https://quangduc.com/a12779/phan-ii-bai-1-bon-chan-ly-tu-dieu-de-
CỐ GẮNG
THỰC TẬP TỐT BỐN CHÂN LÝ TỨ DIỆU ĐẾ
(phần 2)
Tham: ước có danh vọng, nhà lớn, giàu sang,...
Vì Tham không đáy, dùng xảo gian thỏa lòng.
Mất tư cách, xấu dòng họ, chỉ chuyện xoàng.
Tiền: cả nhà hưởng; chết: lòng vòng ba nơi.
******************************************
Bài viết dưới đây đã lấy ý chính từ đường dẫn:
https://hoavouu.com/images/file/vIm03_QX0wgQAJJf/phat-hoc-pho-thong-ht-thien-hoa.pdf
Khóa Thứ Ba Thinh Văn Thừa Phật Giáo --- o0o --- Bài Thứ 1 Khái Niệm Tổng Quát Về Tứ Diệu Đế (Ariya Saccani)
Tập Đế: Nguyên Nhân Của Đau Khổ Là Những Gì?
1. THAM:
Vì Tham: sinh ra lắm chuyện thật đau đầu.
Cha mẹ, con cái xung đột nhau: chuyện thường.
Đi xa, gửi nhà con giữ, nó bán luôn.
Nước ngoài, nhờ mua đất, gạt lường lấy ngay.
***
Đừng đòi nhiều, khi bản thân không sức làm.
Gặp hụt hẫng: không đáp lại phần mình mong.
Đó là sự THAM LAM thái quá biết không!?
Chỉ gây bao đau khổ trong lòng mà thôi.
***
Vì Tham lam, tạo chuyện xấu, kể ngàn trang.
Tất cả thiếu đạo đức, hoàn toàn bất lương.
Trị tận gốc: “luật nhân quả” phải nhớ thường.
Sợ “Quả báo”, Tham ác, tìm đường tránh xa.
***
2. SÂN:
Nổi SÂN, gây họa, “chuyện cơm bữa” quá dài.
Một ngày, nếu viết lại, chắc vài trăm trang.
Chuyện Thế Giới, vì SÂN, giết nhau cả ngàn.
Lãnh đạo, Tin Nhân Quả, dân hoàn toàn yên.
***
Gặp nghịch ý, SÂN dậy, đốt cháy tâm ta.
Chuyện lớn: đấu sức, vũ khí xảy ra tức thời.
Người thương tật hoặc chết, kẻ ngồi tù chơi,
Hai phía, thân nhân chịu cả đời khổ đau.
***
Chỉ một niệm Sân Hận chớm khởi lên.
Muôn ngàn nghiệp chướng chực bên liền liền.
Vậy điều cần nhớ thật kỹ trước tiên.
Học hạnh NHẪN NHỤC sẽ yên mọi bề.
***
Cả một rừng công đức rộng mênh mông.
Đốm SÂN hiện, đốt sạch bong chẳng còn.
Người tạo Phước nhiều, biết vậy không!
Để SÂN dậy, thật uổng công mình làm.
***
Kẻ mau Sân Hận hãy coi chừng.
Tai biến có ngày chớ dửng dưng.
Tật xảy thường xuyên, ai có vậy?
Ấy người khó tính, biết mà dừng.
***
3. Si:
SI: tấm màn dày đặc che trí huệ đi.
Không thể nào phân biệt cái gì dở hay.
Gây biết bao nhiêu tội lỗi trong mỗi ngày.
SI khiến THAM không đáy đã gây tội tình.
***
SI còn khiến lửa SÂN tự do cháy bùng.
Nếu trí sáng suốt, buộc SÂN dừng lại ngay.
Muốn trừ THAM, SÂN, cố ngăn SI hằng ngày.
Như ÁNH SÁNG hiện, BÓNG TỐI bay xa liền.
***
THAM, SÂN, SI, gọi tên TAM ĐỘC biết không!
Không DIỆT chúng, ta chết, đừng hòng được yên.
Hết địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh: triền miên.
Luân hồi bao kiếp, xong tội đền, được lên.
***
Kẻ SI hay bảo thủ ý kiến của mình.
Bướng bỉnh, lãnh hội chậm: vô minh che mờ.
Nên họ luôn có thành kiến, …rất ngu ngơ.
Cố sức học Phật, đừng chần chờ: bớt SI.
***
4. MẠN:
Ngã Mạn: hạ người xuống, tự nâng mình lên.
Nghĩ mình quan trọng, khinh người trên tuổi mình.
Cậy mình giàu, quyền thế,... ai cũng rẻ khinh.
Chẳng học hỏi, nghe lời phải: vì mình thua ai.
***
Ngã Mạn làm lắm sai quấy, Phước tổn nhiều.
Cứ vậy, tai ương biết bao nhiêu mà lường!
Thấy lỗi lầm, quyết sửa, là đi đúng đường.
Chết không về cõi ác, lên hương cuộc đời.
Kính mong quý bạn đạo hữu duyên hãy cùng chúng tôi cố thực tập bài viết trên để dẹp bớt NHỮNG TẬT XẤU đã đem bao đau khổ cho con người. Nếu được vậy, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đều sanh về Tịnh độ.
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc hết bài viết và thực hành./.
CỐ GẮNG
THỰC TẬP TỐT BỐN CHÂN LÝ TỨ DIỆU ĐẾ
(phần 3)
Cố mỗi tháng, một lần THỌ BÁT QUAN TRAI.
Để học giới TU SĨ một ngày, một đêm.
Không ăn PHI THỜI: Phước vô lượng tăng thêm.
Đói, uống nước; đồ lỏng, có thèm không ăn.
Đó mới đúng trọn ngày TU của chư tăng.
Còn phạm giới ấy, mất phần TU cả ngày.
Người khỏe, đói: thanh lọc cơ thể, tốt thay!
Hãy cố lên, hưởng đủ Phước ngày tập TU.
****************************************
Bài viết dưới đây đã lấy ý chính từ đường dẫn:
https://hoavouu.com/images/file/vIm03_QX0wgQAJJf/phat-hoc-pho-thong-ht-thien-hoa.pdf
Khóa Thứ Ba Thinh Văn Thừa Phật Giáo --- o0o --- Bài Thứ 1 Khái Niệm Tổng Quát Về Tứ Diệu Đế. (Ariya Saccani)
Tập Đế: Nguyên Nhân Của Đau Khổ Là Những Gì? (tiếp theo)
5. NGHI:
Nghi ngờ, không có lòng tin mọi vấn đề.
Bè bạn, thân thuộc cũng chẳng hề tin ai.
Ngay chính mình, họ cũng chẳng tin nữa thay!
Làm mọi việc thất bại vì hay lừng khừng.
***
Đáng thương thay những kẻ dở hơi, dở khùng.
Ngay Đạo lý chân chính, nói chung: lờ mờ.
Làm điều Phước thiện, họ lửng lửng lơ lơ.
Đa nghi cản hết, cảnh khổ chờ, đúng thôi.
***
GHEN bóng, ghen gió cùng HỌ với Đa Nghi.
Muốn đi chùa, chồng bảo: không đi, ở nhà.
Cưỡng LỆNH, khi về, trận lôi đình nổ ra.
GHEN thua: Hận, tai biến xảy ra mấy hồi.
***
Người tính nhiều Đa Nghi rất hay khổ tâm.
Suy tư Tà Kiến nên hiểu lầm người thân.
Rồi SÂN dậy, ác khẩu ngày biết bao lần.
Tính ĐA NGHI dẫn đến SI, SÂN: hại đời.
***
Nói lời ĐA NGHI, có khi là VU KHỐNG.
Tội nặng của KHẨU, thuộc loại LỘNG NGÔN mà.
Sợ tạo nghiệp vì Nghi, cố đừng nói ra.
Ai làm được vậy mới thật là Tập Tu.
***
6. THÂN KIẾN:
Thân kiến: thấy một cái TA riêng biệt thôi.
Nên kiếm món ngon, vật lạ đắp bồi cho thân.
Tạo nhà lớn ở, kiếm tiền nhiều: tiêu sang.
Được điều ấy, dẫm lên hàng ngàn cái TA.
***
TA lớn cưỡi lên đầu TA nhỏ: vinh thân.
Ai đau khổ mặc kệ, chẳng cần nghĩ chi.
Rồi Thế giới thành bãi chiến trường do MI.
Bao cảnh chết thảm khốc, chỉ vì cái TA.
***
7. BIÊN KIẾN GỒM THƯỜNG KIẾN VÀ ĐOẠN KIẾN:
7a): Thường kiến:
Thường kiến chấp: chết rồi, cái TA vẫn còn.
Đầu thai trở lại, vẫn nguyên con người mà.
Rồi không sợ tạo ác, làm thiện tránh xa.
TU chi cho mệt, hưởng thụ là sướng hơn.
***
7b): Đoạn kiến:
Đoạn kiến chấp: chết rồi, mất hết thật mà.
Tội chẳng còn, Phước cũng tiêu ma đâu rồi.
Nên chi, họ chẳng tin nhân quả, luân hồi.
Mặc sức làm ác, tội ôi thôi dẫy đầy.
***
Nhiều người nghĩ: cuộc sống chỉ một đời thôi.
Làm gì lại có chuyện luân hồi: khó tin.
Nên họ chi tiêu đủ thứ, thỏa thích mình.
Giúp người gặp khó,..họ thật tình không ưa.
***
Lỡ như gặp chuyện quá đau khổ trong đời.
Mượn một chén thuốc độc,... tức thời yên thân.
Rõ ràng chấp sai, vong bị khổ vô ngần.
Đọa ba đường ác, chịu trăm ngàn đắng cay.
***
8. KIẾN THỦ:
8a): Kiến thủ: chấp chặt sự hiểu biết sai lầm.
Không sáng suốt hiểu rõ, quyết rằng đúng thôi.
Rồi tự cho mình là giỏi nhất trần đời.
Không nghe lời phân giải, đúng người ngược ngang.
***
8b): Loại Kiến thủ vì cứng đầu, vì tự ái.
Biết nói quấy, làm việc sai trái, không thay.
Như người nọ theo tà đạo biết mình sai.
Không sửa, nên con cháu giữ hoài nếp xưa.
***.
Người thân mất, theo lệ xưa, làm chuyện sai:
Bò heo cúng kiến, gánh heo quay trên đường.
Ngày giỗ, đốt nhang, vàng bạc,... ngợp khói hương.
Người Phật tử biết quấy, theo đường cũ xưa!!!
***
9. GIỚI CẤM THỦ:
Những lời răn cấm của ngoại đạo tà giáo:
Buộc tín hữu giữ giới cấm quá dã man.
Như đứng một chân giữa trời nắng chang chang.
Giới Cấm Thủ ngoại đạo chẳng màng làm chi.
***
10. TÀ KIẾN:
Tà kiến: chấp điều không chơn chánh như là:
Nhân quả không hợp, cố loại ra hoàn toàn.
Cúng sao giải hạn, đốt vàng mã: dị đoan.
Thờ thần tài làm ăn phát: rõ ràng khó tin.
(dị đoan: lòng tin vào điều quái lạ, huyễn hoặc, nhảm nhí)
***
Kẻ hay GANH TỴ thường nói lời Tà Kiến.
Người làm TỐT, cố tình ngụy biện bảo sai.
Dùng lời nặng dìm họ xuống, đáng buồn thay.
Tùy Hỷ Công Đức nhớ làm ngay: Phước nhiều!
***
Tà kiến làm che khuất trí khôn.
Việc sai, cho đúng, cứ làm luôn.
Học lời Phật dạy, đời thay đổi.
Tâm sáng bừng lên, hết khổ buồn
***
“Mười phiền não gốc” làm loạn động tâm ta.
Vì chúng, chịu bao kiếp trải qua luân hồi.
Từ nay tìm hiểu chúng, bỏ tật xấu thôi.
Rồi TU niệm Phật, có ngày ngồi tòa sen.
Kính mong quý bạn đạo hữu duyên hãy cùng chúng tôi cố thực tập bài viết trên để dẹp bớt NHỮNG TẬT XẤU đã đem bao đau khổ cho con người. Nếu được vậy, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đều sanh về Tịnh độ.
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc hết bài viết và thực hành./.
Phần đọc thêm:
Nếu khoe khoang gì mình có, ôi thôi.
Tương lai mất trọn, có ngồi hối không?!
Nên chi Khiêm Tốn, cố nhớ nằm lòng.
Mọi việc tốt đẹp không mong, đến liền.
***
Ác giả, ác báo: phải hiểu cho thông.
Cố tình làm ác, đừng hòng giấu ai.
Dù quả báo chưa hiện trong đời này.
Cha ông ở ác, mạt bầy cháu con.
(Ác giả ác báo: làm điều ác, sẽ nhận lại điều ác.)
CỐ GẮNG
THỰC TẬP TỐT BỐN CHÂN LÝ TỨ DIỆU ĐẾ
(phần cuối)
Người Thiện Lương, tính nết rất tuyệt vời.
Tâm an định chẳng mấy hồi âu lo.
Lương thiện: đạo đức tốt nhất trời cho.
Ai đạt điều ấy ấm no lâu dài.
**********************************
Chúng tôi xin viết lại bài BÁT CHÁNH ĐẠO dưới đây với nhiều chi tiết mới, kính mong quý vị đọc:
ĐẠO ĐẾ: “Trong 37 pháp thì Tám thánh đạo được coi là tiêu biểu và căn bản nhất của ĐẠO ĐẾ.
Tám thánh đạo, còn gọi là Tám chánh đạo - con đường chân chính - có 8 chi phần:
Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, (GIỚI)
Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.(ĐỊNH)
Chánh kiến, Chánh tư duy (TUỆ)
***
Căn bản nhất Đạo Đế là Bát Chánh Đạo.
Cố thực hành thật tốt để tạo phước lành.
Được vậy cuộc sống Hạnh Phúc đến rất nhanh.
Mọi người làm tốt cả, Hòa Bình nơi nơi.
***
Cần ghi nhớ: Ba bảy phẩm trợ đạo:
Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo, Ngũ Căn.
Tứ Như Ý Túc, Thất Bồ Đề Phần.
Ngũ Lực và Tứ Chánh Cần: siêng TU.
***
Bát Chánh Đạo là TÁM con đường tu luyện.
Tìm sự thật, hạnh phúc chân thiện ở đời.
Trong xã hội, hành Bát Chánh Đạo nơi nơi.
Đem an lạc, hạnh phúc mọi người: tuyệt thay!
***
(4a): GIỚI gồm 3 chi phần: Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng;
(4a.1)- Chánh ngữ : Ngôn ngữ đúng đắn, nghĩa là không nói những lời đưa đến đau khổ, chia rẽ, hung bạo, căm thù. Nói những lời lẽ đưa đến xây dựng niềm tin, đoàn kết hòa hợp, thương yêu và lợi ích.
Chánh ngữ dùng Ngôn ngữ đúng đắn hợp đạo.
Không nói lời gây khổ, hung bạo, căm thù.
Nói lời đoàn kết, hòa hợp để tập tu.
Lời lợi ích: Giữ Giới cho dù khó khăn.
***
Phải giữ “KHẨU”, dù gặp chuyện xấu thế nào.
Đừng bày Bị Nói Nặng, xông vào trả ngay.
Người biết “Giữ Giới” phải nhớ kỹ điều này.
Cứ tiếp diễn, NGHIỆP ngày càng dày thêm lên.
***
Còn nghĩ Bị Nói Nặng do Quả Báo đây.
Sám hối, rồi Hồi hướng: NỢ VAY trả rồi.
Còn người kia đã tạo NGHIỆP ÁC đấy thôi.
Người sáng suốt làm được, Phước bồi thêm lên.
***
Tu tốt miệng xong nửa cuộc đời.
Vậy nên ăn nói chớ buông lơi!
Nói ra ngẫm lại rằng sai phạm,
Sám hối từ nay cố giữ lời.
***
(4a.2)- Chánh nghiệp: Hành vi đúng đắn, nghĩa là không có hành vi giết hại, trộm cướp, hành dâm phi pháp. Thực hành sự thương yêu, cứu giúp, không ham muốn thú vui bất thiện.
Chánh nghiệp: Hành vi đúng đắn, giữ trong tâm:
Không giết hại, trộm cướp, hành dâm gian tà.
Thú vui bất thiện, ham mấy, cố tránh xa.
Hành thương yêu, cứu giúp,... Giới ta cần trì.
***
Sát sinh, hại vật cố tình làm:
Tuổi thọ giảm nhiều tính tháng năm.
Dịch bệnh, Thiên tai... dồn dập đến.
Con người chịu khổ, bởi mê lầm.
***
(4a.3)- Chánh mạng : Đời sống đúng đắn, nghĩa là phương tiện mưu sinh, nghề nghiệp chân chính, không sống bằng những nghề phi pháp, độc ác, gian xảo.
Chánh mạng: Mưu sinh bằng nghề nghiệp chân chánh,
Không sống nghề độc ác, bất chính, xảo gian.
Vậy là đã sống đời thiện lương hoàn toàn.
Giới đã giữ trọn vẹn, tâm an muôn phần.
***
(4b):ĐỊNH gồm 3 chi phần: Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định;
(4b.1)- Chánh tinh tấn : Nỗ lực đúng đắn, nghĩa là nỗ lực đoạn trừ điều ác, nỗ lực thực hành điều thiện.
Chánh tinh tấn: Nỗ lực đúng đắn trăm phần.
Quá nhiều điều xấu ác cõi trần: lánh xa.
Quyết chí thực hành điều thiện hợp tâm ta.
Định đã giữ đúng, quả thật là tuyệt thay!
***
(4b.2)- Chánh niệm : Nhớ nghĩ đúng đắn, nghĩa là đừng nhớ nghĩ các pháp bất thiện, đừng để cho các đối tượng bất chính dẫn dắt mình đi lang thang. An trú tâm ý vào thiện pháp, không quên thiện pháp.
Chánh niệm: Nhớ nghĩ đúng đắn chuyện ở đời.
Pháp bất thiện chớm nghĩ, tức thời bỏ ngay.
Đừng để kẻ bất chính dẫn mình đó đây.
Tâm ý nghĩ thiện pháp, tốt thay cuộc đời.
***
(4b.3)- Chánh định : Tập trung tư tưởng đúng đắn, nghĩa là đừng để tâm thức bị rối loạn, tập trung tư tưởng làm an tịnh tâm thức một cách đúng đắn, có hiệu quả phát triển tuệ giác. Chánh định là Tập trung tư tưởng đúng đắn.
Chánh định giữ sao Tâm đúng đắn được tập trung.
Tránh Tâm rối loạn để khỏi lung bung trong đầu.
Giữ tư tưởng an tịnh tâm thức bất cứ đâu.
Phát triển Tuệ Giác hiệu quả, ngõ hầu lạc an.
***
(4c): TUỆ gồm 2 chi phần: Chánh kiến, Chánh tư duy.
(4c.1) :Chánh kiến: Thấy và hiểu đúng đắn, nghĩa là nhận thức đúng về đạo đức của cuộc sống, cái nào là thiện, cái nào là ác. Nhận biết đúng về bản chất của sự vật là vô thường, vô ngã, duyên sinh. Nhận thức rõ bản chất của khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến hết khổ.
Chánh kiến: Thấy và hiểu đúng đắn, rồi làm sao?
Nhận thức rạch ròi thiện, ác: sống đời thiện lương.
Nhận biết đúng bản chất sự vật là vô thường,
Nhận rõ Khổ, Tập, Diệt, Đạo: con đường lạc an.
***
(4c.2))- Chánh tư duy: Suy nghĩ đúng đắn, nghĩa là đừng để đầu óc của mình nghĩ ngợi những vấn đề bất thiện như tham dục, tức tối giận hờn, bạo động hãm hại... dẫn tư duy của mình hướng về tâm cao thượng như tư duy về sự buông thả, sự giải thoát, về thương yêu giúp đỡ chúng sinh, về sự bất bạo động, nhẫn nhục, trầm tĩnh.
Chánh tư duy là suy nghĩ thật đúng đắn.
Không nghĩ điều bất thiện: tham dục, oán thù.
Cũng chẳng bạo động hãm hại… một lòng tu.
Chỉ thương yêu, giúp đỡ người,... dù khó khăn.
Dẫn tư duy mình hướng về tâm cao thượng.
Tu tốt sẽ đem lại vô lượng phước lành.
Buông thả, Giải thoát, Bất bạo động thực hành.
Tập Nhẫn nhịn, Trầm tĩnh hoàn thành đường TU.
Đây là bài học thực tập rất thiết thực cho cuộc sống. Kính mong quý bạn đạo hữu duyên hãy cùng chúng tôi Cố Gắng Thực Tập Tốt Bốn Chân Lý Tứ Diệu Đế hàng ngày để một ngày nào đó chúng ta có những niềm an lạc tuyệt vời trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành./.
Phần đọc thêm:
Sống kiểu “Ăn miếng trả miếng” không tốt đâu.
Ai muốn hơn, ta NHỊN thế nào cũng yên.
Nhất là trong trường hợp thân thuộc, người quen.
Họ thấy mình NHỊN, chẳng gây thêm làm gì.
Tâm Lương Đào Mạnh Xuân