Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi chút trải lòng của người “cầm phấn”

04/09/201017:33(Xem: 2411)
Đôi chút trải lòng của người “cầm phấn”
co giao


Đ
ôi chút trải lòng ca người “cm phn”

“Sang sông phải bắt cầu Kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy”

Đó là câu ca dao mà tôi rất tâm đắc khi được nghe một ai đó hò, ngâm thơ hay nhắc tới.

Tôi yêu thích câu ca dao này, nói thật lòng, môt phần vì tôi đang được làm “Thầy”, nhưng điều cốt yếu khiến tôi thấm thía ở ý nghĩa của nó là ngoài việc dạy dỗ cho con cháu phải biết công ơn của Thầy Cô, thì dường như ông bà mình còn lồng vào đó cả một ẩn ý về mặt tâm lý (theo suy nghĩ của cá nhân tôi). Bởi vì có ai trong chúng ta đành lòng phụ bạc người yêu thương mình không? Có ai trong chúng ta đành đoạn thiếu trách nhiệm, bổn phận của người làm Thầy một khi các bậc cha mẹ hoàn toàn tin tưởng, trông mong giao những đứa con (báu vật của họ) cho chúng ta với hy vọng Thầy Cô sẽ thay họ đem đến cho con cái họ những kiến thức văn hoá, những điều hay lẽ phải không? Tôi tin chắc là không rồi. Và cũng vì lẽ đó mà mỗi Thầy Cô trong chúng ta luôn phải cố gắng hết mình để không phụ tình yêu thương, trân qúy mà các bậc phụ huynh và chính bản thân các em học sinh dành cho.

Một thoáng nào đó, tôi liên tưởng và có cảm giác nghềdạy học như vòi con Bạch Tuộc vậy, bởi cứ hễ “nhào” vô nghề rồi là bứt ra không được. Nó cứ cuốn lấy mình miết, bỏ thì thương mà vương thì tội. Bởi vì nghề này từ xưa tới nay được mọi người cho rằng cái nghề không trực tiếp đẻ ra đồng tiền cho xã hội, không trực tiếp cung cấp vật chất cho nhu cầu hưởng thụ của con người cho nên đồng lương của người làm nghề giáo dường như ở bất cứ đất nước nào, thời đại nào cũng luôn thua kém, ít ỏi hơn các ngành nghề khác cả. Nhưng đánh đổi lại, đền bù lại, có lẽ đó là luật công bằng của tạo hóa, ở nó lại dung chứa cả một sự thanh cao về tâm hồn làm cho những người yêu nghề không tài nào buông bỏ nó được. Nhân tố chính là vì “Các em học sinh”.

Tôi nhớ hoài lời người Thầy dạy môn Hóa Học lớp 12 của tôi đã từng nói với chúng tôi: “Cái chết đẹp nhất của người Thầy gíáo là được đứng chết ngay trên bục giảng của mình khi đang cầm viên phấn viết trên bảng”. Tôi còn nhớ rành rành lúc đó Thầy ấy còn tạo dáng đứng chết như thế nào cho chúng tôi xem khiến cả lớp cười ồ lên như vỡ chợ, nhưng bây giờ vào nghề rồi, ngẫm nghĩ lại thì tôi mới hiểu và thấm vì sao Thầy ấy nói như vậy? Phải chăng sinh nghề tử nghiệp của người “cầm phấn” là như vậy sao?

Với tôi, điều tôi muốn được nói lúc này là lời cảm ơn đến tất cả những học sinh mà tôi đã và đang dạy. Bởi vì nhờ có các em, những tâm hồn ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên chưa vướng bụi trần với từng cá tính, lối suy nghĩ, thái độ cư xử…… khác nhau. Em thì ngoan ngoãn, chăm chỉ, em thì hiền lành ít nói, em thì lanh lợi xốc vác cho đến những em lười biếng, ngang bướng, ngỗ ngáo …… mà tôi mới thật sự được tôi luyện bản thân tôi trong lối giảng dạy, phương cách dạy dỗ, những điều mà tôi đã hoàn toàn không được học trong những ngày tháng dồi mài kinh sử trên ghế nhà trường trước đây. Chính các em là những ân nhân đem đến cho tôi những kinh nghiệm qúy báu trong cuộc đời làm Cô giáo mà đôi khi trên lý thuyết, nó hoàn toàn xa lạ, thậm chí trái ngược hoàn toàn.

Mỗi Thầy Cô đều đến với các em học sinh của mình với một phương pháp trao truyền kiến thức khác nhau, với một phong cách, sắc thái riêng biệt, nhưng tôi tin rằng tất cả “người Thầy” yêu nghề thật sự thì đều có chung một tâm nguyện là làm sao cho các em học sinh của mình đều được “hay chữ” như niềm mong mõi của chính họ và cũng đúng như ý nguyện của các bậc sinh thành ra các em.

Tôi không dám mạnh dạn bảo đảm (bởi vì cuộc đời này mọi điều chỉ nằm trong sự tương đối chứ chẳng có gì là tuyệt đối chắc chắn cả) sẽ là người cầm viên phấn cho tới ngày trút hơi thở ngay trên bục giảng của mình. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng tâm niệm với chính mình là ngày nào còn sức khỏe thì tôi sẽ cố gắng đến với các em như người bạn đồng hành để cùng các em chia xẻ những kiến thức, những hành xử và những kinh nghiệm sống mà chính bản thân tôi cũng đã từng được các bậc Thầy Cô của mình tận tình trao cho. Đồng thời, qua việc làm này, một phần nào cho tôi có được cơ hội để đáp đền ơn sâu nghĩa nặng của các Thầy Cô của tôi, những người mà tôi đã từng được thọ ơn trong những ngày tháng “mài đũng quần” trên ghế nhà trường.

Và sau cùng thì xin phép ông bà tổ tiên, cho tôi được mạn phép “chế thêm” một câu ca dao khác cho chính bản thân tôi là:

“Sang sông phải bắt cầu Kiều

Muốn Cô dạy giỏi phải yêu lấy Trò”

phải không các Cô, Cậu “thứ ba” (bởi vì nhứt qủy, nhì ma, thứ ba học trò mà) thân thương của tôi?

Melbourne 10-2013

Phương Giang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2013(Xem: 1449)
Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm _ đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau.
28/05/2013(Xem: 1684)
Có một nàng hoa Violet yêu kiều và ngào ngạt hương sống bình yên giữa đám bạn bè, đong đưa một cách hạnh phúc giữa muôn hoa khác trong một khu vườn vắng. Một buổi sáng nọ, khi những cánh hoa vẫn còn lấp lánh những hạt sương đêm, nàng nghiêng đầu và ngó quanh
28/05/2013(Xem: 1647)
Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ Sukkot và ta cho ông sáu tháng để tìm thấy chiếc vòng đó."
28/05/2013(Xem: 1936)
Mẹ tôi đã tặng một món quà khi tôi còn trẻ. Đó không phải là một thứ gì có thể cầm nắm được, nhưng nó đã khắc sâu trong ký ức của tôi. Ngày đó tôi mới lên sáu. Đó là một sáng thứ bày nóng ngột ngạt năm 1946, mẹ tôi cho anh trai Billy và tôi hay rằng chúng tôi sắp được đi đến bãi biển ở đảo Coney một ngày.
28/05/2013(Xem: 1695)
Mẹ tôi ra đi vào cõi vĩnh hằng khi tôi 20 tuổi. Điều đó quả là một cú đấm thật sự của cuộc đời mà lần đầu tiên tôi phải hứng lấy. Khi đó, tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ hồi phục nữa. Nhưng rồi, sau nhiều tháng trôi qua, tôi dần dần nguôi ngoai.
28/05/2013(Xem: 1520)
Vào những buổi chiều thứ bảy khi tôi lên 10, cha tôi thường dắt tôi đến một tiệm nhỏ bán bánh mì xăng-quít ở dưới phố Philadelphia, nơi ông hay đánh bài rumi tay đôi ở phía sau với những người đàn ông bề ngoài trông dữ dằn.
28/05/2013(Xem: 2063)
Brian lướt nhìn dãy tường dọc theo hành lang quá quen thuộc với cậu trong nhiều năm qua. Khi cậu bước vào khung cửa số 32, một cơn sóng tình cảm dữ dội ập tràn lên cậu, cậu phải chống chọi để không bị dìm chết.
28/05/2013(Xem: 1847)
Vào một đêm trước lễ Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một con mương sâu với cây cầu bắc ngang, người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị.
28/05/2013(Xem: 2242)
Tôi không thể nào quên được một ngày hè nắng nóng tháng 7 năm 1965, khi mẹ tôi đột ngột qua đời ở tuổi 36 vì một căn bệnh không rõ nguyên nhân. Cuối buổi chiều hôm đó, một cảnh sát viên đã đứng trước mặt cha tôi để xin cho bệnh viện được nhận van tim và giác mạc từ đôi mắt của mẹ tôi.
28/05/2013(Xem: 4776)
Con thương yêu Khi gần đến lần sinh nhật thứ 18 và con đã sắp tốt nghiệp trung học, mẹ bỗng thấy lòng mình ngập tràn những tình cảm vui buồn lẫn lộn. Mẹ sung sướng vì con đã trưởng thành nhưng mẹ cũng lo âu vì chưa làm được gì nhiều cho con mà thời gian trôi nhanh quá.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567