Kính hoạ bài thơ Tự Vịnh 96 tuổi của TG. Viên Huệ Dương Chiêu Anh
Kính Bà đại thọ nét như hoa Chín sáu dương gian trí chẳng loà Rõ pháp ngày đêm yên phú kệ Vui đời sáng tối rỗi thi ca Thong dong cõi thế tình luôn đủ Rạng rỡ đường tu đức vẫn hoà Đạo cả hằng nương về Cửa Phật Thời qua sống trọn nguyện Di Đà…
SG, 24/09/2024 PT. Minh Đạo (Kính hoạ)
***
KÍNH MỪNG ĐẠI THỌ CỤ BÀ DƯƠNG CHIÊU ANH
KÍNH người CHÍN SÁU vẫn chưa già
MỪNG trí tợ đèn sáng chói lòa
ĐẠI hạnh rạng ngời trang Quảng Đức
THỌ tình cảm mến bạn thi ca
BÀ tâm tỏa chiếu như VIÊN ngọc
DƯƠNG ánh dịu dàng vuốt HUỆ hoa
CHIÊU được lòng người qua tự Vịnh
ANH thư Lạc Việt_ Chẳng đâu xa!
Strasbourg, 24/09/2024
Diệu Đạo_Phổ HIền/Pháp
HIỆN TIỀN CỰC LẠC
Vần thơ họa kính tặng Cụ Viên Huệ, kính chúc Cụ sức khỏe trường an, hạnh nguyện viên thành
Mải tu chín sáu vẫn chưa già Nghiên tầm kinh sách trí sáng loà Ý kinh nhuần thấm nên thơ phú Đạo mầu nghĩa lý dệt trường ca Hạnh tu thanh đạm dường như đủ Cảnh tịnh lòng an rạng nét hoa Hòa vui thi kệ cùng con cháu Hiện tiền Cực Lạc chẳng đâu xa.
Nam Mô A Di Đà Phật
Melbourne, 25/9/2024
Phật tử Thanh Phi
AN LẠC HIỆN TIỀN
Kính họa y vần bài Tự Vịnh chín sáu (96) tuổi của Lão Cư Sĩ Viên Huệ
Liễu ngộ tam thừa nên chẳng già
Vẫn còn minh mẫn mắt không lòa
Ngày thời trải nghiệm Thế Gian Pháp
Đêm đến tham thiền Đạo Thích Ca
Thấu hiểu vô thường đời khốn khổ
Tận tường Phật Pháp đạo thăng hoa
Từ đây tinh tấn tu hành mãi
An lạc hiện tiền chứ chẳng xa.
Chùa Pháp Hoa SA, 25/9/2024 (23/8/Giáp Thìn)
Thích Viên Thành (kính họa)
Tuổi Cao Hồn Trẻ Bát vĩ đồng âm Kính họa bài “Tự Vịnh 96”của PT. Viên Huệ Dương Chiêu Anh
Tuổi cao hồn trẻ nghĩ chi già Mắt sáng thần an trí chẳng lòa Phật hiệu ghi lòng chiêm tượng…xá Lời kinh khắc ý ngưỡng thiền…ca Ung dung chuyển hóa mầm mê họa Tự tại gieo trồng đóa thiện hoa Hương nguyện thầm dâng thơm hỷ xả Não phiền nghiệp chướng lánh trừ xa…
Tu Viện An Lạc, California, 4:00 giờ sáng 24-9-2024 Trúc Nguyên- Thích Chúc Hiền (Kính họa)
Duyên thơ trên mạng
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Kính bạch Thầy, Đọc những bài họa thơ của thân mẫu, con cảm thán đôi vần:
Trang nhà Quảng Đức nối duyên thơ Xướng họa tri âm trao ý thơ Phương tiện độ đời qua phú vịnh Hóa Thành tải Đạo mượn vần thơ Phật ngôn truyền bá nhờ ca hát Pháp ngữ tuyên bày với nhạc thơ Bảo Sở đường về muôn vạn lối Mới hay diệu dụng quyện hồn thơ
Brisbane, Mạnh Xuân 2024 Tâm Quang
(con gái của Cụ Bà Viên Huệ)
🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
(1) Thi vịnh Kim Sơn
Thi tập “Hồi Ức Lược Sử Kim Sơn Phật Học Ni Trường, Phú Nhuận, Sài Gòn - Chí Quyết Tu Hành” (Toàn tập)
Tác giả: Viên Huệ Dương Chiêu Anh
- Hoàn tất và ấn tống năm Bính Thân 2016, Phật Lịch 2640
- Thi tập dày 196 trang, viết theo thể thơ lục bát và song thất lục bát.
- Thi tập ghi chép lại những sự việc xảy ra từ sáu bảy mươi năm về trước, kể lại sự nghiệp khai sáng chùa Kim Sơn, ngôi Phật Học Ni Trường đầu tiên ở miền Nam Việt Nam và Chí Quyết Tu Hành của hai vị Ni Trưởng thượng Diệu hạ Tấn và thượng Như hạ Ngọc đã từng hợp lực hoằng Pháp suốt trọn đời tu học của hai vị.
- Thi tập gồm 3 Tập và 5 Phụ Lục.
- Tập I - Hồi Ức, có 6 Chương, nhắc lại thân thế và sự nghiệp khai sáng ngôi Phật Học Ni Trường Kim Sơn của Cố Sư Trưởng thượng Diệu hạ Tấn và các đệ tử kế thừa.
- Tập II - Chí Quyết Tu Hành, có 4 Chương, nói về cuộc đời tu hành của Cố Ni Sư thượng Như hạ Ngọc.
- Tập III - Lý Dương Sanh Tự, có 7 Chương, kể về ngôi chùa Lý Dương Sanh bị bỏ hoang trong thời gian chiến tranh và Pháp nạn, sau được trùng tu và cải hiệu là Từ Vân Ni Tự. Người dân trong vùng thường gọi là Chùa Bà Đầm.
Trong Tập này có phần tự thuật của tác giả về gia cảnh và công hạnh tu hành của Cố Ni Sư thượng Như hạ Ngọc.
Phần Phụ Lục có 5 Chương, gồm nhiều bài thi vịnh, thơ xướng họa, bài viết tưởng niệm của nhiều tác giả.
- Thi Tập này đã được đăng trên Trang Nhà Quảng Đức.
- Vào đầu Thập Niên 50, Thế Kỷ thứ XX, thân mẫu là hội viên Hội Truyền Bá Quốc Ngữ Nam Việt (thành lập năm1938), vùng Khánh Vĩnh (Khánh Hội - Vĩnh Hội, nay thuộc quận 4 Thành Phố Hồ Chí Minh)
- Thân mẫu đã sáng tác khá nhiều thơ văn, câu hò, nhằm khuyến khích đồng bào học chữ Quốc Ngữ. Các bài thơ này đã được diễn ngâm theo nhiều làn điệu dân ca khác nhau.
1/ Tâm dẫn đầu mọi pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm tư ô nhiễm
Khổ não sẽ theo ta
Như xe , theo vật kéo.
Thế gian tâm vốn đứng đầu
Là duyên kết nối là cầu tương giao
Nhiễm tâm sóng biển xôn xao
Sóng vang gào thét, nước trào bọt trôi.
Khổ đau trong kiếp luân hồi
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu.
Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười:
Không sao đâu, tôi chịu được mà!
Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
Thì thầm cùng hạt bụi
Kính bạch Thầy, nghe qua pháp thoại của Thầy về các Bồ Tát thường tụng niệm và mới đây qua Pháp thoại của Sư Thúc về “ Năm loại trí tuệ” con đã chiêm nghiệm và đúc kết hai bài thơ này . Kính dâng đến Thầy với muôn vàn đa tạ vì trong mùa đại dịch này con mới được nghe những lời giảng của những bậc giảng Sư quá uyên thâm trong Phật Pháp và chứa đựng Tâm Đại Từ Đại Bi
Kính chúc sức khỏe Thầy , kính HH
Đây quả hiện tại, nhân gieo từ ngàn kiếp !
Nên niềm tin vững chắc đã thành hình.
Dù còn nhiều bụi bám vẫn theo mình
Rất vi tế ẩn núp trong vườn tâm đâu đấy !
Nhất Tâm !
Kính bạch Thầy sau khi trở lại thời biểu tu tập đã xáo trộn bấy lâu nay, chợt nghe lại một bài giảng thật hay về chữ Nhất Tâm trong phẩm 80 của Kiá Bát Nhã con có hai bài thơ kính dâng Thầy xem cho vui như chia sẻ thêm chút tiến bộ của con đã dùng thời gian tu tập mà quên đi những ý nghĩ tiêu cực trong mùa đại dịch này . Kính chúc Thầy pháp thể kinh an , Hh
Mười mấy năm qua tụng thường ...
chưa liễu nghĩa
“Nhất tâm đảnh lễ “ bốn chữ quá thâm sâu
Đại duyên ... pháp thoại giảng rõ lý mầu
Siêu việt “ Nhất Tâm “ trong ngàn người có một ?
“Em về mấy thể kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?”(*)
Đường tu như sóng bềnh bồng
Nổi trôi lên xuống theo dòng thời gian
Ngẫm xem cũng lắm gian nan
Thị phi nhân ngã thế gian khôn lường...
Nhưng may ta đã tỏ tường
Lời thầy giảng rõ Vô Thường, Có, Không
Ân Bồ Tát cao sâu non biển
Gieo tình thương mầu nhiệm vô biên
Từ bi ban bố khắp miền
Khai mầm an lạc , bình yên cho đời
Lời Đại Nguyện giúp đời cứu thế
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật.
Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu.
Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
Lên chùa
Mang một cái Tâm
Chắp tay
Nương dưới bóng râm Bụt Đà
Niềm tin vững chãi không già
Không vơi không hụt
Không sà xuống sân...
Cờ treo
Hoa cắm
Đèn giăng
Trang nghiêm Pháp Hội Quan Âm
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.