Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   


khoa-tu-hoc-ky17-day3-151khoa-tu-hoc-ky17-day3-153khoa-tu-hoc-ky17-day3-164

Buổi Phật Pháp Vấn Đáp 02

(34 câu trả lời).
Thứ Ba 26-12-2017

HT Bảo Lạc
HT Trường Sanh
HT Bổn Điền
TT Giác Tín
TT Nhuận Chơn
TT Đạo Thông
NS Chân Kim
NS Viên Thông
NS Thảo Liên




 

Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2017

 

Câu 1: Kính bạch quý Ngài, các việc làm sau đây có nhiều công đức hơn?

-          Xây chùa tháp,

-          In kinh đúc tượng,

-          Cung cấp tứ sự để Tăng Ni tu học.

-          Bố thí cho người cô quả, đói bệnh, tàn tật, bất hạnh.

Con thành kính tri ân quý Ngài.

 

Câu 2:

A Di Đà Phật, con xin hỏi, xin giải thích cho chúng con chữ Tán Lư Hương trong quyển kinh cho chúng con được rõ. A Di Đà Phật.

 

Câu 3 & 4:

Kính thưa quý Thầy Cô,

  1. Tại sao các giảng sư Việt Nam thì được tự do ra hải ngoại giảng Pháp? Mà giảng sư hải ngoại thì không ai được về giảng pháp, thu đệ tử và quyên gom tịnh tài, đem ra hải ngoại làm Phật sự?
  2. Tại  sao các nước Nam truyền không thấy có các vị tổ lập tông hay phái? Không có các bài kệ để truyền thừa đến các thế hệ sau? Phật tử cũng không có pháp danh?

Con thành kính tri ân quý Ngài.  

 

Câu 5: A Di Đà Phật, kính thưa Sư, con nghe rất nhiều như vầy, thời này là thời Mạt Pháp. Tại sao? Bởi vì thời nay có rất nhiều chùa xây dựng lên, có rất nhiều vị giảng sư đi giảng dạy, có rất nhiều Phật Tử già trẻ đi tu học và thời nay có rất nhiều Phật Tử ăn chay trường, vậy thì tại sao Mạt Pháp? Kính xin Sư từ bi giảng dạy.

 

Câu 6:

Con muốn trì tụng chú Đại Bi ở nhà mà nhà con không có bàn thờ Phật, có người chỉ cho con là chỉ đọc từ “Thiên thủ thiên nhãn” ,,, tới cuối thôi.

Có người lại bảo không hiểu thì chỉ tụng Nam mô A Di Đà Phật câu đầu sau đó là A Di Đà Phật A Di Đà Phật mọi nơi mọi lúc có được không ạ?

Con có trì tụng chú Đại Bi lúc nào cũng được không ạ?

 

Câu 7: Niệm Phật đến mức nào mới nhất tâm? Niệm đến mức nào mới hết phiền não?

 

Câu 8, 9 & 10:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch quý chư Tôn Đức Tăng Ni,

Trước tiên con kính cảm niệm tri ân công đức của quý Ngài, gần hai mươi năm nay đã không ngại khó khăn, lao tâm, lao lực để tổ chức những khóa tu học giáo dưỡng chúng con học và hành giáo lý Phật Đà.

  1. Con kính hỏi là qua bao kinh nghiệm tổ chức, những điều gì khó khăn nhất cho ban tổ chức Khóa Tu Học Phật Pháp?
  2. Chúng Phật tử học viên chúng con làm sao có thể giữ được sự yên tịnh lục hòa trong phòng nhóm ở chung, càng đông càng ồn ào, tranh giành từng  chỗ cắm charge điện, nói chuyện lớn tiếng mà có nhắc thì mích lòng, bị cự lại, đa số các người lớn tuổi bị lãng tai nên nói rất lớn. Xin quý Ngài khóa tu sau cho thêm giờ thực tập tịnh khẩu nghiêm ngặt hơn ạ.
  3. Thực hành quán chiếu như thế nào để chúng con có thể tuỳ hỷ công đức vì bố thí lòng từ thiện thì dễ, chứ sao tuỳ hỷ với công đức người khác trong con vẫn gợn lên tâm ganh tỵ, khích bác, chê bai. Biết đó là điều xấu mà con khó control được bản thân và hay giận dù không lộ ra ngoài khi bị người khác dèm pha những việc làm thiện của mình. Xin chỉ dạy con để con học hỏi và tốt hơn.

 

Câu 11, 12 & 13:

  1. Ngồi thiền có hóa chuyển hết nghiệp quá khứ không? Nếu có thì chuyển hóa như thế nào và làm sao để hành trì cho hữu hiệu?
  2. Thần thức và Alida thức khác biệt như thế nào?
  3. Trong Thất Bồ Đề Phần pháp thứ nhất là trạch pháp. Làm sao để chọn đúng pháp để hành trì cho hiệu quả và đúng theo căn cơ của mọi hành giả?

 

Câu 14: Kính bạch Thầy, cha con chết lúc con còn nhỏ, con không biết ngày chết, nơi chôn cất. Nay con muốn cúng kiến cho hương linh cha con, con phải làm như thế nào cho đúng pháp? Con kính tri ân Thầy.

 

Câu 15:

Có lần Đức Phật dạy Trưởng Lão Bahida:

“Trong cái thấy chỉ có cái thấy. Trong cái nghe chỉ có cái nghe. Trong cái thọ tưởng chỉ có cái thọ tưởng. Trong cái thức tri chỉ có cái thức tri.”

Chúng con chưa hiểu rõ điều này. Kính xin chư Tôn Đức giúp chúng con và dạy cho chúng con phương pháp hành trì.

 

Câu 16:

Cho con hỏi:

  • Chết có phải là hết?
  • Khi chết ta đi về đâu?
  • Việc tu tập có lợi ích gì cho chúng ta sau cái chết?
  • Và chết có đáng sợ?

 

Câu 17:

Bạn con nói quy y phải vào chùa quy y mới đúng. Còn con thỉnh Thầy về nhà quy y là sai, ở nhà có bàn thờ Phật, có Thầy, thì cũng có Tam Bảo sao là không được? Vậy những người lỡ quy y ở nhà có cần quy y lại không?

 

Câu 18:

Tại sao có những Tăng Ni có thể tạm đủ căn bản hảo tâm xuất gia, và cho là có như pháp đắc giới, nhưng căn bản học đạo lại rất tương đối, chưa thông tỏ giới luật trì phạm, lại không chịu nương các bậc Xà lê ít ra 5 đến 10 năm chuyên học Luật học Kinh, cũng không hề được Đại Tăng Yết ma cho phép ly chúng độc cư, vội vã quyên góp để tạo mãi thất viện xem là tài sản riêng, nhất là không như pháp thỉnh Tăng chuẩn hứa và cầu chỉ ra các giá nạn… Giáo hội phải làm sao để chấn chỉnh tình hình này?

 

Câu 19:   Kính bạch quý Thầy, trong Quán Sổ Tức, tức là quán niệm hơi thở trong Thiền, Tứ Niệm Xứ:

  1. Quán niệm thân trong thân,
  2. Niệm Thọ,
  3. Niệm Tâm,
  4. Niệm Pháp.

Có phải là:

  1. Quán thân bất tịnh
  2. Thọ thị khổ
  3. Tâm vô thường
  4. Pháp vô ngã

Kính xin giảng rõ thêm cho chúng con thực tập.

 

Câu 20 & 21:

  1. Con có được nghe Đức Phật có dạy 84 ngàn pháp tu. Có cách nào mình có được danh sách và nội dung của 84 ngàn pháp tu đó không?
  2. Ở cõi của Đức Phật A Di Đà có rất nhiều của báu như đất bằng vàng ròng, cùng với pha lê, xa cừ, bích châu mã não, nói chung là toàn là báu vật. Mình tu hành là tập buông bỏ mấy thứ đó đi. Sau bao nhiêu công phu tu tập, được lên cõi của Ngài, lại gặp lại những món đó nữa. Như vậy có hợp lý không?

Theo như con hiểu thì cõi của Đức Phật A Di Đà là ở phương Tây, nhưng phải qua một khoảng không gian vô cùng to lớn. Nếu mình ra khỏi trái đất này, làm sao còn xác định đâu là phương Tây? Vì bốn phương chỉ đúng cho người trên mặt đất thôi.

 

Câu 22:

Kính thưa quý Thầy, Phật Tử ở nhà, nếu tụng kinh thì kinh nào cho đúng, Chú Đại Bi, Kinh Pháp Hoa thì quá  cao siêu. Có lúc con đang tụng thì như buồn ngủ, phải đi rửa mặt, đồng thời hát, bị phân tâm, nghĩ quẩn, thì phải vái lại cho con được tinh tấn tu tập.

 

Câu 23:

Tại sao các vị Đại Bồ Tát như Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, v.v. đều được tạc tượng thành nữ tướng, trong khi trên văn tự thì lại xưng hô là Ngài?

 

Câu 24:

Con vô chùa con thấy thờ hai vị hộ pháp, đó là hai vị Bồ Tát hoá thân có phải không? Tại sao một vị le lưỡi còn một vị mặt đỏ cầm đao, như vậy là sao. Xin quý Ngài giảng giải cho.

 

Câu 25:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Thầy Cô, câu hỏi của con là nếu ai đó mắc nợ mình trong kiếp trước hoặc kiếp này nhưng mình không muốn họ trả nợ cho mình thì mình nên làm cách nào hoặc  cầu nguyện ra sao? Mô Phật, con xin cám ơn.

 

Câu 26:

Biết mình tu phải buông bỏ, bạn con nói buông vàng, nữ trang, quần áo, nhưng người khác thì nói phải buông tập khí, những thói hư tật xấu của mình, chẳng hạn vô khóa tu cứ nói cái này ăn không được, mới ăn chay ăn làm sao vô, đó là thói hư của mình phải bỏ.

Vậy quý Thầy chỉ dạy cho rõ buông bỏ cái gì là đúng?

 

Câu 27:

A Di Đà Phật, Kính Thầy chỉ dạy cho con:

Thế nào là vọng ngữ thật sự, người Phật Tử chân chính phải làm sao khắc phục và vượt qua chính mình để không rơi vào nhân quả trả vay?

 

Câu 28:

Kính thưa quý Thầy, xin hỏi Tịnh Độ là một cõi có tính chất địa lý, hay chỉ là hiện tượng của tâm lý?

 

Câu 29:

Từ trước đến giờ con vẫn nghe gọi tên các Thầy như Thích Bảo Lạc, Thích Tâm Phương, … nay con lại nghe gọi là thượng Bảo hạ Lạc, vậy có phải cách gọi này là cách mới, bắt đầu từ VN? Hay đã có từ lâu?

 

Câu 30 & 31:

  1. Con xin Hòa Thượng và các vị Thầy Cô khai thông hộ con câu:

Đi với Bụt mặc áo cà sa

Đi với ma mặc áo giấy

  1. Có một Phật đường khoảng 500 người nhưng không có Sư Tăng, các cư sĩ tự tụng niệm A Di Đà Phật, và khai thị cho người lâm chung.

Xin Thầy Cô giảng cho chúng con rộng hơn, những đạo tràng này có phải là chi nhánh của Đạo Phật không, và có đi đúng đường của Đức Phật dạy không?

 

Câu 32:

Làm sao để gặp được minh sư? Vì với khả năng nhận xét người yếu kém, đa số Phật tử chúng con đều nhìn người theo cảm tính.

Có những người bạn Phật tử của con, rất chuyên cần tin quý Tam Bảo nhưng lại đi theo những Thầy, tuy có tiếng tăm, nhưng những bài giảng pháp của Thầy hết sức phản lại Chánh Pháp và những lời Phật dạy, như ông ta luôn khích động sự hận thù và dùng lối hài hạ cấp để chê cười đối tượng ông cho là đáng đạp đổ (thí dụ những cán bộ người Bắc xã hội chủ nghĩa VN).

Khi con góp ý khuyên giải thì chị nạt lại: Thầy trò là cái duyên với nhau và y pháp bất y nhân.

Xin chỉ dạy con cách ứng xử.

 

Câu 33:

Con xin kính xin chư Tôn Đức giúp con ý kiến về việc sau:

Sắp tới sinh nhật 60+ của con, chồng và 4 người con muốn tổ chức sinh nhật cho con. Điều mà con phân vân là đã vì con mà sát sanh nhiều vì tiệc mặn. Ngoài ra tịnh tài mà con nhận được thì chồng và các con bằng lòng tuỳ con sử dụng (con muốn lấy tịnh tài đó làm từ thiện hoặc cúng dường).

Nếu con không tổ chức thì chồng và các con không vui. Con nên làm sao?

 

Câu 34:

Nam Mô A Di Đà Phật, xin quý ngài dạy rõ cho con, thế nào là “kiến hoặc” và “tư hoặc”? Xin cám ơn quý Ngài. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567