Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Anh Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai và Báo Hoa Đàm

09/01/202217:35(Xem: 3985)
Anh Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai và Báo Hoa Đàm
tam kiem bach hoa mai (23)
Anh Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai và Báo Hoa Đàm

và nhân duyên với Hoa Đàm

 

Tập San Hoa Đàm, đến giai đoạn Nguyên Túc, Tâm Thường Định, và Nhuận Pháp phụ trách v.v. thì tương đối ổn định. Tất nhiên công việc không chỉ dừng lại ở đây, mà còn cần phải gia tâm để phát triển hơn nữa, dẫu cho bây giờ Hoa Đàm không chỉ có mặt ở hải ngoại, mà đã bắt đầu bám rễ được trên mảnh đất quê nhà.

Hôm nay, Anh Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai đã ra đi vĩnh viễn, như vậy nhóm sáng lập Hoa Đàm bây giờ có thể nói chỉ còn lại duy nhất hai anh Nguyên Từ Nguyễn Quốc Hưng và Quảng Quý Huỳnh Kim Lân.

Đây là lần đầu tiên tôi muốn kể đến vai trò của Anh Tâm Kiểm, và của nhiều người Anh đối với ấn bản tập san Hoa Đàm mà anh em trẻ chúng tôi sau này vẫn nhiều năm bền bĩ tiếp nối, nuôi dưỡng và tìm hướng phát triển theo tâm nguyện của những người khai sáng trụ cột, gồm các Anh: Hồng Liên Phan Cảnh Tuân, Tâm Huệ Cao Chánh Hựu, Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai, Nguyên Hiền Nguyễn Tứ Đại, Nguyên Từ Nguyễn Quốc Hưng và Quảng Quý Huỳnh Kim Lân.

Buổi đó, anh Tâm Kiểm là người điều hành tòa soạn đặt tại tư gia của mình, Anh điều hợp, dàn dựng nội dung và tôi cùng với anh Tâm Nghĩa Ngô Văn Quy phụ phần kỹ thuật. Báo phải làm gối đầu mỗi tuần, nên đều đặn mỗi cuối tuần anh-em đều quay quần, đánh máy, cắt dán, lên khuôn tờ báo để kịp gởi qua nhà in. Thời đó phương tiện và kiến thức chuyên môn điện toán còn hạn chế nên chúng tôi làm báo chủ yếu là thủ công nghệ. Lợi thế là anh Tâm Nghĩa đã có một số kinh nghiệm làm báo cộng đồng trước đó.

Nhìn từ bên ngoài, đứng đầu Hoa Đàm là hai Anh Hồng Liên và Tâm Huệ, tất nhiên đã tạo cho tờ báo uy tín và một vị trí trước hết trong lòng độc giả lam viên ngay từ số đầu, nhất là quy tụ nhiều cây viết cộng tác của anh chị em huynh trưởng trên toàn quốc, và các châu lục, quốc gia khác. Nhưng phải thừa nhận, thời điểm đó nếu không có sự gồng gánh chủ yếu là anh Nguyên Từ Nguyễn Quốc Hưng hoan hỷ ứng trước tài chánh để thực hiện kế hoạch phát hành một tờ báo không chỉ dành riêng cho GĐPT, mà cho cộng đồng Phật giáo, xa hơn chính là mong dự phần vào môi trường sinh hoạt văn hóa của cộng đồng Người Việt tỵ nạn khắp các tiểu bang Hoa Kỳ nói chung và tại Quận Cam nói riêng.

Một số bìa tập san Hoa Đàm | Ảnh: Hoa Đàm Group


Làm báo cộng đồng, quả là việc làm mạo hiểm. Có lý tưởng đã đành, nhưng với một tổ chức chưa quen với hình thức kinh doanh để bảo đảm không thua lỗ, khi chưa thể tổ chức được một hệ thống phát hành chuyên nghiệp và hiệu quả. Nên thật đáng tiếc, sau vài số cũng đủ để khiến hụt hơi, đưa đến quyết định đình bản của Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Nhưng tờ báo Hoa Đàm thời đó của các anh, có liên hệ gì đến tập san Hoa Đàm ngày nay? Quả thật đối với nhiều người có thể sẽ không nhận thấy có một sự liên hệ nào. Nhưng khi phát hành tờ Hoa Đàm với hình thức là một tờ bản tin vào năm 1996, nhóm chủ trương đã chọn chủ đề tưởng niệm Anh Nguyên Hiền Nguyễn Tứ Đại, để đánh dấu sự tục bản cho một tờ báo mang tên Hoa Đàm, dù rằng không lấy danh nghĩa chính thức là của GĐPT, của BHD nhưng với sự khích lệ, xây dựng góp ý của quý Anh Tâm Huệ, Hồng Liên, và cả người anh Nguyên Mẫn ở Úc Châu một cách âm thầm, nhưng sát cánh, thì việc chọn giải pháp Hoa Đàm, chí ít vào thời điểm đó để bổ sung cho một tờ nội san truyền thống – nhưng hướng hoạt động của nó đi được xa, và rộng hơn tờ Sen Trắng, bấy giờ cũng trong tình trạng đình bản.

Từ tầm nhìn như vậy, các Anh đã để cho các em trẻ phụ trách được tự do hoạt động mà trải qua nhiều thời kỳ, như thời kỳ của anh Tâm Nghĩa Ngô Văn Quy cho đến Tâm Thường Định v.v. Hoa Đàm có nhiều ấn bản với hình thức khác nhau, chủ yếu là online và cho đến nay nhờ công nghệ POD (Print on demad), thì tập san ngoài hình thức phổ biến trên net với ấn bản PDF, còn có bản in giấy, phổ biến rộng rãi trên những kệ sách cộng đồng. Đặc biệt hơn, Hoa Đàm đã có mặt nơi quê nhà và phổ biến hơn trước rất nhiều.

Tất nhiên với tâm nguyện chung của các Anh ngày đó và của các Anh chị còn lại hôm nay, chọn lựa Hoa Đàm là một chọn lựa mang tính TƯƠNG TỤC và KẾ THỪA. Sự kế thừa trong ý nghĩa vừa TRUYỀN THỐNG, vừa KHAI PHÁ, để hôm nay cô đọng thành một KHỐI TÌNH THỦY CHUNG. Và điều này còn thể hiện sự trưởng thành của một thế hệ ý thức trách nhiệm tự nguyện dám gách vác đương đầu với mọi biến động thời đại xã hội của mình.

tam kiem bach hoa mai (34a)
Một số bìa báo Hoa Đàm | Ảnh: Hoa Đàm Group


Trong bài viết về Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, cố Huynh Trưởng Tâm Hòa Ngô Mạnh Thu tất phải có ý tứ khi đề cập khái niệm sinh hoạt GĐPT cần phải vượt “ra khỏi cổng chùa”; và trong một đoạn thu hình ngắn anh Tâm Nghĩa phỏng vấn Thầy Phổ Hòa, tức Cố Huynh Trưởng Hồng Liên Phan Cảnh Tuân những ngày cuối đời, một trong những điều thiết tha Thầy nhắc lại nhiều lần cũng là – “GĐPT cần tổ chức và tham gia nhiều hoạt động xã hội hơn nữa”. Điều này vốn đã được nêu bật trong tác phẩm “Sứ Mệnh Người Áo Lam” của Lữ Hồ:

“Gia đình Phật tử không thể có sự ly khai hay đi ngược với ước vọng quần chúng. Đã một thời Gia đình Phật tử gò mình vào trong hoạt động đoàn thể: Tụng niệm, họp đoàn, học chuyên môn văn nghệ, gia chánh rồi đi cắm trại nghỉ mát riêng với nhau. Nếp sinh hoạt đó quả nhiên đã tự cô lập và tách rời quần chúng. Đi xa hơn, nó có thể trở thành một tổ chức không liên hệ gì với nhân dân, và nhân dân cũng không thấy cần khuyến khích hay ủng hộ…

Họ muốn gì? Họ mơ ước những gì? Họ sinh sống ra sao? Tại sao lại có các sinh hoạt và ước vọng đó?

Hoạt động của Gia đình Phật tử nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết đó. Những sự chăm sóc về y tế, giáo dục, nhu cầu sẽ giúp cho Gia đình Phật tử đi vào lòng dân tộc một cách liên tục và điều hòa. Làm thế nào đánh tan thành kiến ‘Gia đình Phật tử chỉ biết tu học mà không để ý gì tới đồng bào’.  Thỏa mãn được các yêu cầu tinh thần và vật chất của đồng bào là quan điểm công dân chân chính của đoàn viên Gia đình Phật tử…”


tam kiem bach hoa mai (33)
Lần trở lại Hoa Kỳ, 2019, anh ghé về nhà tôi, rồi đến kệ sách nơi chưng những chân dung của các Anh Hồng Liên Phan Cảnh Tuân, Tâm Huệ Cao Chánh Hựu, Nguyên Hiền Nguyễn Tứ Đại. Anh lấy xuống đặt lên bàn bên cạnh chỗ nằm, cuộn mình như một đứa bé, thiêm thiếp chìm vào giấc ngủ. Tôi tin Anh có một giấc mơ đẹp…


Đến đây, tôi muốn đóng lại bài viết này bằng kết luận, chọn lựa Hoa Đàm là một chọn lựa mang tính lịch sử – xã hội, trong tinh tinh thần điều hướng khai phá của các bậc Tiền Bối nêu trên, nói chung – và của anh Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai, nói riêng. Tính Lịch Sử – Xã Hội, còn là toàn bộ ý nghĩa cho một chuyến trở về mang tâm nguyện dang dở như lời Anh trăng trối…

Bấy giờ, Hoa Đàm còn là mối thủy chung của các Anh, dù Người Người đã lần lượt ra đi…

Nguyện chơn linh các Anh, và Anh Tâm Kiểm phù hộ cho chúng em giữ vững tay chèo để gìn giữ một kỷ vật lưu truyền, báo Hoa Đàm!!!


Mặc Cốc, ngày 8 tháng Giêng, 2022
Quảng Pháp Trần Minh Triết
https://sentrangusa.com/2022/01/09/quang-phap-anh-tam-kiem-bach-hoa-mai-va-bao-hoa-dam/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]