Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình ảnh thật sự của Mẹ

28/05/201314:23(Xem: 1483)
Hình ảnh thật sự của Mẹ
HÌNH ẢNH THẬT SỰ CỦA MẸ
…. Và làm sao để nhận ra…
Elizabeth Berg
Nhị Tường dịch

---o0o---

Khi nghĩ về mẹ, những hình ảnh thường hiện ra trong trí tôi: đó là tôi thấy mẹ đang nhoài người cọ rửa bồn tắm, dòng nước chảy tràn và kêu vang như dòng thác Niagara. Tôi thấy mẹ khuấy đậu xanh trong soong, rồi mở lò nướng để kiểm tra món thịt gà nướng. Tôi thấy mẹ nơi điện thoại, tay cầm chiếc tách, nói những điều gì đó thật vui vẻ bằng một giọng nhẹ nhàng êm ái và nói rất lâu, chiếc ống nói thơm mãi mùi cà phê sau khi mẹ gác máy. Tôi nhìn thấy mẹ đang xem bất cứ kênh truyền hình nào mà bố chọn. Nói khác hơn, tôi không hề thấy mẹ.


Tôi đang viết một cuốn sách nghiên cứu về trạng thái tâm lý của những người mẹ chỉ ở nhà nuôi dạy con vào thập kỷ 40. Tôi muốn biết họ có hạnh phúc hơn chúng ta_ những người gần như khó có thời gian để nhấc những cuốn nhật ký bìa da vì cần phải chạy đua theo cuộc sống đến kiệt sức không? Vì vậy tôi xin mẹ kể cho tôi nghe về thời son rỗi của bà.


"Con muốn biết hồi đó mẹ ăn mặc ra sao, vui chơi như thế nào, mẹ thường nói chuyện về đề tài gì". Tôi nói với mẹ "Con muốn biết mẹ cảm nhận cuộc sống như thế nào, quan niệm thế nào về những mối quan hệ vợ chồng, con cái, và nghĩ gì về tương lai"


Mẹ gởi cho tôi một bức thư dài 4 trang viết tay lộn xộn bắt đầu như thế này, "Nào, mẹ bắt đầu nhé.."


Và khi đó mẹ kể cho tôi nghe về những buổi khiêu vũ sau buổi đá bóng ở trường trung học. Mẹ đã gặp bố ở phía sau một siêu thị như thế nào. Mẹ kể mẹ đã ghen tị như thế nào với các cô gái mặc chiếc áo màu lam với chiếc váy xếp nếp. Mẹ đã làm việc ở tiệm giặt mà mẹ ghét và ở đài phát thanh nơi mẹ yêu thích. Mẹ kể chuyện bố mẹ đã viết những lá thư nồng nàn như thế nào khi bố phải ra trận vào Thế Chiến thứ II, rồi bố mẹ đã từng sống ở San Francisco lúc mới cưới; ăn thật nhiều món bắp ngô nhồi thịt và bánh xốp kem (là món hảo hạng thời đó) như thế nào. Mẹ kể về những tối thứ bảy vui chơi với những đôi vợ chồng khác nơi bàn ăn; về những đồ đạc mà bố mẹ đã dành dụm tiền để mua, và chính vì vậy "một chiếc đèn mới cũng đầy giá trị"


"Đó không phải là thời kỳ sung túc nhất" mẹ nói "song xét về nhiều mặt đó là lúc giàu có". Nỗi luyến tiếc quá khứ tràn ngập trang giấy bay lên như tỏa hương.


Tôi đem bức thư đến nhóm viết văn của chúng tôi và đọc, bởi vì tôi nghĩ nó thú vị và đầy cảm xúc. Thật ngạc nhiên làm sao, giọng tôi bắt đầu run, đến nửa chừng tôi bật khóc. "Vậy là, tôi đã nhìn thấy rõ rồi…" tôi ngước lên và nói. Tôi không biết phải nói sao. Mủi lòng ư? Không phải. Cái chính là tôi đã nhìn thấy mẹ trong đó.


Cuối cùng tôi bắt đầu thấy mẹ như chính con người của mẹ: Mẹ, với trái tim tràn trề nỗi mong chờ khi bắt đầu ngày đầu tiên đi làm. Mẹ, thời mới cưới đang ngồi ở bàn ăn chuyền những đĩa đậu phộng cho mọi người, đó là những người vẫn còn là bạn của mẹ sau 50 năm ròng. Nhờ hình dung được mẹ vào thời đó, cuối cùng giờ đây tôi đã có thể thấy được mẹ.


Mẹ hỏi tôi ước gì vào ngày sinh nhật. Tôi nói rằng tôi muốn mẹ gởi cho tôi một bức thư dài hơn nữa về cuộc sống của mẹ. Tất cả những gì tôi muốn là mẹ hãy cho tôi thấy được mẹ nhiều hơn, trước khi mẹ ra đi. Thực ra là, trước khi chúng tôi đã cùng có nhau trong đời.


Vài ngày sau đó tôi được mời đến để đọc quyển sách mới nhất của mình. Tôi chợt nảy ra ý nghĩ muốn cô con gái 16 tuổi của tôi cùng đi.


"Mẹ muốn con đi thật hở mẹ?" Con gái tôi hỏi.


"Ừ." Tôi trả lời


"Vì sao vậy mẹ?


"À, bởi vì…"


Tôi như muốn nói rằng vì "con chưa bao giờ đến dự một buổi đọc sách như thế. Mọi người rất vui, nhờ họ con sẽ có được nhiều điều bổ ích". Nhưng cuối cùng, tôi đã nói thật. "Mẹ muốn con nhìn thấy mẹ làm những điều gì đó khác hơn những công việc quẩn quanh trong nhà. Mẹ muốn con biết một chân dung khác của mẹ.


Thế là con tôi đã đến buổi đọc truyện, tôi ngại rằng mình chỉ lo chú ý đến con và khó tập trung. Nhưng tôi đã không hề chú ý đến con. Tôi bước lên bục, như mọi khi, tôi chỉ tập trung đọc cho những người khách lạ, những người đã chân thành và lịch thiệp khi họ ngồi yên lặng lắng nghe. Tôi đọc bằng một giọng nhẹ nhàng hơi run và hy vọng họ sẽ thích những gì họ nghe thấy. Đến khi tôi ngước lên nói: "Cảm ơn các bạn rất nhiều", tiếng vỗ tay đã đuổi theo tôi đến tận chỗ ngồi.


Dĩ nhiên, có một khán giả mà giờ đây tôi đặc biệt quan tâm đến. Tôi nhẹ nhàng đến bên chỗ của con gái tôi. Nó cũng đang vỗ tay. "Thật là tuyệt mẹ ơi", nó thì thào với tôi.


Trong mắt của nó là hình ảnh của một nữ sĩ đã viết ra những dòng chữ để nó lắng nghe một cách say mê, và giờ đây nó đang chiêm ngưỡng tác giả. Thế là đủ. Đó là tất cả. Và người mà giờ đây tôi phải cảm ơn chính là người đã từng ghen tị với những cô gái mặc chiếc áo lam váy đầm xếp nếp, là người ăn bánh xốp kem sau những bữa bắp ngô nhồi thịt và là người giờ đây đang viết nốt phần còn lại của đời mình để làm quà sinh nhật của tôi. Tôi không thể chờ đến khi đọc được nữa.



(Từ Reader's Digest 3/2001)

--- o0o ---
Vi tính: Cát Tường - Diệu Tường
Trình bày: Nhân Văn - Linh Thoại
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2013(Xem: 1734)
Có một nàng hoa Violet yêu kiều và ngào ngạt hương sống bình yên giữa đám bạn bè, đong đưa một cách hạnh phúc giữa muôn hoa khác trong một khu vườn vắng. Một buổi sáng nọ, khi những cánh hoa vẫn còn lấp lánh những hạt sương đêm, nàng nghiêng đầu và ngó quanh
28/05/2013(Xem: 1701)
Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ Sukkot và ta cho ông sáu tháng để tìm thấy chiếc vòng đó."
28/05/2013(Xem: 1979)
Mẹ tôi đã tặng một món quà khi tôi còn trẻ. Đó không phải là một thứ gì có thể cầm nắm được, nhưng nó đã khắc sâu trong ký ức của tôi. Ngày đó tôi mới lên sáu. Đó là một sáng thứ bày nóng ngột ngạt năm 1946, mẹ tôi cho anh trai Billy và tôi hay rằng chúng tôi sắp được đi đến bãi biển ở đảo Coney một ngày.
28/05/2013(Xem: 1733)
Mẹ tôi ra đi vào cõi vĩnh hằng khi tôi 20 tuổi. Điều đó quả là một cú đấm thật sự của cuộc đời mà lần đầu tiên tôi phải hứng lấy. Khi đó, tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ hồi phục nữa. Nhưng rồi, sau nhiều tháng trôi qua, tôi dần dần nguôi ngoai.
28/05/2013(Xem: 1575)
Vào những buổi chiều thứ bảy khi tôi lên 10, cha tôi thường dắt tôi đến một tiệm nhỏ bán bánh mì xăng-quít ở dưới phố Philadelphia, nơi ông hay đánh bài rumi tay đôi ở phía sau với những người đàn ông bề ngoài trông dữ dằn.
28/05/2013(Xem: 2114)
Brian lướt nhìn dãy tường dọc theo hành lang quá quen thuộc với cậu trong nhiều năm qua. Khi cậu bước vào khung cửa số 32, một cơn sóng tình cảm dữ dội ập tràn lên cậu, cậu phải chống chọi để không bị dìm chết.
28/05/2013(Xem: 1888)
Vào một đêm trước lễ Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một con mương sâu với cây cầu bắc ngang, người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị.
28/05/2013(Xem: 2278)
Tôi không thể nào quên được một ngày hè nắng nóng tháng 7 năm 1965, khi mẹ tôi đột ngột qua đời ở tuổi 36 vì một căn bệnh không rõ nguyên nhân. Cuối buổi chiều hôm đó, một cảnh sát viên đã đứng trước mặt cha tôi để xin cho bệnh viện được nhận van tim và giác mạc từ đôi mắt của mẹ tôi.
28/05/2013(Xem: 4845)
Con thương yêu Khi gần đến lần sinh nhật thứ 18 và con đã sắp tốt nghiệp trung học, mẹ bỗng thấy lòng mình ngập tràn những tình cảm vui buồn lẫn lộn. Mẹ sung sướng vì con đã trưởng thành nhưng mẹ cũng lo âu vì chưa làm được gì nhiều cho con mà thời gian trôi nhanh quá.
28/05/2013(Xem: 2756)
Có một người duy nhất sống sót trong một tai nạn đắm tàu và trôi dạt trên một hoang đảo nhỏ. Kiệt sức, nhưng cuối cùng anh cũng gom được những mẫu gỗ trôi dạt và tạo cho mình một túp lều nhỏ để trú ẩn và cất giữ một vài đồ đạc còn sót lại. Ngày ngày anh nhìn về chân trời cầu mong được cứu thoát, nhưng dường như vô ích.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567