Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 6: Lớp B: Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam quá khứ (phần 1)

15/12/201919:30(Xem: 6030)
Bài 6: Lớp B: Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam quá khứ (phần 1)

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi- Tân Tây lan
KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP ÚC CHÂU kỳ 19
được tổ chức tại Capital Country Holiday Park, 47 Bidges Road, Sutton  NSW  2620
(Canberra, từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019)

***



LỚP B (NGƯỜI LỚN)

Bài 6:  Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam quá khứ (phần 1)

Biên soạn: HT Thích Thiện Hoa
Giáo thọ: TT Thích Tâm Minh


a/ Phật giáo du nhập vào Việt Nam
b/ Phật giáo dưới thời Hậu Lý (571-939)
c/ Phật giáo dưới thời Đinh - Tiền Lê (968-1009)
d/ Phật giáo dưới đời Nhà Lý (1010-1225)

 

 

Phật Giáo du nhập vào Việt Nam

Đạo Phật do đức Phật Thích Ca Mâu Ni khai sáng từ Ấn Độ khoảng hơn 500 năm trước Chúa giáng sinh, được truyền vào VN khoảng thời gian sau nửa thế kỷ thứ hai, đầu thế kỷ thứ 3. Du nhập vào VN bằng hai đường: thủy và bộ. Đường thủy từ phía nam lên và đường bộ từ phía bắc xuống. Đường thủy từ Tích Lan, Nam Dương. Đường bộ từ Tây Tạng Trung Quốc do bốn Ngài truyền giáo đầu tiên là Ngài Mâu Bác (TQ), Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương (Ấn Độ). Việt Nam bấy giờ gọi là Giao Châu .

1-    Ngài Mâu Bác, người quận Thương Ngô (TQ). Năm 189, Ngài theo Mẹ qua đất Giao Châu, dười thời Thái thú Sỹ Nhiếp. Ngài hoằng pháp tại đây.

2-    Ngài Khương Tăng Hội người gốc nước Khương Cư, theo cha đi buôn bán bằng thuyền từ Ấn Độ sang ghé vào đất Giao Châu, trước khi đến Trung Quốc. Vua Ngô Tôn Quyền thời Tam Quốc đã quy y với Ngài (229 -252).

3-    Thế kỷ thứ 3 có Ngài Ma Ha Kỳ Vực, Chi Cương Lương từ Ấn Độ sang TQ đã ghé lại Giáo Châu (Trung Quốc nhà Tần 205-306). Như vậy Phật Giáo du nhập VN khoảng cuối thế kỷ 2 và đầu thế kỷ 3 sau Tây lịch.


Phật Giáo dưới thời Hậu Lý

4-    Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi từ Trung Hoa sang vào năm 580, đem Thiền Tông vào Giao Châu. Đây là vị sơ tổ thiền tông đầu tiên VN thuộc về thời hậu Lý Nam Đế (571-602) Giao Châu bị Bắc thuộc lần thứ 3 (603-939)

Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi người gốc nước Nhục Chi (Ấn Độ) đắc pháp với Tam tổ Tăng Xán người Trung Quốc.

Năm 820 đời nhà Đường Trung Quốc có phái Vô Ngôn Không truyền vào VN. Kế đó là phái Thảo Đường, Tào Động, Lâm Tế (TQ) truyền sang VN.


Phật Giáo đời nhà Đinh - Tiền Lê (969-1009).

Phật Giáo có vị trí quan trọng trong văn hóa chính trị, được phát triển rộng rãi trong quần chúng hơn hẳn Khổng Giáo và Lão Giáo. Có Ngài thiền sư Ngô Chân Lưu làm Khuông Việt Thái Sư, vua Đinh Tiên Hoàng phong Ngài làm Tăng Thống sau một năm làm Thái sư lúc Ngài 40 tuổi.

Kế tiếp vua Lê Đại Hành cũng rất trọng dụng và ưu đãi PG. Thời bấy giờ có Ngài Đỗ Thuận pháp sư giúp vua Lê Đại Hành về các việc chính trị và ngoại giao rất thành công, làm cho nước Tàu phải nễ phục nhân tài của nước Việt, nhờ đó vua Lê Đại Hành đã thỉnh được Đại Tạng Kinh từ Trung Hoa. Đây là lần đầu tiên nước ta có Đại Tạng Kinh.

 

Phật Giáo đời Lý 1010 – 1225

Người lập ra triều đại nhà Lý là Vua Lý Thái Tổ.


* Vua Lý Thái Tổ tên là Lý Công Uẩn (1010-1028), là con nuôi của sư Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp, học đạo với Vạn Hạnh Thiền Sư. Một Phật tử có công đức phát triển PG, thỉnh đại tạng kinh 1019 từ Trung Hoa, một triều đại cực thịnh của PG. Xây dựng nhiều chùa chiền độ nhiều Tăng sĩ xuất gia.


* Vạn Hạnh Thiền Sư, Ngài họ Nguyễn người làng Cỗ Pháp, nay là làng Đình Bản, Từ Sơn Bắc Ninh, theo Phật nhiều đời, thông minh từ nhỏ thông suốt tam giáo Nho, Lão, Phật. Hành trì pháp Tổng Trì Tam Ma Địa (Mật tông) cố vấn chính trị và quân sự cho vua Lê Đại Hành  cho đến vua Lý Thái Tổ. Ngài Vạn Hạnh đã để lại bài thi kệ.

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

dịch:

Thân như bóng chớp chiều tà

Cỏ xuân tươi tốt, thu qua rụng rời

Sá chi suy thịnh việc đời

Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.




chua mot cotChùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng
vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất.



* Đời Lý Thái Tông (1028 – 1054)
Vị vua sùng mộ đạo Phật, lập 95 ngôi chùa, nhận Đại Tạng Kinh do nhà Tống Trung Quốc tặng. Học đạo làm đệ tử của Thiền Lão Thiền sư, đắc pháp truyền thừa đời thứ 7 phái Vô Ngôn Thông.


* Đời Lý Thánh Tông (1054 -1072)

Vị vua thâm tín PG, đệ tử đắc pháp đầu tiên thiền phái Thảo Đường. Năm 1069 Lý Thánh Tông đi chinh phạt Chiêm Thành, trong đám tù binh bị bắt có lẫn lộn một thiền sư người Trung Hoa, đó là Thiền Sư Thảo Đường. Thiền sư Thảo Đường là đệ tử của Ngài Tuyết Đậu Minh Giác (TQ). Sau biết được Vua học đạo với thiền sư Thảo Đường và phong làm Quốc Sư. Thành lập phái Thảo Đường.


* Các đời vua: Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông, các đời vua này đều là những Phật tử ủng hộ Phập pháp đắc lực, vì vậy PG đã trở thành quốc giáo tại Việt Nam.

  
______________

Toát yếu theo bộ "Phật Học Phổ Thông", khóa 5 (NXB Đông Phương 2012). HT Thích Thiện Hoa








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]