Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

67. Phẩm " Xảo Tiện"

08/09/202009:50(Xem: 9009)
67. Phẩm " Xảo Tiện"

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***

buddha-461

 

PHẨM " XẢO TIỆN" hay "PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO"

Quyển 460 cho đến phần đầu quyển 463, Hôi thứ II, ĐBN.

(Tương đương phần đầu phẩm “Đa Văn Bất Nhị”,

từ Q.351 - Q. 360, Hội thứ I, ĐBN)



Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le


 

Gợi ý:

Đây là một phẩm dài, giáo lý rất phong phú. Phẩm vừa tụng xong thuyết về lục độ tương nhiếp tức nói sáu pháp bố thí, trì giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự và Bát nhã Ba la mật hỗ trợ tương nhiếp nhau để hoàn thành sứ mệnh của người hành Bồ Tát đạo. Phẩm này thuyết “Phương Tiện Thiện Xảo” cũng nói về sáu pháp Ba la mật, tức nói lên chức năng của sáu pháp tu này trong việc thành tựu giác ngộ, không có nó thì không có một kết quả thực tiễn nào trong việc chứng ngộ hay đạt Nhất thiết trí trí.

Phẩm “Xảo Tiện” của Hội thứ II này tương đương với phẩm thứ 69, “Đại Phương Tiện”, tập 5, quyển 82, Đại Trí Độ Luận.

 

Tóm lược:

 

(Phương tiện thiện xảo của Bồ Tát là gì?)

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ Tát trọn nên sức phương tiện thiện xảo như thế ấy, phát tâm Bồ đề phải trải qua bao lâu?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Đại Bồ Tát này phát tâm Bồ đề phải trải qua trăm ngàn trăm ức muôn ức kiếp.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát trọn nên sức phương tiện thiện xảo như thế, phải từng gần gũi cúng dường bao nhiêu Phật?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Bồ Tát này phải từng gần gũi cúng dường chư Phật ngang với cát sông Hằng.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát trọn nên sức phương tiện thiện xảo như thế, phải trồng những căn lành thù thắng nào?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Bồ Tát này từ lúc phát tâm trở đi, không có bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật nào mà chẳng viên mãn tinh siêng tu học. Do nhân duyên đây trọn nên sức phương tiện thiện xảo như thế.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát trọn nên sức phương tiện thiện xảo như thế rất là hiếm có?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Như vậy, như ngươi đã nói! Bồ Tát này rất là hiếm có.

Thiện Hiện phải biết: Như vầng nhật nguyệt di chuyển khắp soi bốn cõi đại châu làm sự nghiệp. Trong ấy có bao hữu tình hoặc phi tình theo thế lực ánh sáng kia mà chuyển động đều thành sự nghiệp mình. Như vậy, Bát nhã Ba la mật soi xúc năm Ba la mật kia làm các sự nghiệp, bố thí cùng năm Ba la mật thuận theo thế lực Bát nhã Ba la mật mà chuyển, đều thành việc mình. (Q. 460, ĐBN)

Thiện Hiện phải biết: Như Chuyển luân vương nếu không xe bảy báu chẳng gọi Luân vương. Cần có xe bảy báu mới được gọi Luân vương. Bố thí cùng năm Ba la mật cũng lại như thế, nếu lìa Bát Nhã chẳng được gọi là Ba la mật. Chẳng lìa Bát nhã Ba la mật mới được gọi là Đáo bỉ ngạn.

Thiện Hiện phải biết: Như có người nữ đoan chính đẹp đẽ giàu có, nếu không được người chồng mạnh mẽ giữ gìn, dễ bị kẻ ác xâm phạm. Nếu có được người chồng mạnh mẽ bảo vệ, chẳng bị ác nhân xâm phạm. Bố thí cùng năm Ba la mật cũng lại như thế, nếu không nhờ sức Bát nhã Ba la mật nhiếp hộ dễ bị thiên ma và bè lũ kia làm trở ngại. Nếu có sức Bát nhã Ba la mật nhiếp hộ, tất cả thiên ma bè lũ kia chẳng thể làm trở ngại được.

Thiện Hiện phải biết: Như quân tướng mạnh mẽ thạo binh pháp, khéo chuẩn bị các thứ giáp gậy bền chắc, oán địch lân bang chẳng thể xâm hại được. Bố thí cùng năm Ba la mật cũng lại như vậy chẳng lìa Bát nhã Ba la mật, thiên ma bè lũ bọn tăng thượng mạn, cho đến thứ Bồ Tát chiên đà la đều chẳng thể diệt hoại được.

Thiện Hiện nên biết: Như các tiểu vương ở châu Thiệm bộ, tùy thời mà triều cống phục dịch Chuyển luân Thánh vương, và nương theo Luân vương ấy để được thắng lợi. Cũng lại như vậy, năm Ba la mật như bố thí, trì giới v.v... theo hỗ trợ Bát Nhã, và nhờ thế lực Bát Nhã dẫn dắt mà chúng mau chứng đắc Nhất thiết trí trí.

Thiện Hiện phải biết: Như các nguồn nước ở phương Đông châu Thiệm bộ, không nguồn nào chẳng đổ vào sông Hằng, rồi theo sông Hằng chảy vào biển cả. Bố thí cùng năm Ba la mật cũng lại như vậy, nếu không được Bát Nhã thẳm sâu nhiếp dẫn, thì không thể chứng Nhất thiết trí trí.

Thiện Hiện phải biết: Ví như các dòng nước, tùy lớn nhỏ, nếu đã vào biển cả thì đồng một vị mặn. Như vậy, năm Ba la mật trước phải nhập vào Bát nhã Ba la mật, mới được tên là năng đến bờ kia.

Thiện Hiện nên biết: Giống như Chuyển luân vương muốn đến chỗ nào thì có bốn đạo quân đi theo sau và xe báu đi trước. Vua và bốn loại quân muốn ăn uống, xe báu liền dừng. Sau khi đã ăn uống, vua muốn đi, xe liền đi trước. Xe ấy đi hay dừng là tùy theo ý muốn của vua. Khi đã đến nơi thì nó không còn đi trước nữa. Cũng như vậy, năm Ba la mật và các pháp lành muốn đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thì phải nhờ Bát Nhã đi trước dẫn đường cùng tiến và dừng không được rời bỏ nhau, nếu đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thì Bát nhã Ba la mật không còn đi trước nữa.

Thiện Hiện nên biết: Giống như Chuyển luân vương muốn đến nơi nào thì có bốn loại quân, bảy báu đi trước và sau. Bấy giờ, tuy xe báu đi đầu nhưng nó không phân biệt tướng trước sau. Cũng vậy, năm Ba la mật và các pháp lành muốn đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề phải nhờ Bát nhã Ba la mật đi trước dẫn đường. Nhưng Bát Nhã không nghĩ: Ta đi đầu dẫn đường cho năm Ba la mật, chúng đều đi theo ta. Năm Ba la mật như bố thí v.v... không nghĩ: Bát Nhã sâu xa ở trước dẫn dắt và chúng ta theo sau pháp ấy. Vì sao? Tự tánh của sáu pháp Ba la mật này và tất cả pháp đều trì độn, không có gì có  tạo ra(năng tạo), không có chủ tể, hư vọng không thật, trống rỗng, vô sở hữu, tướng không tự tại giống như sóng nắng, bóng trong gương, trăng đáy nước, như trò huyễn, như mộng v.v... ở trong đó hoàn toàn không có tự thể, không có tác dụng chơn thật.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp tự tánh đều không, không có tác dụng chân thật, các Bồ Tát làm sao tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật, cầu chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát đối sáu Ba la mật đây thường khởi nghĩ này: Thế giới hữu tình tâm hằng điên đảo, chìm đắm sanh tử, chẳng tự thoát ra. Nếu ta chẳng tu thắng hạnh khéo tiện, thì chẳng thể cứu vớt chúng ra khỏi bể khổ sanh tử. Ta phải vì các loại hữu tình siêng tu bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật thắng hạnh khéo tiện, chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề độ thoát đại khổ sanh tử cho hữu tình.

Bồ Tát này khởi nghĩ đây rồi, vì các hữu tình xả thí sở hữu tất cả trong ngoài. Đã xả thí rồi, lại khởi nghĩ này: Ta đối trong ngoài đều thật không có xả thí. Vì sao? Vật trong ngoài đây đều không, vô tự tánh, chẳng thể xả thí, chẳng thuộc về ta. Bồ Tát này do quán sát đây tu hành bố thí Ba la mật chóng được viên mãn, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Bồ Tát này vì độ thoát khổ sanh tử cho các hữu tình nên trọn chẳng phạm giới. Vì sao? Vì Bồ Tát này thường khởi nghĩ: Ta vì giải thoát khổ sanh tử tất cả hữu tình nên cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, quyết định chẳng nên giết hại sanh mạng cho đến tà kiến, quyết định chẳng nên cầu cảnh diệu dục, cầu giàu sang cõi người trời, cầu làm Đế Thích, Ma Phạm vương v.v…, cũng quyết định chẳng nên cầu bậc Thanh văn hoặc Độc giác. Bồ Tát này do quán sát đây tu hành tịnh giới Ba la mật chóng được viên mãn, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Bồ Tát này vì độ thoát khổ sanh tử các hữu tình nên trọn chẳng phát khởi tâm giận dữ thảy. Giả sử hằng bị hủy báng lăng nhục, chua cay quở mắng, đau đớn thấu tim tủy, trọn chẳng phát khởi một niệm giận thù. Nếu lại hằng bị dao gậy ngói đá đánh đập nơi thân, cắt đứt chém đâm, mổ xẻ… cũng chẳng phát khởi một niệm ác tâm. Vì sao? Vì Bồ Tát này quán sát tất cả tiếng (quở mắng) như tiếng vang trong hang động, sắt (ngói đá, dao gậy) như bọt nổi, nên chẳng khởi hận thù, làm hoại phẩm hạnh. Bồ Tát này do quan sát đây tu hành an nhẫn Ba la mật chóng được viên mãn, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Bồ Tát Ma ha tát này vì thoát khổ sanh tử các hữu tình, siêng cầu tất cả pháp lành thù thắng. Cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, ở thời gian giữa thường không lười nhác. Vì sao? Vì đại Bồ Tát này hằng khởi nghĩ đây: Nếu ta lười nhác chẳng năng cứu vớt tất cả hữu tình khiến xa lìa đại khổ sanh tử, cũng chẳng năng được Nhất thiết trí trí. Đại Bồ Tát này do quán sát đây tu hành tinh tấn Ba la mật chóng được viên mãn, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Bồ Tát này vì độ thoát khổ sanh tử các hữu tình nên tu các thắng định, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề trọn chẳng phát khởi loạn tâm tương ưng tham sân si. Vì sao? Bồ Tát này thường khởi nghĩ: Nếu ta phát khởi loạn tâm tương ưng tham sân si, thời chẳng thể mang lại lợi vui cho kẻ khác, cũng chẳng thể chứng được sở cầu Phật quả. Bồ Tát này do quán sát đây, tu hành tĩnh lự Ba la mật chóng được viên mãn, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Bồ Tát này vì độ thoát khổ sanh tử các khổ sanh tử các hữu tình nên chẳng lìa Bát nhã Ba la mật, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thường siêng tu học thắng huệ vi diệu thế gian, xuất thế gian. Vì sao? Vì Bồ Tát này hằng khởi nghĩ: Nếu lìa Bát nhã Ba la mật, đối các hữu tình chẳng năng thành thục được, cũng chẳng thể được Nhất thiết trí trí. Bồ Tát này do quán sát đây tu hành Bát nhã Ba la mật chóng được viên mãn, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện! Do nhân duyên này, dù tất cả pháp không thật tác dụng, tự tánh đều không, mà chúng Bồ Tát siêng tu sáu thứ Ba la mật thường không lười mỏi cầu chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả Ba la mật tánh không sai khác, đều là được Bát nhã Ba la mật nhiếp thọ, đều do Bát nhã Ba la mật mà được thành mãn, lẽ nên hợp làm một Ba la mật, chỗ gọi Bát nhã Ba la mật. Vì sao nói là Bát nhã Ba la mật đối năm Ba la mật trước là tối là thắng, là tôn là diệu, là thượng là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng?

Phật bảo:

- Đúng vậy! Đúng lời ngươi nói! Sáu pháp Ba la mật này tánh không sai khác, đều được Bát nhã Ba la mật hộ trì. Nếu không có Bát nhã Ba la mật, thì năm Ba la mật như bố thí, an nhẫn v.v... không được gọi là Ba la mật. Phải nương vào Bát nhã Ba la mật, năm Ba la mật như bố thí, an nhẫn v.v... mới được gọi là Ba la mật. Vì vậy, năm Ba la mật trước thuộc vào Bát nhã Ba la mật, do đó chỉ có một Ba la mật được gọi là Bát nhã Ba la mật. Cho nên, tất cả Ba la mật tánh không sai khác.

Thiện Hiện nên biết: Như loài hữu tình tuy có các loại sắc thân khác nhau, nhưng nếu có loài nào ở gần núi Tu di thì đều có cùng một màu sắc. Cũng vậy, năm Ba la mật tuy có các phẩm loại khác nhau nhưng đều thuộc vào Bát nhã Ba la mật, đều dựa vào Bát nhã Ba la mật mà tu thành tựu, đều nhập vào Bát nhã Ba la mật không thể thi thiết danh tánh có khác.

Lại bố thí cùng các Ba la mật khác phải nương tựa Bát nhã Ba la mật mới được vào Nhất thiết trí trí, mới được gọi là đến bờ kia. Vậy nên, sáu thứ Ba la mật đều đồng một vị, tánh không sai khác, chẳng thể thi thiết đây là bố thí, đây là tịnh giới… cho đến đây là Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Vì sáu thứ Ba la mật đều đồng tới Nhất thiết trí trí, năng đến bờ kia, tánh không sai khác. Do nhân duyên này, sáu pháp như bố thí, an nhẫn v.v... không thể bày ra danh tánh sai khác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Ba la mật và các pháp, nếu theo thật nghĩa đều không có sai khác đây kia hơn kém, duyên cớ nào lại nói Bát nhã Ba la mật đối năm Ba la mật là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng, vô đẳng vô đẳng đẳng?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Như vậy, như ngươi đã nói! Nếu theo thật nghĩa Ba la mật và tất cả pháp đều không đây kia, hơn kém sai khác, chỉ nương thế tục nói có đây kia hơn kém sai khác, thi thiết bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Vì muốn độ thoát sanh lão bệnh tử các loại hữu tình nên dùng thế tục diễn nói. Nhưng sanh lão bệnh tử của hữu tình đều chẳng thật có, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì hữu tình không biết các pháp là vô sở hữu. Bát Nhã thẳm sâu thông đạt tất cả các pháp đều vô sở hữu có thể cứu vớt hữu tình ra khỏi sanh, lão, bệnh, tử. Vì vậy nói, đối với năm Ba la mật, Bát nhã Ba la mật là hơn hết, là thù thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng, vô đẳng vô đẳng đẳng.

Hơn nữa, Thiện Hiện! Bởi Bát nhã Ba la mật đây dùng vô sở đắc làm phương tiện, thường nhiếp lấy tất cả thiện pháp, hòa hợp vào Nhất thiết trí trí an trụ chẳng động, nên Ta hằng thường khen nói Bát Nhã.

 

(Bát Nhã đối với các thiện pháp có thủ có xả chăng?)

 

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bát Nhã thẳm sâu đối các thiện pháp có thủ có xả chăng?

Phật nói:

- Chẳng có, Bát Nhã thẳm sâu đối pháp đều không thủ không xả. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp đều không, hoàn toàn không thủ, không xả.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bát Nhã thẳm sâu đối những pháp nào không thủ không xả?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Bát Nhã thẳm sâu đối sắc không thủ không xả, đối thọ tưởng hành thức không thủ không xả. Đối mười hai xứ cho đến mười tám giới không thủ không xả. Đối nhãn xúc cho đến ý xúc không thủ không xả. Đối nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không thủ không xả. Đối địa giới cho đến thức giới không thủ không xả. Đối nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không thủ không xả. Đối vô minh cho đến lão tử không thủ không xả. Đối bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật không thủ không xả. Đối nội không cho đến vô tánh tự tánh không, không thủ không xả. Đối chơn như cho đến bất tư nghì giới không thủ không xả. Đối khổ Tứ đế cho đến ba mươi bảy trợ đạo không thủ không xả. Đối bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không thủ không xả. Đối tám giải thoát cho đến mười biến xứ không thủ không xả. Đối không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không thủ không xả. Đối Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không thủ không xả. Đối quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề không thủ không xả. Đối tất cả Bồ Tát hạnh cho đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề không thủ không xả. Đối Nhất thiết trí trí cũng không thủ không xả.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bát Nhã thẳm sâu vì sao đối sắc không thủ không xả, cho đến đối với Nhất thiết trí trí không thủ không xả?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Bát Nhã thẳm sâu chẳng tư duy sắc, vậy nên đối sắc không thủ không xả. Cho đến chẳng tư duy Nhất thiết trí trí, vậy nên đối Nhất thiết trí trí không thủ không xả.

 

(Vì sao Bát Nhã chẳng tư duy tất cả pháp?)

 

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Vì sao Bát nhã Ba la mật chẳng tư duy sắc cho đến chẳng tư duy Nhất thiết trí trí?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Bởi Bát nhã Ba la mật đây đối sắc chẳng tư duy tất cả tướng, cũng chẳng tư duy tất cả sở duyên, vậy nên chẳng tư duy sắc. Cho đến đối Nhất thiết trí trí chẳng tư duy tất cả tướng, cũng chẳng tư duy tất cả sở duyên, vậy nên chẳng tư duy Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu Bồ Tát chẳng tư duy sắc cho đến chẳng tư duy Nhất thiết trí trí làm sao tăng trưởng căn lành đã trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã trồng, làm sao viên mãn Ba la mật? Nếu chẳng viên mãn Ba la mật, làm sao chứng được sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát chẳng tư duy sắc cho đến chẳng tư duy Nhất thiết trí trí. Khi ấy Bồ Tát bèn năng tăng trưởng căn lành đã trồng. Vì căn lành đã trồng được tăng trưởng, nên mới năng viên mãn Ba la mật. Ba la mật được viên mãn, thời năng chứng được sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Vì sao? Thiện Hiện! Các Bồ Tát chẳng tư duy sắc cho đến chẳng tư duy Nhất thiết trí trí mới có thể tu đầy đủ các Bồ Tát hạnh, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Duyên nào Bồ Tát cần chẳng tư duy sắc cho đến chẳng tư duy Nhất thiết trí trí, mới có thể tu đầy đủ các Bồ Tát hạnh chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát nếu tư duy sắc cho đến tư duy Nhất thiết trí trí thời có sở đắc. Vì có sở đắc bèn chấp trước cõi Dục, cõi Sắc, Vô sắc. Nếu chấp trước ba cõi thời chẳng thể tu đầy đủ Bồ Tát hạnh, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Nếu Bồ Tát chẳng tư duy sắc cho đến chẳng tư duy Nhất thiết trí trí là vô sở đắc. Vì vô sở đắc nên chẳng chấp trước cõi Dục, cõi Sắc, Vô sắc, cho đến tu đầy đủ Bồ Tát hạnh, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát muốn được tu đầy đủ Bồ Tát hạnh, muốn mau chứng được sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, phải siêng tu học Bát Nhã thẳm sâu, chẳng nên tư duy chấp trước các pháp.

 

(Bát Nhã thẳm sâu trụ chỗ nào?)

 

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Nếu Bồ Tát tinh siêng tu học Bát Nhã thẳm sâu phải trụ nơi nào?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát tinh siêng tu học Bát Nhã thẳm sâu chẳng nên trụ sắc, cho đến chẳng nên trụ Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Duyên nào Bồ Tát tinh siêng tu học Bát Nhã thẳm sâu chẳng nên trụ sắc cho đến chẳng nên trụ Nhất thiết trí trí?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát tinh siêng tu học Bát Nhã thẳm sâu, vì đối tất cả các pháp không chấp trước, nên chẳng trụ sắc, cho đến chẳng trụ Nhất thiết trí trí. Vì sao? Thiện Hiện! Bồ Tát này chẳng thấy có pháp khả đối trong ấy mà khởi chấp trước và khả an trụ.

Thiện Hiện! Bồ Tát như thế đem vô sở trước và vô sở an trụ mà làm phương tiện, tinh siêng tu học Bát Nhã thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát khởi nghĩ như vầy: Nếu năng được vô sở chấp trước vô sở an trụ như thế, tinh tấn tu hành Bát Nhã thẳm sâu, là tu Bát Nhã, là hành Bát Nhã. Ta năng được vô sở chấp trước như thế tu Bát Nhã thẳm sâu, Ta năng được vô sở chấp trước như thế là hành Bát Nhã thẳm sâu, là hành Bát nhã Ba la mật.

Thiện Hiện! Bồ Tát này do nghĩ như thế, lấy tướng chấp trước, thì xa lìa Bát nhã Ba la mật. Nếu xa lìa Bát nhã Ba la mật thời xa lìa tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật. Cũng xa lìa nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Cũng xa lìa chơn như cho đến bất tư nghì giới. Nói rộng ra, cũng xa lìa tất cả pháp Phật. Vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật vô sở chấp trước đối tất cả pháp. Vì sao? Bát Nhã thẳm sâu đều vô tự tánh khá đối các pháp có sở chấp trước.

Vậy nên, Thiện Hiện! Các Bồ Tát khi tu hành Bát Nhã Ba mật khởi nghĩ như vầy: Đây là Bát nhã Ba la mật, ta hành Bát Nhã, thời Bồ Tát này tu hành Bát Nhã đối với tất cả pháp và đối với Bát Nhã thẳm sâu đều có chấp trước.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát khi tu hành Bát Nhã khởi tưởng như vầy: Đây là Bát nhã Ba la mật, ta hành Bát nhã Ba la mật tức là thực hành toàn bộ thật tướng các pháp. Bồ Tát này do khởi tưởng đây bèn lui Bát nhã Ba la mật. Nếu lui Bát nhã Ba la mật thời là lui mất tất cả bạch pháp.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát khởi nghĩ như vầy: An trụ Bát Nhã thẳm sâu là nhiếp thọ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Ba la mật cho đến nhiếp thọ Nhất thiết trí trí. Bồ Tát này lui mất Bát nhã Ba la mật. Nếu lui mất Bát nhã Ba la mật thời chẳng năng nhiếp thọ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Ba la mật, cho đến chẳng năng nhiếp thọ Nhất thiết trí trí. Vì sao? Thiện Hiện! Chẳng phải lìa Bát nhã Ba la mật năng khắp nhiếp thọ Bồ đề phần pháp và năng chứng được Nhất thiết trí trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát khởi nghĩ như vầy: An trụ Bát nhã Ba la mật bèn đối Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề định được nhận ký. Bồ Tát này thời lui mất Bát nhã Ba la mật. Nếu lui mất Bát nhã Ba la mật, thời đối Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề chẳng được nhận ký. Vì sao? Thiện Hiện! Chẳng phải lìa Bát nhã Ba la mật khá đối Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề được nhận ký vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát khởi nghĩ như vầy: An trụ Bát nhã Ba la mật thời năng dẫn phát bố thí cho đến tĩnh lự Ba la mật. Như vậy, cho đến năng dẫn phát đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Bồ Tát này như vậy là thối thất Bát nhã Ba la mật. Nếu thối thất Bát nhã Ba la mật thời chẳng năng dẫn phát bố thí cho đến tĩnh lự Ba la mật. Như vậy, cho đến chẳng năng dẫn phát đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Vì sao? Thiện Hiện! Chẳng phải lìa Bát nhã Ba la mật mà năng dẫn phát an trụ thắng pháp.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát khởi nghĩ như vầy: Phật biết các pháp không tướng nhiếp thọ, tự chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Được Bồ đề rồi, vì các hữu tình tuyên nói khai chỉ thật tướng các pháp, Bồ Tát này nghĩ như vậy là thối thất Bát Nhã thẳm sâu. Vì sao? Thiện Hiện! Như Lai đối với các pháp: không hay, không biết, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì thật tánh các pháp chẳng thể hay biết, chẳng thể thi thiết, làm sao có hay biết nói chỉ tất cả pháp ấy được? Nếu nói thật có hay biết nói chỉ tất cả pháp ấy được là không có lẽ ấy.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát tu hành Bát nhã Ba la mật, làm sao xa lìa được các lỗi lầm như thế?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát tu hành Bát Nhã khởi nghĩ như vầy: Tất cả pháp vô sở hữu chẳng thể nắm bắt. Nếu pháp vô sở hữu chẳng thể nắm bắt thời không có kẻ năng hiện Đẳng giác, cũng không có năng tuyên nói khai chỉ. Nếu hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật lìa các lỗi lầm.

Đại Bồ Tát nào chấp trước pháp vô sở hữu không thể nắm bắt, thì xa lìa Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Thiện Hiện! Vì Bát Nhã thẳm sâu không có chấp trước và nắm giữ các pháp. Nếu chấp trước và nắm giữ các pháp thì xa lìa Bát nhã Ba la mật.

 

(Bát Nhã đối với tất cả pháp xa lìa hay chẳng xa lìa?)

 

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đối với Bát nhã Ba la mật là xa lìa hay chẳng xa lìa? Tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí, đối với tịnh lự cho đến bố thí Ba la mật là xa lìa hay chẳng xa lìa? Nói rộng ra, nếu mười tám pháp không đối với mười tám pháp không v.v… cho đến Nhất thiết trí đối với Nhất thiết trí xa lìa hay chẳng xa lìa, thì làm sao đại Bồ Tát có thể tránh được chấp trước mà dẫn phát Nhất thiết trí? Nếu Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí đối với Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí xa lìa hay chẳng xa lìa, thì làm sao đại Bồ Tát có thể tránh được chấp trước mà dẫn phát Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đối Bát nhã Ba la mật chẳng xa lìa chẳng phải chẳng xa lìa. Vậy nên, đại Bồ Tát tránh được chấp trước mà dẫn phát Bát nhã Ba la mật. Tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đối tĩnh lự cho đến bố thí Ba la mật chẳng xa lìa chẳng phải chẳng xa lìa. Vậy nên, đại Bồ Tát có thể tránh được chấp trước dẫn phát tĩnh lự cho đến bố thí Ba la mật. Nói rộng ra, mười tám pháp không đối với mười tám pháp không v.v… cho đến Nhất thiết trí đối với Nhất thiết trí chẳng xa lìa hay chẳng phải chẳng xa lìa. Vậy nên, đại Bồ Tát tránh được chấp trước mà dẫn phát Bát nhã Ba la mật. Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí đối với Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí chẳng xa lìa hay chẳng phải chẳng xa lìa. Vậy nên, đại Bồ Tát tránh được chấp trước mà dẫn phát Bát nhã Ba la mật.

Bát nhã Ba la mật đối với Bát nhã Ba la mật chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Xa lìa hay chẳng xa lìa là nhị biên đối đãi. Không rơi vào nhị biên đối đãi thì tránh được chấp trước. Nếu không chấp trước thì đại Bồ Tát có thể dẫn phát Bát nhã Ba la mật. Tất cả pháp đối với tất cả các pháp cũng lại như thế. Nếu xa lìa hay chẳng xa lìa đều bỏ thì không rơi vào nhị biên đối đãi, nghĩa là không còn chấp trước, tâm thể mới được rỗng rang, tha hồ muốn làm gì cũng tự tại. Vì sao? Vì chẳng phải chính tự tánh, chẳng phải lìa tự tánh, mà năng an trụ dẫn phát tự tánh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát tu hành Bát nhã Ba la mật chẳng chấp trước sắc rằng đây là sắc, sắc đây thuộc kia. Cũng chẳng chấp trước thọ tưởng hành thức rằng đây là thọ tưởng hành thức, thọ tưởng hành thức đây thuộc kia. Như vậy cho đến chẳng chấp trước Nhất thiết trí trí rằng đây là Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí đây thuộc kia.

Thiện Hiện! Bồ Tát này đối tất cả pháp như thế vì không chấp trước nên mới năng dẫn phát được Bát Nhã cho đến bố thí Ba la mật. Cho đến năng dẫn phát được Nhất thiết trí trí. Vì sao? Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát tu hành Bát nhã Ba la mật, đối với các pháp có sở chấp trước rằng đây là pháp, pháp đây thuộc kia, thời chẳng năng tùy ý dẫn phát được công đức an trụ thắng diệu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát tu hành Bát nhã Ba la mật chẳng quán sắc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng quán thọ tưởng hành thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Cho đến chẳng quán Nhất thiết trí trí hoặc thường  hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh  hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Bồ Tát Ma ha tát này đối tất cả pháp như thế vì chẳng quán sát nên mới năng dẫn phát được Bát Nhã cho đến bố thí Ba la mật. Như vậy, cho đến năng dẫn phát được Nhất thiết trí trí. Vì sao? Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát tu hành Bát Nhã đối trong các pháp có sở quán sát hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa, thời chẳng năng tùy ý dẫn phát được công đức an trụ thắng diệu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát tu hành Bát Nhã đồng thời là tu hành tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật. Cũng là an trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới. Cũng là an trụ khổ tập diệt đạo Thánh đế. Cũng là tu hành bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi. Cũng là tu hành bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Cũng là tu hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Cũng là tu hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Cũng là tu hành Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng là tu hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Cũng là tu hành Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Cũng là tu hành tất cả Bồ Tát hạnh. Cũng là tu hành chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Cũng là tu hành Nhất thiết trí trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát Nhã thẳm sâu tùy đi chỗ nào, tất cả những gì thuộc Ba la mật và tất cả Bồ đề phần pháp thảy đều đi theo. Bát Nhã thẳm sâu tùy đến chỗ nào, thì tất cả những gì thuộc Ba la mật và tất cả Bồ đề phần pháp thảy đều đến theo. Như vua Chuyển luân tùy đi chỗ nào thì bốn thứ dũng quân đều đi theo. Vua Chuyển luân kia tùy đến chỗ nào bốn thứ dũng quân đều theo đến. Bát Nhã thẳm sâu cũng lại như thế, tuy có đi đâu và có đến chỗ nào, thì tất cả những gì thuộc Ba la mật và tất cả Bồ đề phần pháp đều đi theo đến, chỗ rốt ráo đó là Nhất thiết trí trí.

Thiện Hiện! Như kẻ đánh xe giỏi ngồi xe tứ mã khiến tránh đường hiểm, đi đường chính, ý muốn đến chỗ nào thì sẽ đến được chỗ đó. Cũng vậy, Bát nhã Ba la mật và tất cả các Bồ đề phần pháp, khiến tránh đạo sanh tử, hành đạo tự lợi lợi tha, để đến chỗ mong cầu là Nhất thiết trí trí.

 

(Thế nào là đạo, thế nào chẳng phải đạo của Bồ Tát?)

 

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là đạo, thế nào là chẳng phải đạo của các Bồ Tát?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Đạo Trời người, đạo Thanh văn, đạo Độc giác chẳng phải là đạo của các Bồ Tát, bởi vì nương theo đó thì không thể đạt đến Nhất thiết trí trí. Bát Nhã thẩm sâu phát sanh sáu pháp Ba la mật là đạo của các Bồ Tát, bởi vì nương vào đó thì chắc chắn có thể đạt đến Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã thẳm sâu xuất hiện thế gian làm xong đại sự, chỗ gọi chỉ rõ tướng đạo chẳng phải đạo cho các Bồ Tát, khiến các Bồ Tát biết là đạo chẳng phải đạo, mau chứng được Nhất thiết trí trí chăng?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Như vậy, như ngươi đã nói! Bát Nhã thẳm sâu xuất hiện thế gian làm xong đại sự, chỗ gọi chỉ rõ tướng đạo chẳng phải đạo cho các Bồ Tát biết, để Bồ Tát theo đây mau chứng được Nhất thiết trí trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát Nhã thẳm sâu xuất hiện thế gian làm xong đại sự, chỗ gọi độ thoát vô lượng vô số vô biên hữu tình, khiến được lợi ích an vui thù thắng.

Thiện Hiện phải biết: Bát Nhã thẳm sâu dù thực hiện vô biên lợi ích an vui cho người, mà đối việc như vậy cũng không chấp đắm.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát Nhã thẳm sâu mặc dù thị hiện làm sự nghiệp nhưng không chấp đắm sắc, không chấp đắm thọ tưởng hành thức. Như vậy, cho đến tuy thường thị hiện làm sự nghiệp nhưng không chấp đắm Nhất thiết trí trí. Tuy thường thị hiện việc làm của Thanh văn Độc giác, mà đối việc đó cũng không chấp đắm.

Thiện Hiện! Bát Nhã thẳm sâu dù thường hay dẫn dắt tất cả chúng Bồ Tát tới Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, xa lìa Thanh văn Độc giác mà đối với các pháp vô sanh vô diệt, vì lấy tánh pháp trụ làm định lượng vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Bát Nhã thẳm sâu đối tất cả pháp vô sanh vô diệt, Bồ Tát làm sao khi hành Bát Nhã thẳm sâu vì các hữu tình hành bố thí, trì tịnh giới, khởi an nhẫn, siêng tinh tấn, trụ tĩnh lự, tu Bát Nhã được?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát khi tu hành Bát Nhã duyên Nhất thiết trí trí vì các hữu tình hành bố thí được, trì tịnh giới, khởi an nhẫn, siêng tinh tấn, trụ tĩnh lự, tu Bát Nhã được.

Thiện Hiện! Bồ Tát đó đem căn lành này ban cho các hữu tình rồi cùng nhau hồi hướng Nhất thiết trí trí. Hồi hướng Nhất thiết trí trí như vậy chính là tu sáu pháp Ba la mật mau được viên mãn, cũng là tu từ, bi, hỷ, xả mau được viên mãn. Cho đến khi an tọa tòa Bồ đề vi diệu, vị ấy thường không xa lìa sáu pháp Ba la mật này. Ai không xa lìa sáu pháp Ba la mật này thì không xa lìa Nhất thiết trí trí.

Vì vậy, này Thiện Hiện! Bồ Tát nào muốn mau chứng đắc Nhất thiết trí trí, thì phải tinh tấn tu học sáu pháp Ba la mật. Bồ Tát nào siêng năng tu học hành trì sáu pháp Ba la mật này, thì tất cả căn lành mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc Nhất thiết trí trí. Vì vậy, này Thiện Hiện! Các Bồ Tát phải thường tương ưng với sáu pháp Ba la mật, chớ có lìa bỏ nhau.

 

(Bồ Tát làm sao cùng sáu Ba la mật thường tương ưng

chớ lìa bỏ nhau?)

 

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Bồ Tát làm sao cùng sáu thứ Ba la mật thường chung tương ưng chớ bỏ lìa nhau?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát như thật quán sắc chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như thật quán thọ tưởng hành thức chẳng tương ưng, chẳng  phải chẳng tương ưng. Cho đến như thật quán Nhất thiết trí trí chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Bồ Tát này năng cùng sáu thứ Ba la mật thường chung tương ưng, chẳng bỏ lìa nhau.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát hằng khởi nghĩ này: Ta chẳng nên trụ sắc, cũng chẳng nên trụ phi sắc. Ta chẳng nên trụ thọ tưởng hành thức, chẳng nên trụ phi thọ tưởng hành thức; cũng chẳng nên trụ Nhất thiết trí trí, cũng chẳng nên trụ phi Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì sắc chẳng năng trụ chẳng sở trụ, thọ tưởng hành thức cũng chẳng năng trụ chẳng sở trụ. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí trí chẳng năng trụ chẳng sở trụ vậy. Thiện Hiện! Bồ Tát này hành như vậy tức cùng sáu thứ Ba la mật thường chung tương ưng, chẳng bỏ lìa nhau. Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát năng dùng phương tiện vô trụ như thế tu hành sáu thứ Ba la mật, Bồ Tát này chóng chứng Nhất thiết trí trí.

Thiện Hiện! Ví như có người muốn ăn quả xoài hay mãng cầu, trước lấy hột của nó, gieo chỗ đất mầu mỡ, tùy thời tưới bón, chăm sóc gìn giữ. Cây lần lữa sanh trưởng nhánh lá, hòa hợp thời tiết bèn có hoa quả. Quả chín rồi, lấy đó mà ăn.

Như vậy, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát muốn được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, trước học sáu thứ Ba la mật. Lại đối hữu tình dùng bố thí, hoặc ái ngữ, hoặc lợi hành, hoặc đồng sự mà nhiếp thọ. Đã nhiếp thọ rồi, dạy chúng an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật. Đã an trụ rồi giải thoát tất cả sanh lão bệnh tử, chứng được an vui rốt ráo. Bồ Tát như vậy sẽ được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp độ vô lượng chúng sanh.

Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát muốn đối các pháp chẳng nhờ duyên người mà mình tự liễu ngộ, muốn thành thục tất cả hữu tình, muốn khéo trang nghiêm cõi Phật, muốn mau ngồi tòa Bồ đề vi diệu, muốn uốn dẹp tất cả ma quân, muốn chóng chứng Nhất thiết trí trí, muốn quay xe pháp cứu thoát chúng hữu tình an vui rốt ráo. Cần học sáu thứ Ba la mật, dùng bốn nhiếp sự phương tiện nhiếp dẫn chúng hữu tình. Đã nhiếp dẫn rồi nên khiến an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật. Bồ Tát như thế nên đối Bát nhã Ba la mật thường nên siêng tu học. (Q.461. ĐBN)

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Phật nói Bồ Tát nên đối Bát nhã Ba la mật thường siêng tu học chăng?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Như vậy, như vậy! Ta nói Bồ Tát nên đối Bát nhã Ba la mật thường siêng tu học.

Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát muốn đối các pháp được đại tự tại, nên học Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Vì Bát Nhã thẳm sâu đủ đại thế lực, khiến các Bồ Tát đối tất cả pháp được tự tại vậy.

Thiện Hiện! Phải biết Bát nhã Ba la mật là diệu môn các pháp lành hướng tới, ví như cửa biển là chỗ của tất cả nước đổ vào. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu chúng Thanh văn thừa, hoặc Độc giác thừa, hoặc Bồ Tát thừa, đều đối Bát Nhã thẳm sâu đây thường nên siêng tu học.

Thiện Hiện! Các Bồ Tát đối Bát nhã Ba la mật đây khi siêng tu học, nên đối nội không cho đến vô tánh tự tánh không cũng thường an trụ. Nên đối chơn như cho đến bất khả tư nghì giới cũng thường an trụ. Nên đối tứ Thánh đế cho đến ba mươi bảy pháp trợ đạo cũng thường tu học. Nên đối bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng thường tu học. Nên đối tám giải thoát cho đến mười biến xứ cũng thường tu học. Nên đối không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng thường tu học. Nên đối Bồ Tát thập địa cũng thường tu học. Nên đối tất cả Đà la ni, Tam ma địa môn cũng thường tu học. Nên đối năm nhãn, sáu thần thông cũng thường tu học. Nên đối Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng thường tu học. Nên đối pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng thường tu học. Nên đối Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí cũng thường tu học. Nên đối tất cả Bồ Tát hạnh cho đến đối chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cũng thường tu học. Nên đối Nhất thiết trí trí cũng thường tu học.

Thiện Hiện! Ví như người bắn giỏi, áo mũ kiên cố, cung tên như ý, chẳng sợ oán địch. Các Bồ Tát cũng lại như thế, nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật phương tiện khéo léo, đủ các công đức, tất cả dị luận của ma quân ngoại đạo chẳng khuất phục được. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát muốn mau chứng được Nhất thiết trí trí, nên siêng tu học Bát Nhã thẳm sâu.

Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát đối Bát nhã Ba la mật thường siêng tu học, bèn được chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới thường cùng hộ niệm.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường siêng tu học Bát Nhã thẳm sâu, bèn được chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới cùng hộ niệm?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát đối với Bát nhã Ba la mật thường siêng tu học, tức thường tu hành bố thí Ba la mật cho đến tu hành Nhất thiết trí trí. Do đây được chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới thường cùng hộ niệm.

 

(Bồ Tát tuy có nhiều thứ để học mà không sở học?)

 

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Tại sao các Bồ Tát này tu hành bố thí Ba la mật cho đến tu hành Nhất thiết trí trí, bèn được chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới thường cùng hộ niệm?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Bồ Tát này khi tu hành bố thí Ba la mật, quán bố thí bất khả đắc. Cho đến khi tu hành Nhất thiết trí trí, quán Nhất thiết trí trí bất khả đắc, nên được chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới thường cùng hộ niệm.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như vậy, chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thấy sắc bất khả đắc, nên thường cùng hộ niệm đại Bồ Tát này. Thấy thọ tưởng hành thức bất khả đắc, nên thường cùng hộ niệm Bồ Tát này. Cho đến thấy Nhất thiết trí trí bất khả đắc, nên thường hộ niệm Bồ Tát này.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như vậy, chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới chẳng vì sắc, nên thường cùng hộ niệm Bồ Tát này. Chẳng vì thọ tưởng hành thức, nên thường cùng hộ niệm Bồ Tát này. Cho đến chẳng vì Nhất thiết trí trí, nên thường cùng hộ niệm Bồ Tát này.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát tuy có nhiều thứ để học mà không sở học chăng?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Như vậy! Các Bồ Tát tuy có nhiều thứ để học mà không sở học. Vì sao? Vì thật không có pháp để Bồ Tát tu học.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Vì các Bồ Tát hoặc nghe giảng lược hoặc thuyết rộng các pháp tương ưng sáu pháp Ba la mật, nếu Bồ Tát muốn mau chứng Nhất thiết trí trí, đối pháp tương ưng sáu pháp Ba la mật, hoặc giảng lược hoặc thuyết rộng, đều nên lắng nghe thọ trì đọc tụng, thông suốt rốt ráo. Đã thông suốt rồi, như lý suy nghĩ. Đã suy nghĩ rồi, nên quán sát kỹ. Đã quán sát kỹ, phải làm cho tâm và tâm sở không bị lay động bởi cảnh mà nó duyên theo?

Phật bảo:

- Đúng vậy! Đúng như ngươi đã nói! Lại nữa, Thiện Hiện! Lúc các Bồ Tát siêng năng tu tập giáo pháp tương ưng với sáu pháp Ba la mật mà chư Phật Thế Tôn đã giảng nói hoặc lược tóm, hoặc thuyết rộng thì phải biết rõ như thật tướng rộng, hẹp của các pháp.

 

(Bồ Tát đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng rộng hẹp?)

 

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng rộng hẹp?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát như thật rõ biết sắc như, thọ tưởng hành thức như. Như thật biết rõ mười hai xứ như cho đến mười tám giới như. Như thật biết rõ tướng nhãn xúc như cho đến tướng ý xúc như. Như thật biết rõ tướng nhãn xúc như làm duyên sanh ra các thọ như cho đến tướng ý xúc như làm duyên sanh ra các thọ như. Như thật biết rõ tướng địa giới như cho đến tướng thức giới như. Như thật biết rõ tướng bố thí như cho đến tướng Bát nhã Ba la mật như. Như thật biết rõ tướng nội không như cho đến tướng vô tánh tự tánh không như. Như thật biết rõ tướng tứ Thánh đế như cho đến tướng ba mươi bảy trợ đạo như. Nói rộng ra, như thật biết rõ tướng Nhất thiết trí như cho đến tướng Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí như. Như thật biết rõ tướng quả Dự lưu, cho đến tướng Độc giác Bồ đề như. Như thật biết rõ tướng Bồ Tát hạnh cho đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề như. Như thật biết rõ tướng Nhất thiết trí trí như. Bồ Tát này đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng rộng hẹp.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Sao là tướng sắc như (tướng chơn như của sắc), tướng thọ tưởng hành thức như? Cho đến sao là tướng Nhất thiết trí trí như, các Bồ Tát như thật biết rõ, nên đối với tất cả pháp như thật biết rõ tướng rộng hẹp?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Sắc như không sanh không diệt, cũng không trụ khác mà khá thi thiết, đấy gọi tướng sắc như. Thọ tưởng hành thức như không sanh không diệt, cũng không trụ khác mà khá thi thiết, đấy gọi tướng thọ tưởng hành thức như. Cho đến Nhất thiết trí trí như không sanh không diệt, cũng không trụ khác mà khá thi thiết, đấy gọi tướng Nhất thiết trí trí như. Các Bồ Tát biết rõ như thật và học trong đó thì có thể biết rõ như thật tướng rộng hẹp của các pháp.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát như thật rõ biết tướng sắc thật tế (biên tế cuối cùng của sắc), tướng thọ tưởng hành thức thật tế; cho đến như thật biết rõ tướng Nhất thiết trí trí thật tế. Bồ Tát này đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng rộng hẹp.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Sao là tướng sắc thật tế, sao là tướng thọ tưởng hành thức thật tế. Cho đến sao là tướng Nhất thiết trí trí thật tế, các Bồ Tát như thật biết rõ mà đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng rộng hẹp?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Sắc không ngằn mé, đấy gọi tướng sắc thật tế. Thọ tưởng hành thức không ngằn mé, đấy gọi tướng thọ tưởng hành thức thật tế. Cho đến Nhất thiết trí trí không ngằn mé, đấy gọi tướng Nhất thiết trí trí thật tế, các Bồ Tát biết rõ như thật và học trong đó thì có thể biết rõ như thật tướng rộng hẹp của các pháp.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát như thật rõ tướng sắc pháp giới, tướng thọ tưởng hành thức pháp giới. Cho đến như thật biết rõ tướng Nhất thiết trí trí pháp giới, Bồ Tát này đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng rộng hẹp.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Sao là tướng sắc pháp giới, tướng thọ tưởng hành thức pháp giới. Cho đến sao là tướng Nhất thiết trí trí pháp giới, các Bồ Tát như thật biết rõ mà đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng rộng hẹp?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Sắc như hư không không chướng không ngại, không sanh không diệt, không đứt không nối mà khá thi thiết, đấy gọi tướng sắc pháp giới. Thọ tưởng hành thức như hư không, không chướng không ngại, không sanh không diệt, không dứt không nối mà khá thi thiết, đấy gọi tướng thọ tưởng hành thức pháp giới. Cho đến Nhất thiết trí trí như hư không, không chướng không ngại, không sanh không diệt, không dứt không nối mà khá thi thiết, đấy gọi tướng Nhất thiết trí trí pháp giới. Các Bồ Tát như thật biết rõ như thật và học trong đó thì có thể biết rõ như thật tướng rộng hẹp của các pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát phải làm sao biết tướng rộng hẹp tất cả pháp?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát như thật biết rõ tất cả pháp chẳng hợp chẳng tan. Bồ Tát này biết tướng rộng hẹp tất cả pháp như thế.

 

(Tất cả pháp nào chẳng hợp chẳng tan?)

 

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp nào chẳng hợp chẳng tan?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Sắc chẳng hợp chẳng tan, thọ tưởng hành thức chẳng hợp chẳng tan. Mười hai xứ cho đến mười tám giới chẳng hợp chẳng tan. Nhãn xúc cho đến ý xúc chẳng hợp chẳng tan. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng hợp chẳng tan. Địa giới cho đến thức giới chẳng hợp chẳng tan. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên chẳng hợp chẳng tan. Vô minh cho đến lão tử chẳng hợp chẳng tan. Tham, sân, si chẳng hợp chẳng tan. Cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc chẳng hợp chẳng tan. Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật chẳng hợp chẳng tan. Nội Không cho đến vô tánh tự tánh Không chẳng hợp chẳng tan. Chơn như cho đến bất tư nghì giới chẳng hợp chẳng tan. Tứ đế cho đến ba mươi bảy pháp trợ đạo chẳng hợp chẳng tan. Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp bất cộng chẳng hợp chẳng tan. Ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo chẳng hợp chẳng tan. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả chẳng hợp chẳng tan. Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí chẳng hợp chẳng tan. Quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề chẳng hợp chẳng tan. Bồ Tát hạnh cho đến chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề chẳng hợp chẳng tan. Nhất thiết trí trí chẳng hợp chẳng tan. Hữu vi giới chẳng hợp chẳng tan. Vô vi giới chẳng hợp chẳng tan. Vì sao? Các pháp như thế đều không tự tánh. Nếu không tự tánh thời vô sở hữu. Nếu vô sở hữu thời chẳng thể nói có hợp có tan. Các Bồ Tát đối tất cả pháp biết rõ như thế, thời biết rõ được tướng rộng hẹp.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Như vậy gọi là tóm lược tất cả Ba la mật. Nếu các Bồ Tát học ở trong đó thì có thể làm được nhiều việc.

Bạch Thế Tôn! Như vậy tóm nhiếp Ba la mật, Bồ Tát sơ phát tâm cho đến Bồ Tát thập địa đối trong nên thường tu học. Nếu Bồ Tát học tóm nhiếp Ba la mật đây đối tất cả pháp như thật biết được tướng rộng hẹp.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Đúng vậy, đúng như ngươi đã nói! Thiện Hiện! Phải biết pháp môn tóm nhiếp Ba la mật như thế, các Bồ Tát lợi căn vào được, kẻ độn căn chẳng vào được. Người siêng năng tinh tấn mới vào được, người lười biếng không vào được. Người đầy đủ chánh niệm mới vào được, người không đầy đủ chánh niệm chẳng vào được. Người đầy đủ trí tuệ vi diệu mới vào được, người không có trí tuệ chẳng vào được.

Thiện Hiện! Bồ Tát nào muốn trụ ở địa vị Bất thối chuyển thì phải siêng năng tìm cách thâm nhập pháp môn này, Bồ Tát trụ địa thứ mười (Pháp Vân địa) cũng phải siêng năng tìm cách thâm nhập pháp môn này. Cho đến Bồ Tát muốn đạt được Nhất thiết trí trí cũng phải tìm cách thâm nhập pháp môn này.

Thiện Hiện! Bồ Tát nào học theo y chỉ (sự nương vào) của Bát nhã Ba la mật này thì Bồ Tát đó liền có thể theo học bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Cũng có thể học nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Cũng có thể học chơn như cho đến bất tư nghì giới. Cũng có thể học khổ tập diệt đạo Thánh đế. Cũng có thể học bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi. Cũng có thể học bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Cũng có thể học tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Cũng có thể học không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Cũng có thể học Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng có thể học pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Cũng có thể học Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Cũng có thể học tất cả Bồ Tát hạnh. Cũng có thể học chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Cũng có thể học Nhất thiết trí trí.

Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát đúng như Bát Nhã thẳm sâu đã nói mà nương dựa tu học, Bồ Tát này như vậy càng gần sở cầu Nhất thiết trí trí.

Bồ Tát nào học theo y chỉ của Bát nhã Ba la mật này thì tất cả nghiệp chướng và ma sự của Bồ Tát ấy vừa phát sanh liền bị tiêu diệt. Vì vậy, Thiện Hiện! Bồ Tát nào muốn mau diệt trừ tất cả nghiệp chướng và các ma sự, muốn đúng đắn nhiếp thọ sức phương tiện thiện xảo thì nên học Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu khi Bồ Tát hành Bát Nhã đây, tu Bát Nhã đây, tập Bát Nhã đây, khi ấy Bồ Tát bèn được chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới hiện đang thuyết pháp, thường chung hộ niệm. Vì sao? Thiện Hiện! Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều từ Bát Nhã thẳm sâu mà xuất hiện vậy.

Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát năng hành Bát Nhã, phải khởi nghĩ này: Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đã chứng được Pháp, ta cũng sẽ chứng được. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ Tát nên siêng tu học Bát Nhã thẳm sâu. Nếu siêng tu học Bát Nhã thẳm sâu, chóng chứng Nhất thiết trí trí.

Vậy nên, các Bồ Tát chẳng nên bỏ tác ý tương ưng Bát Nhã thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát đối Bát Nhã đây như thật tu hành chỉ trong khoảnh gảy móng tay, chỗ được nhóm phước đức ấy rất nhiều. Giả sử có người giáo hóa tất cả hữu tình ở tam thiên đại thiên thế giới đều khiến an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, hoặc khiến an trụ giải thoát và giải thoát tri kiến, hoặc khiến an trụ quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Người này dù được nhóm phước vô lượng mà cũng chẳng bì kịp như thật tu hành Bát Nhã thẳm sâu trong khoảnh gảy móng tay chỗ được nhóm phước nhiều hơn kẻ trước. Vì sao? Thiện Hiện! Vì Bát nhã Ba la mật như thế thường sanh tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự; năng sanh tất cả giải thoát và giải thoát tri kiến; năng sanh tất cả quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Chư Phật Thế Tôn hiện tại mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới đều do Bát Nhã thẳm sâu mà được xuất sanh. Chư Phật quá khứ vị lai cũng vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát chẳng xa lìa tác ý tương ưng Bát Nhã thẳm sâu, tu hành Bát Nhã chỉ trong giây lát, hoặc nửa ngày, hoặc một ngày, hoặc nửa tháng, hoặc một tháng, hoặc một năm, hoặc trăm năm, hoặc hơn thế nữa, Bồ Tát này chỗ được nhóm phước đức rất nhiều hơn giáo hóa tất cả hữu tình mười phương thế giới đều ngang như cát Căng già, đều khiến an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự; hoặc khiến an trụ giải thoát trí kiến, hoặc khiến an trụ quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Vì sao? Vì do Bát nhã Ba la mật đây mà chư Phật Thế Tôn quá khứ, vị lai, hiện tại xuất sanh vì các hữu tình như thật thi thiết bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật; thi thiết giải thoát và giải thoát trí kiến; như thật thi thiết quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề; như thật thi thiết chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Nên nhóm phước này hơn hẳn phước đức kia.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát y chỉ đúng như Bát Nhã đã nói mà trụ, phải biết Bồ Tát này chẳng quay lui nữa, thường được chư Phật hộ niệm, trọn nên phương tiện khéo léo hơn cả. Đã từng gần gũi cúng dường vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức Phật, ở chỗ chư Phật đã trồng vô lượng căn lành vi diệu. Đã được vô lượng chơn thiện tri thức nhiếp thọ. Đã lâu tu tập bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Đã lâu an trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Đã lâu an trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới. Đã lâu an trụ khổ tập diệt đạo Thánh đế. Đã lâu tu tập bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi. Đã lâu tu tập bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Nói rộng ra, đã lâu tu tập Nhất thiết trí trí.

Phải biết Bồ Tát này trụ bậc đồng chơn, tất cả sở nguyện đều được đầy đủ, thường thấy chư Phật, đối các căn lành hằng chẳng xa lìa, thường thành thục được sở hóa của hữu tình, thường nghiêm tịnh được cõi Phật. Từ một nước Phật tới một nước Phật, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, lóng nghe lãnh thọ tu hành pháp Vô thượng thừa.

Phải biết Bồ Tát này đã được biện tài vô tận. Đã được pháp Đà la ni vi diệu, trọn nên sắc thân tối thượng diệu. Đã được chư Phật trao ký viên mãn, vì độ hữu tình như chỗ mong muốn nên được thọ các thứ thân tự tại.

Phải biết Bồ Tát này khéo nhập sở duyên, khéo nhập hành tướng. Khéo nhập pháp có chữ, khéo nhập pháp phi chữ. Khéo nhập lời nói, khéo nhập không lời nói. Khéo nhập một ngôn ngữ, khéo nhập hai ngôn ngữ, khéo nhập nhiều ngôn ngữ. Khéo nhập ngôn ngữ nữ, khéo nhập ngôn ngữ nam, khéo nhập ngôn ngữ chẳng nữ chẳng nam. Khéo nhập ngôn ngữ thời quá khứ, khéo nhập ngôn ngữ thời vị lai, khéo nhập ngôn ngữ thời hiện tại. Khéo nhập các nghĩa, khéo nhập tưởng, khéo nhập hành, khéo nhập thức. Khéo nhập uẩn, khéo nhập xứ, khéo nhập giới. Khéo nhập duyên khởi, khéo nhập chi duyên khởi. Khéo nhập thế gian, khéo nhập Niết bàn. Khéo nhập pháp tướng, khéo nhập tướng hữu vi, khéo nhập tướng vô vi, khéo nhập tướng hữu vi vô vi. Khéo nhập hành tướng, khéo nhập phi hành tướng. Khéo nhập tướng tướng, khéo nhập tướng phi tướng. Khéo nhập hữu tánh, khéo nhập phi hữu tánh. Khéo nhập tánh mình, khéo nhập tánh người. Khéo nhập hợp, khéo nhập ly, khéo nhập hợp ly. Khéo nhập tương ưng, khéo nhập chẳng tương ưng, khéo nhập tương ưng chẳng tương ưng. Khéo nhập chơn như, khéo nhập tánh không hư vọng, khéo nhập tánh không biến đổi, khéo nhập pháp tánh, khéo nhập pháp giới, khéo nhập pháp định, khéo nhập pháp trụ. Khéo nhập duyên tánh, khéo nhập phi duyên tánh. Khéo nhập các Thánh đế. Khéo nhập bốn tịnh lự, khéo nhập bốn vô lượng, khéo nhập bốn định vô sắc. Khéo nhập sáu Ba la mật. Khéo nhập bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo. Khéo nhập tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Khéo nhập pháp môn Đà la ni, khéo nhập pháp môn Tam ma địa. Khéo nhập ba pháp môn giải thoát, khéo nhập tất cả tánh không. Khéo nhập năm loại mắt, khéo nhập sáu phép thần thông. Khéo nhập mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Khéo nhập pháp không quên mất, khéo nhập tánh luôn luôn xả. Khéo nhập Nhất thiết trí, khéo nhập Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Khéo nhập cảnh giới hữu vi, khéo nhập cảnh giới vô vi.

Khéo nhập giới, khéo nhập phi giới. Khéo nhập tác ý của sắc cho đến tác ý của thức. Khéo nhập tác ý của nhãn xứ cho đến tác ý của ý xứ. Khéo nhập tác ý của sắc xứ cho đến tác ý của pháp xứ. Khéo nhập tác ý của nhãn giới cho đến tác ý của ý giới. Khéo nhập tác ý của sắc giới cho đến tác ý của pháp giới. Khéo nhập tác ý của nhãn thức giới cho đến tác ý của ý thức giới. Khéo nhập tác ý của nhãn xúc cho đến tác ý của ý xúc. Khéo nhập tác ý của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cho đến tác ý của các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Khéo nhập tác ý của địa giới cho đến tác ý của thức giới. Khéo nhập tác ý của nhân duyên cho đến tác ý của tăng thượng duyên. Khéo nhập tác ý về vô minh cho đến tác ý về lão tử. Khéo nhập tác ý về bố thí cho đến tác ý về Bát nhã Ba la mật. Khéo nhập tác ý về pháp nội không cho đến tác ý về pháp vô tánh tự tánh không. Khéo nhập tác ý về chơn như cho đến tác ý về cảnh giới bất tư nghì. Nói rộng ra, khéo nhập tác ý về tất cả pháp Phật.

Khéo nhập tác ý về sắc và tướng không của sắc. Khéo nhập tác ý về thọ, tưởng, hành, thức và tướng không của thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy, cho đến khéo nhập vào Nhất thiết trí trí và tướng không của Nhất thiết trí trí. Khéo nhập đạo khinh an, khéo nhập đạo chẳng khinh an. Khéo nhập sanh, khéo nhập diệt, khéo nhập trụ và biến đổi. Khéo nhập chánh kiến, khéo nhập tà kiến. Khéo nhập kiến, khéo nhập phi kiến. Khéo nhập tham, sân, si, khéo nhập không tham, không sân, không si. Khéo nhập tất cả kiết sử trói buộc như kiến chấp triền cái, tùy miên, khéo nhập sự dứt trừ tất cả kiến sử trói buộc như kiến chấp, triền cái, tùy miên. Khéo nhập danh, khéo nhập sắc, khéo nhập danh sắc. Khéo nhập sở duyên duyên, khéo nhập tăng thượng duyên. Khéo nhập nhân duyên, khéo nhập đẳng vô gián duyên. Khéo nhập hành, khéo nhập tướng. Khéo nhập nhân, khéo nhập quả. Khéo nhập khổ, tập, diệt, đạo. Khéo nhập địa ngục và đường dẫn đến địa ngục. Khéo nhập bàng sanh và đường dẫn đến bàng sanh. Khéo nhập cõi quỷ và đường dẫn đến cõi quỷ. Khéo nhập cõi người và đường dẫn đến cõi người, khéo nhập cõi trời và đường dẫn đến cõi trời. Khéo nhập Dự lưu, quả Dự lưu, và đường dẫn đến quả Dự lưu. Khéo nhập Nhất lai, quả Nhất lai, và đường dẫn đến quả Nhất lai. Khéo nhập Bất hoàn, quả Bất hoàn, và đường dẫn đến quả Bất hoàn. Khéo nhập A la hán, quả A la hán, và đường dẫn đến quả A la hán. Khéo nhập Độc giác, Độc giác Bồ đề, và đường dẫn đến Độc giác Bồ đề. Khéo nhập tất cả Bồ Tát và Bồ Tát hạnh. Khéo nhập tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Khéo nhập tất cả Nhất thiết trí và đường dẫn đến Nhất thiết trí, khéo nhập Đạo tướng trí và đường dẫn đến Đạo tướng trí, khéo nhập Nhất thiết tướng trí và đường dẫn đến Nhất thiết tướng trí.

Khéo nhập căn, khéo nhập căn viên mãn, khéo nhập căn thắng liệt. Khéo nhập huệ, khéo nhập tập huệ, khéo nhập lợi (bén nhạy) huệ, khéo nhập tốc (nhanh) huệ, khéo nhập lực (mạnh) huệ, khéo nhập đạt (thắng lợi) huệ, khéo nhập quảng (rộng lớn) huệ, khéo nhập thâm (sâu) huệ, khéo nhập đại (to lớn) huệ, khéo nhập vô đẳng (không gì bằng) huệ, khéo nhập chơn thật huệ, khéo nhập trân bảo huệ. Khéo nhập đời quá khứ, khéo nhập đời vị lai, đời hiện tại. Khéo nhập phương tiện, khéo nhập nguyện của hữu tình. Khéo nhập ý muốn, khéo nhập tăng thượng ý muốn. Khéo nhập tướng văn nghĩa, khéo nhập các Thánh pháp. Khéo nhập phương tiện an lập ba thừa.  

Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát hành Bát Nhã thậm thâm, dẫn phát Bát Nhã thậm thâm, tu Bát Nhã thậm thâm thì được các loại lợi ích thù thắng như vậy.

(Đoạn kinh sau đây nói về tam huệ:

Hành, Dẫn và Tu Bát Nhã)

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát làm sao hành Bát Nhã thẳm sâu. Làm sao dẫn Bát Nhã thẳm sâu. Làm sao tu Bát Nhã thẳm sâu?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát nên quán sắc cho đến thức là điêu tàn, là hư hoại, là ly tán, chẳng tự tại, chẳng bền chắc, tánh hư ngụy, để hành Bát Nhã thẳm sâu.

Thiện Hiện! Còn điều ngươi hỏi là các Bồ Tát làm sao để dẫn phát Bát Nhã thẳm sâu thì câu trả lời là các Bồ Tát nên dẫn phát Bát Nhã thẳm sâu như dẫn phát cái không của hư không.

Thiện Hiện! Còn về việc ngươi hỏi là các Bồ Tát làm sao để tu Bát Nhã thẳm sâu thì câu trả lời là các Bồ Tát nên tu trừ khiển các pháp để tu Bát Nhã thẳm sâu.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát phải trải bao thời gian bao lâu để hành Bát Nhã, để dẫn Bát Nhã, để tu Bát Nhã thẳm sâu?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát nên từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu Bồ đề, nên hành, nên dẫn, nên tu Bát Nhã thẳm sâu.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát nên trụ những tâm vô gián nào để hành, để dẫn, để tu Bát Nhã thẳm sâu?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát nên từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa Bồ đề, không nên khởi tác ý khác, chỉ thường an trụ tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, để hành, để dẫn, để tu Bát Nhã thẳm sâu. Bồ Tát này làm thế nào để Tâm và tâm sở đối cảnh chẳng chuyển mới được coi là hành, là dẫn, là tu Bát Nhã thẳm sâu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa:

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát hành Bát Nhã, dẫn Bát Nhã, tu Bát Nhã thẳm sâu sẽ được Nhất thiết trí trí chăng?

- Thiện Hiện! Chẳng được.

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát chẳng hành Bát Nhã, chẳng dẫn Bát Nhã, chẳng tu Bát Nhã đa thẳm sâu sẽ được Nhất thiết trí trí chăng?

- Thiện Hiện! Chẳng được!

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát đối Bát Nhã thẳm sâu cũng hành cũng chẳng hành, cũng dẫn cũng chẳng dẫn, cũng tu cũng chẳng tu sẽ được Nhất thiết trí trí chăng?

- Thiện Hiện! Chẳng được.

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát đối Bát Nhã thẳm sâu chẳng hành chẳng phải chẳng hành, chẳng dẫn chẳng phải chẳng dẫn, chẳng tu chẳng phải chẳng tu sẽ được Nhất thiết trí trí chăng?

- Thiện Hiện! Chẳng được.

- Bạch Thế Tôn! Nếu vậy các Bồ Tát làm sao sẽ được Nhất thiết trí trí?

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát như chơn như sẽ được Nhất thiết trí trí.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là chơn như?

- Thiện Hiện! Như thật tế.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là thật tế?

- Thiện Hiện! Như pháp giới.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp giới?

- Thiện Hiện! Như cảnh giới của ngã, cảnh giới của hữu tình, của mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là cảnh giới của ngã cho đến cảnh giới của bổ đặc già la?

- Thiện Hiện! Ý ngươi nghĩ sao? Hoặc ngã, hoặc hữu tình, hoặc mạng giả, hoặc sanh giả, hoặc dưỡng giả, hoặc sĩ phu, hoặc bổ đặc già la là khá được chăng?

- Bạch Thế Tôn! Chẳng được!

- Thiện Hiện! Nếu ngã cho đến bổ đặc già la đã chẳng khá đắc, thì Ta làm sao khá thi thiết được đây là cảnh giới của ngã cho đến đây là cảnh giới của bổ đặc già la? Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát chẳng thi thiết Nhất thiết trí trí, cũng chẳng thi thiết tất cả pháp, Bồ Tát này nhất định sẽ chứng được Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chỉ Bát nhã Ba la mật chẳng thể thi thiết hay tĩnh lự cho đến bố thí cũng chẳng thể thi thiết?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Chẳng những Bát nhã Ba la mật chẳng thể chẳng thi thiết, tĩnh lự cho đến bố thí cũng chẳng thể chẳng thi thiết. Cả đến hoặc pháp Thanh văn, hoặc pháp Độc giác, hoặc pháp Bồ Tát, hoặc pháp Như Lai cũng chẳng thể thi thiết.

Thiện Hiện! Tóm lại mà nói, tất cả pháp hoặc hữu vi, hoặc vô vi đều chẳng thể thi thiết(giả lập).

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Nếu tất cả pháp đều chẳng thể thi thiết, làm sao khá thi thiết đây địa ngục, đây bàng sanh, đây quỷ giới, đây người, đây trời, đây Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, đây Độc giác, đây Bồ Tát, đây Như Lai, đây tất cả pháp?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ý ngươi nghĩ sao? Thi thiết hữu tình và thi thiết pháp thật khá được chăng?

- Bạch Thế Tôn! Chẳng được.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu thi thiết hữu tình và thi thiết pháp thật chẳng khá được, thì Ta làm sao khá thi thiết đây địa ngục, đây bàng sanh, đây quỷ giới, đây người, đây trời, đây Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, đây Độc giác, đây Bồ Tát, đây Như Lai, đây tất cả pháp. Thiện Hiện! Các Bồ Tát khi hành Bát Nhã thẳm sâu, nên học tất cả pháp đều chẳng thể thi thiết thì có thể tới Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Lúc hành Bát Nhã thẳm sâu, lẽ nào Bồ Tát không nên học sắc, không nên học thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy, cho đến không nên học Nhất thiết trí trí?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát khi hành Bát Nhã thẳm sâu, nên học sắc chẳng tăng chẳng giảm, nên học thọ tưởng hành thức học chẳng tăng chẳng giảm. Như vậy, cho đến nên học Nhất thiết trí trí chẳng tăng chẳng giảm.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát khi hành Bát Nhã thẳm sâu, làm sao học sắc chẳng tăng chẳng giảm. Làm sao học thọ tưởng hành thức chẳng tăng chẳng giảm. Như vậy, cho đến làm sao học Nhất thiết trí trí chẳng tăng chẳng giảm?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát khi hành Bát Nhã thẳm sâu nên dùng bất sanh bất diệt đối sắc mà học. Nên dùng bất sanh bất diệt đối thọ tưởng hành thức mà học. Như vậy, nên dùng bất sanh bất diệt cho đến đối Nhất thiết trí trí mà học.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát khi hành Bát Nhã thẳm sâu phải làm sao dùng bất sanh bất diệt đối sắc mà học, làm sao dùng bất sanh bất diệt đối với thọ tưởng hành thức mà học. Phải làm sao dùng bất sanh bất diệt đối Nhất thiết trí trí mà học?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát khi hành Bát Nhã thẳm sâu nên đối sắc chẳng khởi chẳng tác các hành hoặc tu hoặc khiển mà học. Nên đối thọ tưởng hành thức chẳng khởi chẳng tác các hành hoặc tu hoặc khiển mà học. Như vậy, cho đến nên đối Nhất thiết trí trí chẳng khởi chẳng tác các hành hoặc tu hoặc khiển mà học. Như vậy, cho đến phải làm sao đối Nhất thiết trí trí chẳng khởi chẳng tác các hành hoặc tu hoặc khiển mà học. Các Bồ Tát khi hành Bát Nhã thẳm sâu nên quán tất cả pháp tự tướng đều không, đối sắc chẳng khởi chẳng tác các hành, hoặc tu hoặc khiển mà học. Nên quán tất cả pháp tự tướng đều không, đối thọ tưởng hành thức chẳng khởi chẳng tác các hành, hoặc tu hoặc khiển mà học. Như vậy, cho đến nên quán tất cả pháp tự tướng đều không, đối Nhất thiết trí trí hoặc chẳng khởi chẳng tác các hành, hoặc tu hoặc khiển mà học.

 

(Bồ Tát hành Bát Nhã quán tự tướng của tất cả pháp đều không?)

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Khi các đại Bồ Tát hành Bát Nhã quán tự tướng của tất cả pháp đều không như thế nào?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành Bát Nhã sâu thẳm nên quán sắc, do quán tướng sắc không; quán thọ tưởng hành thức, do tướng thọ tưởng hành thức không. Nói rộng, cho đến nên quán chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, do tướng chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề không. Nên quán Nhất thiết trí trí, do tướng Nhất thiết trí trí không.

Này Thiện Hiện! Như vậy là các đại Bồ Tát hành Bát Nhã nên quán tự tướng của các pháp đều không.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Nếu sắc do tướng sắc không; thọ tưởng hành thức, do tướng thọ tưởng hành thức không. Nói rộng, cho đến chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, do tướng chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề không. Nhất thiết trí trí, do tướng Nhất thiết trí trí không, đại Bồ Tát làm sao hành Bát Nhã sâu xa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu các đại Bồ Tát hoàn toàn không có sở hành thì đó là hành Bát nhã Ba la mật.

 

(Hành vô sở đắc và hữu sở đắc).

 

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao mà đại Bồ Tát hoàn toàn không có sở hành là hành Bát Nhã?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Do Bát Nhã sâu xa bất khả đắc, các đại Bồ Tát cũng bất khả đắc, sở hành cũng bất khả đắc, người hành, do đây mà hành, thời hành, chỗ hành đều bất khả đắc. Cho nên, này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát hoàn toàn không có sở hành là hành Bát Nhã sâu xa, vì trong đó tất cả hý luận đều bất khả đắc.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Nếu đại Bồ Tát hoàn toàn không có sở hành là hành Bát Nhã, thì tân học Bồ Tát làm sao hành Bát Nhã?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Tân học Bồ Tát, từ lúc mới phát tâm, đối với tất cả pháp luôn luôn học không có sở đắc. Học như vậy xong, dùng vô sở đắc để làm phương tiện nên tu bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Nói rộng, cho đến dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sao gọi là hữu sở đắc? Sao gọi là vô sở đắc?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Có hai thì gọi là hữu sở đắc, không có hai thì gọi là vô sở đắc.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Vì sao có hai thì gọi là hữu sở đắc? Vì sao không hai thì gọi là vô sở đắc?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nhãn và sắc là hai, cho đến ý và pháp là hai, nói rộng cho đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề của chư Phật và chư Phật là hai. Tất cả có hý luận như vậy đều gọi là hai, mà hễ có hai thì đều có sở đắc. Phi nhãn và phi sắc là không hai, nói rộng cho đến phi ý, phi pháp là không hai. Nói rộng, cho đến phi quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, phi Phật là không hai. Tất cả lìa hý luận như vậy đều gọi là không hai, hễ không hai thì đều vô sở đắc.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Do hữu sở đắc nên vô sở đắc, hay do vô sở đắc nên vô sở đắc?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Chẳng phải do hữu sở đắc nên vô sở đắc, cũng chẳng phải do vô sở đắc nên vô sở đắc. Nhưng hữu sở đắc và vô sở đắc tánh bình đẳng, nên gọi là vô sở đắc.

Này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát nên siêng năng tu học trong tánh bình đẳng của hữu sở đắc và vô sở đắc như vậy.

Thiện Hiện nên biết! Khi các đại Bồ Tát học như vậy gọi là học nghĩa vô sở đắc Bát Nhã, thì xa lìa được các lỗi lầm.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Khi các đại Bồ Tát hành Bát Nhã, không chấp trước hữu sở đắc, không chấp trước vô sở đắc thì đại Bồ Tát ấy làm sao tu hành Bát Nhã, để có thể từ địa vị này tiến lên địa vị khác, lần lượt được viên mãn, nhờ đây chứng đắc Nhất thiết trí trí?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Khi các đại Bồ Tát hành Bát Nhã, chẳng trụ vào hữu sở đắc, chẳng trụ vào vô sở đắc để hành Bát Nhã thì có thể từ địa này tiến lên địa khác, từ từ được viên mãn cho đến chứng đắc Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì Bát Nhã vô sở đắc, Nhất thiết trí trí cũng vô sở đắc, người hành Bát Nhã, chỗ hành, thời hành cũng vô sở đắc. Vô sở đắc này cũng vô sở đắc nốt.

Thiện Hiện nên biết! Các đại Bồ Tát nên hành Bát nhã Ba la mật sâu xa như vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Bát Nhã sâu xa bất khả đắc, Nhất thiết trí trí cũng bất khả đắc, người hành Bát Nhã sâu xa, chốn hành, thời hành cũng bất khả đắc. Bất khả đắc này cũng bất khả đắc, vậy thì khi hành Bát Nhã sâu xa, vì sao các đại Bồ Tát thường hay chọn lựa(giảng trạch) các pháp: Nói đây là sắc; đây là thọ, tưởng, hành, thức. Nói rộng, cho đến đây là quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, đây là Nhất thiết trí trí?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Khi các đại Bồ Tát hành Bát Nhã sâu xa, mặc dù thường hay chọn lựa các pháp nhưng không đắc sắc, không đắc thọ, tưởng, hành, thức, cho đến không đắc Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Khi các đại Bồ Tát hành Bát Nhã sâu xa, nếu không đắc sắc, không đắc thọ, tưởng, hành, thức, cho đến không đắc Nhất thiết trí trí thì làm sao có thể viên mãn sáu pháp Ba la mật? Nếu không viên mãn sáu pháp Ba la mật, thì làm sao có thể nhập vào địa vị Bồ Tát Chánh tánh ly sanh. Nếu không nhập địa vị Bồ Tát Chánh tánh ly sanh thì làm sao có thể trang nghiêm cõi Phật, thành thục hữu tình? Nếu không thể trang nghiêm cõi Phật, thành thục hữu tình thì làm sao đắc Nhất thiết trí trí. Nếu không đắc Nhất thiết trí trí, thì làm sao có thể chuyển bánh xe diệu pháp, làm các Phật sự? Nếu không thể chuyển bánh xe diệu pháp, làm các Phật sự, thì làm sao giải thoát hữu tình khỏi các khổ sanh tử, để họ được Niết bàn rốt ráo an vui?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Khi các đại Bồ Tát hành Bát Nhã sâu xa, không vì sắc mà hành Bát Nhã, không vì thọ, tưởng, hành, thức mà hành Bát Nhã. Nói rộng, cho đến không vì quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề mà hành Bát Nhã. Không vì Nhất thiết trí trí mà hành Bát Nhã.

 

(Vì việc gì mà Bồ Tát phải hành Bát nhã Ba la mật sâu xa?)

 

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ Tát vì việc gì mà hành Bát nhã Ba la mật sâu xa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát không vì việc gì(vô sở vi) mà hành Bát nhã Ba la mật sâu xa(2). Vì sao? Vì tất cả pháp đều hoàn toàn vô tạo, hoàn toàn vô tác. Bát Nhã sâu xa cũng không tạo không tác. Quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cũng không tạo không tác. Các đại Bồ Tát cũng không tạo không tác. Như vậy, này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát lấy không tạo không tác làm phương tiện hành Bát Nhã sâu xa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều không tạo không tác thì không nên tạo lập khác nhau giữa ba thừa là Thanh văn thừa, Độc giác thừa và Vô thượng thừa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu pháp không tạo không tác thì làm sao tạo lập được, cần phải có pháp có tạo có tác mới tạo lập được. Vì sao? Vì các phàm phu ngu si thiếu trí chấp trước các sắc, thọ, tưởng, hành, thức; nói rộng cho đến Nhất thiết trí trí. Bởi chấp trước nhớ nghĩ sắc thì (cho là) đắc sắc, nhớ nghĩ thọ, tưởng, hành, thức thì đắc thọ, tưởng, hành, thức. Nói rộng, cho đến nhớ nghĩ Nhất thiết trí trí thì đắc Nhất thiết trí trí. Do nhớ nghĩ như thế nên nói: Ta nhất định sẽ đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, độ thoát các hữu tình ra khỏi khổ lớn sanh tử để đắc Niết bàn rốt ráo an lạc.

Thiện Hiện nên biết! Kẻ phàm phu ngu si thiếu trí ấy do điên đảo nên suy nghĩ như vậy, đó là phỉ báng Phật. Vì sao? Vì Phật dùng năm loại mắt tầm cầu sắc bất khả đắc, tầm cầu thọ, tưởng, hành, thức bất khả đắc. Cho đến tầm cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cũng bất khả đắc, tầm cầu hữu tình cũng bất khả đắc. Các phàm phu ngu si thiếu trí ấy mờ mịt không có mắt tuệ nên chấp trước vào các pháp. Nếu sẽ chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, độ thoát các hữu tình ra khỏi khổ lớn sanh tử, được Niết bàn thường lạc rốt ráo, thì chắc chắn không có điều đó.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều dùng năm loại mắt tầm cầu sắc chẳng thể được, tầm cầu thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thể được, cho đến tầm cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cũng chẳng thể được, tầm cầu các hữu tình cũng chẳng thể được, thì đúng ra sẽ không ai có thể chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, độ thoát các hữu tình ra khỏi khổ lớn sanh tử, để đắc Niết bàn thường lạc rốt ráo. Nếu vậy, thì làm sao Thế Tôn chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, an lập hữu tình thành ba nhóm khác nhau, đó là nhóm chánh tánh định, nhóm tà tánh định và nhóm bất định?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Ta dùng năm loại mắt quán sát như thật, quyết định: Ta thật không chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, an lập hữu tình thành ba nhóm khác nhau. Nhưng các hữu tình vì ngu si điên đảo nên đối với pháp chẳng thật mà tưởng pháp thật; đối với hữu tình chẳng thật mà tưởng thật hữu tình. Để diệt trừ kiến chấp hư vọng đó, Ta căn cứ vào thế tục mà nói chứ không căn cứ vào thắng nghĩa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Không lẽ Như Lai không an trụ vào thắng nghĩa để chứng đại Bồ đề hay sao?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Không!

Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Không lẽ Như Lai không an trụ vào vọng tưởng điên đảo để chứng đại Bồ đề hay sao?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Không!

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Như Lai không an trụ vào thắng nghĩa chứng đại Bồ đề, cũng không an trụ vào vọng tưởng điên đảo để chứng đại Bồ đề, thì lẽ ra Như Lai cũng không chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Không phải vậy! Mặc dù Ta chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề nhưng không có chỗ trụ. Nghĩa là không trụ vào cảnh giới hữu vi, cũng không trụ vào cảnh giới vô vi.

Thiện Hiện nên biết! Ví như những người do chư Phật biến hóa, tuy không trụ vào cảnh giới hữu vi, cũng không trụ vào cảnh giới vô vi, nhưng có đi, đứng, nằm, ngồi. Người do chư Phật biến hóa, hoặc hành bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Hoặc trụ vào pháp nội không cho đến pháp vô tánh tự tánh không; trụ vào chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì; trụ vào Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; tu bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo; tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ; tu Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa; tu tất cả pháp môn Đà la ni, pháp môn Tam ma địa; tu năm loại mắt, sáu phép thần thông; tu Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; tu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; tu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; tu Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí; tu Bồ Tát hạnh. Hoặc chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, chuyển bánh xe diệu pháp, làm các Phật sự. Người được biến hóa lại chuyển hóa làm vô lượng hữu tình, trong đó an lập thành ba nhóm khác nhau. Ý ngươi nghĩ sao? Người do chư Phật biến hóa đó thật có đi, đứng, nằm, ngồi cho đến thật có an lập hữu tình thành ba nhóm khác nhau không?

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Chư Phật Thế Tôn biết tất cả pháp đều như biến hóa, nói tất cả pháp cũng như biến hóa, tuy có việc phải làm mà không chơn thật. Tuy độ hữu tình mà không sở độ, như kẻ như hóa, độ hóa hữu tình.

Như vậy, này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát hành Bát Nhã sâu xa giống như người do Phật biến hóa, mặc dù có sở tác nhưng không chấp trước.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều như sự biến hóa thì chư Phật cũng vậy. Chư Phật và người được biến hóa có gì khác nhau?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Phật và người được biến hóa cùng tất cả pháp thật sự không khác nhau. Vì sao? Vì tất cả sự nghiệp chư Phật đã làm ra thì người do Phật biến hóa cũng đều có thể làm. Sự nghiệp mà người do Phật biến hóa đã làm thì chư Phật Thế Tôn cũng có thể làm ra. Cho nên, chư Phật và người được biến hóa cùng tất cả pháp thật sự không khác nhau.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu không có người do chư Phật biến hóa thì riêng Phật có thể làm ra sự nghiệp được không? Còn nếu không có chư Phật thì người được hóa kia có thể riêng mình làm các việc được không?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Họ cũng có thể làm được.

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Việc ấy như thế nào?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Như có Như Lai hiệu là Thiện Tịch Huệ, đã độ xong những người đáng được độ. Khi ấy, không có Bồ Tát nào được Phật thọ ký, Ngài liền hóa một vị Phật để trụ thế gian, rồi tự nhập vào Vô dư y đại Niết bàn. Hóa Phật đó làm các Phật sự trong nửa kiếp, hay hơn nửa kiếp rồi, thọ ký cho một Bồ Tát rồi nhập Niết bàn. Khi đó chư thiên, người, A tu la v.v… đều cho rằng Phật ấy nay nhập Niết bàn, nhưng thân của hóa Phật ấy thật không sanh diệt.

Như vậy, này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát hành Bát Nhã sâu xa nên tin các pháp đều như biến hóa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu thân chư Phật như thân biến hóa thì làm sao có thể làm ruộng phước chơn tịnh? Nếu các hữu tình vì giải thoát nên cung kính, cúng dường chư Phật, cho đến khi Niết bàn thì phước đức ấy vô tận. Đối với hóa Phật mà cung kính, cúng dường thì phước đức ấy cũng phải rốt ráo vô tận?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Như thân chư Phật do pháp tánh nên có thể cùng thí chủ làm tịnh phước điền. Thân Phật hóa ra cũng lại như thế, đều khiến thí chủ cung kính cúng dường hết ngằn sanh tử phước ấy vô tận.

Thiện Hiện nên biết! Hãy gác phước đức thu được do cung kính, cúng dường chư Phật và hóa thân Phật qua một bên. Nếu thiện nam, thiện nữ v.v... đối với chư Phật có lòng từ, cung kính, suy nghĩ, nhớ đến công đức chơn tịnh thì thiện nam, thiện nữ v.v... ấy đến khi dứt sanh tử căn lành vẫn vô tận.

Thiện Hiện nên biết! Lại gác phước đức đạt được do có lòng từ cung kính, tâm suy nghĩ nhớ các công đức chơn tịnh qua một bên. Nếu thiện nam, thiện nữ v.v... vì cúng dường Phật thậm chí rải một cánh hoa trong hư không thì các thiện nam, thiện nữ v.v... ấy đến tận lúc chấm dứt sanh tử được căn lành vô lượng.

Thiện Hiện nên biết! Lại gác phước đức đạt được vì muốn cúng dường Phật, thậm chí rải một cánh hoa trong hư không qua một bên. Nếu thiện nam, thiện nữ v.v... thậm chí xưng “Nam mô Phật đà đại từ đại bi”, thì các thiện nam, thiện nữ v.v... ấy đến lúc chấm dứt sanh tử căn lành vẫn vô tận, luôn được hưởng thọ phước lạc trong cõi trời, cho đến cuối cùng đắc Niết bàn.

Như vậy, này Thiện Hiện! Cung kính, cúng dường chư Phật và hóa thân Phật đạt được những lợi ích rộng lớn như vậy. Cho nên, này Thiện Hiện! Chư Phật và hóa thân Phật đều là ruộng phước chơn tịnh không khác nhau của thí chủ, vì lấy pháp tánh các pháp làm định lượng.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát lấy pháp tánh các pháp ấy để làm định lượng, làm phương tiện thiện xảo hành Bát Nhã sâu xa. Sau khi nhập vào pháp tánh các pháp rồi, nhưng đối với các pháp không làm hư hoại pháp tánh. Nghĩa là không phân biệt đây là Bát Nhã cho đến bố thí Ba la mật. Đây là pháp tánh Bát Nhã cho đến bố thí Ba la mật. Nói rộng, cho đến đây là Nhất thiết trí trí, đây là pháp tánh Nhất thiết trí trí. Thiện Hiện nên biết! Khi các đại Bồ Tát hành Bát Nhã sâu xa, không nên phân biệt sự sai khác pháp tánh các pháp mà làm hư hoại pháp tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu các đại Bồ Tát hành Bát Nhã sâu xa, không nên phân biệt pháp tánh các pháp mà làm hư hoại pháp tánh thì vì sao Thế Tôn tự nói pháp tánh các pháp sai khác mà chẳng hoại pháp tánh? Nghĩa là Phật thường nói: Đây là sắc cho đến thức. Đây là nhãn xứ cho đến ý xứ. Đây là sắc xứ cho đến pháp xứ. Đây là nhãn giới cho đến ý giới. Đây là sắc giới cho đến pháp giới. Đây là nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Đây là sáu xúc, đây là sáu thọ, đây là sáu giới. Đây là nhân duyên. Đây là vô minh cho đến lão tử. Đây là nội pháp, đây là ngoại pháp. Đây là pháp lành, đây là pháp ác. Đây là pháp hữu lậu, đây là pháp vô lậu. Đây là pháp thế gian, đây là pháp xuất thế gian. Đây là pháp cộng, đây là pháp bất cộng. Đây là pháp hữu vi, đây là pháp vô vi v.v… Phật đã thường nói những pháp sai khác như vậy chẳng lẽ Thế Tôn tự hoại pháp tánh?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Ta không tự hoại pháp tánh các pháp, chỉ dùng danh tướng làm phương tiện giả nói, để các hữu tình ngộ vào pháp tánh bình đẳng của các pháp, thoát khỏi sanh tử, chứng đắc Niết bàn.

Cho nên, này Thiện Hiện! Mặc dù Như Lai nói các pháp khác nhau nhưng chẳng hoại pháp tánh các pháp.

Cụ thọ Tiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Nếu Phật chỉ đem danh tướng giả nói pháp tánh các pháp khiến các hữu tình phương tiện ngộ vào pháp tánh bình đẳng, vì sao Phật đối pháp không danh tướng đem danh tướng ra nói, mà bảo chẳng hoại?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Ta theo thế tục, đối với các pháp giả lập ra danh tướng, vì các hữu tình mà dùng phương tiện để giảng nói, vì không chấp trước nên chẳng hoại.

Thiện Hiện nên biết! Giống như những kẻ ngu si nghe nói các khổ liền chấp trước danh tướng mà không hiểu rõ đó là giả nói. Chẳng phải chư Như Lai và đệ tử Phật nghe nói các khổ rồi chấp trước danh tướng. Nhưng như thật biết tùy thế tục nói danh tướng các pháp không có chơn thật.

Thiện Hiện nên biết! Nếu các bậc Thánh đối với danh mà chấp trước danh, đối với tướng mà chấp trước tướng, thì đối với không cũng chấp trước không, đối với vô tướng chấp trước vô tướng, đối với vô nguyện chấp trước vô nguyện, đối với chơn như chấp trước chơn như, đối với thật tế chấp trước thật tế, đối với pháp giới chấp trước pháp giới, đối với vô vi chấp trước vô vi. (Q.462. ĐBN)

Thiện Hiện nên biết! Tất cả pháp ấy chỉ có giả danh, chỉ có giả tướng, không chơn thật. Trong đó, bậc Thánh cũng không chấp trước chỉ mượn danh tướng.

Như vậy, này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát trụ vào tất cả pháp nhưng chỉ mượn danh tướng, hành Bát Nhã sâu xa nhưng trong đó không chấp trước.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Nếu các pháp chỉ có danh tướng thì các đại Bồ Tát vì việc gì mà phát tâm Bồ đề chịu các khổ cực để hành Bồ Tát hạnh. Nghĩa là tự mình chịu khổ cực để tu hành bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Nói rộng, cho đến khổ cực tu hành Nhất thiết trí trí cho được viên mãn?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Tất cả pháp chỉ có danh và tướng. Danh tướng ấy chỉ là giả tạo, tánh của danh tướng là không. Các loài hữu tình vì điên đảo vọng chấp nên bị luân hồi sanh tử, chịu các khổ não, không thể giải thoát. Cho nên, Bồ Tát vì làm lợi ích cho họ mà phát tâm Bồ đề, chịu các khổ cực hành Bồ Tát hạnh, lần lượt chứng đắc Nhất thiết trí trí, chuyển bánh xe diệu pháp, lấy pháp ba thừa làm phương tiện để cứu giúp họ ra khỏi sanh tử, mà trụ vào cảnh giới Niết bàn. Nhưng các danh tướng không sanh không diệt cũng không trụ khác, khá thi thiết được.

 

(Tam Trí).

 

Bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Phật nói Nhất thiết trí trí vì Nhất thiết trí trí ư?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Ta nói Nhất thiết trí trí vì Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế Tôn thường nói Nhất thiết trí trí tóm lược có ba, đó là Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Ba loại trí này tướng của nó có khác nhau không?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Nhất thiết trí nghĩa là trí chung của Thanh văn và Độc giác. Đạo tướng trí là trí chung của đại Bồ Tát. Nhất thiết tướng trí là diệu trí riêng của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng giác.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao Nhất thiết trí là trí chung của Thanh văn và Độc giác?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nhất thiết trí là pháp môn sai biệt của pháp nội, ngoại. Thanh văn, Độc giác cũng có thể biết rõ pháp môn sai biệt của pháp nội, ngoại nhưng không thể biết tướng của Nhất thiết trí và tất cả loại tướng của tất cả pháp. Nên Nhất thiết trí là trí chung của Thanh văn và Độc giác.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao Đạo tướng trí là trí chung của đại Bồ Tát?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát nên học biết khắp tướng của tất cả đạo. Nghĩa là tướng của đạo Thanh văn, tướng của đạo Độc giác, tướng của đạo Bồ Tát, tướng của đạo Như Lai. Nên Đạo tướng trí là trí chung của đại Bồ Tát.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ Tát tu đạo của Như Lai, sau khi được viên mãn, lẽ nào chẳng chứng thật tế hay sao?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát thành thục hữu tình, trang nghiêm cõi Phật, nếu tu các đại nguyện chưa viên mãn thì vẫn chưa chứng thật tế. Nếu đã viên mãn thì mới có thể chứng thật tế.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ Tát trụ vào đạo mà chứng thật tế phải không?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Không!

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ Tát trụ vào phi đạo mà chứng thật tế phải không?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Không!

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ Tát trụ vào đạo và phi đạo mà chứng thật tế phải không?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Không!

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ Tát vì trụ vào phi đạo và chẳng phải phi đạo mà chứng thật tế phải không?

Phật dạy:

Thiện Hiện! Không!

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu như vậy thì các đại Bồ Tát trụ vào đâu để chứng thật tế?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Ý ngươi thế nào? Nhờ trụ vào đạo mà ngươi dứt sạch lậu hoặc, tâm giải thoát phải không?

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Này Thiện Hiện! Nhờ trụ vào phi đạo mà ngươi dứt sạch lậu hoặc, tâm giải thoát phải không?

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Ngươi trụ vào đạo, phi đạo mà dứt sạch lậu hoặc, tâm giải thoát phải không?

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Ngươi trụ vào phi đạo, chẳng phải phi đạo mà dứt sạch lậu hoặc, tâm giải thoát phải không?

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Vậy ngươi trụ vào đâu để dứt sạch lậu hoặc, tâm hoàn toàn giải thoát?

Thiện Hiện thưa:

- Con chẳng trụ để dứt sạch lậu hoặc, tâm hoàn toàn giải thoát. Con dứt sạch lậu hoặc, tâm được hoàn toàn giải thoát, hoàn toàn không có chỗ trụ.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát cũng vậy, hành Bát Nhã sâu xa hoàn toàn không có chỗ trụ mà chứng thật tế.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao Nhất thiết tướng trí gọi Nhất thiết tướng trí?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Vì biết tất cả pháp đồng một tướng, đó là tướng tịch diệt(2), cho nên gọi là Nhất thiết tướng trí.

 

(Kinh ĐBN giải thích rằng:

Nhất thiết trí là pháp môn sai biệt của pháp nội, ngoại. Thanh văn, Độc giác cũng có thể biết rõ pháp môn sai biệt của pháp nội, ngoại nhưng không thể biết tất cả loại tướng của tất cả pháp. Nên Nhất thiết trí gọi là trí chung của Thanh văn và Độc giác.

Đạo chủng trí: Các đại Bồ Tát học biết khắp tướng của tất cả đạo. Nghĩa là tướng của đạo Thanh văn, tướng của đạo Độc giác, tướng của đạo Bồ Tát, tướng của đạo Như Lai. Nên Đạo tướng trí là trí chung của đại Bồ Tát.

Nhất thiết chủng trí: biết tất cả pháp đồng một tướng, đó là tướng tịch diệt, cho nên gọi là Nhất thiết tướng trí.)

 

Lại nữa, này Thiện Hiện! Các hành động tướng trạng có thể tiêu biểu các pháp. Như Lai như thật năng khắp giác biết được, vậy nên gọi là Nhất thiết tướng trí.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Hoặc Nhất thiết trí, hoặc Đạo tướng trí, hoặc Nhất thiết tướng trí, ba trí này các phiền não được đoạn trừ có khác nhau không? Có hữu dư đoạn, vô dư đoạn không?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Chẳng phải các phiền não đoạn có khác nhau. Nhưng chư Như Lai đã đoạn hẳn tất cả phiền não tập khí tương tục. Còn Thanh văn, Độc giác thì chưa đoạn hẳn tập khí tương tục.

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Các phiền não đã đoạn trừ có đắc vô vi không?

Phật nói:

- Có.

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Thanh văn, Độc giác không được vô vi có dứt hết phiền não không?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Không!

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Trong pháp vô vi có sự khác nhau không?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Không!

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Tập khí tương tục thật ra chẳng phải phiền não, nhưng các Thanh văn và các Độc giác đã dứt phiền não chỉ còn một phần nhỏ tương tự như tham, sân, si phát động nơi thân ngữ, nên nói đó là tập khí nối nhau. Tập khí nối nhau này ở phàm phu ngu si thì có thể phát sanh việc vô nghĩa, còn ở Thanh văn, Độc giác thì nó không phát sanh việc vô nghĩa. Tất cả tập khí tương tục như vậy chư Phật Thế Tôn hoàn toàn không có.

Bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đạo và Niết bàn đều không có tự tánh. Vậy tại sao Phật nói đây là Dự lưu cho đến Độc giác, đây là Bồ Tát, đây là Như Lai.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Hoặc là vị Dự lưu cho đến Độc giác, hoặc là Bồ Tát, hoặc là Như Lai, tất cả đều là sự hiển bày của vô vi.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Trong pháp vô vi, thật sự có khác nhau giữa Dự lưu cho đến Như Lai không?

Phật dạy:

- Không.

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Nếu vậy thì tại sao Phật nói Dự lưu cho đến Như Lai tất cả đều là sự hiển bày của vô vi?

Phật dạy:

Phật bảo:

- Thiện Hiện: Ta nương thế tục chỉ rõ có Dự lưu v.v… hiển ra sai khác, chẳng nương thắng nghĩa, chẳng phải trong thắng nghĩa có sự hiển bày. Vì sao? Chẳng phải trong thắng nghĩa có đạo ngôn ngữ hoặc huệ phân biệt, hoặc lại hai thứ. Nhưng bởi vì lời thế tục nói đoạn diệt các pháp, nên giả lập lời thế tục mà nói hậu tế các pháp vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tự tướng của tất cả pháp đều không, tiền tế còn không thì làm sao có hậu tế? Vậy tại sao đưa ra có hậu tế?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Tự tướng của tất cả pháp đều không, tiền tế còn không có thì làm sao có hậu tế. Nếu hậu tế thật có thì điều đó chắc chắn không xảy ra. Nhưng các hữu tình không hiểu rõ tự tướng của tất cả các pháp đều không. Vì làm lợi ích cho họ nên dùng phương tiện giả nói đây là tiền tế, đây là hậu tế. Nhưng trong tự tướng không của tất cả pháp thì tiền tế, hậu tế đều bất khả đắc.

Như vậy, này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát đã thông đạt tự tướng của tất cả pháp là không để tu hành Bát Nhã sâu xa.

Thiện Hiện nên biết! Các đại Bồ Tát thông đạt tự tướng của tất cả pháp đều không, nên hành Bát Nhã sâu xa mà không chấp trước vào các pháp. Nghĩa là không chấp trước nội hay ngoại, thiện hay bất thiện, thế gian hay xuất thế gian, hữu lậu hay vô lậu, hữu vi hay vô vi, pháp Thanh văn hay pháp Độc giác, pháp Bồ Tát hay pháp chư Phật, chỉ căn cứ vào thế tục mà thi thiết là có, không căn cứ vào thắng nghĩa nên không chấp trước. (Q.462. ĐBN)

 

(Tại sao gọi là Bát Nhã thậm thâm?)

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Như Lai thường tuyên nói Bát nhã Ba la mật thẳm sâu. Vậy, nhân duyên nào nên nói là Bát Nhã thẳm sâu?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Do Bát Nhã thẳm sâu mà tất cả pháp đến bờ rốt ráo, nên gọi Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Do Bát Nhã thẳm sâu, Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát, Như Lai cũng đến được bờ kia, nên gọi Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát Nhã thẳm sâu phân tích các pháp thật chi li cũng không thấy có pháp nào dù nhỏ nhiệm có chút thật khá nắm bắt được, nên gọi Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát Nhã thẳm sâu đây bao hàm chơn như, pháp giới, pháp tánh, nói rộng cho đến bất tư nghì giới, nên gọi Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đối Bát Nhã thẳm sâu, không có chút pháp hoặc hợp hoặc tan, hoặc có sắc hoặc không sắc, hoặc có thấy hoặc không thấy, hoặc có đối hoặc không đối, nên gọi là Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát Nhã thẳm sâu năng sanh tất cả các thiện pháp mầu nhiệm, năng phát sanh tất cả biện tài trí tuệ, năng dẫn phát tất cả lợi vui thế gian xuất thế gian, năng thông đạt nghĩa lý sâu xa của tất cả các pháp, cho nên gọi là Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát Nhã thẳm sâu lý thú bền chắc không thể động hoại. Nếu Bồ Tát hành Bát Nhã thẳm sâu, tất cả ác ma và bè lũ ma, Thanh văn, Độc giác, ngoại đạo phạm chí, bạn ác oán thù đều chẳng hoại được. Vì sao? Bát Nhã thẳm sâu thuyết tất cả pháp tự tướng đều không, các ác ma thảy đều bất khả đắc, nên gọi Bát nhã Ba la mật.

Thiện Hiện! Các Bồ Tát thực hành Bát Nhã nghĩa thú thẳm sâu coi tất cả pháp tự tướng đều không, thì tất cả các duyên không thể động hoại được.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát nào muốn thực hành nghĩa lý thẳm sâu của Bát Nhã, thì phải thực hành nghĩa vô thường, khổ, không, vô ngã, nghĩa tịch tịnh, nghĩa viễn ly. Phải thực hành nghĩa trí của khổ, tập, diệt, đạo(2). Phải thực hành nghĩa Pháp trí(3), Loại trí(4), Tha tâm trí(5). Phải thực hành nghĩa Thế tục trí(6), Thắng nghĩa trí(7). Phải thực hành Nghĩa tận trí(8), Vô sanh trí(9). Phải thực hành nghĩa Tận sở hữu như sở hữu trí.

Thiện Hiện! Các Bồ Tát vì hành Bát Nhã nghĩa thú thẳm sâu, nên hành Bát Nhã như vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Ở trong nghĩa lý sâu xa vi diệu của Bát nhã Ba la mật này, nghĩa và phi nghĩa đều bất khả đắc. Vì sao để thực hành nghĩa lý thẳm sâu mà các đại Bồ Tát phải hành Bát nhã Ba la mật?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát vì hành Bát Nhã nghĩa thú thẳm sâu nên khởi nghĩ này: Ta chẳng nên hành tham nghĩa phi nghĩa, ta chẳng nên hành sân nghĩa phi nghĩa, ta chẳng nên hành si nghĩa phi nghĩa, ta chẳng nên hành tà kiến nghĩa phi nghĩa, cho đến ta chẳng nên hành tất cả kiến thú nghĩa phi nghĩa. Vì sao? Tham dục, sân nhuế, ngu si, tà kiến, cho đến tất cả kiến thú chơn như, thật tế chẳng cùng các pháp cấu thành nghĩa phi nghĩa.

Lại nữa Thiện Hiện! Các Bồ Tát vì hành Bát Nhã nghĩa thú thẳm sâu nên khởi nghĩ này: Ta chẳng nên hành sắc nghĩa phi nghĩa, ta chẳng nên hành thọ tưởng hành thức nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành mười hai xứ cho đến mười tám giới nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành nhãn xúc cho đến ý xúc nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ nghĩa phi nghĩa. Nói rộng ra, ta chẳng nên hành tất cả pháp Phật nghĩa phi nghĩa. Vì sao? Thiện Hiện! Khi Như Lai được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thấy tất cả pháp nghĩa cùng phi nghĩa đều bất  khả đắc.

Thiện Hiện phải biết, Như Lai ra đời hoặc chẳng ra đời, các pháp: pháp tánh, pháp trụ, pháp định..., các pháp như vậy thường trú, không có pháp đối pháp làm nghĩa phi định.

Thiện Hiện! Các Bồ Tát nên lìa tất cả chấp trước nghĩa phi nghĩa khi hành Bát Nhã nghĩa thú thẳm sâu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Cớ sao Bát nhã Ba la mật chẳng cùng các pháp làm nghĩa phi nghĩa?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Bát Nhã thẳm sâu vì muốn chứng pháp vô vi, nên chẳng cùng các pháp làm nghĩa phi nghĩa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Tất cả Hiền Thánh lẽ đâu chẳng lấy vô vi làm thắng nghĩa ư?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Như vậy, như ngươi đã nói! Tất cả Hiền Thánh đều lấy vô vi mà làm thắng nghĩa, nhưng pháp vô vi chẳng cùng các pháp làm ích làm tổn.

Thiện Hiện! Ví như hư không, chơn như, pháp giới chẳng cùng các pháp làm ích làm tổn. Các Bồ Tát Bát nhã Ba la mật thẳm sâu cũng lại như thế, chẳng cùng các pháp làm ích làm tổn. Vậy, nên Bát nhã Ba la mật chẳng cùng các pháp làm nghĩa phi nghĩa.

 

(Bát nhã Ba la mật lấy bất nhị làm phương tiện).

 

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát lẽ đâu chẳng cần học vô vi Bát nhã Ba la mật mới năng chứng được Nhất thiết trí trí?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như ngươi đã nói! Các Bồ Tát cần học vô vi thẳm sâu Bát nhã Ba la mật mới chứng được Nhất thiết trí trí, đem pháp chẳng hai mà làm phương tiện.

Thiện Hiện lại hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Dùng pháp hai có thể được pháp chẳng hai ư?

- Thiện Hiện! Chẳng được!

- Bạch Thế Tôn! Nếu không dùng pháp hai, chẳng đem pháp hai, chẳng được pháp hai, các Bồ Tát làm sao được Nhất thiết trí trí?

Phật nói:

- Thiện Hiện! Pháp hai, pháp chẳng hai (nhị pháp hay bất nhị pháp) đều bất khả đắc. Cho nên không thể dùng pháp hai hoặc pháp chẳng hai để chứng đắc Nhất thiết trí trí. Nhưng pháp vô sở đắc có thể chứng vô sở đắc. Vì sao? Bát Nhã thẳm sâu và Nhất thiết trí trí đều bất khả đắc vậy.

 

Thích nghĩa:

(1). Tịch diệt: (寂滅) Phạm: Vyupazama. Pàli:Vùpasama. Gọi tắt: Diệt. Vượt thoát sinh tử, tiến vào cảnh giới vắng lặng, vô vi. Cảnh giới này xa lìa cõi mê hoặc, được an vui, nên gọi là Tịch diệt vi lạc. Kinh Tăng nhất a hàm quyển 23 (Đại 2, 672 trung) nói: Tất cả hành vô thường. Có sinh ắt có diệt. Chẳng sinh thì chẳng diệt. Tịch diệt là an vui. [X. Kinh Tạp a hàm Q.22; Kinh Niết bàn Q.10 (bản Bắc); luận Du già sư địa Q.50; luận Đại trí độ Q.94]. (xt. Niết Bàn) Phỏng theo Phật Quang từ điển.

(2). Các đại Bồ Tát “không có việc gì” mà hành Bát nhã Ba la mật sâu xa. Nguyên văn chữ Hán trong quyển thứ 462 là chư Bồ Tát Ma Ha Tát . hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời . sở vi cố hành thâm . Bát Nhã Ba La Mật Đa”. Cụm từ “vô sở vi” dịch là “không có việc gì”. Dịch như vậy thật khó hiểu, trong một bản dịch khác của Thuvienhoasen.Org. dịch là không có tạo. Chúng tôi dịch là Chư Bồ Tát “không có gì tạo ra” mà hành thâm Bát nhã Ba la mật, không biết dịch như vậy có chỉnh với câu chữ Hán trên hay không?

(3). Khổ, tập, diệt, đạo trí: Từ điển Phật Quang giải thích như sau:

1- Khổ trí (苦智, Phạm: Du#kha-jĩàna) Trí vô lậu chứng được sau khi dứt trừ mê hoặc nhờ quán xét 4 hành tướng khổ, không, vô thường, vô ngã. Một trong 10 trí. Luận Phẩm loại túc quyển 1 (Đại 26, 694 thượng) ghi: Nếu suy tư quán xét 5 thủ uẩn là phi thường, khổ, không, phi ngã thì sẽ phát sinh trí vô lậu. Luận Đại tỳ bà sa quyển 106 (Đại 27, 548 trung), nói: Duyên theo Khổ Thánh đế, 4 hành tướng chuyển nên gọi là khổ trí. Cũng tức là hành giả khi vào giai vị Kiến đạo, dùng trí thế tục duyên theo cảnh Khổ đế, đến sát na thứ 2 thì trí cùng sinh với pháp trí, gọi là Khổ trí. [X. luận Câu xá Q.26; luận Hiển dương Thánh giáo Q.2].

2- Tập trí: (集智), Phạm: Samudaya-jĩàna, chỉ cho trí vô lậu do quán xét và thể ngộ lý Tập đế mà đạt được, là 1 trong 10 trí, 1 trong 11 trí. Luận A tì đạt ma phẩm loại túc quyển 1 (Đại 26, 694 thượng) nói: Tập trí là gì? Là trí vô lậu do tư duy về Nhân, Tập, Sinh, Duyên của nhân hữu lậu mà phát khởi. Trong quá trình tu chứng Phật đạo, khi tiến vào giai vị Kiến đạo, thành tựu Khổ loại trí rồi thì duyên theo Tập đế của cõi Dục mà quán xét, tư duy về 4 hành tướng Nhân, Tập, Sinh, Duyên, sinh ra Pháp trí nhẫn vô lậu, gọi là Tập pháp trí nhẫn. Sau khi sinh khởi Tập pháp trí nhẫn, lại phát sinh Pháp trí vô lậu, gọi là Tập pháp trí. Đây là bước đầu thành tựu Tập trí. [X. luận Đại tì bà sa Q.106; luận Tạp a tì đàm tâm Q.6; luận Thành thực Q.16]. (xt. Thập Lục Tâm, Thập Trí).

3- Diệt trí: (滅智), Phạm: Nirodha-jĩàna, một trong 10 trí, hoặc một trong 11 trí. Là trí biết rõ Diệt đế, tức là trí vô lậu do đoạn diệt Kiến hoặc, Tư hoặc mà có được. (xt. Thập Trí).

4- Đạo trí: (道智), Phạm: Màrga-jĩàna, Pàli: Maggaĩàịa, trí vô lậu duyên với Đạo đế, tạo ra 4 hành tướng: Đạo, Như, Hành, Xuất để đoạn trừ mê hoặc. Là 1 trong 10 trí. Khi vào giai vị Kiến đạo, thành tựu Diệt loại trí của đạo Vô gián, duyên với Đạo đế tạo ra 4 hành tướng nói ở trên, sinh khởi Pháp trí nhẫn vô lậu, gọi là Đạo pháp trí nhẫn. Còn Pháp trí vô lậu do đạo Vô gián phát sinh thì gọi là Đạo pháp trí, đây là giai đoạn mới thành tựu của Đạo trí. [X. luận Câu xá Q.26; luận Đại tì bà sa Q.106; luận Tạp a tỳ đàm tâm Q.6].

(3). Pháp trí: (法智) I/. Pháp Trí. Phạm: Dharma-jĩàna. Chỉ cho trí vô lậu duyên theo lý của 4 đế (khổ, tập, diệt, đạo) ở cõi Dục, mà đoạn trừ phiền não ở cõi này, là 1 trong 10 trí được liệt kê trong luận Câu xá quyển 26. (xt. Thập Trí). II/. Pháp Trí (960-1028). Cao tăng Trung quốc, thuộc tông Thiên thai, sống vào thời Bắc Tống, người Tứ minh (huyện Ngân, tỉnh Chiết giang) họ Kim, hiệu Tri lễ. Sư trọn đời chuyên tâm vào việc trước tác, giảng huật, hoằng truyền Kinh Pháp hoa, Kinh Kim quang minh... chủ trương Vọng tâm quán. Sư cùng với Ngài Từ vân Tuân thức đều là những nhân vật đại biểu của phái Sơn gia tông Thiên thai đời Tống, được người đời sau tôn làm Tổ thứ 17 của tông Thiên thai. Năm Thiên hi thứ 4 (1020), Sư được vua Chân Tông ban hiệu Pháp Trí Đại Sư, vì thế, người đời sau còn gọi Sư là Tứ minh Pháp trí. [X. Phật tổ thống kỷ Q.50]. (xt. Tri Lễ).

(4). Loại trí: (類智) Phạm: Anvaya-jĩàna. Cũng gọi Vị tri trí, Vô sinh trí. Trí vô lậu quán xét Tứ đế ở cõi Sắc và cõi Vô sắc, là 1 trong 10 trí, 1 trong 11 trí. Trí này đồng loại với Pháp trí, là trí quán xét Tứ đế ở cõi Dục. [X. luận Tập dị môn Q.7; luận Câu xá Q.23]. (xt. Thập Trí).

(5). Tha tâm trí: (他心智) Phạm:Para-citta-jĩàna. Cũng gọi Tri tha nhân tâm trí, Tâm sai biệt trí. Trí biết những ý nghĩ trong tâm người khác, 1 trong 10 trí. Những người đã xa lìa dục hoặc và chứng nhập thiền định căn bản của cõi Sắc trở lên thì phát được trí này. Trong 6 thần thông, trí này được gọi là Tha tâm thông. Luận Đại tì bà sa quyển 99 cho rằng Tha tâm trí lấy tu tuệ làm tự tính, lấy 4 tĩnh lự căn bản làm chỗ nương, biết rõ được Dục giới hệ, Sắc giới hệ và tướng tâm vô lậu của người khác; nhờ gia hành mà chứng được trí này. Đại thừa nghĩa chương quyển 15 (Đại 44, 757 thượng) nói: Tha tâm trí, sự suy nghĩ chẳng phải của mình gọi là Tha tâm, hiểu suốt sự suy nghĩ ấy, gọi là Tha tâm trí. Trí này do pháp trí, loại trí, đạo trí và thế tục trí cấu tạo thành, chung cho cả hữu lậu, vô lậu và đều lấy pháp đồng loại làm Sở duyên, nhưng không biết được tâm của bậc ở giai vị thù thắng và tâm quá khứ, vị lai. Chỉ dùng 1 niệm hiện tại duyên theo 1 việc có thật mà nắm giữ lấy tự tướng, chứ không thể nắm giữ tâm năng duyên và hành tướng sở duyên của người khác. Lại vì chỉ có Tứ thiền, cho nên chỉ biết Dục giới hệ, Sắc giới hệ và pháp vô lậu, chứ không duyên với Vô sắc giới hệ. [X. luận Câu xá Q.26; Kinh Đại Bát Nhã Q.489; luận Tập dị môn túc Q.7; luận Đại tỳ bà sa Q.109]. (xt. Thập Trí).

(6). Thế gian trí (世俗智; C: shìsúzhì; J: sezokuchi): Tri thức của người chưa giác ngộ, tương đương với “nhiễm ô trí” hoặc Hữu lậu trí (有漏智). Một trong 10 loại trí (Thập trí 十智).

(7). Thắng nghĩa trí: Ngược lại với thế gian trí, trí của người giác ngộ hay là Vô lậu trí, trí này không nhiễm cũng không tịnh, không nhơ không sạch… ngoài nhị nguyên đối đãi.

(8). Tận trí (盡智) Phạm: Kwaya-jĩàna. Pàli:Khaya-ĩàịa, chỉ cho trí vô lậu đã đoạn trừ tất cả phiền não mà đạt được, là trí tuệ của bậc Thánh Vô học, 1 trong 2 trí, 1 trong 10 trí. Cứ theo luận Tập dị môn túc quyển 3, nếu chứng ngộ Tứ đế thì trí, kiến, minh, giác, giải, tuệ, quang, quán... được phát sinh đều là Tận trí; nếu như thực biết đã trừ hết dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu... thì gọi là Tận trí, nếu như thực biết đã trừ hết tất cả kết phược, tùy miên, tùy phiền não, triền... thì gọi là Tận trí. Trong đó, trí, kiến, minh, giác... đều là tên khác của trí tuệ. Câu xá luận quang ký quyển 26 (Đại 41, 386 thượng) nói: Trí là quyết đoán, kiến là suy tìm, minh là chiếu sáng, giác là giác ngộ, giải là hiểu thấu, tuệ là lực chọn, quang là ánh sáng trí tuệ, quán là quán xét... tất cả đều là tên khác của tuệ. [X. luận Đại tỳ bà sa Q.102; luận Tạp a tỳ đàm tâm Q.6; luận Câu xá Q.26; luận Thuận chính lý Q.73, 74; luận A tỳ đạt ma tạng hiển tông Q.35; Pháp giới thứ đệ sơ môn Q.trung, hạ]. (xt. Nhị Trí, Thập Trí). - Từ điển Phật Quang.

(9). Vô sanh trí (Phạn ngữ là anutpdajđna): Chỉ trí tuệ cao trổi nhất của vị A la hán, thấy biết thật tánh của tất cả các pháp không có sự sanh ra. (Rộng Mở Tâm Hồn). Xem lại thích nghĩa ở phẩm “Đa Vấn Bất Nhị”, quyển 351 trở đi, Hội thứ I.

Tất cả trí đều được thích nghĩa trước đây rồi. Nay lặp lại và giải rộng.

 

Sơ giải:

 

Phẩm “Xảo Tiện hay Phương Tiện Thiện Xảo”của Hội thứ II tương đương với phẩm “Đa Vấn Bất Nhị” Hội thứ I, ĐBN thuyết nhiều giáo lý khác nhau, như:

 

1. Phương tiện lực của Bồ Tát là gì?

 

Phẩm thứ 68, “Lục Độ Tương Nhiếp”(tiếp theo), tập 5, quyển 81, Đại Trí Độ Luận, ngài Tu Bồ đề bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn! Bồ Tát ấy đã gieo trồng thiện căn như thế nào, mới thành tựu được các lực phương tiện như vậy?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Từ sơ phát tâm đến nay, Bồ Tát ấy đã gieo trồng thiện căn nơi Đàn Ba la mật, nơi Thi Ba la mật, nơi Sẵn Đề Ba la mật, nơi Tỳ Lê Gia Ba la mật, nơi Thiền Ba la mật, nơi Bát nhã Ba la mật, mới thành tựu đầy đủ các lực phương tiện như vậy”.

Không những lực phương tiện gồm sáu pháp Ba la mật mà Đại Trí Độ Luận cũng cho rằng:

“Lực phương tiện, nói ở đây, bao gồm sắc thân của Bồ Tát, các pháp môn mà Bồ Tát tu tập như: 10 Phật lực, 4 vô sở úy, 4 vô ngại trí, 18 bất cộng pháp, đại từ, đại bi, cùng vô lượng Phật pháp khác. Bồ Tát có được các lực phương tiện như vậy, mới giáo hóa chúng sanh, khiến họ sanh tâm tín thọ. Người có đầy đủ các lực phương tiện như trên, thì hết thảy lời nói ra đều được chúng sanh tín thọ”.

 Trong các phương tiện lực thì Bát nhã Ba la mật là lãnh đạo. Nên Phật thí dụ:

“Ví như mặt trời, mặt trăng chiếu ánh sáng khắp 4 châu thiên hạ, đem lại nhiều sự lợi ích cho chúng sanh. Bát nhã Ba la mật, cũng như vậy, chiếu 5 Ba la mật kia, đem lại nhiều lợi ích cho chúng sanh”.

Cũng “Ví như vị chuyển luân thánh vương có luân bảo mới được gọi là chuyển luân thánh vương. Cũng như vậy, nếu ly Bát nhã Ba la mật, thì 5 Ba la mật kia chẳng được gọi là Bát nhã Ba la mật”.

“Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Khi hành 6 pháp Ba la mật, Bồ Tát tự nghĩ rằng: “Tâm thế gian điên đảo. Nếu ta chẳng hành 6 pháp Ba la mật, thì ta chẳng có thể độ chúng sanh thoát khỏi sanh tử. Ta phải vì chúng sanh mà hành 6 pháp Ba la mật”.

Đó là nói xong về phương tiện lực của Bồ Tát với vai trò chỉ đạo của Bát nhã Ba la mật cùng với tất cả pháp Phật, trong việc thành thục chúng sanh, thanh tịnh Phật độ.

 

2. Bát Nhã đối với các thiện pháp có thủ xả chăng?

 

Đại Trí Độ Luận nói tiếp:

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật có pháp có thể thủ (khả thủ), có thể xả (khả xả) chăng?

Phật dạy: Chẳng phải vậy! Này Tu Bồ Đề! Bát nhã Ba la mật chẳng có Pháp có thể thủ, có thể xả. Vì sao? Vì hết thảy pháp đều chẳng thủ (bất thủ), chẳng xả (bất xả).

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật ở nơi những pháp nào, chẳng thủ, chẳng xả?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Bát nhã Ba la mật ở nơi sắc chẳng thủ, Chẳng xả… dẫn đến ở nơi Vô Thượng Bồ Đề, chẳng thủ, chẳng xả.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bát nhã Ba la mật chẳng thủ sắc, … dẫn đến chẳng thủ Vô thượng Bồ Đề?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát chẳng niệm sắc… dẫn đến chẳng niệm Vô Thượng Bồ Đề gọi là Bồ Tát chẳng thủ sắc… dẫn đến chẳng thủ Vô Thượng Bồ Đề”.

Có niệm có nghĩ tưởng là có phân biệt, có phân biệt nên có chấp. Do chấp mà có hành thủ hay xả. Đó chính là cái mất mát của cuộc đời thường. Bồ Tát vào được pháp không thì vượt qua lưỡng nguyên, nên không còn thủ xả nữa.

 

3. Vì sao Bát Nhã không tư duy niệm tưởng tất cả tướng,

Tất cả sở duyên?

 

Phật bảo:

- “Bát nhã Ba la mật đây đối sắc chẳng tư duy tất cả tướng, cũng chẳng tư duy tất cả sở duyên, vậy nên chẳng tư duy sắc. Cho đến đối Nhất thiết trí trí chẳng tư duy tất cả tướng, cũng chẳng tư duy tất cả sở duyên, vậy nên chẳng tư duy Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu Bồ Tát chẳng tư duy sắc cho đến chẳng tư duy Nhất thiết trí trí làm sao tăng trưởng căn lành đã trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã trồng, làm sao viên mãn Ba la mật? Nếu chẳng viên mãn Ba la mật, làm sao chứng được sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát chẳng tư duy sắc cho đến chẳng tư duy Nhất thiết trí trí. Khi ấy Bồ Tát bèn năng tăng trưởng căn lành đã trồng. Vì căn lành đã trồng được tăng trưởng, nên mới năng viên mãn Ba la mật. Ba la mật được viên mãn, thời năng chứng được sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Vì sao? Thiện Hiện! Các Bồ Tát chẳng tư duy sắc cho đến chẳng tư duy Nhất thiết trí trí mới có thể tu đầy đủ các Bồ Tát hạnh, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Nếu cứ tư duy niệm tưởng mãi về Nhất thiết trí trí, tức muốn đắc sở cầu, liền chấp trước ba cõi. Nếu chấp trước ba cõi thời chẳng thể tu đầy đủ Bồ Tát hạnh, chẳng chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Trái lại, nếu Bồ Tát chẳng tư duy niệm tưởng thủ giữ, chứng hay chẳng chứng, lấy vô sở đắc làm phương tiện tu hành Bát nhã Ba la mật thì sẽ đầy đủ Bồ Tát hạnh mau chứng sở cầu Vô Thương Bồ đề.

Vậy nên, Phật bảo:

- “Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát muốn được tu đầy đủ Bồ Tát hạnh, muốn mau chứng được sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, phải siêng tu học Bát Nhã thẳm sâu, chẳng nên tư duy chấp trước các pháp”.

 

4. Bát Nhã thẳm sâu trụ chỗ nào?

 

“Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Nếu Bồ Tát tinh siêng tu học Bát Nhã thẳm sâu phải trụ nơi nào?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát tinh siêng tu học Bát Nhã thẳm sâu chẳng nên trụ sắc, cho đến chẳng nên trụ Nhất thiết trí trí”.

Vì đối tất cả các pháp không chấp trước, nên chẳng trụ, chẳng trụ sắc… cho đến chẳng trụ Nhất thiết trí trí. Một Khi Bồ Tát vào được pháp không rồi thì biết nhân không, pháp không nên chẳng có gì để chấp trước, để an trụ. Bồ Tát như thế đem vô sở trước và vô sở an trụ mà làm phương tiện, tinh siêng tu học Bát Nhã thẳm sâu. Bởi vì sao? Bởi vì khi có bám trụ là có quái ngại, nếu biết tất cả pháp thường biến dịch đổi dời, chẳng bền chắc, không có tự tánh tức là không… Nếu pháp không thì vô sở hữu mà đã là vô sở hữu, thì vô sở đắc, vô sở trú vậy. Biết như vây thì có thể xa lìa chấp trước mà được tự tại.

Vã lại, các pháp vốn trì độn vô tri, tự tánh lìa, bất khả đắc… thì lấy gì để chấp để bám.

 

5. Bát Nhã đối với Bát Nhã xa lìa hay chẳng xa lìa?

 

“Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đối với Bát nhã Ba la mật là xa lìa hay chẳng xa lìa? Tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí, đối với tịnh lự cho đến bố thí Ba la mật là xa lìa hay chẳng xa lìa? Nói rộng ra, nếu mười tám pháp không đối với mười tám pháp không v.v… cho đến Nhất thiết trí đối với Nhất thiết chủng trí xa lìa hay chẳng xa lìa, thì làm sao đại Bồ Tát có thể tránh được chấp trước mà dẫn phát Nhất thiết chủng trí?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đối Bát nhã Ba la mật chẳng xa lìa chẳng phải chẳng xa lìa. Vậy nên, đại Bồ Tát tránh được chấp trước mà dẫn phát Bát nhã Ba la mật. Tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đối tĩnh lự cho đến bố thí Ba la mật chẳng xa lìa chẳng phải chẳng xa lìa. Vậy nên, đại Bồ Tát có thể tránh được chấp trước dẫn phát tĩnh lự cho đến bố thí Ba la mật. Nói rộng ra, mười tám pháp không đối với mười tám pháp không v.v… cho đến Nhất thiết chủng trí đối với Nhất thiết chủng trí chẳng xa lìa hay chẳng phải chẳng xa lìa. Vậy nên, đại Bồ Tát tránh được chấp trước mà dẫn phát Bát nhã Ba la mật.

Bát nhã Ba la mật đối với Bát nhã Ba la mật chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Xa lìa hay chẳng xa lìa là nhị biên đối đãi. Không rơi vào nhị biên đối đãi thì tránh được chấp trước. Nếu không chấp trước thì đại Bồ Tát có thể dẫn phát Bát nhã Ba la mật. Tất cả pháp đối với tất cả các pháp cũng lại như thế. Nếu xa lìa hay chẳng xa lìa đều bỏ thì không rơi vào nhị biên đối đãi, nghĩa là không còn chấp trước, tâm thể mới được rỗng rang, tha hồ muốn làm gì cũng tự tại. Vì sao? Vì chẳng phải chính tự tánh, chẳng phải lìa tự tánh, mà năng an trụ dẫn phát tự tánh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát tu hành Bát nhã Ba la mật chẳng chấp trước sắc rằng đây là sắc, sắc đây thuộc kia. Cũng chẳng chấp trước thọ tưởng hành thức rằng đây là thọ tưởng hành thức, thọ tưởng hành thức đây thuộc kia. Như vậy cho đến chẳng chấp trước Nhất thiết trí trí rằng đây là Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí đây thuộc kia”.

Để giải luận cho thế nào là thủ hay chẳng thủ, chẳng niệm tưởng hay chẳng niệm tưởng, Bát nhã thẳm sâu trụ chỗ nào, Bát Nhã đối với các pháp có xa lìa hay chẳng xa lìa, Đại Trí Độ Luận giải thích chung như sau:

“Ngài Tu Bồ Đề nghĩ rằng, “Người chấp không cũng có lỗi, mà người trú trong không cũng có lỗi, nên ngài hỏi Phật: Hành giả phải làm sao để tránh những lỗi lầm như vậy?

Phật dạy: Nếu biết rõ các pháp đều là rốt ráo không, là vô sở hữu, là chẳng thể chấp, chẳng thể thủ, chẳng thể đắc, mà tu hành, thì như vậy là chẳng có lỗi lầm. Trái lại, nếu chấp rốt ráo không, chấp vô tánh, chấp chỗ hành Bồ Tát đạo v.v… thì đều là có lỗi cả. Bồ Tát hành Bồ Tát đạo phải xả tâm chấp. Nếu còn chấp chỗ hành đạo (dù là đạo Phật), mà dấy niệm rằng, “Chỗ Phật hành đạo là chân thật đạo; ta cũng phải theo Phật hành hết thảy các pháp vô sở hữu, bất khả thủ bất khả đắc”, thì như vậy cũng là có lỗi. Vì sao? Vì Bồ Tát phải biết rằng ở trong tâm Phật, thì chỗ đắc là vô sở đắc. Nếu Bồ Tát biết rõ chỗ đắc của chư Phật là vô sở đắc, thì chẳng còn tham quý chư Phật, chẳng còn khinh khi các người hạ tiện. Do nghĩ như vậy mà sanh khởi được tâm bình đẳng, vô phân biệt. Như vậy mới là hành thanh tịnh Bát nhã Ba la mật, chẳng có các lỗi lầm. Vì sao? Vì chẳng ly tự tướng, thì có lỗi chấp pháp; ly tự tướng là chẳng chấp pháp vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật: Nếu ly tự tướng, thì làm sao mà hành Bát nhã Ba la mật?

Phật dạy: Nếu Bồ Tát, ở nơi hết thảy các pháp, chẳng sanh tâm, thì đó là hành Bát nhã Ba la mật. Nếu Bồ Tát chẳng niệm sắc, chẳng niệm sắc ấy là gì… dẫn đến chẳng niệm Nhất thiết chủng trí, chẳng niệm Nhất thiết chủng trí là gì, thì đó là hành Bát nhã Ba la mật. Nếu Bồ Tát chẳng thấy sắc là thường hay là vô thường, là khổ hay là lạc, là khổ hay là lạc, là ngã hay là vô ngã, là không hay là bất không, là ly hay là bất ly, thì đó là hành Bát nhã Ba la mật.

Sắc là như vậy… dẫn đến Nhất thiết chủng trí cũng là như vậy, là rốt ráo không, là chẳng có sanh, chẳng có khởi, nên chẳng có thể tầm cầu mà được. Vì sao? Vì tánh chẳng thể sanh tánh, vô tánh chẳng thể sanh vô tánh.

Như vậy, công đức phá các chấp điên đảo, đưa đến thật luận nghi đều do nơi lực Bát nhã Ba la mật mà được thành tựu. Bởi vậy nên 5 Ba la mật đều tùy thuận Bát nhã Ba la mật”.

Có chấp là có quái ngại, Bát nhã Ba la mật là phá chấp triệt để, để tâm được rỗng không mà sống trong thong dong tự tại.

 

6. Thế nào là Đạo, thế nào chẳng phải Đạo của Bồ Tát?

 

“Ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật “Thế nào gọi là đạo và thế nào gọi là phi đạo của Bồ Tát?”

Phật dạy: Nhị Thừa đạo là phi đạo của Bồ Tát; hành Bát nhã Ba la mật dẫn đến Phật đạo là đạo của Bồ Tát. Lời ta nói đây là y nơi nhân mà nói đến quả. Người theo thô sự, do chẳng hiểu đến, nên chẳng có nghi; người theo tế sự mới nghi, nền mới nạn hỏi.

Ngài Tu Bồ Đề hoan hỷ tán than, và bạch Phật: Bát nhã Ba la mật vì đại sự nhân duyên mà khởi.

Phật dạy: Đúng như vậy, Bát nhã Ba la mật vì đại sự nhân duyên mà khởi. Bát nhã Ba la mật dẫn đường đến Vô Thượng Bồ Đề, vì Bát nhã Ba la mật chẳng có chỗ sanh, chẳng có chỗ diệt, là các pháp thường trú vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu các pháp là vô sanh, vô diệt, thì vì sao Bồ Tát còn hành bố thí trì giới… để làm gì nữa?

Phật dạy: Bát nhã Ba la mật là vô sanh, vô diệt, là rốt ráo không. Vì là rốt ráo không, nên chẳng ngăn ngại sự tu tập 6 pháp Ba la mật. Bồ Tát vì Nhất thiết chủng trí mà hành bố thí, trì giới v.v… để rồi đem hết thảy các công đức ấy, cùng với hết thảy chúng sanh đồng hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề. Trong sự hồi hướng đó, Bồ Tát được đầy đủ 6 pháp Ba la mật, đầy đủ tâm từ bi, xa lìa các chấp điên đảo, dụng tâm bình đẳng thành tựu các thiện căn công đức”.

Sở dĩ, Phật bảo Nhị thừa là phi đạo, bởi gì Nhị thừa là tu cho mình, tu mà sợ trần sa hoặc, sợ sanh tử… tu mau để chứng thật tế rồi vào Niết bàn. Đó là tự độ không phải độ sanh. Còn Bồ Tát thừa là tu thành chánh quả để độ cho tất cả hữu tình. Nên Bồ Tát tu lục độ vạn hạnh dẫn đến đạo Phật, nên nói đạo Phật là đạo của Bồ Tát.

 

7. Hết thảy pháp chẳng hợp chẳng tan:

 

Thay vì đề mục này thuyết “Bồ Tát làm sao cùng sáu Ba la mật thường tương ưng không lìa bỏ nhau?” như Kinh ĐBN, chúng tôi viết đề mục này là “hết thảy pháp chẳng hợp chẳng tan” theo Kinh MHBNBLMĐ. Lý do:.

Tương ưng, tương hợp cũng có nghĩa là hòa hợp. Thí dụ gieo hạt giống để có lúa, nhờ nhân duyên hòa hợp của đất nước gió lửa, sự chăn sóc của con người mà hạt lúa lớn lên, đơm bông kết trái. Các yếu tố như đất nước gió lửa v.v… hòa hợp tạo điều kiện tốt để cây lúa lớn lên. Vì vậy, các yếu tố tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mần, lớn lên(gọi là tha lực) và hạt giống(tự lực) không thể xa lìa nhau được mà Kinh ĐBN bảo là “tương ưng không lìa bỏ nhau”, trong khi Kinh MHBNBLMĐ bảo là “chẳng hợp chẳng tan”. Mặc dù, ngôn ngữ danh tự khác nhau, nhưng nghĩa không khác.

Lại nữa đoạn Kinh của MHBNBLMĐ nói về đề mục này (hết thảy pháp chẳng hợp chẳng tan) được Đại Trí Độ Luận diễn dịch rất hợp với chánh văn và dễ hiểu, nên được chúng tôi trích dẫn, Đại Trí Độ Luận thuyết:

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Bồ Tát phải tập hành 6 pháp Ba la mật như thế nào?

Phật dạy: Bồ Tát phải quán hết thảy pháp chẳng hợp, chẳng tan. Các pháp do nhân duyên hòa hợp giả danh tạm có, nhưng phàm phu do điên đảo chấp tướng mà hư vọng cho là có hợp, có tan. Vì biết rõ các pháp đều chẳng hợp, chẳng tan, đều như huyễn, như hóa nên Bồ Tát thường giữ tâm thanh tịnh, chẳng hề sanh tâm cao ngạo.

Lại nữa, vì biết rõ các pháp đều chẳng có trú xứ, nên Bồ Tát an trú trong “vô trú pháp” mà được Vô Thượng Bồ Đề.

Trong kinh có nêu thí dụ: Nhân là Bát nhã Ba la mật, quả là Vô Thượng Bồ Đề. Người muốn được Vô Thượng Bồ Đề phải gây nhân Bát nhã Ba la mật. Ví như phải ương hạt mới có cây, phải bón phân, tưới nước, cho cây lớn lên rồi mới có quả ăn được. Cũng như vậy, Bồ Tát phải trồng chánh nhân là Phật, tức là Bát nhã Ba la mật, lại phải hành đầy đủ 5 Ba la mật kia; tuy nay chưa có quả mà thời gian sau quyết định sẽ được quả Vô Thượng Bồ Đề”.

Trồng chánh nhân là Bát Nhã, được Vô Thượng Bồ đề là quả, nhưng không lìa phương tiện là năm Ba la mật cũng như tất cả các pháp Phật. Đó là ý nghĩa “Bồ Tát phải quán tất cả pháp chẳng lìa bỏ nhau”.

 

8. Bồ Tát tuy có nhiều thứ để học mà không sở học?

 

Trong Đại Trí Độ Luận:

“Phật dạy: Nếu học Bát nhã Ba la mật, thì ở nơi hết thảy pháp đều được tự tại. Cho nên Bồ Tát phải học Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Vì ở trong hết thảy pháp thì Bát nhã Ba la mật là tối đại, ví như so với muôn ngàn con sông, thì biển cả là lớn hơn hết. Nếu Bồ Tát được tự tại ở nơi hết thảy pháp, thì chẳng ai có thể phá hoại được. Bồ Tát thường tu tập Bát nhã Ba la mật như vậy là được tương ưng với Phật, nên được chư Phật trong khắp 10 phương hộ niệm.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Bồ Tát hành Bát nhã Ba la mật như thế nào mới được chư Phật khắp 10 phương hộ niệm?

Phật dạy: Bồ Tát hành 6 pháp Ba la mật, mà phải quán 6 pháp ấy là rốt ráo không, mới được chư Phật 10 phương hộ niệm.

Bồ Tát hành sắc… dẫn đến hành Nhất thiết chủng trí, mà chẳng thọ, chẳng chấp, vì biết rõ hết thảy pháp đều là hư vọng, chẳng thật có, nên được chư Phật 10 phương thường hộ niệm. Vì sao? Vì lúc bấy giờ, Bồ Tát đã chứng được pháp thân thanh tịnh, đồng thể tương ưng với chư Phật vậy.

 

--o0o--

 

Bồ Tát học 6 pháp Ba la mật, nhưng đồng thời cũng học hết thảy các pháp thế gian. Bồ Tát học các pháp của phàm phu mà biết rõ các pháp ấy cũng đều là rốt ráo không.

Bồ Tát học khởi pháp, và cũng học diệt pháp. Còn phàm phu chỉ biết khởi mà chẳng biết diệt; hàng Nhị Thừa học diệt mà chẳng học khởi. Bồ Tát phải học cả khởi lẫn diệt, nên phải học nhiều. Đối với Bồ Tát thì khởi pháp và diệt pháp đều là như mộng, như huyễn, nên tuy học nhiều, mà xem như chẳng có học gì cả. Do học như vậy, nên Bồ Tát được vô sở đắc.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: Chư Phật thuyết pháp, dù thuyết rộng hay hẹp, thì chỗ nên học vẫn là chỗ vô sở đắc”.

Ý Ngài Tu Bồ Đề muốn nói rằng, “Bồ Tát phải học đầy đủ 84.000 pháp môn trình bày đầy đủ trong 12 bộ kinh, vừa rộng vừa hẹp, tổng nhiếp cả 3 thừa giáo, nhưng lại phải dùng trí huệ Bát nhã Ba la mật để hành 6 pháp Ba la mật, mới đến được Vô Thượng Bồ Đề. Hết thảy các pháp môn tu, dù rộng, dù hẹp, Bồ Tát đều phải thân cận, tu học, tư duy, đọc tụng, mãi như vậy cho đến khi nào được vô tướng tam muội, chẳng để cho các tâm và tâm sở pháp hiện hành”.

Học như vậy là tận cùng của sự học, gọi là biển học. Vì Phật học quá mênh mông. Nhưng học là một chuyện mà thực hành là một chuyện khác. Phải lấy vô sở hữu bất khả đắc làm phương tiên. Kinh thường bảo học Bát Nhã như ảo nhân thính pháp, học Bát Nhã như hư không mà học. Nên đoạn Kinh này mới nói “học rất nhiều mà không sở học”. Học không năng sở, không thủ, không đắc, không chấp đắm mới là học Bát nhã Ba la mật.

 

9. Bồ Tát đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng rộng hẹp?

 

Đại Trí Độ Luận, giải thích tiếp:

“Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Bồ Tát phải làm thế nào để biết rõ các tướng rộng, hẹp của hết thảy các pháp?

Phật dạy: Biết hết thảy pháp là như tướng, là bất sanh, bất trú, bất dị, bất diệt, là biết các tướng rộng, hẹp của hết thảy pháp.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu như tướng là vô sanh tướng, thì làm sao có thể biết được tổng tướng và biệt tướng của hết thảy pháp?

Phật dạy: Như tướng là thật tướng của các pháp, thường trú, bất hoại, chẳng có tùy thuộc theo các quán. Bồ Tát được như tánh, nên phá được hết thảy các vô minh, tà kiến điên đảo. Vì như thật biết được thật pháp của vũ trụ, nên ở trong thế gian Bồ Tát biết rõ được tổng tướng cùng biệt tướng của vạn vật. Trái lại, hàng phàm phu, vì bị vô minh ngăn che chân trí huệ, chẳng có được huệ nhãn, nên chẳng có thể thấy biết một cách chân thật được. Sự thấy biết của phàm phu đều là bệnh hoạn cả.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Pháp tướng chân thật là không, là vô tướng, là vô tác. Như vậy, khi trí huệ đã diệt rồi, thì làm sao biết được như thật pháp tướng? Làm sao biết được tổng tướng và biệt tướng của hết thảy các pháp?

Phật dạy: Vì ông ở nơi pháp tánh mà chấp tướng, nên mới nạn hỏi. Nếu ông biết rõ được “như tánh”, thì chẳng còn gì để nạn hỏi nữa. Vì sao? Vì “như tánh” là vô tướng, là như như, là rốt ráo không, nên chẳng ngại tổng tướng và biệt tướng. Lúc bấy giờ, Bồ Tát đã thành tựu được huệ nhãn thanh tịnh, nên mới như thật biết, như thật thấy vậy. Ví như một người ở tuổi trưởng thành có thể thấy biết được những việc khờ dại mà mình đã làm trong thời thơ ấu.

Bồ Tát sau khi đã có huệ nhãn thanh tịnh, đã vào được thật tướng các pháp rồi, lại thị hiện thọ thân, sanh vào trong 3 cõi để độ sanh.

Vì đã được giải thoát an lạc, đã thấy rõ 6 tình là hư vọng, là nguồn gốc khổ đau, nên dù vẫn dùng 6 căn duyên 6 trần, khởi 6 thức, mà Bồ Tát vẫn thường thấy tịch diệt. Như vậy gọi là Bồ Tát biết tổng tướng và biệt tướng của các pháp.

Bồ Tát biết rõ các pháp thế gian, dù bậc thượng, trung, hay hạ, đều là bất tịnh, là vô thường, khổ, không, vô ngã, lại biết rõ 84.000 pháp môn tu ở thế gian cũng lầm lỗi. Như vậy gọi là Bồ Tát biết tổng tướng và biệt tướng của các pháp.

Bồ Tát cũng biết rõ “như như pháp tánh thật tế” là gốc của vạn vật nên biết rõ tổng tướng và biệt tướng của hết thảy các pháp đều là “như như pháp tánh thật tế”, nhưng vẫn tùy thuận thế gian mà phân biệt mỗi pháp có tướng sai khác.


--o0o--

Phật dạy, “vô tế” là “thật tế” là vô tướng, nên chẳng có pháp có thể chấp.

Khi đã biết rõ “pháp tánh”, thì biết rõ hết thảy các sắc tánh đều là pháp tánh, đều là “vô phân”, “vô phi phân” cả.

- Nói “vô phân” là nói các pháp chẳng thể chỉ bày được. Đây cũng có nghĩa là vô tướng, vô lượng, vô phân biệt.

- Nói “vô phi phân” là chẳng chấp vô tướng, chẳng chấp vô lượng, là phá hết thảy tướng và lượng, phá hết thảy các pháp tướng.

Bồ Tát vào 3 giải thoát môn “không, vô tướng và vô tác”, trú trong “như như bình đẳng pháp”, nên biết được tổng tướng và biệt tướng của hết thảy các pháp”.

Đoạn Kinh trên phá toàn bộ pháp tướng, phá cái rộng hẹp, lớn nhỏ, nhiều ít của nó. Biết hết thảy pháp là bất sanh, bất diệt, bất trú, bất dị, là biết các tướng rộng, hẹp của hết thảy pháp.

Biết thế nào là “như tướng”, đó là biết chơn như thật tướng của các pháp. Các pháp như là như thường tại, chẳng lúc nào chẳng như, chẳng biến dịch đổi dời, nên gọi là như. Như đó là chơn như, là pháp tánh, là pháp giới, là bất hư vọng tánh, là bình đẳng tánh, là thật tế… (nói rộng ra là thập nhị chơn như)mà Đại Trí Độ Luận gọi là “gốc của vạn vật nên biết rõ tổng tướng và biệt tướng của hết thảy các pháp” tóm tắt trong 4 chữ “như như bình đẳng”.

Như là thật tướng các pháp, nên nói là như(chơn như); tánh của tất cả pháp là vạn hữu nên cũng gọi là pháp tánh; cùng sống trong một giới nên gọi là pháp giới; nó là vô tế, cái biên tế cuối cùng của vạn hữu, nên cũng gọi là thật tế và vì tất cả như đều đồng một tánh, nên gọi là bình đẳng tánh. Người có cái thấy biết như vậy được gọi là Như Lai. Như Lại là tịch lặng, là Niết bàn. Ở trong như này chư Phật, chư Bồ Tát không thấy tướng, không thấy lượng, không phân biệt, nên vô chấp. Do công năng vô chấp nên không bị tướng che mà biết tướng rộng hẹp của tất cả pháp.

 

10. Bồ Tát hành Bát Nhã quán tất cả pháp tự tướng đều không?

 

Học Bát Nhã là phải quán tất cả pháp là tự tướng không, cũng chẳng chấp không, Đại trí Độ Luận nói:

Ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật: Phải tu phương tiện gì để đến được chỗ chẳng còn tác, chẳng còn khởi các hạnh nghiệp?

Phật dạy: Bồ Tát phải thường quán các pháp là tự tướng không; quán sắc là tự tướng không… dẫn đến quán Vô Thượng Bồ Đề cũng là tự tướng không. Lúc bấy giờ, Bồ Tát mới thành tựu được 2 việc:

- Chẳng tác, chẳng khởi các hạnh nghiệp.

- Ở nơi hết thảy pháp, mà vẫn hành được tự tướng không.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu các pháp đều là tự tướng không, thì làm sao Bồ Tát có thể ở nơi các pháp mà hành Bát nhã Ba la mật?

Phật dạy: Chẳng hành mới gọi là hành Bát nhã Ba la mật.

Vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật là bất khả đắc, nên người hành, pháp hành và chỗ hành đều là bất khả đắc. Vì các pháp là không, nên Bát nhã Ba la mật là bất khả đắc, pháp hành Bát nhã Ba la mật, chỗ hành Bát nhã Ba la mật đều là bất khả đắc. Vì chúng sanh là không, nên người hành Bát nhã Ba la mật cũng là bất khả đắc. Vì các hý luận bất khả đắc, nên nói Bồ Tát chẳng hành mới thật là hành Bát nhã Ba la mật.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu chẳng hành là hành Bát nhã Ba la mật, thì từ khi sơ phát tâm đến khi tọa đạo tràng, Bồ Tát phải làm sao để hành Bát nhã Ba la mật?

Sở dĩ ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật như trên, vì ngài nghĩ rằng Bồ Tát khi mới sơ phát tâm còn mê muội, điên đảo, nên cần phải hành, chẳng thể chẳng hành được vậy.

Phật dạy: Từ khi sơ phát tâm, Bồ Tát phải học “vô sở đắc pháp”, mà chẳng đắc tức là chẳng hành vậy. Bồ Tát dùng các phương tiện để hành bố thí, trì giới v.v…, nhưng phải biết rõ hết thảy các pháp ấy đều là bất khả đắc, đều là vô sở đắc pháp cả. Tuy hành bố thí, trì giới v.v… mà biết rõ ở nơi thật tướng thì các pháp ấy đều là rốt ráo không, đều là bất khả đắc; dù ở trong CÓ hay ở trong KHÔNG cũng đều là bất khả đắc cả. Bồ Tát trú như vậy, nên được trí huệ tương ứng với Nhất thiết chủng trí. Bồ Tát khi hành bố thì chẳng thấy có mình là người hành bố thí, có người thọ nhận sự bố thí, có tài vật mà mình đem ra bố thí, vì biết rõ các pháp đó đều bình đẳng, đều bất khả đắc. Dẫn đến Vô Thượng Bồ Đề cũng như vậy”.

Đó là cái mầu nhiệm của giáo pháp “vô sở đắc hay bất khả đắc”. Tất cả pháp là không, chúng sanh là không, hành như vô sự, chẳng thọ chẳng đắc mà Bồ Tát vẫn tu vẫn hành vẫn độ chúng sanh. Đó chính là cái ẩn áo(sâu kín)của Bồ Tát đạo trong việc duy trì dòng giống Phật

 

11. Hành vô sở đắc và hữu sở đắc.

 

Đại Trí Độ Luận giải thích tiếp:

“Ngài Tu Bồ Đề tự nghĩ rằng, “Hữu sở đắc là thế gian điên đảo. Vô sở đắc là Niết Bàn”, nên ngài hỏi Phật: Thế nào gọi là hữu sở đắc, và thế nào gọi là vô sở đắc?

Phật dạy: Pháp có hai là pháp hữu sở đắc; pháp chẳng có hai là pháp vô sở đắc.

Ví như có con mắt và sắc hòa hợp gọi là có hai, vì mắt và sắc là hai pháp đối đãi vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Khi chẳng thấy sắc, thì vẫn có mắt. Như vậy vì sao nói mắt chẳng ly sắc?

Phật dạy: Nay tuy con mắt chẳng quán sắc, nhưng lưu ảnh của sắc đã sẵn có ở nội trần. Điều đó cho biết nhãn căn và sắc trần là 2 pháp tương đãi vậy.

Bởi vậy, nên biết rằng hết thảy pháp hữu vi đều do nhân duyên hòa hợp sanh. Đã có nhân ắt phải có quả. Quả theo nhân sanh, nên chẳng có tự tánh. Dẫn đến ý cũng như vậy.

Phàm phu, do vô trí, nên mới phân biệt có thiện, có bất thiện v.v… Còn người trí biết rõ cả 2 pháp đều là hư dối, biết rõ cả 2 pháp đều do nhân duyên sanh, nên là không; do vậy mà chẳng thấy có 2 tướng tương đãi vậy. Vì sao? Vì pháp có 2 tướng là pháp hữu sở đắc; pháp chẳng có 2 tướng là pháp vô sở đắc.

Phật dạy: Do có hữu sở đắc mới có vô sở đắc. Do duyên các pháp mà chấp có tướng hành đạo, nên là hữu duyên sở đắc. Nếu chẳng duyên các pháp chẳng thủ tướng hành đạo, thì vào được rốt ráo không, tức là được vô sở đắc vậy.

Phật dạy tiếp: Chấp hữu sở đắc, chấp vô sở đắc đều lầm lỗi. Bởi vậy nên ở nơi cả 2 việc đó, Bồ Tát thường giữ tâm bình đẳng. Dùng vô sở đắc để phá chấp về hữu sở đắc; khi đã phá xong hữu sở đắc rồi, thì cũng phải bỏ luôn chấp về vô sở đắc. Như vậy mới có được tâm bình đẳng ở nơi hữu sở đắc và vô sở đắc vậy.

Bồ Tát hành Bát nhã Ba la mật phải phân biệt học như vậy. Hành Bát nhã Ba la mật như vậy là chân hành “vô sở đắc”, chẳng có lầm lỗi. Bồ Tát dụng vô sở đắc như vậy mà tu từ một địa này lên một địa khác cũng như vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu Bát nhã Ba la mật bất khả đắc, Vô Thượng Bồ Đề bất khả đắc, Bồ Tát bất khả đắc, thì Bồ Tát học Bát nhã Ba la mật làm sao có thể phân biệt được các pháp tướng? Nếu nói Bát nhã Ba la mật là hành pháp bất khả đắc, thì làm sao được đầy đủ bố thí Ba la mật,… dẫn đến đầy đủ hết thảy thiện pháp? Làm sao Bồ Tát có thể vào được Bồ Tát vị?

Phật đáp: Bồ Tát chẳng đắc các pháp tướng, mới thật là hành Bát nhã Ba la mật.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Thế nào mới gọi là hành Bát nhã Ba la mật?

Phật đáp: Hành vô sở đắc là hành Bát nhã Ba la mật. Hành hết thảy các pháp không, vô tướng, vô tác, vô khởi là hành Bát nhã Ba la mật. Bồ Tát vì thật tướng của hết thảy pháp mà hành Bát nhã Ba la mật, chẳng phải do chấp điên đảo mà hành Bát nhã Ba la mật.

Vì hết thảy pháp đều vô vi, vô tác, vô khởi nên Bồ Tát phải hành vô vi, vô tác, vô khởi Bát nhã Ba la mật như vậy”.

 

12. Tam Trí: Nhất thiết trí, Đạo tướng trí và Nhất thiết chủng trí.

 

“Tam Trí” của Hội thứ II, ĐBN viết rất ngắn và chỉ là một phần của phẩm “Xảo Tiện”, trong khi Đại Trí Độ Luận đúc kết “Tam Trí” thành một phẩm riêng trong hai quyển 83 và 84. Ba trí này đã được chúng tôi lược giải trong “Phần thứ I, Tổng luận” và thích nghĩa nhiều lần trong “Phần thứ II, Tổng luận”. Nên ở đây chúng tôi chỉ giải thích ngắn gọn thôi:

1- Nhất thiết trí: Trí biết rõ cái tướng chung của tất cả các pháp. Cái tướng chung ấy chính là Không tướng. Trí này là trí của hàng Thanh văn, Duyên giác.

2. Đạo chủng trí (cũng gọi Đạo chủng tuệ, Đạo tướng trí): Bồ Tát biết rõ cả bốn đạo gồm: Nhân Thiên phước lạc đạo, và ba thừa đạo (nghĩa là Bồ Tát biết tướng đạo của nhân thiên, tướng đạo của đạo Thanh văn-Độc giác, tướng của đạo Bồ Tát, tướng của đạo Như Lai). Nên Đạo tướng trí là trí chung của đại Bồ Tát.

3. Nhất thiết chủng trí (cũng gọi Nhất thiết tướng trí hay Nhất thiết trí trí): Tức trí biết rõ suốt tướng chung và tướng riêng, của tất cả pháp, tất cả đạo, các cả chủng loại. Nên nói Nhất thiết chủng trí là trí riêng của chư Phật.

Để giải thích về Nhất thiết chủng trí của chư Phật, Đại Trí Độ Luận nói rằng:

“Phật dùng vô tướng pháp nên nói với ngài Tu Bồ Đề rằng: Ông chẳng nên dùng danh tướng mà hỏi về Nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì Nhất thiết chủng trí là Phật trí. Được Nhất thiết chủng trí rồi là thông đạt được hết thảy pháp trong ba đời, là được vô ngại trí, là biết hết thảy các sự việc từ lớn đến nhỏ, từ thô đến tế v.v… chẳng có sự việc gì mà chẳng hay biết cả. Phật khai thị về nghĩa của “Nhất thiết chủng trí”. Đó là:

- Trí thông đạt thật tướng của hết thảy pháp là tướng tịch diệt. Ví như nước ở sâu dưới đáy biển chẳng bị gió làm chao động; vì ở sâu quá, nên các sóng mòi chẳng thể dấy khởi được. Cũng như vậy, gió hý luận chẳng thể làm lay động được Nhất thiết chủng trí.

- Trí thông đạt vô ngại hết thảy các ngôn ngữ, danh tự; lại nhiếp được cả “CÓ” lẫn “KHÔNG”.

Có thuyết nói, “Nhất thiết chủng trí là trí biết rõ mười Phật lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại trí… dẫn đến mười tám bất cộng pháp đều là tướng trí huệ hòa hợp”.

Có thuyết nói, “Vào được Kim Cang tam muội là thứ lớp được vô ngại giải thoát, nên các sự việc dù lớn hay nhỏ, dù khó hay dễ, dù sâu hay cạn, cùng vô lượng nhân duyên khác, hành giải đều như thật biết”.

Trí biết như vậy gọi là Nhất thiết chủng trí.

 

13. Tại sao nói nghĩa của Bát Nhã là thâm áo?

 

Toàn thể Đại Bát Nhã bất cứ chỗ nào cũng nói đến chỗ này. Vì, chư Phật, Bồ Tát, A la hán luôn luôn muốn chúng sanh thâm nhập Bát Nhã để thoát khổ được vui Niết bàn. Vã lại, Bát Nhã quá mênh mông rộng lớn như hư không và quá siêu việt nên phải nói nhiều.

Hỏi: Trước đây đã có nói nhiều về Bát nhã Ba la mật. Nay vì sao còn nói nữa?

Đáp: Đây chẳng phải chỉ vì nói về tướng của Bát nhã Ba la mật, mà còn rộng nói về nghĩa của Bát nhã Ba la mật nữa.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Do nghĩa gì mà Thế Tôn gọi là Bát nhã Ba la mật?

Phật dạy: Do được “Đệ nhất độ”, tức là “độ hết thảy pháp qua bờ bên kia” nên được gọi là Bát nhã Ba la mật.

Xét về “trí độ” nên phân biệt có ba hạng, đó là:

- Trí độ của hàng Thanh Văn là hạ trí.

- Trí độ của hàng Bích Chi Phật là trung trí.

- Trí độ của hàng Bồ Tát là thượng trí, cũng gọi là Đệ nhất độ.

Lại nữa, có chín phẩm độ phiền não nhiếp về ba bậc trí huệ thượng, trung và hạ, mỗi bậc có ba phẩm. Bồ Tát dùng thượng huệ độ nên gọi là đệ nhất độ. Hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật phần nhiều độ ở nơi tổng tướng, rất ít ở nơi biệt tướng. Bồ Tát ở nơi hết thảy tổng và biệt tướng đều được rõ ràng nên gọi là đệ nhất độ.

Khi độ, Bồ Tát có trí huệ đầy khắp, nên ở nơi các pháp đều khắp biết. Hàng Nhị thừa ở nơi các pháp có biết; nhưng chẳng cùng khắp. Bởi vậy nên gọi trí độ của Bồ Tát là đệ nhất độ.

Bồ Tát Đại Thừa có vô lượng phước đức trí huệ, đầy đủ sáu pháp Ba la mật, đầy đủ 37 phẩm trợ đạo, được chư Phật, chư Đại Bồ Tát cùng chư Thiên ở khắp mười phương thường hộ niệm, nên được an ổn độ. Ví như người dùng thuyền bảy báu, được người hướng dẫn tốt, chở đầy đủ thực phẩm tốt, gặp gió êm, biển lặng, ắt sẽ đến được đích an toàn, như vậy gọi là “hảo độ”. Còn người nương theo chiếc bè, mong manh để vượt qua biển, tâm đầy lo âu sợ hãi, thì chẳng thể gọi là “hảo độ” được.

Lại nữa, Bồ Tát hành Bát nhã Ba la mật dùng ba thừa đạo đưa chúng sanh qua bờ bên kia, là bờ Niết Bàn. Ở nơi đây chẳng còn có ưu bi khổ não nữa. Do nghĩa ấy nên gọi là Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, dùng trí huệ Bát nhã Ba la mật tư duy, trù lượng, phá hoại các pháp cho đến vi trần, thì hết thảy các pháp, dù ngoại hay nội, dù lớn hay nhỏ v.v… đều chẳng kiên cố, chẳng bền chắc. Do nghĩa ấy nên gọi là Bát nhã Ba la mật.

Hết thảy pháp đều vô phân biệt, nên vào trong Bát nhã Ba la mật, thì sắc pháp cũng như tâm pháp đều là tán hoại, là bất khả đắc. Do nghĩa ấy nên gọi là Bát nhã Ba la mật.

Bát nhã Ba la mật còn được gọi là trí huệ Ba la mật, là trí huệ “đáo bỉ ngạn”, là bờ mé của hết thảy trí huệ. Trí huệ Ba la mật chẳng thể bị phá hoại, là như pháp tánh thật tế. Do nghĩa ấy nên gọi là Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, trong Bát nhã Ba la mật chẳng có pháp hợp hay tan, sắc hay vô sắc, hữu lậu hay vô lậu, hữu vi hay vô vi. Vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật là vô sắc, vô hình, vô đối, là nhất tướng, là vô tướng. Do nghĩa ấy nên gọi là Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, Bát nhã Ba la mật thường sanh hết thảy trí huệ, hết thảy thiền định, hết thảy lạc thuyết biện tài. Nhờ có lực Bát nhã Ba la mật mà nói ra một câu có thể chứa đựng vô lượng nghĩa trang nghiêm, vô cùng tận. Bát nhã Ba la mật soi chiếu cùng khắp, đến tận những nơi mà mặt trăng, mặt trời cùng các ngôi sao chẳng thể chiếu đến được. Bát nhã Ba la mật thường phá tan các tà kiến vô minh hắc ám, nên tà ma ngoại đạo cùng các hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật chẳng thể phá hoại được.

Vì sao? Vì nếu Bồ Tát nhất tâm tín thọ, trì tụng Bát nhã Ba la mật thì các ác niệm chẳng thể xâm phạm được, nếu Bồ Tát có chánh ức niệm, thường như thuyết tu hành thì các kẻ ác chẳng có thể phá hoại được.

Phật dạy: Bồ Tát phải đúng theo nghĩa Bát nhã Ba la mật như vậy mà hành. Bồ Tát muốn hành theo nghĩa Bát nhã Ba la mật thì phải hành theo nghĩa vô thường, nghĩa khổ, nghĩa không, nghĩa vô ngã, cũng phải hành theo nghĩa khổ trí, nghĩa tập trí, nghĩa diệt trí, nghĩa đạo trí, nghĩa pháp trí, nghĩa tỷ trí, nghĩa thế trí, nghĩa tha tâm trí, nghĩa tận trí, nghĩa vô sanh trí, nghĩa như thật trí.

Ví như trong biển lớn có vô số châu báu vừa lớn vừa nhỏ, nhưng chỉ có như ý bảo châu là quý hơn hết. Cũng như vậy, trong số mười một trí, thì mười trí nêu lên trước đều là vô thường. Chỉ có trí thứ mười một tức là như thật trí mới là trí huệ của Phật, là trí huệ tôn quý nhất.

Hỏi: Trước đây nói hành vô thường chẳng phải là hành Bát nhã Ba la mật. Nay vì sao nói hành vô thường là hành Bát nhã Ba la mật?

Đáp: Trước đây cũng đã nói về 2 trường hợp hành vô thường:

- Nếu còn chấp tâm, còn hý luận mà hành vô thường, thì đó chẳng phải là hành Bát nhã Ba la mật.

- Nếu chẳng chấp tâm, chẳng hý luận mà dùng vô thường để phá chấp thường, nhưng tự mình chẳng chấp vô thường, thì đó mới là hành Bát nhã Ba la mật.

Hỏi: Trong ba tạng kinh điểm thường chỉ nói đến mười trí. Sao nay lại nói thêm trí mười một là như thật trí?

Đáp: “Như thật trí” là của Đại Thừa pháp. Nên biết Đại Thừa pháp thường thọ Tiểu Thừa pháp, mà Tiểu Thừa pháp chẳng thể thọ Đại Thừa pháp vậy.

Hỏi: Trong mười trí nêu lên trước, mỗi trí đều có thể tướng riêng. Như vậy, thể tướng của như thật trí là như thế nào?

Đáp: Có thuyết nói: Biết rõ thật tướng của hết thảy pháp là như pháp tánh thật tế. Như vậy gọi là như thật trí tướng. Nói đây, Phật nói chỉ có trí huệ của Phật mới gọi là như thật trí. Vì sao? Vì Bồ Tát chưa đoạn sạch “trần sa vô minh”, nên chưa có thể như thật biết. Cũng như hàng Nhị Thừa, Bồ Tát chưa tận đoạn tạo khí, nên chưa có thể biết hết thảy pháp, hết thảy chủng; do vậy mà chưa được như thật trí. Chỉ có Phật đã tận đoạn vô minh, nên mới có được như thật trí.

Hỏi: Nếu nói trừ Phật ra, chẳng có ai có được như thật trí, thì hàng Nhị Thừa làm sao có thể được Niết Bàn, và hàng Đại Bồ Tát làm sao được vô sanh pháp nhẫn?

Đáp: Như thật trí có thể hiểu theo 2 nghĩa:

- Phật đã đầy đủ “như thật trí”.

- Chư đại Bồ Tát cũng như chư Thanh Văn chưa có được đầy đủ “như thật trí”.

Trí của Bồ Tát cũng như của hàng Nhị Thừa chỉ ví như ánh sáng của một ngọn đèn nhỏ, chỉ đủ để phá bóng tối của căn nhà, nhưng căn nhà chưa được sáng tỏ. Nếu có thêm một ngọn đèn lớn, thì căn nhà được chiếu sáng nhiều hơn. Cũng như vậy, Bồ Tát cũng như hàng Nhị Thừa, tuy có trí huệ phá được vô minh, nhưng chưa tận trừ vô minh đến gốc rễ.

Trí tuệ của Phật mới tận trừ vô minh đến gốc rễ.

Trí tuệ của Bồ Tát và trí tuệ của hàng Thanh Văn Nhị Thừa chưa được gọi là “như thật trí”. Vì sao? Vì Bồ Tát và hàng Thanh Văn chưa biết khắp “biến tri” như Phật được. Chỉ có trí huệ của Phật mới được gọi là “như thật trí”.

 

--o0o--

         

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Trong Bát nhã Ba la mật thậm thâm, nghĩa và phi nghĩa đều là bất khả đắc. Như vậy vì sao Bồ Tát phải vì thâm nghĩa Bát nhã Ba la mật mà hành Bát nhã Ba la mật.

Phật dạy: Tham dục, sân nhuế, ngu si là phi nghĩa. Nghĩa như vậy chẳng nên hành. Hết thảy các phiền não, hết thảy các tà kiến là phi nghĩa.

Nghĩa như vậy chẳng nên hành.

Nên biết rằng, các pháp được chia ra làm 3 loại. Đó là:

- Tham dục cùng hết thảy các phiền não, tà kiến là phi nghĩa.

- Sáu pháp Ba la mật cùng hết thảy các thiện pháp là nghĩa.

- Hết thảy các sắc pháp cùng vô ký pháp là phi nghĩa, phi phi nghĩa (chẳng có nghĩa, chẳng phải là chẳng có nghĩa).

Người  hành các phiền não thì sanh tâm thương ghét. Người hành sáu pháp Ba la mật và các thiện pháp, thì sanh tâm ái niệm. Người hành các pháp vô ký, thì sanh tâm si.

Như trong kinh nói, “Phàm phu khi thọ lạc liền sanh tâm tham; khi thọ khổ liền sanh tâm sân; khi thọ phi lạc, phi khổ liền sanh tâm si”.

Trái lại, Bồ Tát thường nghĩ rằng, “Hết thảy các thiện pháp, ác pháp và vô ký pháp đều là phi nghĩa, chẳng nên niệm. Vì sao? Vì ở nơi nhất như tướng, thì hết thảy các pháp đều là phi nghĩa, đều là vô phân biệt”.

Lại nữa, khi thành đạo, Phật chẳng thấy có một pháp nào cả. Dù là nghĩa, dù là phi nghĩa, khi đã vào trong thật tướng rồi, thì hết thảy pháp đều là nhất như, vô phân biệt. Dù có Phật, dù chẳng có Phật, thì hết thảy pháp đều là thường trú.

Nếu biết được như vậy là biết được nghĩa, phá được hết thảy các sự phân biệt của tâm. Bởi vậy nên nói, “nghĩa cùng phi nghĩa đều chẳng nên làm”.

Phật dạy tiếp: Bồ Tát hành Bát nhã Ba la mật phải ly nghĩa, và phải ly phi nghĩa.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Vì sao nói Bát nhã Ba la mật là phi nghĩa và cũng là phi phi nghĩa (chẳng có nghĩa, cũng chẳng phải chẳng có nghĩa)?

Phật dạy: Hết thảy các pháp hữu phi đều vô tác tướng, vô khởi tướng (chẳng có tướng tác, chẳng có tướng khởi), nên Bát nhã Ba la mật chẳng có nghĩa, cũng chẳng phải chẳng có nghĩa vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Hết thảy chư Phật cùng chư đệ tử Phật đều lấy vô vi làm nghĩa. Như vậy vì sao Phật nói Bát nhã Ba la mật chẳng có nghĩa, và cũng chẳng phải chẳng có nghĩa?

Phật dạy: Hết thảy chư Phật và chư Thánh, tuy đều lấy vô vi làm nghĩa, nhưng chẳng phải vì thế mà nghĩa ấy có tăng, có giảm.

Ví như hư không chẳng có làm lợi ích cho chúng sanh, cũng chẳng có làm tổn hại chúng sanh, nên chẳng có nghĩa, cũng chẳng phải chẳng có nghĩa.

Tuy hư không là pháp “không”, mà hết thảy thế gian đều nương nơi hư không, mà làm ra đủ các sự việc. Cũng như vậy, tuy Bát nhã Ba la mật là vô vi tướng, mà người tu hành phải có lực phương tiện Bát nhã Ba la mật mới có thể tu năm Ba la mật kia cùng hết thảy các Phật pháp vậy.

Người có chấp tâm mới nói Bát nhã Ba la mật có nghĩa, hay chẳng có nghĩa. Người chẳng có chấp tâm, thì chẳng thấy Bát nhã Ba la mật có nghĩa, hay chẳng có nghĩa.

Y theo thế tục đế, nên nói “nghĩa” và “phi nghĩa”. Nếu y theo đệ nhất nghĩa đế, thì chẳng nói như vậy”.

 

14. Bát nhã Ba la mật lấy bất nhị làm phương tiện.

 

Đại Trí Độ Luận nói:

“Lại nữa, có 2 thứ Bát nhã Ba la mật đó là:

- Hữu vi Bát nhã Ba la mật.

- Vô vi Bát nhã Ba la mật.

Học hữu vi Bát nhã Ba la mật là học đầy đủ sáu pháp Ba la mật, và an trú trong đó. Học vô vi Bát nhã Ba la mật là diệt sạch hết tập khí phiền não, viên thành Phật đạo.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Bồ Tát chẳng học vô vi Bát nhã Ba la mật có được Nhất thiết chủng trí chăng? Nếu học vô vi Bát nhã Ba la mật mà được Nhất thiết chủng trí, thì vì sao nói là chẳng có nghĩa?

Phật dạy: Bồ Tát học vô vi Bát nhã Ba la mật mà chẳng dùng “hai pháp” mới được Nhất thiết chủng trí.

Chẳng phân biệt các pháp, chẳng thủ chấp các pháp tướng mới gọi là chẳng dùng “hai pháp”.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: chẳng dùng “hai pháp” có thể vào được trong “bất nhị pháp” chăng?

Phật dạy: Chẳng được. Vì sao? Vì “bất nhị pháp” tức là “vô vi pháp”. Mà “vô vi” tức là “vô đắc hữu”, là chẳng có được vậy.

“Vô vi pháp”  là chẳng có tướng đắc, là pháp chẳng thể hành được.

Ngài Tu Bồ Đề lại hỏi: Nếu chẳng dùng “hai pháp” mà chẳng được “bất nhị pháp”, thì dùng “hai pháp” có thể được “bất nhị pháp” chăng?

Phật dậy: Chẳng vậy. Vì sao? Vì “hai pháp” là chẳng thật. Như vậy làm sao có thể dùng pháp chẳng thật đó để được “thật pháp”

Ngài Tu Bồ Đề lại hỏi: Nếu chẳng dùng “hai pháp” và cũng chẳng phải chẳng dùng “hai pháp” thì Bồ Tát làm sao được Nhất thiết chủng trí?

Phật dạy: “Vô sở đắc” tức là đắc vậy. Bởi vậy nên đắc là đắc chỗ chẳng đắc.

 

--o0o--

         

Nơi đây, nên biết rằng pháp bất nhị (chẳng hai) tức là pháp vô phân biệt (chẳng có phân biệt), là pháp vô sở đắc (chẳng chỗ đắc). Mà pháp vô sở đắc thì chẳng thể do hữu sở đắc làm ra.

Người tu hành tuy hành pháp hữu vi, mà lại đắc chỗ vô sở đắc, nên chẳng chấp tâm, chẳng thủ tướng vậy. Vì sao? Vì phải cùng với không, vô tướng và vô tác hòa hợp mà hành các pháp”.

Đây là một phẩm quá hay với nhiều giáo lý ảo diệu. Nhưng Kinh ĐBN lại gọp nhiều phẩm với nhau, nên phẩm này quá dài. Mặc dù cố gắng rút gọn một số chiết giải của Đại Trí Độ Luận, nhưng chúng tôi vẫn thấy dài. Muốn được đầy đủ hơn, xin Quý vị tiếp tục tham khảo Bộ Đại Trí Độ Luận thâm diệu này.

 

Tất cả tiết mục kể trên, một phần được các phẩm trước đây đã lược giải rồi, phần khác phẩm “Xảo Tiện hay Phương Tiện Thiện Xảo” này đã được Đại Trí Độ Luận giải thích bổ túc rất tỉ mỉ nhưng tiếc thay chúng tôi không trích dẫn hết được vì quá dài. Phẩm “Đa Văn Bất Nhị”, từ quyển 351 cho đến quyển 360, Hội thứ I, ĐBN cũng đã chiết giải xong. Quý vị có thể quay lại phẩm này tham cứu thêm, nếu muốn. Chúng tôi khuyên quý vị nên tham khảo thêm Đại trí Độ Luận (do Ni trưởng Diệu Không và HT Thích Thượng Siêu dịch, hiện có bán trên thị trường và có đăng hầu hết trên các mạng Phật học).

Người nào chịu khó nghiền ngẫm các giáo pháp ở đây sẽ có một bước tiến khá vững chắc trong việc học hỏi tu tập Bát nhã Ba la mật./.

 

---o0o---

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]