Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự cứu mình (thơ)

24/08/202408:45(Xem: 1800)
Tự cứu mình (thơ)



phat thuyet phap






Tự cứu mình! 

Kính bạch Thầy, từ những bài sưu tầm về tha lực và tự lực trong dân gian rất khác với những ý nghĩa trong Phật học nên con mạo muội chia sẻ theo ý kiến của người đời chứ không nói về tha lực và tự lực trong tịnh độ




Chính bản thân bạn, 

sáng tạo bước đầu của sự thay đổi 

Bằng sự nỗ lực, dũng cảm, phấn đấu, kiên trì 

Tự tiến  dần trên con đường cứu thoát diệu kỳ 

Nghiệp ai người đó lãnh, 

không ai có thể giải giùm được!



Hãy nhìn vào chính mình,

lau lại những vết thương, tiến về phía trước 

Phá vỡ vòng luẩn quẩn 

trong sự thương hại, lẫn oán thù 

Phản ứng lại bằng sự hành động người có tu 

Trong sự nhẹ nhàng tha thứ, suy  nghĩ sâu sắc! 



Không hề sợ hãi, luôn khắc ghi lý do ta có mặt 

Để cống hiến, xây dựng một xã hội huy hoàng 

Chứng tỏ giá trị nhân cách, tiềm năng  vững  vàng 

Đừng bao giờ mong được cứu độ nơi người khác 

Cần dựa vào chính mình, 

vì phần đông phàm phu nhiều tánh ác 

Cái ích kỷ của bản thân, không muốn bị thiệt thòi 

Lại có xu hướng lãnh đạo, bản ngã cái Tôi 

Để vượt thoát mọi hiểm nguy nên…

tận dụng điểm mạnh mình có! 

Tinh tấn và chăm chỉ …cái khôn sẽ ló! 

 Chuyện cổ “lừa già  trong miệng giếng”  

bài học thấm thía làm sao (1)

Khả năng xử lý giải quyết vấn đề thật mau 

Định hướng chính xác với cái nhìn thực tế! 



Ôi, tuổi đời chồng chất mới nhận ra 

Muốn vượt lên số phận việc cần làm phải là 

Rũ bỏ mọi nghi ngờ và tích tụ thêm nhiều phước 

Với  niềm tin sẽ tự cứu mình, 

khi vấp ngã gượng đứng lên, tiếp tục bước ! 



Huệ Hương 

____________


(1) Truyện cổ tích Phật giáo “con lừa  trong miệng giếng”

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại bị sảy chân rơi xuống một cái giếng.Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì.Cuối cùng ông quyết định: Con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi phải huy động công sức để cứu con lừa lên cả. Người nông dân kêu gọi hàng xóm của ông đến và giúp một tay lấp giếng. Họ cầm xẻng và bắt đầu xúc đất đổ xuống giếng. Ban đầu, con lừa biết chuyện gì xảy ra và nó bắt đầu khóc vì tuyệt vọng. Nhưng sau đó mọi người ngạc nhiên vì lừa bỗng trở nên im lặng.

Một lúc sau, người nông dân nhìn xuống giếng và ông ta không khỏi ngạc nhiên vì những gì đã xảy ra trước mắt. Với mỗi xẻng đất mà người ta hất xuống giếng, con lừa đã làm một việc thông minh, nó lay người để giũ cho đất và bùn rơi xuống chân và tiếp tục bước lên.Với mỗi xúc đất của người nông dân hất xuống, con lừa lại rung mình và bước một bước lên trên đống đất. Chỉ sau một lúc, mọi người đều kinh ngạc vì con lừa đã lên được miệng giếng và vui vẻ thoát ra ngoài.




hoasen1

Những vết xước trong đời !

Mỗi   vết xước trong đời đều mang một ý nghĩa.

Qua  bao nỗi thăng trầm, 

quan trọng nhất vết xước tinh thần

Tuy có đau thương nhưng chuyên chở hồng ân

Trao cho người yếu đuối, một nghị lực mạnh mẽ! 

 

Tự sách tấn …không tự ti mặc cảm 

sống chân thành trong một trái tim khoẻ! 

Ngày qua ngày chú tâm vào định hướng rõ ràng 

Biết áp dụng công thức “Nhận biết, không đổ lỗi, 

thay đổi”, sẽ dễ chịu nhẹ nhàng 

Hoàn thiện hiệu quả theo cách tư duy mới ! 

Cảm nghiệm sâu xa hơn khi trách nhiệm liên đới !

 

Đừng tự nhốt vào nhà tù 

với sở thích, quan kiến  của riêng  mình

Sự trưởng thành đôi khi cần trái chiều  thông tin 

Phải canh tân đời sống với lòng tin tưởng, hy vọng! 

Nhưng thế giới ảo siêu việt hiện nay, 

cần cân nhắc thận trọng 

Đôi khi tâm lý phàm phu lắm sự tranh hơn thua

Tham vọng kiến tạo xây dựng chế độ “Vua “

Rất khó buông được cái hạn hẹp của bàn ngã 

Trong khi cái vô  hạn của cảm xúc làm sao diễn tả!

Thì ra muốn làm cho nhân cách được thành toàn 

Làm chủ cảm xúc phải luôn …

chừa một chỗ trống sẵn sàng 

Cho người khác bước vào “quấy rầy” mình, 

khi họ cần giúp đỡ.! 

Đôi khi vết  xước do …

“tỏ ra thông minh hơn mình thực có.”!

Huệ Hương 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/03/2019(Xem: 6992)
Nếu em biết cách nào dùng ái ngữ ! Người người thương ....tai nạn đến ...nhẹ bay Cẩn thận phát ngôn , nhìn trước đoán ngay Đừng chạm đến ...ẩn thân vị Bồ Tát
03/03/2019(Xem: 6442)
NGÕ THOÁT Ngõ thoát đường xưa ngập nắng vàng Gió cuốn người về ánh đạo quang Trang kinh khép lại lòng rộng mở Trải nghiệm từng giây cõi Niết Bàn Chánh Pháp muôn đời soi rạng ý Khai thông tâm thức vượt thời gian Bỏ thói kiêu căng cùng ảo tưởng Thấu triệt cội nguồn tánh hiển quang. Dallas Texas, 2-3-2019 Tánh Thiện
03/03/2019(Xem: 7852)
Lặng nghe chuông vọng đêm khuya, Tịnh yên tịch chiếu xa lìa vọng tâm. Xuân vui năm mới an lành, Chúc cho Thượng Tọa xuân tràng niềm vui.
03/03/2019(Xem: 10963)
Cuộc đời là một cái chợ khổng lồ đầy xô bồ, hỗn độn mà toàn thể nhân loại đang sinh sống, hoạt động từ ngàn xưa cho đến bây giờ và mãi tận mai sau. Trong đó, con người phải chịu đựng đủ thứ cay đắng, mặn nồng, ngọt bùi, chua chát, đủ thứ khổ nạn, tang thương, đớn đau, hạnh phúc cứ mãi chập chùng, trùng trùng vô lượng, không thể nào diễn tả hết được. Nikos Kazantzakis, đại văn hào Hy Lạp phát biểu :“Con người sinh ra từ một hố thẳm đen tối, đó là tử cung. Con người đang đi đến một hố thẳm đen tối khác, đó là nấm mồ. Khoảng ánh sáng giữa hai hố thẳm đen tối đó, người ta gọi là cuộc sống.”
01/03/2019(Xem: 6788)
Nếu cuộc đời bằng phẳng Đâu biết được sức mình Yếu mềm hay thẳng thắn Mọi việc khó phân minh Nếu cuộc đời sóng gió Phải định hướng đúng phương Nội lực cần phải có Mới giữ vững lập trường
27/02/2019(Xem: 7876)
Mai tôi chết, xác thân xin hỏa táng Nắm tro đời xin gửi lại phù vân (Dòng thế sự… bao thân quen mất tích Thôi thì mình hòa nhập với vô danh)
26/02/2019(Xem: 8691)
Hai nhà buôn thuở xa xưa Vẫn thường liên lạc thư từ với nhau Ông già thành thị rất giàu Ở Ba La Nại từ lâu đời rồi Chàng kia ở phía xa xôi Nơi làng biên giới ít người ghé đây,
25/02/2019(Xem: 8187)
Được hành hương lần đầu thăm Mién Điện Mãnh đất vàng thần bí lại diệu kỳ Ngàn bảo tháp ngàn bất khả tư nghì Mỗi cảnh quan biểu hiện niềm tin bất diệt Tả làm sao lòng toàn dân nhiệt huyết Đá quý trân châu vàng khối cúng dường Bậc Đại Giác Đại Hùng triệu tiếc thương Một lần ban phát hai thương nhân ....Xá lợi Tóc Ngoài Shwedagon ...nhiều hiền nhân .... pháp học
25/02/2019(Xem: 7113)
Một góc trời lặng lẽ Âm thầm giữa vì sao Sáu mươi lăm năm thấm Giữa ánh đạo hôm nào. Sáng dậy sờ mái tóc Đầu vẫn cạo như xưa
24/02/2019(Xem: 11667)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]