Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn về truyền thông mạng

30/03/202008:24(Xem: 5354)
Tản mạn về truyền thông mạng
Tản mạn về truyền thông mạng
Gần đây tuy tôi theo lời dạy của Sư Phụ luôn bình tĩnh và lạc quan vì tin vào nền khoa học hiện đại và chút vốn của mình về nghề nghiệp trong quá khứ thế mà vẫn bị truyền thông làm lung lay không ít . Mặc dù trên bàn viết tôi lúc nào cũng viết thật to câu văn này :
“Bất kể khi nào bạn không thể cưỡng lại được lòng ham muốn phải đăng tải thông tin nào đó trên mạng thì hãy chắc chắn rằng “ Những thông tin này sẽ đem lại điều tốt cho người đọc và Phật Pháp”
Thế nhưng buồn cười làm sao trong thời gian cách ly này có lẽ rãnh rỗi quá nên tôi đã đọc thông tin này :
“Nước hoa – Vũ khí bí mật ngăn ngừa COVID-19 tại Thổ Nhĩ Kỳ”
và bây giờ trong nhà tôi nơi nào cũng để vài lọ nước hoa ( số là tôi luôn sưu tầm mẫu nước hoa như một hobby ) bạn ạ , tuy có chút xấu hổ nhưng đó cũng biểu tượng một chút nữ nhi thường tình từ thời xa xưa ... thanh thiếu niên .
Và bây giờ khi nào rửa tay xong là tôi lại bôi thêm nước hoa vào tay ... hì hì...
Như vậy mới thấy thời đại của ngày nay là thời đại ngự trị của truyền thông ( thật nhanh chóng , với kỷ thuật và chiến thuật tinh vi đầy hấp dẫn đã và đang lôi kéo, thuyết phục, ) bao phủ đời sống của chúng ta .
Truyền thông ngày nay đã làm cho con người không còn tự tin vào chính mình , không nhận ra hướng đi hay lung lay với hướng đi mà mình đã chọn .
Nhưng cũng may tôi lại nghe lời chỉ dạy của Thày tôi là hãy chú tâm học kinh Phật đi nên mấy hôm nay tôi đã dành hết thì giờ xem lại những Cẩm nang mà bao năm đã ghi chép thì khi giở lại những trang đầu tôi chợt giật mình !
Này nhé
  • Đời sống này được tạo bằng những phản ứng nếu tiêu cực, ta đã bị nhiễm độc , nên luôn bất như ý và khổ đau . Nhưng nếu phản ứng theo tích cực nghĩa là theo trí huệ và từ bi thì xã hội sẽ lành mạnh và hạnh phúc vì định luật nhân quả là định luật của toàn bộ đời sống chúng sinh.
  • Nếu tâm thanh tịnh và sáng suốt thì ta sẽ thấy cái gì cũng Chân thật . Nếu tâm khởi lên vọng động thì thấy cái gì cũng biến thành loạn động .
  • Học kinh Phật ta thường được dạy: “ Sự chuyển hoá đau khổ đến từ nhận thức sẽ có năng lực mạnh mẽ nhất khi mà Sự chuyển hoá đó cần thiết và thật gần với những kinh nghiệm trong cuộc sống của chính chúng ta với những kiểm chứng và sự hiểu biết của kinh nghiệm đó đã được ghi khắc trong tâm khảm của mình.
  • Do đó rất tốt nếu được nhiều người bảo rằng mình thầm lặng hơn là không biết kiềm chế những điều mình biết khi nói ra chỉ dựa theo truyền thông mà không cần suy nghĩ đắn đo rằng chẳng biết điều mình nói có ích lợi gì hay cần thiết cho người nghe chăng ? Do đó để tránh được ảnh hưởng của những tư tưởng hay ý kiến của người khác Ta phải tự hỏi “ Điều này có gì quan trọng đến ta ? Nó có phù hợp với nguyên tắc nghiệp báo và nhân quả không ?
  • Và niềm tin vào có đủ công đức thì có được tất cả sẽ khiến ta kiểm soát lại hành vi của mình và có nhiều trách nhiệm hơn về cuộc sống của mình và tự mình quyết định thế nào là khôn ngoan hay thiếu khôn ngoan .
Bạn ơi tôi thấy hỗ thẹn quá...và phải dừng lại vài giờ đồng hồ để suy ngẫm lại những gì mình loạn động trong những ngày qua và cố làm một vài vần thơ để khắc ghi sâu vào tâm khảm
Mời các bạn cùng xem chung và cho mình một lời phê nhé !
 
“Con đường hướng về Thiện ...mãi là vô tận !
Nhớ lời kinh Phật dạy “ Có rồi Không “,
Lang thang nhiều kiếp trong cõi phiêu bồng .
Nguyện dừng vướng mắc .. trở về lại bản thể!
 
Biết cơ thể mình, sẽ nhận ra điều vi tế !
Hiểu được tha nhân và phòng bịnh để tu ,
Vô thường xác thân thật chỉ huyễn hư
Có thời gian ... để nhận ra kho báu
Ngọc trong Tâm là hương đời cho Đạo !!!
( thơ HH)
Nhân đọc lại trong VHPG 195 bài viết “Xa và gần “của Lê Hải Đăng có vài câu thật thắm thía , xin ghi lại như sau :
“ Nếu ai cũng nghĩ rằng đang sống những giây phút cuối cùng của đời mình thì hẳn là mọi người đều biết quý trọng những gì đang hiện hữu , đặc biệt là biết rõ việc gì đang làm, biết rõ ai là người mà mình cần thời gian chăm sóc quan tâm “
Tác giả còn dẫn chứng rằng :
“ Cuộc sống vốn chẳng viên mãn và hạnh phúc vốn không phải là đường đến cho tất cả mọi người... nhưng nhờ vào hành động hay sự lựa chọn mặc người ta có thể biết được ý nghĩa của những gì đã qua . Đó là tấm lòng ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI “ như bài hát của Trịnh Công Sơn ngày nào...
Như vậy rốt cuộc rồi người Phật tử trong giai đoạn này là hãy cố gắng làm sao Tạo ra một Ánh sáng cho ngọn đuốc tâm mình là thấy đúng được lẽ thật của một Pháp Hữu Vi có hình tướng vô thường, đau khổ , biến chuyển để không bị nhiều viễn ảnh chi phối và hãy tin rằng “Có đủ Công Đức thì có tất cả! Nhân quả là định luật căn bản của đời sống! “
Lời kết kính xin mượn lời của Cổ Đức thường dạy :
Tin nhân quả-Tạo Phước đức-Sống Chân thường là con đường đi đến hạnh phúc. Và ba con đường này không riêng rẻ mà thật ra không lìa nhau chúng có thể hợp nhất thành một con đường lớn tiến đến mục đích tối hậu của đời người.
Chúng ta có thể một lúc đi cả ba con đường vì cả ba cũng là một .
Huệ Hương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]