Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

94. Chấp nhận sự thay đổi

18/02/201114:55(Xem: 9217)
94. Chấp nhận sự thay đổi

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

94. Chấp nhận sự thay đổi

Chấp nhận sự thay đổi luôn luôn là một điều quan trọng, nhưng không ở đâu điều này quan trọng hơn trong gia đình. Sự thật là, mọi thứ đều ở trong một trạng thái liên tục thay đổi – cơ thể chúng ta, cấu trúc vật lý của căn nhà chúng ta, và các con của chúng ta cũng lớn lên thông qua một quá trình thay đổi liên tục. Vẻ ngoài của chúng ta ở năm hai mươi tuổi khác với những năm bốn mươi, sáu mươi và tám mươi. Cũng tương tự như vậy, khi các con chúng ta lớn lên hơn, chúng liên tục trải qua những giai đoạn chủ yếu – cả về mặt thể chất và tình cảm. Khỏi cần phải nói, đứa con trai cưng yêu năm bốn tuổi của bạn sẽ là một thiếu niên hoàn toàn khác hẳn, và còn tiếp tục khác đi khi qua tuổi mười tám.


Chúng ta có hai chọn lựa khi tiếp cận với sự thay đổi. Chúng ta có thể chống đối và cưỡng lại, hoặc chúng ta có thể đầu hàng và chấp nhận. Hầu hết mọi người cưỡng lại sự thay đổi với tất cả sức mạnh của họ. Họ chiến đấu chống lại tuổi già, những thay đổi trong truyền thống gia đình, sự thay đổi thái độ nơi trẻ con, và hầu như là mọi thay đổi lớn trong đời họ. Vấn đề đối với việc cưỡng lại sự thay đổi là, đó là một trận chiến dẫn đến thất bại – một trăm phần trăm.


Sự thay đổi là một trong những điều chắc chắn của cuộc sống, một trong rất ít điều mà bạn có thể tin chắc vào. Khi chúng ta cưỡng lại những điều không thể tránh khỏi, chúng ta gây cho mình rất nhiều đau khổ và bỏ lỡ đi rất nhiều niềm vui có thể có. Lấy ví dụ, tôi đã gặp rất nhiều người mất thời gian và sinh lực để lo sợ một điều là sắp đến ngày sinh thứ 40 hoặc 50 của họ, đến nỗi dường như là họ đã mất đi mấy năm trước đó – sự chú ý của họ đã rơi vào một nơi khác. Những người khác cảm thấy quá đau khổ khi các con họ lớn lên và rời khỏi mái gia đình, đến nỗi họ không tận hưởng được một hoặc hai năm cuối cùng mà chúng còn ở với họ. Lại có những người khác thấy chán nản hoặc bực dọc vì những thay đổi nhỏ trong những truyền thống gia đình – ai đó thay đổi thực đơn trong ngày lễ Tạ ơn, hay đề nghị tổ chức lễ Giáng sinh ở một vị trí mới... hay bất cứ điều gì khác đe dọa đến những trạng thái hiện tại.


Tôi không đề nghị rằng bạn đầu hàng một cách mù quáng tiến trình già yếu tự nhiên và không thực hiện những chăm sóc thích hợp cho chính mình – hay không nỗ lực để gìn giữ những truyền thống gia đình mà bạn thật sự yêu thích. Điều tôi đề cập đến ở đây là việc trở nên bối rối và bực tức vì những thay đổi mà bạn hoàn toàn không có khả năng tác động vào. Hãy sống và tận hưởng từng giai đoạn trong cuộc sống – nhưng không phải bằng cái giá phải trả là những giai đoạn còn lại. Thay vì vậy, hãy sống với giai đoạn kế tiếp đây cũng như là với giai đoạn cuối đời. Hãy mở rộng lòng với những gì đang diễn ra trước mắt, bạn sẽ thấy việc thích ứng có thể dễ dàng hơn bạn tưởng.


Khi bạn chấp nhận sự thay đổi, bạn mở được cánh cửa đến với một hiện thực thanh thản hơn nhiều. Thay vì luôn khăng khăng rằng cuộc sống phải diễn ra theo một cách nhất định nào đó, và rằng nó phải giữ yên theo cách đó mãi mãi, bạn bắt đầu một hành trình mới bao hàm cả sự chấp nhận và biết trân trọng từng giai đoạn cuộc sống. Cuộc sống sẽ có vẻ gần giống như một cuộc phiêu lưu hơn. Trong đó, mỗi bước trải qua dường như đều đặc biệt và quan trọng.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2013(Xem: 1651)
Ông tôi, rất yêu mùa thu. Mỗi năm vào cuối tháng mười, ông hay gom những chiếc lá rụng trên sân thành đống bên đường rồi đốt. Dọc theo các con đường, có thể trông thấy những đống lá đang cháy. Tôi thường tự hỏi có phải nghi lễ tống táng những chiếc lá này đã có kế hoạch từ trước hay không.
28/05/2013(Xem: 1700)
Tôi là Thầy ngay từ giây phút đầu tiên có một câu hỏi thốt ra từ miệng một đứa bé. Tôi đã từng là nhiều người ở nhiều nơi. Tôi là Socrates[1], khuyến khích tuổi trẻ Hy Lạp khám phá những điều mới mẻ bằng cách đặt câu hỏi. Tôi là Anne Sullivan gom thu những bí mật của vũ trụ vào đôi tay rộng mở của Helen Keller.
28/05/2013(Xem: 1703)
Có một người đàn ông cùng đứa con trai đam mê sưu tầm những tác phẩm nghệ thuật. Họ cùng chu du khắp thế giới chỉ để tìm mua những tuyệt tác nhất cho bộ sưu tập của mình_ những tác phẩm vô giá của Picasso, Van Gogh, Monet và các danh tác khác đang tô điểm cho những bức tường trong bảo tàng gia đình họ.
28/05/2013(Xem: 1828)
Tôi đi đến gần White Cottage, Ohio, tới lui trên những con đường liên thôn đến các cửa tiệm, những trang trại cũ, tìm mua những đồ cũ có thể bán đấu giá, hoặc sang tay cho ai đó. Vòng ngoặt khúc cua trên con đường sỏi đầy bụi tôi thấy một ông già đang ngồi bên bậu cửa.
28/05/2013(Xem: 1723)
"Tôi có thể nhìn con được không?". Người mẹ hạnh phúc hỏi. Đón bọc tả lót gọn gàng trong cánh tay rồi nhẹ nhàng mở các nếp khăn để nhìn khuôn mặt nhỏ bé, người mẹ kinh hoàng. Bác sĩ vội quay nhìn ra cửa sổ. Đứa bé sinh ra không có tai.
28/05/2013(Xem: 1611)
Một phụ nữ chợt nhìn thấy 3 cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi trước sân. Không biết họ là ai nhưng chị nói: “Tôi không biết các ông, nhưng xem chừng các ông có vẻ đói, xin mời vào nhà và dùng một chút gì đó”. “Có ông chủ ở nhà không, thưa bà?” Họ hỏi.
28/05/2013(Xem: 1614)
Một giáo sư, chuyên gia về quản lý thời gian đang sử dụng phương pháp trực quan để dạy cho một nhóm sinh viên thương mại. Khi đứng trước nhóm sinh viên đạt được thành tựu cao, ông nói: “Ðây là lúc kiểm tra”. Thế rồi ông kéo ra một cái hũ khoảng 5 lít và đặt lên bàn trước mặt, rồi đưa ra khoảng chục viên đá to cỡ bằng nắm tay cẩn thận đặt vào bên trong hũ, mỗi lần đặt một viên.
28/05/2013(Xem: 3371)
Cứ mỗi tháng tư, tôi lại rơi vào một nỗi băn khoăn cố hữu, đó là không biết mùa xuân mới liệu có thể như mùa xuân rồi hay không. Cảnh vật trông như hoang phế, từ bầu trời, những ngọn đồi đến các cánh rừng tuyền một màu xám, giống như nước sơn lót trên vải của những bức tranh nghệ thuật khi chưa thành kiệt tác.
28/05/2013(Xem: 1632)
Ðể biết giá trị của một năm, hãy hỏi một sinh viên vừa thi trượt năm cuối Ðể biết giá trị của một tháng hãy hỏi người một người mẹ sanh em bé thiếu tháng. Ðể biết giá trị của một tuần hãy hỏi chủ bút của một tuần báo Ðể biết giá trị của một giờ, hãy hỏi những người yêu đang chờ đợi gặp nhau
28/05/2013(Xem: 1633)
Tôi còn nhớ mãi, đó là một cái hũ đặt trên sàn nhà bên cạnh tủ áo trong phòng ngủ của bố mẹ tôi. Khi bố chuẩn bị đi ngủ, Bố luôn dốc hết túi tiền và thả những đồng tiền lẻ vào bên trong hũ. Khi còn là một cậu bé, tôi luôn bị mê hoặc bởi âm thanh của những đồng tiền cắc khi chúng rơi vào trong hũ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]