bảo: “Tối nay không ai được hỏi, ai hỏi sẽ lãnh ba mươi hèo.” Bấy giờ có một nhà sư vừa bước ra làm lễ, ngài bèn đánh. Nhà sư nói: “Chưa hỏi câu nào, sao Hòa Thượng lại đánh?” Sư hỏi: “Ông người xứ nào?” Nhà sư đáp: “Ở Tân La (Cao Li).” Sư nói: “Đáng lãnh ba chục hèo trước khi lên thuyền.”—Another day he entered the hall and declared: “I shall not allow any questioning tonight; questioners will get thirty blows.” A monk came forward, and when he was about to make bows, Te-Shan gave him a blow. The monk said: “When I am not even proposing a question, why should you strike me so?” He asked: “Where is your native place?” The monk said: “I come from Hsin-Lo (Korea).” Te-Shan said: “You deserve thirty blows even before you got into the boat.” 

·Sư dạo núi Thiên Thai xem những di tích của Hòa Thượng Thiền Sư Trí Khải, dường như chỗ mình ở cũ. Sư lại đồng họ với Trí Khải. Người đương thời gọi sư là Hậu Thân Trí Khải. Ban đầu sư trụ tại Bạch Sa. Lúc đó, Thái Tử Trung Hiến Vương trấn ở Thai Châu, nghe danh sư thỉnh đến hỏi đạo. Sư bảo: “Ngày sau làm chủ thiên hạ nên nhớ ơn Phật pháp.”—Te-Shao traveled to reside at the home of T’ien-T’ai Buddhism, a temple named Bai-Sa (White Sands) on Mount T’ien-T’ai. There he found that the records of the T’ien-T’ai school were largely lost or in a state of disrepair because of the social upheaval accompanying the end of the T’ang dynasty. Te-Shao assisted with the retrieval of lost T’ien-T’ai doctrinal text from Korea, thus restoring that school in China. The king of the kingdom of Wu-Yue invited Te-Shao to reside and teach at the famous lake city of Hang-Chou and honoured him with the title “National Teacher.”

·Sư thị tịch năm 972—he passed away in 972. 

56. Nghĩa Thanh Thiền Sư (Đầu Tử)

Zen Master Yi-Qing-T’ou-Tzi

Thiền sư Nghĩa Thanh Đầu Tử sanh năm 1032, là Pháp tử của trường phái Tào Động, nhưng không phải là đệ tử trực tiếp của Thiền Sư Đại Dương—Zen master Yi-Qing-T’ou-Tzi was born in 1032, was the Xao-T’ong Zen school Dharma heir, but not the direct student of T’a-Yang.

·Sư xuất gia năm lên bảy tuổi tại chùa Diệu Tướng. Thoạt tiên sư học Luận Bách Pháp của Tông Duy Thức. Về sau sư nghe kinh Hoa Nghiêm, đến câu “Tức tâm tự tánh,” sư liền phát tỉnh, nói: “Pháp lìa văn tự đâu có thể giảng ư?” Sư bèn cất bước du phương qua các thiền hội—He left home at the age of seven to live at Miao-Xiang Temple. Initially, he studied the “Hundred Dharmas Doctrine” of the Consciousness-Only school of Buddhism. Later, he undertook the practices of the Hua-Yen school, but upon reading the words “Mind is self-nature,” he had an insight, saying: “Dharma is not found in the written word, and how can one speak of it?” He then went traveling to find and study under a Zen teacher.

·Thiền Sư Viên Giám ở hội Thánh Nham, một đêm nằm mộng thấy có nuôi con chim ưng sắc xanh, tỉnh giấc ông cho là một điềm lành. Đến sáng ngày ấy, sư liền đi đến . Sư lễ ra mắt, Giám nhận cho ở và dạy khán câu “Ngoại đạo hỏi Phật: ‘Chẳng hỏi có lời, chẳng hỏi không lời.’” Sư khán câu nầy trải qua ba năm, một hôm Giám hỏi: “Ngươi ghi được thoại đầu chăng, thử nêu ra xem?” Sư nghĩ đáp lại, bị Giám bụm miệng. Bỗng nhiên sư khai ngộ, bèn đảnh lễ. Giám bảo: “Ngươi diệu ngộ huyền cơ chăng?” Sư thưa: “Nếu có cũng phải mửa bỏ.” Lúc đó, thị giả ở bên cạnh nói: “Hoa Nghiêm Thanh ngày nay như bệnh được ra mồ hôi.” Sư ngó lại, bảo: “Ngậm lấy miệng chó, nếu nói lăng xăng, Ta buồn nôn.” Sau đó ba năm, Giám đem tông chỉ của tông Tào Động chỉ dạy, sư đều diệu khế. Giám trao giày, y của Đại Dương Huyền và dặn dò: “Ngươi thay ta nối dòng tông Tào Động, không nên ở đây lâu phải khéo hộ trì.” Sau đó Giám nói kệ:

“Tu Di lập Thái Hư

Nhật nguyệt phụ nhi chuyển

Quần phong tiệm ỷ tha

Bạch vân phương y cải biến

Thiếu Lâm phong khởi tùng

Tào Khê động liêm quyện

Kim Phụng túc long sào

Thần đài khởi xa tiển.”

(Tu Di dựng trong không,

Nhật nguyệt cạnh mà chuyển 

Nhiều đảnh đều nương y

Mây trắng mới biến đổi

Thiếu Lâm gió tòng tay

Động Tào Khê cuốn sáo

Phụng vàng đậu ổ rồng

Nhà rêu đậu xe nghiền).

At that time, Zen master Yuan-Jian was staying at Sacred Peak. One night he saw a blue eagle in a dream and took it as an omen. The next morning, T’ou-Tzi arrived and Yuan-Jian received him ceremoniously. Now because a non-Buddhist once asked the Buddha: “I don’t ask about that which may be spoken of, and I don’t ask about what may not be spoken of… After three years Yuan-Jian asked T’ou-Tzi: “Let’s see if you remember your ‘hua-t’ou.’ T’ou-Tzi began to answer when Yuan-Jian suddenly covered T’ou-Tzi’s mouth with his hand. T’ou-Tzi the experienced enlightenment. He bowed. Yuan-Jian said: “Have you awakened to the mysterious function?” T’ou-Tzi said: “Were it like that I’d have to spit it out.” At that time an attendant standing to one side said: “Today Qing Hua-Yan (T’ou-Tzi) is sweating as if he were ill!” T’ou-Tzi turned to him and said: “Don’t speak insolently! If you do so again I’ll vomit!” After three more years, Yuan-Jian revealed to T’ou-Tzi the essential doctrine passed down from T’ong-Shan and T’ou-Tzi grasped it entirely. Yuan-Jian presented T’ou-Tzi with T’a-Yang’s portrait, sandals, and robe. He then instructed him to carry on the method of this school in my behalf, so that it will not end here. Well and befittingly sustain and preserve it.” Yuan-Jian then wrote a verse and presented to T’ou-Tzi:

“Mt. Sumeru stands in the greta void.

It supports the spinning sun and moon.

Upon its countless peaks do rest,

The white clouds there transformed.

The Shao-Lin wind sows a forest.

The Cao-T’ong screen rolled up.

A golden phoenix lives in a dragon’s nest.

Imperial moss is crushed by a wagon. 

·Sư đến Viên Thông không thưa hỏi gì, chỉ ăn cơm xong rồi ngủ. Tri sự thấy thế, bạch với Viên Thông: “Trong Tăng đường có vị Tăng cả ngày lo ngủ, xin thực hành theo qui chế.” Viên Thông bảo: “Khoan! Đợi ta xét qua.” Viên Thông cầm gậy đi vào Tăng đường, thấy sư đang nằm ngủ, Viên Thông gõ vào giường, quở: “Trong đây tôi không có cơm dư cho Thượng Tọa ăn xong rồi ngủ.” Sư thưa: “Hòa Thượng dạy tôi làm gì?” Viên Thông bảo: “Sao chẳng tham thiền?” Sư thưa: “Món ăn ngon không cần đối với người bụng no.” Viên Thông bảo: “Tại sao có nhiều người không chấp nhận Thượng Tọa?” Sư thưa: “Đợi họ chấp nhận để làm gì? Viên Thông hỏi: “Thượng Tọa đã gặp ai rồi đến đây?” Sư thưa: “Phù Sơn.” Viên Thông bảo: “Lạ! Được cái gì mà lười biếng.” Viên Thông bèn nắm tay, hai người cười rồi trở về phương trượng.”—When T’ou-tzi-Yi-Qing arrived at Yuan-Tong’s place, rather than going for an interview with that teacher at the appointed time, he remained sleeping in the monk’s hall. The head monk reported this to Yuan-Tong, saying: “There is a monk who’s sleeping in the hall during the day. I’ll go deal with it according to the rules.” Yuan-Tong asked: “Whi is it?” The head monk said: “The monk Qing.” Yuan-Tong said: “Leave it be. I’ll go find about it.” Yuan-Tong then took his staff and went into the monk’s hall. There he found T’ou-Tzi-Yi-Qing in a deep sleep. Hitting the sleeping platform with his staff, he scolded him: “I don’t offer any ‘leisure rice’ here for monks so that they can go to sleep.” T’ou-Tzi-Yi-Qing woke up and asked: “How would the master prefer that I practice?” Yuan-Tong said: “Why don’t you try practicing Zen?” Yi-Qing said: “Fancy food doesn’t interest someone who’s sated.” Yuan-Tong said: “But I don’t think you’ve gotten there yet.” Yi-Qing said: “What point would there be in waiting until you believe it?” Yuan-Tong said: “Who have you been studying with?” Yi-Qing said: “Fu-Shan.” Yuan-Tong said: “No wonder you’re so obstinate!” They then held each other’s hands, laughed, and went to talk in Yuan-Tong’s room. From this incident Yi-Qing’s reputation spread widely.

·Ban đầu Sư trụ trì tại Bạch Vân. Sau sư dời đến Đầu Tử. Sư thượng đường dạy chúng: “Nếu luận việc nầy như loan phụng bay giữa hư không chẳng để dấu vết, như con linh dương mọc sừng ai tìm được dấu chơn, rồng vàng chẳng giữ đầm lạnh, thỏ ngọc đâu gá bóng cóc. Nếu lập chủ khách thì phải ngoài cõi Oai Âm lay đầu, hỏi đáp nói bày vẫn còn ở giữa đường. Nếu đứng tròng chẳng nhọc thấy nhau—T’ou-Tzi-Yi-Qing first taught on White Cloud Temple in Jian-Chou. He later moved to the Sheng-Yin Monastery in Shu-Chou (located on Mt. Qian) Zen master Yi-Qing entered the hall and addressed the monks, saying: “To speak of this affair is like a phoenix soaring into the heavens, not leaving a trace behind. It’s like a ram whose horns are entangled in a tree, and thus does not touch the ground. Where will you find any tracks? A golden dragon in not concealed in a cold swamp. A jade rabbit nests in the moonlight. In order to establish the guest and host, you must stick your head out beyond the noisy world. If you answer my questions properly, you’re singing at the edge of the mysterious road. But in that case, you’re still only halfway there. If you’re still staring in miscomprehension, don’t belabor what you see!” 

·Năm 1083, lúc gần thị tịch, sư có làm bài kệ:

“Lưỡng xứ trụ trì

Vô khả trợ đạo

Trân trọng chư nhơn

Bất tu tầm thảo.”

(Trụ trì hai nơi, không thể giúp đạo

Trân trọng các ngươi, Chẳng cần tìm thảo)

When Yi-Qing was near death, he composed a poem:

“As the abbot of two temples,

I couldn’t assist the Buddha way.

My parting message to you all,

Don’t go seeking after something.” 

57. Từ Minh Sở Viện Thiền Sư

Zen master Zhi-Ming-Chu-Yuan

Thiền Sư Từ Minh Sở Viện ở Thạch Sương sanh năm 986, là đệ tử của Thiền Sư Phần Dương Thiện Châu—Zen master Zhi-Ming-Sở Viện ở Thạch Sương sanh năm 986, là đệ tử của Fan-Yang-Shan-Chou.

·Sư đến Phần Dương đã hai năm mà chưa được nhập thất (thấy tánh để được thầy gọi vào trong trượng thất dạy riêng). Mỗi khi sư vào thưa hỏi, chỉ bị Phần Dương mắng chửi thậm tệ, hoặc nghe chê bai những vị khác, nếu có dạy bảo chỉ toàn là lời thế tục thô bỉ. Một hôm sư trách: “Từ ngày đến pháp tịch này đã qua mất hai năm mà chẳng được dạy bảo, chỉ làm tăng trưởng niệm thế tục trần lao, năm tháng qua nhanh việc mình chẳng sáng, mất cái lợi của kẻ xuất gia.” Sư nói chưa dứt, Phần Dương nhìn thẳng vào sư mắng: “Đây là ác tri thức dám chê trách ta.” Phần Dương nổi nóng cầm gậy đuổi đánh. Sư toan la cầu cứu, Phần Dương liền bụm miệng sư. Sư chợt đại ngộ, nói: “Mới biết đạo của Lâm Tế vượt ngoài thường tình.” Sư ở lại đây hầu hạ bảy năm—Zhi-Ming came to Fen-Yang for more than two years. One day he asked Zen master Fen-Yang: “I’ve been here for two years and you haven’t given me any instruction! You’ve just increased the world’s vulgarity, dust, and toil, while the years and months fly away. Even what I knew before is no longer clear, and I'’e lost whatever good came from leaving home.” But before Shi-Shuang could finish speaking, Fen-Yang glared at him fiercely and cursed him, saying: “What you know is vile! How dare you sell me short!” So saying, Fen-Yang picked up his staff to drive Shi-Shang away. Shi-Shuang tried to plead with him, but Fen-Yang covered Shi-Shuang's mouth with his hand. At that moment, Shi-Shuang realized greta enlightenment. He then exclaimed: “It’s knowing the extraordinary emotion of Lin-Ji’s way!” 

·Một hôm sư thượng đường: “Thuốc nhiều bệnh lắm, lưới dày cá đặc.” Liền bước xuống tòa—One day, Shi-Shuang addressed the monks, saying: “The more medicine that is used, the worse the disease becomes. The finer the fishing net mesh, the more fish that escape.” Shi-Shuang then left the hall. 

Sư đến kinh nhận danh dự từ vua Tống Nhơn Tông, trên đường trở về sư trúng phong, sư bảo thị giả: Ta vừa bị trúng phong.” Miệng sư méo qua một bên. Thị giả nói: “Lúc bình thường quở Phật mắng Tổ, hôm nay lại thế ấy?” Sư bảo: “Đừng lo, ta sẽ vì ngươi sửa ngay lai.” Nói xong sư lấy tay sửa lại, miệng ngay như cũ, nói: “Từ nay về sau chẳng nhọc đến ngươi.” Sư nói: “Từ đây về sau chẳng giởn với ngươi nữa.” Đến năm sau (1041) ngày năm tháng giêng, sư thị tịch—Shi-Shuang received honors from Emperor Ren-Zong, and during the return trip to his temple he said to his attendant: “I feel a paralizing wind.” Shi-Shuang’s mouth became crooked. His attendant stopped and said: “What should we do? You’e spent your whole life cursing the Buddhas and reviling the ancestors. So now what can you do?” Shi-Shuang said: “Don’t worry. I’ll straighten it for you.” He then used his hand to straighten his mouth. Then Shi-Shuang said: “From now on I won’t play any more jokes on you.” The next day, on the fifth day of the first month, the master passed away.

58. Quảng Chiếu Huệ Giác Thiền Sư

Zen Master Kuang-Zhao-Hui-Jue

Thiền sư Quảng Chiếu, quê ở Tây Lạc, là đệ tử của Thiền sư Phần Dương. Cha làm Thái Thú Hoành Dương (nay là một thành phố thuộc miền nam tỉnh Hồ Nam), rồi mất ở đó, sư phò linh cửu cha về xứ. Sau khi mai táng cha xong, ông đã xuất gia tại chùa Dược Sơn—Zen master Kuang-Zhao-Hui-Jue, came from Xi-Luo, was a disciple of Fan-Yang. His father was a governor of Heng-Yang (a city in southern Hunan Province) . His father died there, and Kuang-Zhao, fulfilling his filial obligation, carried his father’s casket back to their native home. After burying his father, he left home to become a monk at Yueh-Shan Temple.

·Một vị Tăng hỏi sư: “Cái gì là Phật?” Sư đáp: “Đầu đồng, trán sắt.” Vị Tăng hỏi: “Là nghĩa gì?” Sư đáp: “Chim mỗ, cá vẫy vùng.”—A monk asked Kuang-Zhao: “What is Buddha?” Kuang-Zhao said: “Copper head, iron forehead.” The monk said: “What does that mean?” Kuang-Zhao said: “Bird beak, fish gills.”

·Vị Tăng hỏi: “Sen là cái gì trước khi trồi lên mặt nước?” Sư đáp: “Mèo đội nón giấy.” Một người lại hỏi: “Sau khi sen trồi khỏi nước là cái gì?” Sư đáp: “Chó thấy roi là chạy.”—A monk asked: “How is it before the lotus comes out of the water?” Kuang-Zhao said: “The cat wears a paper hat.” The person asked: “How about after the lotus comes out of the water?” Kuang-Zhao said: “The dog runs when it sees the whip.”

Một hôm sư thượng đường dạy chúng: “Thấy, nghe, hiểu biết đều là nhơn sanh tử. Thấy nghe hiểu biết chính là gốc giải thoát. Thí như sư tử nhào lộn không nhất định đứng ở Nam Bắc Đông Tây. Cả thảy các ngươi nếu là chẳng biết, đâu những cô phụ ông già Thích Ca—One day, Kuang-Zhao entered the hall and addressed the monks, saying: “Hearing about enlightenment and wisdom, these are the cause of life and death. Hearing about enlightenment and wisdom, that itself is the root of liberation. It’s as if a lion were staggering around in every direction with no place to live. If you don’t understand, don’t let yourself forsake old Sakyamuni! Hey!”

59. Nghĩa Hoài Thiền Sư

Zen master Yi-Huai-T’ien-Yi

Thiền sư Nghĩa Hoài Thiên Y sanh năm 993, quê ở Lạc Thanh, tỉnh Triết Giang, con nhà chài lưới. Sau khi xuất gia, sư là đệ tử của Thiền Sư Tuyết Đậu—Zen master Yi-Huai-T’ien-Yi was born in 993 in Luo-Qing, Zhe-Jiang Province. He was the son of a fisherman. After leaving home he became a disciple of Zen Master Xue-T'ou.

·Trong lần gặp gỡ đầu tiên, Tuyết Đậu hỏi: “Ngươi tên gì?” Sư thưa: “Tên Nghĩa Hoài.” Tuyêt Đậu hỏi: “Sao chẳng đặt Hoài Nghĩa?” Sư thưa: “Đương thời đến được.” Tuyết Đậu lại hỏi: “Ai vì ngươi đặt tên?” Sư thưa: “Thọ giới đến giờ đã mười năm.” Tuyết Đậu hỏi: “Ngươi đi hành khất đã rách bao nhiêu đôi giày?” Sư thưa: “Hòa Thượng chớ lừa người tốt.” Tuyết Đậu nói: “Ta không xét tội lỗi, ngươi cũng không xét tội lỗi, ấy là sao?” Sư không đáp được. Tuyết Đậu đánh, bảo: “Kẻ rỗng nói suông, đi đi!” Sư vào thất, Tuyết Đậu bảo: “Thế ấy chẳng được, chẳng thế ấy cũng chẳng được.” Sư suy nghĩ. Tuyết Đậu lại đánh đuổi ra. Như thế đến bốn lần—At their first encounter, Xue-Tou said: “What is your name?” Yi-Huai-T’ian-Yi said: “Yi-Huai.” Chong-Xian said: “Why isn’t it Huai-Yi?” (Reversing the order of the two characters of this name creates the Chinese word ‘doubt’). Yi-Huai said: “The name was given to me.” Chong-Xian asked: “Who gave you this naem?” Yi-Huai said: “I received it at my ordination nearly ten years ago.” Chong-Xian asked: “How many pairs of sandals have you worn out since you set out traveling?” Yi-Huai said: “The master shouldn’ deceive people!” Chong-Xian said: “I haven’ said anything improper. What do you mean?” Yi-Huai remained silent. Chong-Xian then hit him and said: “Strip off the silence and there’s a fraud! Get out!” Later when Yi-Huai was in Chong-Xian’s room for an interview, Chong-Xian said: “Practicing like this you won’t attain it. Not practicing like this you won’t attain it. This way or not this way, neither way will attain it.” Yi-Huai began to speak out Chong-Xian drove him out of the room with blows. 

·Hôm sau khi sư nhơn gánh nước, đòn gánh gẫy làm rơi cặp thùng. Sư đại ngộ, làm bài kệ:

“Nhất nhị tam tứ ngũ lục thất

Vạn nhẫn phong đầu độc túc lập

Ly long hàm hạ đoạt minh châu

Nhất ngôn khám phá Duy Ma Cật.”

(Một hai ba bốn năm sáu bảy

Chót núi muôn nhẫn một chơn đứng

Dưới hàm Ly Long đoạt minh châu

Một lời đủ phá Duy Ma Cật).

The next day, while Yi-Huai fetched water from the well and carried it with a shoulder pole back to the temple, the people suddenly broke. As the bucket crashed to the ground Yi-Huai was suddenly enlightened. He then composed the following verse that Xue-Tou greatly praise:

“One, two, three, four, five, six, seven,

Alone atop the 80,000-foot peak,

Anatching the pearl from the jaws of the black dragon,

A single exposes Vimalakirti.

Sư thượng đường dạy chúng: “Phàm là Tông Sư (Thầy trong Thiền tông) phải đọa trâu của kẻ đi cày, cướp thức ăn của người đói, gặp nghèo thì sang, gặp sanh thì nghèo, đuổi trâu của người đi cày khiến cho lúa mạ tốt tươi. Cướp thức ăn của người đói khiến họ hằng dứt đói khát. Gặp nghèo thì sang nắm đất thành vàng, gặp sang thì nghèo biến vàng thành đất. Lão Tăng cũng chẳng đuổi trâu của người cày, cũng chẳng cướp thức ăn của người đói. Sao gọi là trâu của người cày, ta nào cần dùng. Thức ăn của người đói, ta nào muốn ăn. Ta cũng chẳng, cũng chẳng biến vàng thành đất. Sao vậy? Vì vàng là vàng, đất là đất, ngọc là ngọc, đá là đá. Tăng là Tăng, tục là tục. Trời đất xưa nay, nhật nguyệt xưa nay, núi sông xưa nay, con người xưa nay. Tuy nhiên như thế, đập nát cái cổng mê sẽ gặp Đức Đạt Ma—Yi-Huai entered the hall and addressed the monks, saying: “A distinguished teacher of our sect said: “You must drive away the ox from the plowman, grab away the starving man’s food, regard the mean as noble, and regard the noble as mean. If you drive the ox away, then the plowman’ crop will be abundant. If you snatch away the food, then you will forever end the starving man’s hunger and thirst. Taking the mean as noble, a handful of dirt becomes gold. Taking the noble as mean, you change gold into dirt.’ But as for me, I don’t drive away the plowman’s food. Why is that? Moreover, I don’t turn a handful of dirt into gold, or gold into dirt. And why is this? Because gold is gold; dirt is dirt; jade is jade; stone is stone; a monk is a monk; and a layperson is layperson. Since antiquity there have existed heaven and earth, sun and moon, mountains and rivers, people and their relationships. This being so, how many of the deluded can break through the San Mountain Pass and meet Bodhidharma?”

60. Vĩnh Minh Diên Thọ Thiền Sư

Zen master Yong-Ming-Yan-Shou

Thiền sư Vĩnh Minh, một cao Tăng đầu đời nhà Tống. Ngài sanh năm 904 tại Dư Hàng (nay thuộc tỉnh Triết Giang), là đệ tử của Thiền sư Thiên Thai Đức Thiều. Ngài chỉ sống nhiều hơn Thầy mình có ba năm. Ngài là một trong những đại sư cuối cùng của phái Thiền Pháp Nhãn. Ngài là tác giả bộ sách Thiền Tông Canh Lục, gồm một trăm quyển—Zen master Yong-Ming-Yan-Shao, one of the most famous monks in early Sung Dynasty. He was born in 904 in Yu-Hang (now located near Hang-Chou in Zhe-Jiang Province), was a disciple of Zen Master T’ian-T’ai-Te-Shao. He survived his master only by three years, was one of the last important masters of the Fa-Yan school of Ch’an. He was the author of a book called Record of Truth-Mirror in one hundred volumes.

·Tình cờ sư nghe tiếng bó củi rơi xuống đất mà tỏ ngộ và có bài kệ như sau—His realization took place when he heard a bundle of fuel dropping on the ground:

Có gì rơi xuống chỉ lâng lâng

Khắp khắp hai bên chẳng mảy trần

Sông núi cỏ cây toàn vũ trụ

Đâu là chẳng hiện Pháp Vương thân

Something dropped! It is no other thing;

Right and left, there is nothing earthy:

Rivers and mountains and the great earth,

In them all revealed is the Body of the Dharma-raja (Dharma-king).

·Một hôm sư thượng đường dạy chúng: “Trong núi Tuyết Đậu mây vươn lên ngàn tầm không dừng mảy thóc, dựa đảnh muôn nhẫn không có chỗ để chơn. Tất cả các ngươi nhằm chỗ nào tiến bộ?” Có vị Tăng hỏi: “Một lối tắt của Tuyết Đậu làm sao dẫm đi?” Sư đáp: “Bước bước hoa lạnh kết, lời lời suốt đáy băng.”—One day Zen master Yong-Ming-Yan-Shou addressed the monks, saying: “This place, Xue-T’ou, has erupted eight thousand feet into the air and the earth has turned into slippery grain, stacked in a freakish 80,000-foot peak. You have absolutely nothing upon which to stand. In what direction will you step forward?” 

·Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là diệu chỉ của Vĩnh Minh?” Sư đáp: “Lại thêm hương đi.” Vị Tăng thưa: “Tạ thầy chỉ dạy.” Sư nói: “Hãy mừng chớ giao thiệp.” Vị Tăng đảnh lễ. Sư nói: “Hãy lắng nghe bài kệ nầy.”

“Dục thức Vĩnh Minh chỉ

Môn tiền nhất hồ thủy

Nhật chiếu quang minh sanh

Phong lai ba lãng khởi.”

(Biết diệu chỉ Vĩnh Minh. Trước cửa nước một hồ

Trời soi ánh sáng dậy. Gió sang sóng mòi sanh).

A monk asked: “What is Yong-Ming’s wondrous mystery?” Yan-Shou said: “Add more incense.” The monk said: “Thank you, master, for your instruction.” Yan-Shou said: “So you’ve satisfied and don’t want to delve deeper?” The monk bowed. Yan-Shou said: “Listen to this verse”

“If you desire to know Yong-Ming’s mystery,

Before the gate is the lake’s surface. The sun illuminates all life.The wind arises and waves come up.” 

Vào tháng mười hai năm 975, sư nhuốm bệnh, hai ngày sau sư nói lời giã biệt cùng Tăng chúng, rồi ngồi kiết già thị tịch. Tháp của sư được đặt trên núi Đại Bi—During the twelfth month of 975, Yong-Ming became ill. Two days later he bade the monks farewell. Sitting cross-legged in an upright position, he passed away. His stupa was placed on “Great Compassion” Mountain.

----o0o---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2012(Xem: 9061)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua. Nội dung chủ yếu nói về nhân cách của bậc Đạo sư, giáo pháp của Ngài và lợi ích thiết thực khi thực hiện những lời dạy ấy. Tất cả các bài viết được trình bày một cách giản dị, mạnh lạc, rõ ràng, nhằm giới thiệu nội dung Phật học cơ bản được trích dẫn từ một số kinh điển Bắc truyền và Nam truyền.
10/11/2011(Xem: 12811)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
25/10/2011(Xem: 1575)
Trong kinh Cula-Malunkya-sutta(Trung A Hàm, Majjhima Nikaya, 63) mộtđệ tử của Đức Phật là Malunkyaputta có hỏi Đức Phật rằng "một bậc Giác Ngộ sau khi tịch diệt có còn hiện hữu haykhông?". Đức Phật giữ yên lặng và không trả lời, lý do là vì câu hỏi đãđược đặt sai, và vì đấy chỉ là một hình thức vướng mắc trong sự bám víu và biệnluận. Thật thế, tên gọi của Ngài là "Thích-CaMâu-Ni",có nghĩa là "Bậc TríGiả Trầm Lặng trong họ Thích-Ca", hoặc người ta còn gọi Ngài bằng danhhiệu "Mahamauni" có nghĩa là"Bậc Yên Lặng Lớn Lao"hay "Vị Đại Thánh Nhân của Yên Lặng".
25/08/2011(Xem: 8366)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã chỉ ra rằng những gì chúng ta nhận biết về chính bản thân mình qua tri giác thông thường là không đúng thật. Trong khi ta luôn nhận biết về một bản ngã cụ thể đang hiện hữu như là trung tâm của cả thế giới quanh ta, thì đức Phật dạy rằng, cái bản ngã đối với ta vô cùng quan trọng đó thật ra lại hoàn toàn không hề tồn tại trong thực tiễn theo như cách mà ta vẫn nhận biết và mô tả về nó...
15/05/2011(Xem: 1688)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
14/05/2011(Xem: 14357)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
13/05/2011(Xem: 2201)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
04/05/2011(Xem: 5170)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nói và ý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
20/04/2011(Xem: 8085)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
16/04/2011(Xem: 9292)
Vào đêm ấy, canh ba, giờ đã tới Bao nhiêu người đang ngon giấc mê man Tất Đạt Đa đang ưu tư chờ đợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]