Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguyễn Khuê tìm ngọc từ trong di sản

15/08/202410:16(Xem: 2432)
Nguyễn Khuê tìm ngọc từ trong di sản

Vượt khó, nhẫn nại nghiên cứu và giảng dạy

Một trong những công trình đáng chú ý nhất của Nguyễn Khuê là tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập vốn là luận án tiến sĩ được hoàn thành năm 1975 và chính thức xuất bản năm 1991. Danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà tư tưởng, nhà thơ lớn nhất nước ta thế kỷ XVI, có nhiều trước tác ảnh hưởng lớn trong lịch sử văn học và văn hóa dân tộc, nhưng lại ít có công trình nghiên cứu chuyên biệt về ông từ thập niên 1990 trở về trước.

Nguyễn Khuê đã đào sâu nghiên cứu, phiên dịch 100 bài thơ chữ Hán còn nguyên bản, giới thiệu đầy đủ thân thế và sự nghiệp của Trạng Trình, đặc biệt là tình cảm, tư tưởng, giá trị nội dung và nghệ thuật của Bạch Vân am thi tập.

Nguyễn Khuê cũng khảo sát kỹ và trình bày minh bạch về sấm ký Trạng Trình, mà từ thời Lê, Mạc về sau nhiều người dùng để giải thích, suy đoán, bàn luận những hiện tượng xã hội, thiên nhiên ở trong nước và một phần của thế giới.

Ông viết: “Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là người duy nhất soạn sấm ký, nhưng hễ nói đến sấm ký là người ta nghĩ ngay đến Trạng Trình, gặp những câu sấm không biết xuất xứ từ đâu người ta cũng vội gán cho Trạng Trình. Cứ như thế, sấm Trạng Trình được lưu truyền, Trạng Trình được một số người thần thánh hóa như một bậc siêu phàm”.

Ngoài danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuê còn có công lớn phát hiện, phục hồi cho nhà thơ lớn Tương An quận vương. Lịch sử cho biết, Tùng Thiện vương Miên Thẩm, Tuy Lý vương Miên Trinh, Tương An quận vương Miên Bửu là ba người con thứ 10, 11, 12 của vua Minh Mạng thời nhà Nguyễn.

Đây cũng là ba hoàng tử nổi tiếng giỏi văn chương, để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, nếu như sau này hai người anh là Tùng Thiện vương và Tuy Lý vương hay được nhắc đến, đặc biệt là qua câu đối “Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán/ Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường”, thì Tương An quận vương bị lãng quên.

Từ năm 1970, qua công trình nghiên cứu, dịch thuật, biên khảo công phu Tâm trạng Tương An quận vương qua thi ca của ông, tác giả Nguyễn Khuê đã vén bức màn phủ bụi thời gian để soi rọi, trả lại cho nền văn học chân dung cuộc đời và sự nghiệp tương đối hoàn chỉnh của một nhà thơ tiêu biểu của dân tộc. Năm 2005, công trình có giá trị và đầy đủ này về Tương An đã được Nhà xuất bản Văn Nghệ tiếp tục ấn hành.

Sự trân quý của Nguyễn Khuê đối với di sản tiền nhân còn thể hiện qua những công trình khảo cứu dịch thuật khác như: Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, Tùy Dượng đế diễm sử, Chân dung Hồ Biểu Chánh, Văn học Hán Nôm ở Gia Định - Sài Gòn, Khổng Tử - chân dung, học thuyết và môn sinh, Luận lý học Phật giáo,…

Nhân lễ mừng thọ 80 tuổi của Giáo sư Nguyễn Khuê vừa qua, các tác phẩm của ông đã được tuyển chọn và xuất bản thành Tuyển tập nghiên cứu và sáng tác. “Nghiên cứu Hán Nôm là lĩnh vực ông dồn nhiều công sức và có nhiều đóng góp quan trọng. Phong cách nghiên cứu của ông là nghiêm cẩn, khoa học và trọng tư liệu.

Các vấn đề mà ông trình bày bao giờ cũng tường tận, ngọn ngành, rõ ràng, khúc chiết. Những nghiên cứu và biên dịch của ông về Khổng tử, Phật giáo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tương An quận vương, Hồ Biểu Chánh,… là những đóng góp quan trọng của ông với học thuật nước nhà, sẽ tồn tại mãi với thời giang”, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận định trong bài Nhà giáo, học giả, nhà thơ Nguyễn Khuê.

PHAN HOÀNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2021(Xem: 5703)
Nhân dịp Tết gần đến, hoài niệm những gì thu thập trong năm, chợt nhớ tới mình thường bị bát phong thổi và thường bị gục quỵ ... Kính dâng Thầy bài thơ ghi lại cảm giác của con sau đó ...Kính chúc sức khỏe Thầy, HH “Sá gì trong một danh xưng Mà trong thiên hạ kẻ mừng, người đau, “ Cách ngôn chí lý làm sao ! Bát phong thổi tới ... đảo chao quỵ liền Từ lâu ... học đạo tinh chuyên Tu đức, bòn phước ... bạn hiền kết thân .
25/01/2021(Xem: 5984)
Bốn người bạn thuở xa xưa Môn sinh trường học trầm tư vùng này Cùng nhau quán tưởng hàng ngày, Một hôm cam kết từ nay thi tài Giữ im lặng thật lâu dài Bẩy ngày không nói với ai câu nào.
25/01/2021(Xem: 8211)
Đêm mịt mù mộng mị Rắn trườn giỡn dây thừng Hồ tanh tao động đậy Sen lòng nào nở bung?
23/01/2021(Xem: 13468)
Nồng nàn hương lúa đồng quê Ngày mùa vất vả lúa về đây sân Đồng xa cho đến ruộng gần Lúa vàng trải thảm hương nồng cốm quê Cò vui sải cánh bay về Tình quê hương lúa như mê hoặc lòng Bóng ai ngả lộng trên đồng Hiu hiu gió thổi tóc bồng bềnh bay Cánh đồng lộng gió chiều nay Lâng lâng bỗng thấy như say cảnh làng.
23/01/2021(Xem: 7370)
Đừng để Tâm buông lung phóng dật Cần siêng học Thánh Pháp ! Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp khi nghe pháp thoại này .Thật không biết dùng từ nào để diễn tả hết nỗi hân hoan khi được nghe những lời tâm huyết của Giảng Sư muốn truyền trao cho những ai ở siêng học Thánh Pháp ....đi đúng đường phải đi ..thì sẽ không còn vướng mắc vào nơi nào như bài kinh Khúc gỗ trôi sông ...ngày nào Đức Thế Tôn giảng dạy . Kính đảnh lễ và kính tri ân Thầy với bài pháp thoại quá tuyệt vời . Dạ vâng, bắt đầu hôm nay con sẽ học kỷ lại từ quyển 4 của Phật Học Phổ Thông và nguyện nếu còn sức sẽ gắng tới quyển nào ... chắc hẳn là còn tuỳ vào căn cơ đời trước , HH Cốt tủy pháp ngữ khai thị:: Cần siêng học Pháp ! Ngọc Minh Châu ẩn tàng ( tự tánh Niết Bàn) ... cố tìm ra Tâm buông lung nhiều mối ... vọng tưởng chạy thật xa Đừng để đa đoan .. trọng xứ thiên trụy !!
21/01/2021(Xem: 5510)
Ngày cùn, tháng tận .. lạ thay không hốt hoảng! Nhưng thu mình trong góc nhỏ ...chút suy tư Hai chữ VÔ THƯỜNG quá quen thuộc ... dường như Úc Châu mùa này ngày qua rất chóng ! Nghe pháp thoại .. có thêm vào bài thơ SỐNG Không hờn , không giận ... cám ơn gặp phúc duyên ! Thanh nhàn độc cư tránh được ưu phiền Không bon chen, biết an phận rằng.... đủ ?
20/01/2021(Xem: 5587)
Hôm nay lịch âm Mồng Tám Tháng Chạp Mừng Ngày Thành Đạo Đức Phật Thích Ca Các Phật tử trên khắp cõi ta - bà Trang nghiêm đảnh lễ một Bậc Đại Giác Trí huệ của Phật chính là ánh sáng Ngọn đèn soi đường kẻ vượt biển mê Thuyền Bát Nhã sẽ đưa tâm ta về Đạo lộ giải thoát đến bờ An Lạc
20/01/2021(Xem: 8603)
VẼ VÒI CON VOI VẼ Hít vào dừng được cái tôi Thở Ra giải thoát luân hồi tử sanh Ngã mạng có thắng hùng anh Vẫn thua mấy cọng cỏ xanh trên mồ Ngốc Tử 2021
19/01/2021(Xem: 23988)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
19/01/2021(Xem: 4558)
Chánh niệm trong lúc nhìn Đừng tỏ thái độ khinh Thế gian người mỗi tánh Thông cảm sống nghĩa tình Tùy góc nhìn khác nhau Sự đời có trước sau Đừng thành kiến khó chịu Thấy thoáng đừng nhuộm màu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]