Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32_Phát Bồ Đề Tâm (Bodhicitta), bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng

03/04/202210:29(Xem: 9538)
32_Phát Bồ Đề Tâm (Bodhicitta), bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng


Bồ Đề Tâm (Bodhicitta)

Bài pháp thoại giải thích nghi thức đảnh lễ Tam Bảo đo Đức Trưởng Lão Thích Trí Thủ biên soạn, được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream ngày 24/7/2020 trong mùa đại dịch COVID


Nghi thức 33 
Xướng
Vong thất bồ đề tâm tu chư thiện pháp thị danh ma nghiệp
. HÒA: Ngã kim phát tâm bất vị tự cầu nhân thiên phước báu, thanh văn duyên giác, nãi chí quyền thừa chư vị bồ tát. Duy y tối thượng thừa phát bồ đề tâm. Nguyện dữ pháp giới chúng sanh nhất thời đồng đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. (1 lạy)

Dịch
XƯỚNG: Tu tập các pháp lành mà bỏ mất tâm bồ đề, đó chính là ma nghiệp. HÒA: Nay con phát tâm không vì tự cầu phước báo nhân thiên, Thanh-văn, Duyên-giác, cho đến các bậc Bồ-tát quyền thừa; chỉ y theo tối thượng thừa mà phát tâm bồ đề. Nguyện cùng chúng sinh trong khắp pháp giới, một thời đồng chứng đạo quả Vô Thượng Bồ Đề.


Kính bạch Giảng Sư,
Trộm nghe từ lâu qua các bài giảng của nhiều Giảng Sư, quý Ngài đồng chỉ dạy rằng “ Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy chúng ta làm việc thiện, tu việc thiện mà thiếu Bồ đề tâm thì vẫn là hành động theo Ma vương. Chúng ta hành thiện được phước báo, chúng ta giàu sang phú quý, xinh đẹp rồi sống lâu, mạnh khỏe thì lại thụ hưởng ngũ dục thôi. Thụ hưởng ngũ dục rồi lại sa đọa, chìm đắm. Cho nên, con đường đấy gọi là con đường luân hồi và đúng là con đường của Ma vương. Ma vương thích chúng ta đi luân hồi thật lâu để chúng có bạn; Ma vương không thích giải thoát, nó thích đi luân hồi, nó thích mọi người cùng làm việc xấu, việc ác với nó để cho có đồng bọn. Cho nên chúng ta tuy làm việc thiện mà không có tâm Bồ đề thì chúng ta vẫn là hành động theo ý tưởng của Ma vương”.

Vậy thì …

Bồ đề tâm có thể nói là tinh tủy của Phật Pháp, tức là tâm giác ngộ. Phát Bồ đề tâm nguyện tức là nguyện tu tập đạt được giác ngộ. Cho nên trong giáo Pháp của Phật rất coi trọng tâm Bồ đề”.
Lại có thiện duyên được xem bản “Văn khuyến phát Bồ đề tâm” của Thật Hiền Đại Sư ( Đại Sư Tĩnh Am 1685-1734 ) có ghi rằng Bồ đề tâm là chúa tể của mọi thiện Pháp. Phát khởi tất phải có lý do. Lý do ấy nay xin được nói lược mười thứ.:

Một là nhớ ơn nặng của chư Phật
Hai là nhớ ơn sinh dưỡng của cha mẹ
Ba là nhớ ơn của Sư trưởng
Bốn là nhớ ơn của đàn na tín chủ
Năm là nhớ ơn chúng sinh
Sáu là nhớ khổ của sinh tử
Bảy là trọng tánh linh của mình
Tám là sám hối nghiệp chướng
Chín là cầu vãng sinh Tịnh độ
Mười là làm cho Phật Pháp tồn tại lâu dài.

Thật là một đại duyên cho con khi nghe lại bài giảng Phát Bồ Đề Tâm lai nằm trong kệ nghi thức số 33 và đã được Ngài đã nhấn mạnh “Bộ nghi thức 108 đảnh lễ “ này đã dung chứa hết tất cả giáo điển bao hàm ( Kinh- Luật - Luận ) và tán thán trí tuệ Đức Trưởng Lão Thích Trí Thủ khó ai bì …và Bộ nghi thức này quả thật là một tài liệu vô giá cho Phật Tử VN vì khi ta vừa đảnh lễ vừa phát Bồ Đề Tâm thì niềm tin khó mà thối chuyển …..Và con đã hết sức chú tâm để lắng nghe hy vọng tìm được những ý tưởng sâu sắc thêm và quả thật ….


Vừa bắt đầu bài giảng ….rất khác lạ Giảng Sư giải thích rằng nếu một người tu học phát khởi Bồ Đề Tâm thì đấy là một mạng lưới an toàn (safety net)  cho người tu Phật trong lộ trình hướng đến giác ngộ, Giống như người làm xiếc, phải có lưới đỡ an toàn, nếu trợt chơn té thì cũng không bị thương tích nặng, riêng người tu Phật có mạng lưới bồ đề tâm thì sẽ được cứu hộ cho đời mình.
Bồ đề tâm, tiếng Phạn gọi là Bodhicitta, là tâm giác ngộ.

Chữ Tâm, được tượng hình như sau :

“Tam điểm như tinh tượng,
Hoành câu tợ nguyệt tà.
Phi mao tùng thử đắc,
Tố Phật dã do tha”.


Có nghĩa là “Ba điểm như hình ngôi sao, nét cong nằm ngang như ánh trăng khuyết. Nó có thể làm cho người mang lông đội sừng hay khiến người làm Phật, làm Tổ gì cũng từ đó mà ra”.


Tâm có 3 tầng, tầng sâu nhất là A lại Da còn gọi là Như Lai Tạng , là kho chứa những chủng tử thiện và ác.
Tầng 2 là tầng chấp ngã, (Mạt Na thức ) đóng vai trò con thoi đưa thông tin vào cất giữ trong kho chứa. và tự cho rằng có cái của mình và có mình
Tầng 1 là ý thức, hoạt động không ngừng nghỉ với tiền ngũ thức, lưu xuất qua lời nói hành động và ý nghĩ mà trong đó có thể bất thiện, hoặc thiện .


Việc tu tập của một hành giả cần cố gắng đưa vào chủng tử tốt, để lần lượt loại dần, thay thế những hạt giống xấu, trong kho chứa Như Lai Tạng cuối cùng chỉ toàn đồ tốt, chủng tử thiện, từ đó lưu xuất ra thành hành động, lời nói, ý nghĩ thiện lành, an vui, giác ngộ 


Phát Bồ Đề Tâm có 3 tâm:

1/ Trực tâm: thẳng tâm hướng đến Phật quả ( quả vị A nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề ) thoát khỏi vòng sinh tử 2/ Thâm tâm: là tâm hiểu rõ đạo lý Phật đà, nên luôn như lý tác ý, làm những việc thiện lành tạo công đức bồi dưỡng cho Tâm Bồ Đề 3/ Đại Bi tâm: có tâm thương xót chúng sanh đau khổ, tự nhiên phát khởi lòng thương tìm cách cứu vớt không phân biệt thân sơ.
Như vậy 3 Tâm này luôn khế hợp lại với nhau giúp cho hành giả mau thành tựu Bồ Đề Tâm trên lộ trình tu tập.


Chúng ta sẽ nghe Giảng Sư nhắc đến lý do vì sao mà Ngài Thật Hiền đã khuyến khích người người nên Phát Bồ Đề Tâm “ Ngài vị tổ thứ mười trong Liên Tông , Ngài xuất gia thuở bảy tuổi, thọ đại giới lúc 24 tuổi, đối với thiền, giáo, tánh, tướng đều suốt thông. Đại sư từng ở chùa Chân Tịch, duyệt tạng kinh, niệm Phật: qua ba năm, nguồn biện luận như thác đổ. Ngài lại đến chùa Dục Vương lễ tháp, cảm xá lợi phóng quang; ( cho đó là báo thân của Phật ) nhân đó soạn ra sám Niết Bàn và Văn Khuyết Phát Bồ đề Tâm

Và sau đây Ngài chỉ dạy có 8 sắc thái tâm nguyện để lập Tâm Bồ Đề đó là  Tà và Chánh, Chân và Ngụy, Đại và Tiểu, Viên và Thiên.


1/ TÀ:  người tu hành mà chỉ tu một chiều, không cứu xét tự tâm, chỉ lo những việc ở ngoài, hoặc vụ lợi, hoặc háo danh, hoặc ham cái thú hiện tại, hoặc cầu cái vui mai sau: phát tâm như vậy gọi là Tà.


2/ CHÁNH: Danh lợi không ham, vui thú không màng, chỉ vì thoát sinh tử, vì chứng Bồ đề: phát tâm như vậy gọi là Chánh.


3/CHÂN: Ý niệm này nối tiếp ý niệm khác, ngước lên mà mong cầu Phật đạo, tư tưởng trước liên tục tư tưởng sau, nhìn xuống mà hóa độ chúng sanh, nghe Phật đạo lâu xa cũng không thoái chí khiếp sợ, xét chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi, như trèo núi cao cả vạn trượng cũng quyết tận đỉnh, như lên tháp lớn đến chín tầng cũng cố tột nóc: phát tâm như vậy gọi là Chân.


4/ NGỤY: Có tội không sám hối, có lỗi không trừ bỏ, trong bẩn ngoài sạch, trước siêng sau nhác, tâm tốt dẫu có cũng phần lớn bị danh lợi xen lấn, thiện pháp dẫu tu cũng phần nhiều bị vọng nghiệp nhuốm bẩn: phát tâm như vậy gọi là Ngụy.


5/ĐẠI: Chúng sanh độ hết nguyện ta mới hết, Bồ đề đạo thành nguyện ta mới thành: phát tâm như vậy gọi là Đại.


6/ TIỂU:  Xem ba cõi như lao ngục, nhìn sanh tử như oan gia, chỉ mong tự độ, không dám độ người: phát tâm như vậy gọi là Tiểu.


7/ THIÊN: Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh, có Phật đạo (ngoài tự tánh), rồi nguyện độ, nguyện thành, công phu không xả, thấy biết không tan (dứt sạch): phát tâm như vậy gọi là Thiên.
Thấy chúng sanh và Phật đạo ở ngoài tự tánh, rồi nguyện độ nguyện thành, đường công hạnh chẳng quên, sự thấy hiểu không dứt, phát tâm như thế gọi là thiên.

 8/ VIÊN: Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát, tự tánh là Phật đạo nên nguyện thành tựu, không thấy một pháp nào ngoài tâm mà có, đem cái tâm vô tướng phát cái nguyện vô tướng, làm cái hạnh vô tướng, chứng cái quả vô tướng, cái tướng vô tướng cũng không thấy có được: phát tâm như vậy gọi là Viên.

Sau khi loại được 4 tâm: Tà, Ngụy, Tiểu và Thiên, ta mới thực hành theo 4 tâm: Chánh, Chân, Đại và Viên, khi ấy mới gọi là Phát Bồ Đề Tâm.


Kính đa tạ Giảng Sư đã giải thích tận tường hơn lý do vì sao ta phải phát Bồ đề tâm mà trong đó những dẫn dụ về mẫu chuyện 2 mẹ con của loại quỷ đói được Ngài Thánh Tăng Xà Dạ Đa cứu giúp và chuyện một vị Thánh Tăng tu trên núi Kế Tân (Kashmir), nhưng Ngài phát tâm làm bất cứ việc có thể làm được khi còn đang mang kiếp người khó có được này trong khả năng tạo phước tu đức để thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi vì Ngài đã nhìn thấy bao kiếp làm chó chịu muôn vàn thống khổ .


Lần thứ nhất tôi được nghe Giảng Sư giải thích về chữ Đới Nghiệp vãng sanh mà từ bấy lâu tôi vẫn thắc mắc khi nghe nhiều người chế nhạo về điều này trong pháp tu Tịnh Độ theo đó…..Nghiệp mà mình có thể mang theo về Cực Lạc chỉ là những nghiệp cũ từ bao đời đã mang vương mà chúng ta không hề hay biết trái lại những nghiệp mới trong hiện đời ta đã tạo ra sẽ không bao giờ có thể mang theo trừ phi tất cả đều được hoá giải .


Và điều cuối cùng để cho Chánh pháp có thể cửu trụ lâu dài , Giảng Sư đã nhắc nhở trong các thời khóa hằng ngày, khi tụng bài kệ “Tứ Hoằng thệ nguyện” chúng ta phải nghĩ rằng đó chính là mục đích trưởng dưỡng Tâm Bồ Đề luôn được kiên cố, cho nên cần gắng chí tu học vững bền, cho đến khi Phật đạo viên thành.

Chúng sanh vô biên thề nguyện độ
Phiền não vô tận thề nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thề nguyện học
Phật đạo vô thượng thề nguyện thành.


Lời kết :

Kính bạch Giảng Sư, đây là lần thứ năm hay thứ sáu mà con đã học về Phát Bồ Đề Tâm, nhưng không hiểu sao chính lần này dường như con đã hiểu dược thông suốt nhất có lẽ nhờ những dẫn dụ được minh chứng cho sự trân quý kiếp người mà ta có được và do đó con tự nguyện sẽ phát Bồ đề tâm một cách chân thật hơn, thành khẩn hơn với 4 tâm, Chân , Chánh Đại , Viên vì đó vừa là căn bản mà còn là cứu cánh cho bất cứ hành giả nào tu tập trong giáo pháp của Phật .

Kính xin ghi nhớ mãi lời nguyện của Ngài A Nan để báo đáp ân Phật, ân sư trưởng, ân phụ mẫu và ân chúng sinh vạn loại …..
Nguyện kim đắc quả thành Bảo vương, Hoàn độ như thị hằng sa chúng Tương thử thân tâm phụng trần sát, Thị tắc danh vi báo Phật ân….


Kính tri ân Giảng Sư với bài pháp thoại quá tuyệt vời đã giúp chúng đệ tử biết đâu là cứu cánh của người học Phật .
Kính chúc Giảng Sư sức khỏe dồi dào và Phật sự thành tựu viên mãn .
Kính trân trọng,


Kính ngưỡng Đức Đại Sư Thật Hiền đã chỉ dạy
Người đệ tử Phật cần thực hiện Tâm nguyện Bồ Đề
Công Đức này sẽ rộng lớn khắp cõi đi về
Và luôn nhớ chọn tướng trạng Chánh, Chân, Viên, Đại


Lại kính tri ân Giảng Sư ….
…tạo phương cách cho Phật Pháp tồn tại
Giới thiệu tài liệu vô giá bất khả tư nghì
Nghi thức đảnh lễ Tam Bảo….lìa đoạn mê si
Mà trong đó Bồ đề Tâm …chúa tể mọi thiện pháp !


Kính nguyện nhớ:
Phát Bồ đề tâm là “ Tứ hoằng thệ nguyện “ tóm tắt
Trực tâm, thâm tâm, đại bi tâm tu tập không ngừng
Sẽ …quảng kiến, đa văn khi Sự , Lý viên dung
Ngày có được Tuệ Giác ….hoàn thành chí nguyện
Được triều bái Xá Lợi Phật …là đại phước duyên !!


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Huệ Hương kính trình pháp


***
 
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
cong duc le Phat-thich nguyen tang
***

Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa

to su long tho
***


Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
243_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Khuong Tang Hoi-2
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]