Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dưỡng gan tâm an

13/07/201922:53(Xem: 4829)
Dưỡng gan tâm an

Dưỡng gan tâm an

 

Một bà cụ có tính tình cau có, thường xuyên nổi giận vì những sự việc nhỏ nhặt, hơn nữa, mỗi khi tức giận hay dùng lời lẽ ác độc, vô tình đã làm tổn thương nhiều người, vì thế bà ta giao tiếp với hàng xóm bạn bè đều không được hài hòa.


Bà cũng biết khuyết điểm của mình, mong muốn sửa lại lỗi lầm thành tật này. Nhưng mỗi khi tức lên thì chính bà ta cũng không thể khống chế được tâm mình.


Một hôm, một người đã nói với bà : “Chùa gần đây có một vị thiền sư, cũng là vị cao tăng, tại sao bà không đến xin lời chỉ dạy, biết đâu thiền sư có thể giúp được cho bà.”
Bà cũng cảm thấy có lý, đã đến tham vấn với thiền sư.


Khi bà thổ lộ tâm trạng của mình, bà ta có thái độ rất thành khẩn, rất mong muốn có được một vài lời khai thị từ vị thiền sư đó. Vị thiền sư im lặng nghe bà kể lễ, chờ cho bà ấy nói hết, mới dẫn bà ta vào một thiền phòng, sau đó khóa cửa thiền phòng và rời khỏi đó.
Bà một lòng muốn có được lời chỉ dạy của thiền sư, nhưng không ngờ thiền sư đã nhốt bà ta vào trong một thiền phòng vừa lạnh vừa u tối. Bà ta tức tối hét lên, cũng như ngày thường, bà ta buông những lời nhục mạ quái ác. Nhưng cho dù bà ta có la hét cách nào, nhưng ở ngoài vẫn im lặng, thiền sư hình như không nghe thấy lời nào.


Khi không còn chịu đựng được nữa, thì bà thay đổi thái độ cầu xin thiền sư thả mình ra, nhưng thiền sư vẫn không động lòng thay đổi cách hành xử của mình, vẫn mặc kệ bà ta tiếp tục nói gì thì nói.


Qua một hồi rất lâu, cuối cùng trong thiền phòng cũng không còn tiếng la hét hay nói năng của bà nữa, thì lúc này, bên ngoài thiền phòng mới có tiếng nói của thiền sư hỏi : “Bà còn giận không ?”
Thế là bà ta giận dữ trả lời : “Tôi chỉ giận tôi, tôi hối hận sao phải nghe lời người khác, tìm đến cái nơi quỷ quái này để xin ý kiến của ngươi.”


Thiền sư ôn tồn nói : “Kể cả chính mình bà cũng không chịu buông tha, thì bà làm sao có thể tha lỗi cho người khác chứ ?” Nói xong thiền sư lại im lặng.


Sau một hồi im lặng, thiền sư lại hỏi : “Bà còn giận không ?”
Bà ta trả lời : “Hết giận rồi !”
“Tại sao hết giận !”
“Tôi giận thì có ích gì ? không phải vẫn bị ông nhốt tôi trong cái phòng vừa u tối vừa lạnh lẽo này hay sao ?”
Thiền sư nói với vẻ lo lắng : “Bà xử sự kiểu này càng đáng sợ hơn đấy, bà đã đè nén cơn tức giận của mình vào một chỗ, một khi nó bộc phát ra thì càng mãnh liệt hơn.” Nói xong, thiền sư lại quay đi.


Lần thứ 3 thiền sư quay lại hỏi bà ta, bà trả lời : “Tôi không giận nữa, ông không xứng đáng để tôi giận !”
Thiền sư nói : “Cái gốc tức giận của bà vẫn còn, bà cần phải thoáng ra khỏi vòng xoáy của tức giận trước đã.”


Sau một hồi lâu, bà đã chủ động hỏi thiền sư : “Bạch thiền sư, ngài có thể nói cho con biết tức giận là cái gì không ?”


Thiền sư bước vào, vẫn không nói chuyện, chỉ có động tác như vô tình đổ đi ly nước trong cái ly trên tay. Lúc này thì bà ta hình như đã hiểu. Nhà mình hiểu thế nào về câu chuyện này ?

Nguồn: sưu tầm

 

 

Lời Bình:

Một niệm nảy sinh đấy vạn ma
Tu trì giữ đạo chẳng sinh tà
Đã đành có thân là có bệnh 
Ý suy tâm loạn giúp duyên mà 
Quét sạch vạn duyên thân là tịch
Diệt phăng ngàn tưởng thoát Ta Bà
Rồi đây Tâm tịnh Thân an ổn 
Vui ngắm chung trà khói bay xa. 
.....

Một yếu tố quan trọng để quyết định sức khỏe đó là Tâm Lý 
Thật vậy, cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật Thích Ca đã chứng minh được yếu tố tâm lý (nóng, giận….) ảnh hưởng rất lớn đến sinh lý (trao đổi chất…..) 
Khi Giận dữ hại Gan
Khi Sợ Hãi hại Thận
Khi Lo Lắng hại Tỳ vị 
Khi U Uất hại Tim
 


Do đó: 
Tâm Bình khí hoà Gan không bệnh 
An Nhiên Tự Tại Thận sung mãn 
Suy nghĩ tích cực Tỳ vị khỏe 
Buông xả tất cả Tim giải phóng
 
... vọng tưởng nhiều, thân suy yếu phải biết cách dưỡng sinh... dưỡng sinh tốt nhất là 
Không Giận
Không U Uất 
Không Lo Lắng 
Không Sợ Hãi 
Không Vọng Tưởng
 

Kết luận:

Hãy xem thân thể là cỗ máy, các tế bào là linh kiện... tinh thần là trung tâm bảo dưỡng... muốn bảo vệ linh kiện tốt thì trung tâm bảo dưỡng phải làm được 5 KHÔNG ở trên
Nếu làm được 5 KHÔNG thì dù đang bệnh cũng nhanh chóng phục hồi... 

 

                                                                                  Viết tại Trường Hạ Thiên Ấn 2019
Thích Hiền Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]