Những kỳ quan bí ẩn trên thế giới
Một dòng suối nóng có màu sắc rực rỡ, tảng đá có hình thù một con voi hay hồ núi lửa xanh như ngọc… tất cả đều là những tuyệt tác đầy bí ẩn của thiên nhiên. Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được các hiện tượng thiên nhiên kỳ bí này, chúng mặc nhiên trở thành những kỳ quan thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Hồ núi lửa khổng lồ trong Công viên Quốc gia Oregon được hình thành từ cách đây 150 năm, khi ngọn núi lửa Mazama sụt lún. Ảnh: Francois Gohier/Ardea/Caters News
Cánh đồng cọc đá trong Công viên Quốc gia Nambung, miền Tây nước Úc – Vô số cọc đá vôi được hình thành từ khoảng 25.000 – 30.000 năm về trước, có cái cao đến 5 mét. Có giả thiết rằng những chiếc cọc đá vôi này chính là hóa thạch vỏ sò còn sót lại sau khi nước biển rút đi. Qua nhiều năm, dưới tác động của những cơn gió biển, chúng bị gom lại và chất đống cao dần lên như hiện nay. Ảnh: Jean Paul Ferrero/Ardea/Caters News
Chiếc cầu đá Puente del Inca ở Argentina – Cây cầu này được khoác lên mình ‘chiếc áo’ màu vàng cam rực rỡ là do có một dòng suối lưu huỳnh chảy qua. Ảnh: Stephen và Alexandra Sailer/Ardea/Caters News
Hố xanh khổng lồ trên biển Belize, một quốc gia ở vùng Trung Mỹ. Hố nằm trong biển này rộng gần 300 mét và sâu hơn 120 mét, được hình thành từ kỷ băng hà, khi mực nước biển vẫn còn rất thấp. (Kurt Amsler/Ardea/Caters News)
Tảng đá Voi trong Thung lũng Lửa, Công viên bang Nevada – Sự bào mòn tự nhiên qua năm tháng đã tạo ra hình thù độc đáo cho tảng đá sa thạch này. (Steffen và Alexandra Sailer/Ardea/Caters News)
Làn sóng đá ở Utah – Những đường lượn sóng tuyệt đẹp trên những vách đá sa thạch có từ kỷ Jura, tương đương 190 triệu năm. (Stephen và Alexandra Sailer/Ardea/Caters News)
Hồ Hiller màu hồng ở miền Tây nước Úc – Các nhà khoa học cho rằng màu hồng kỳ lạ do một loại tảo trong nước hồ tạo nên. (Jean Paul Ferrero/Ardea/Caters News)
Những hòn đá chạy trong Thung lũng Chết, California – Khả năng di chuyển của các hòn đá nơi đây vẫn là một thách thức đối với các nhà khoa học, bởi chúng để lại những vệt rõ ràng trên bề mặt thung lũng dù trọng lượng mỗi hòn đá gần đến 320 kg. (Alexandra Sailer/Ardea/Caters News)
Núi đá hình Kim tự tháp – Đây là núi đá cao nhất trên biển, 562 mét, nằm gần đảo Lord Howe, New South Wales, Úc. (Jean Paul Ferrero/Ardea/Caters News)
Hồ Champagne – Hình thành từ một dòng suối nóng ở khu vực Waiotapu Geothermal, New Zealand. Nhiệt độ trên bề mặt dòng suối lên đến 74 độ C và những bọt khí là do khí CO2 tạo thành. Nước suối nóng cũng rất giàu khoáng sản như vàng, bạc, thủy ngân, lưu huỳnh và arsen. (Alexandra Sailer/Ardea/Caters News)
Cọc đá khoáng xốp ở Hồ Mono, Sierra Nevada – Hồ Mono gần như là một dạng hồ thủy sinh, nước chảy vào bên trong hồ nhưng không hề chảy ra. Vì vậy, ‘đường thoát’ duy nhất của nước là bốc hơi. (Bob Gibbons/Ardea/Caters News)
Hồ nước tuyệt đẹp trong Công viên Quốc gia Yellowstone – dòng suối nóng này là môi sinh tuyệt vời của các loài tảo và vi khuẩn màu, nhờ vậy nước hồ luôn lấp lánh nhiều màu rực rỡ. (Francois Gohier/Ardea/Caters News)
Những hòn đá tròn Moeraki ở New Zealand – Những hòn đá to tròn vốn được hình thành từ thềm lục địa và chịu sự tác động xói mòn từ hàng thế kỷ và giờ đây nằm phơi mình đầy bí ẩn trên bãi biển. (Alexandra Sailer/Ardea/Caters News)
Gửi ý kiến của bạn