Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sức mạnh làm chủ bản thân (thơ)

05/09/202408:11(Xem: 1283)
Sức mạnh làm chủ bản thân (thơ)


hoa_sen (19)

Sức mạnh làm chủ bản thân.

Phật dạy phương pháp “Nhẫn Nhục”

để đối trị lòng sân hận!

Đấy cũng là

phẩm chất đạo đức thể hiện của con người,

Chịu đựng bức bách, hủy hoại mà vẫn mỉm cười

Với tâm an tịnh, thong dong

phá được mọi ưu tư phiền não (1)



Đạo hành kham nhẫn, lại có thể giúp chuyển hoá!

Kỹ năng thanh cao hướng thượng của tâm linh

Chứng tỏ năng lực tu tập,

kiểm soát tha thứ bao dung có nơi mình,

Khi vượt khỏi sức nóng bức của dòng sông lửa sân hận



Đến từ hai loại Sanh nhẫn và Pháp Nhẫn (2)

Mà trong nhiều tình huống, hoàn cảnh khó khăn

Biết bình tĩnh chấp nhận, giải toả cảm xúc trào dâng

Đối phó thích hợp với xung đột, ôn hòa giải quyết

Để khi thời gian trôi qua, nhìn lại không hối tiếc!



Thấy rõ rằng

“Nhẫn nhục” là sức mạnh làm chủ bản thân (3)

Tự nhủ được gặp

nghịch hạnh Bồ tát, lại càng phải tri ân

Và mọi thứ tai họa biến thành phúc lạc !

Dù cho đối đầu vài lời nói mất kiểm soát! (4)

Huệ Hương

-------


(1) Hai câu đối nơi chùa Từ Đàm -Huế

Một chút giận, hai chút tham,

Lận đận suốt đời ri cũng khổ.

- Trăm lần nhịn, ngàn lần lành

Thong dong tất dạ thế mà vui.

(HT Thích Thiện Siêu)

(2) Phật dạy Nhẫn có hai loại: một là nhẫn với tất cả chúng sanh, hai là nhẫn trong mọi hoàn cảnh, danh từ Phật giáo gọi là Sanh Nhẫn và Pháp Nhẫn.

1. Sanh Nhẫn: Gồm có 2:

a. Đối với người dù thân hay sơ, ta đều khởi tâm cung kính, tôn trọng. Ta thường nhường nhịn mà không chấp trách sân hận, cho dù họ khó tánh, có những ngôn ngữ thô tục khiêu khích, có những cử chỉ ngang ngược đối với ta.

b. Đối với các loài vật, dù nhỏ như ruồi, muỗi, sâu kiến… làm cho chúng ta khó chịu nhưng không bao giờ khởi tâm tức giận giết hại ta cần có một tình thương rộng lớn, một sự chịu đựng cao độ, một lòng tha thứ rộng rãi.

2-Pháp Nhẫn: cũng có 2:

a. Đối với cảnh bên ngoài như: gió, mưa, nóng, lạnh, đói, khát, già, bệnh, chết chóc… ép bức thân thể ta đau đớn khó chịu mà ta vẫn thản nhiên không bực tức, không than thở, không quở trời trách đất.

b. Đối với tự tâm, khi tiếp xúc với những cảnh buồn rầu tủi hổ ta yên lặng chịu đựng đã đành, trái lại gặp những cảnh vui vẻ vinh dự cũng vẫn bình tĩnh thản nhiên, thất bại không chán nản, thành công không kiêu hãnh.

(3) chương 15 kinh Viên giác

Có vị Sa môn hỏi Đức Phật: "Điều gì là mạnh nhất? Điều gì là sáng nhất?" Đức Phật dạy: "Nhẫn nhục là mạnh nhất vì không chứa ác tâm nên tăng sự an ổn. Nhẫn nhục là không ác, tất được mọi người tôn kính. Tâm ô nhiễm đã được đoạn tận, không còn dấu vết gọi là sáng nhất, nghĩa là tất cả sự vật trong 10 phương, từ vô thỉ thuở chưa có trời đất cho đến ngày nay không vật gì là không thấy, không vật gì là không biết, không vật gì là không nghe, đạt được Nhất thiết trí, như vậy được gọi là sáng nhất".

(4) “Lời nói không là dao,

Sao cắt lòng đau nhói?.

Lời nói không là khói,

Sao khóe mắt cay cay?

Lời nói không là mây,

Sao đưa ta xa mãi?

Sao không suy nghĩ lại?

Nói với nhau nhẹ nhàng.




hoa_sen (21)



Đừng biết quá nhiều


“ Lòng con người giống như một con đường, càng so đo tính toán, sẽ càng trở nên chật hẹp, càng khoan dung độ lượng sẽ càng rộng mở thênh thang .

Vì thế

Đừng vận dụng sự thông minh

vào những chuyện không cần thiết !

Đừng quá tính toán , đừng quá khoe khoang

Cũng đừng quá tử tế, có lúc gặp sự bẻ bàng

Cần phải có một điểm dừng, và đặt ra giới hạn (1)

Đây là tóm tắt lại những gì trong email bạn


Và trả lời bằng điều đã học những năm qua

Hạnh phúc là để cảm nhận , không phải để ba hoa

Nếu việc nghĩ đã nhiều, nhưng ….

không mở gút thắt trong lòng thì buông xuống!

Cũng như tu lâu mà không tiến bộ, hãy chuyển hướng

Công danh để cống hiến, không phải để cống cao

Sống để trải nghiêm thử thách vượt được những chắn rào

Không phải để hơn thua,

mà để nhận sự chân thành khi giao tiếp !


Nếu thời gian dài…

không tìm thấy niềm vui thì nên cương quyết

Áp dụng bốn phép tính trong suốt cuộc đời (2)

Chỉ có cơ hội này mới rèn luyện giảm bớt chơi vơi

Hãy “Tự Nhận Thức và Phát Triển Cá Nhân”mới…

phát triển sự linh hoạt trong các mối quan hệ !

Đừng làm người sở đắc kiến thức mà không có trí tuệ !


Huệ Hương


_____


(1) tử tế không có nghĩa là kiên nhẫn không giới hạn

Có câu “1Không gì ngu ngốc bằng nỗ lực cho những thứ không đáng”

(2) Hãy tự viết 4 phép tính cho cuộc đời mình

Cộng thêm niềm vui trừ đi buồn tủi

Chia sẻ nỗi đồng cảm, nhân lên bản tính kiên cường

Thương mình thêm chút nữa , cuộc đời sẽ ngát hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2013(Xem: 7899)
Nầy hỡi dân tộc Việt Nam ! Tổ quốc ta gần Năm Ngàn Năm Văn Hiến. Lịch sử oai hùng, dựng nước bởi Minh Quân Con cháu ngàn đời, nguyền nối tiếp Tiền nhân Vươn trổi dậy từ tinh thần bất khuất. Người Việt nam chơn chất Mà tự hào, son sắt đậm tình quê. Già trẻ gái trai, khi quốc biến nguyện thề.
21/01/2013(Xem: 10984)
Một lòng yêu nước với yêu quê Sang lánh trời Tây vẫn nhớ về Non nước đớn đau lòng tu sĩ Đêm về gợi nhớ bóng hương quê Nghìn năm văn hiến giờ đâu thấy Nghĩa lý luân thường mất đã lâu Khổ đau oằn quại triền miên kiếp
21/01/2013(Xem: 6791)
Nghị sự mở đường phục vụ dân Hội đồng hai cấp tạo thêm phần Toàn thành viên đã hoà tâm ứng, Quốc thể mai ngày thuận ý tân. Người quyết cùng nhau tìm phương pháp. Việt Nam xây dựng đúng tinh thần Hoa Văn Hóa Việt thơm tình tộc
09/01/2013(Xem: 7356)
Uống dòng lịch sử Năm Ngàn Năm. Nước suối Văn Lang hiển diệu thâm, Nhớ Tứ Thánh Nhân hồn bất tử. Nguồn Thiêng Hồng Lạc ứng linh thần. Việt tình truyền thống dân bất khuất. Nam Đế Vua Hùng Thập Bát khâm. Quốc thịnh ngàn xưa lưu vĩnh kiếp, Tổ Tiên truyền nối rạng muôn năm.
06/01/2013(Xem: 7295)
Tôi hiện nay đang ngồi trước máy Nghe những lời tận đáy tâm hồn Những người đáng kính đáng tôn Hy sinh vì nước bảo tồn Quốc gia Khắp Năm châu gần xa tụ họp Trên diễn đàn đóng góp tâm tình Ý lòng thể hiện quang minh Những điều thiết thực đậm tình quê hương Mang tình thương cứu dân cứu nước Mang tinh thần đạo đức phục hưng
30/12/2012(Xem: 7455)
Thương mây thơ thẩn về đâu Thương trăng hiu quạnh giữa bầu hư không Thương lang thang gió giữa giòng Thương cành hoa héo giữa lòng hoa vinh
26/12/2012(Xem: 7776)
Hương thơ thơm ngát các lân bang Đuốc tuệ quang minh, ánh đạo vàng. Phật Pháp đưa đường về bến giác Thiền môn dẫn lối, đến vinh quang. Khuyến tu, Phật tử đồng khai ngộ; Tâm niệm tòan dân, nước vẻ vang
20/12/2012(Xem: 13521)
Chúc tất cả người người đã hội tụ Mừng khối lòng đại lượng đến hôm nay Hội cùng nhau trao đổi với trình bày Thảo luận những vấn đề: “Nguyền phụng sự” Phật: - “Giáo lý Hoà Bình”, đà ứng xử Ngọc: - “Tinh ba vũ trụ”, kết tinh thần Hoà ý chung, nền hoà ái đang cần Bình nhân loại, bình chúng sanh hiện tại
19/12/2012(Xem: 10135)
Đập đổ tan mọi thần tượng Cho cây đời trổ hoa ngát hương. Cho tôi sống hồn nhiên ngất ngưỡng Ca hát Tự Do trên những con đường.
12/12/2012(Xem: 11617)
Bông huệ trắng bé nhỏ Ngồi bên tảng đá lèn Cúi mình, đang háo hức Chờ mặt trời mọc lên. Bông huệ trắng bé nhỏ Uống say ánh nắng vàng. Bông huệ trắng bé nhỏ Ngẩng đầu, rất dịu dàng. Bông huệ trắng bé nhỏ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]