- Thông Tư An Cư
- Thư Cung Thỉnh An Cư
- Ban Chức Sự
- Lịch giảng
- Ban Duy Na Duyệt Chúng
- Danh sách Tăng Ni
- Danh sách Phật tử tại gia
- Danh sách cúng dường Trai Phạn
- Thời Khóa Biểu - Hiệu Lệnh
- Nội Quy Trường Hạ
- Chân dung Chư Tôn Đức
- Chân dung quý Phật tử
- Video: Lễ Khai Mạc Khóa An Cư kỳ 16 tại Chùa Pháp Bảo
- Danh sách cúng dường Trường Hạ
- Audio bài giảng
- Hình ảnh ngày 01
- Hình ảnh ngày 02
- Hình ảnh ngày 03
- Hình ảnh ngày 04
- Hình ảnh ngày 05
- Hình ảnh ngày 06
- Hình ảnh ngày 07
- Hình ảnh ngày 08
- Hình ảnh ngày 10
- Kỷ Yếu An Cư Khóa An Cư kỳ 16
- Video: Lục Độ Ba La Mật
- Video: Hành Trạng Chư Vị Thánh Ni
- Video: Truyền Thống An Cư
- Video: Bát Nhã Tâm Kinh
- Video: Bốn Pháp Tư Lương
Hữu thân giữa chốn Ta Bà
Là vương bóng dáng hằng sa luân hồi
Ngửa bàn tay dưới mặt trời
Lặng nhìn, hội ngộ bao đời xa xôi...
Lại một mùa An Cư lại về trong lòng người con Phật, cũng là mùa để Tăng Ni Việt
An cư là một truyền thống cao đẹp được truyền từ thời Đức Thế Tôn và cho đến ngày nay, truyền thống ấy vẫn được lưu giữ và phát huy một cách bền vững. An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó. An cư tức là chúng Tăng sống yên ổn một chỗ hòa hợp và thanh tịnh để cùng nhau tu học, trau giồi Giới đức, Định học và Tuệ học sau những ngày bận rộn với công tác Phật sự. Chỉ vỏn vẹn mười ngày sống trong tinh thần lục hòa mà chúng con cảm nhận được rằng: “Người ta ai cũng có đôi bàn tay đưa ra để nhận lấy những ân sủng của cuộc đời. Đôi bàn tay ấy ngửa ra để nhận sự thương yêu của đồng loại và úp xuống để sẻ chia những thơm thảo của lòng mình, và đôi bàn tay ấy cần dang rộng để ôm trọn niềm tin yêu và lý tưởng, hoài bão của cuộc sống”. Vì rằng: “Sống là cho chứ đâu chỉ nhận riêng mình”. Trong đoàn thể, khó tránh khỏi những bất đồng về ngôn ngữ vùng miền tuy nhiên khi đã trở về đây mọi người đều xây dựng ý thức sống trong tinh thần lục hòa cộng trụ. Một đại chúng trang nghiêm thanh tịnh giữa một lòng phố ồn áo náo nhiệt, một tinh thần từ bi, bao dung ẩn mình trong những bậc long trượng tương phản với cảnh tranh giành hơn thua ngoài phố thị. Chúng con như được tắm mình trong dòng suối uyên nguyên tâm thể, hình bóng quý Ngài hay hình bóng Đức Thế Tôn hiện về giữa những thời khóa Bố Tát, kinh hành, niệm Phật làm nên một bài học rung động lòng người còn vướng tục. Tất cả tạo nên một không khí yên bình thanh tịnh, làm cho hành giả cảm thấy nhỏ nhoi biết bao khi đứng giữa vũ trụ bao la rộng lớn.
Dẫu biết rằng, chủng tử thì luôn hiện hữu nhưng nếu không có những nhân duyên như: Đất, nước…thì làm sao hạt giống nảy mầm. Cũng vậy, mỗi hành giả đều mang trong mình một bản tánh Phật, nhưng nếu không có sự tiếp lửa của Chư Tôn Đức thì tánh Phật ấy vẫn luôn mờ nhạt. Chúng con ngày hôm nay được tắm gội trong sự an lành tươi mát, cùng sự chở che của chư Tôn Đức, cũng giống như gã cùng tử được quay về quê hương bảo sở của mình. Chắc rằng, mai kia mỗi hành giả lại mỗi người mỗi nơi, lại tiếp tục con đường của chính mình nhưng làm sao quên được những ân tình của quý Ngài trong khóa tu. Và mỗi người chắc chắn cũng sẽ cảm nhận được những giá trị tâm linh cao quý, rồi từ những giá trị cao quý ấy, chúng con sẽ tận dụng vào cuộc sống vốn còn lắm sự thiếu hụt tâm linh, để người người đều có cơ duyên thấm nhuần giáo lý và công hạnh của Đức Thích Ca, cùng với hình ảnh thanh thoát của quý Ngài:
"Sư qua phố thị hiền hòa,
Cây nghiêng bóng đổ phai tà áo nâu.
Chừng nghe trong cuộc bể dâu,
Còn vang vọng tiếng ngàn câu kinh chiều".
Những ngày an cư rồi sẽ trôi đi trong sự tiếc nuối, nhưng sẽ đọng lại trong lòng mỗi người những khoảnh khắc khó quên. Những giây phút cùng nhau sẻ chia những khó khăn trên đường đạo của hành giả tha hương sẽ là động lực để bản thân mỗi người tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống còn lắm bộn bề, gian truân. Những bài học thân hành của quý Ngài sẽ mãi tồn tại trong tâm chúng con và sẽ giúp chúng con chuyển hóa nội tâm. Mười ngày không phải là dài để hành giả hiểu nhau, nhưng mười ngày An Cư Kiết Đông là mười ngày chúng con được sống trọn vẹn hơn bao giờ hết. Mọi con đường đều có điểm đến và điểm đến của người xuất gia là trở về an trú trong tự tâm, ngõ hầu có được sự tỉnh giác, yên vui. Cho nên an cư chính là an lạc trú, niềm vui đó không phải là sự tìm kiếm mơ hồ, về một cảnh giới huyền ảo không thật, mà là những giá trị khinh an trong đời sống tu tập hằng ngày như Thượng tọa Thích Chơn Thiện có viết: “Con đường nhiếp tâm là con đường độc nhất chuyển đổi công việc hằng ngày thành cái gì có giá trị”. Vì thế, khi trở về với cuộc sống hàng ngày, chúng con cũng sẽ tiếp tục duy trì nét đẹp cao quý này. Đó chính là nét đẹp An Cư – nét đẹp thanh thoát giữa dòng đời ô trược.
Tỳ Kheo Ni Chơn Không