Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguyễn Khuê tìm ngọc từ trong di sản

15/08/202410:16(Xem: 2654)
Nguyễn Khuê tìm ngọc từ trong di sản

Vượt khó, nhẫn nại nghiên cứu và giảng dạy

Một trong những công trình đáng chú ý nhất của Nguyễn Khuê là tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập vốn là luận án tiến sĩ được hoàn thành năm 1975 và chính thức xuất bản năm 1991. Danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà tư tưởng, nhà thơ lớn nhất nước ta thế kỷ XVI, có nhiều trước tác ảnh hưởng lớn trong lịch sử văn học và văn hóa dân tộc, nhưng lại ít có công trình nghiên cứu chuyên biệt về ông từ thập niên 1990 trở về trước.

Nguyễn Khuê đã đào sâu nghiên cứu, phiên dịch 100 bài thơ chữ Hán còn nguyên bản, giới thiệu đầy đủ thân thế và sự nghiệp của Trạng Trình, đặc biệt là tình cảm, tư tưởng, giá trị nội dung và nghệ thuật của Bạch Vân am thi tập.

Nguyễn Khuê cũng khảo sát kỹ và trình bày minh bạch về sấm ký Trạng Trình, mà từ thời Lê, Mạc về sau nhiều người dùng để giải thích, suy đoán, bàn luận những hiện tượng xã hội, thiên nhiên ở trong nước và một phần của thế giới.

Ông viết: “Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là người duy nhất soạn sấm ký, nhưng hễ nói đến sấm ký là người ta nghĩ ngay đến Trạng Trình, gặp những câu sấm không biết xuất xứ từ đâu người ta cũng vội gán cho Trạng Trình. Cứ như thế, sấm Trạng Trình được lưu truyền, Trạng Trình được một số người thần thánh hóa như một bậc siêu phàm”.

Ngoài danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuê còn có công lớn phát hiện, phục hồi cho nhà thơ lớn Tương An quận vương. Lịch sử cho biết, Tùng Thiện vương Miên Thẩm, Tuy Lý vương Miên Trinh, Tương An quận vương Miên Bửu là ba người con thứ 10, 11, 12 của vua Minh Mạng thời nhà Nguyễn.

Đây cũng là ba hoàng tử nổi tiếng giỏi văn chương, để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, nếu như sau này hai người anh là Tùng Thiện vương và Tuy Lý vương hay được nhắc đến, đặc biệt là qua câu đối “Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán/ Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường”, thì Tương An quận vương bị lãng quên.

Từ năm 1970, qua công trình nghiên cứu, dịch thuật, biên khảo công phu Tâm trạng Tương An quận vương qua thi ca của ông, tác giả Nguyễn Khuê đã vén bức màn phủ bụi thời gian để soi rọi, trả lại cho nền văn học chân dung cuộc đời và sự nghiệp tương đối hoàn chỉnh của một nhà thơ tiêu biểu của dân tộc. Năm 2005, công trình có giá trị và đầy đủ này về Tương An đã được Nhà xuất bản Văn Nghệ tiếp tục ấn hành.

Sự trân quý của Nguyễn Khuê đối với di sản tiền nhân còn thể hiện qua những công trình khảo cứu dịch thuật khác như: Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, Tùy Dượng đế diễm sử, Chân dung Hồ Biểu Chánh, Văn học Hán Nôm ở Gia Định - Sài Gòn, Khổng Tử - chân dung, học thuyết và môn sinh, Luận lý học Phật giáo,…

Nhân lễ mừng thọ 80 tuổi của Giáo sư Nguyễn Khuê vừa qua, các tác phẩm của ông đã được tuyển chọn và xuất bản thành Tuyển tập nghiên cứu và sáng tác. “Nghiên cứu Hán Nôm là lĩnh vực ông dồn nhiều công sức và có nhiều đóng góp quan trọng. Phong cách nghiên cứu của ông là nghiêm cẩn, khoa học và trọng tư liệu.

Các vấn đề mà ông trình bày bao giờ cũng tường tận, ngọn ngành, rõ ràng, khúc chiết. Những nghiên cứu và biên dịch của ông về Khổng tử, Phật giáo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tương An quận vương, Hồ Biểu Chánh,… là những đóng góp quan trọng của ông với học thuật nước nhà, sẽ tồn tại mãi với thời giang”, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận định trong bài Nhà giáo, học giả, nhà thơ Nguyễn Khuê.

PHAN HOÀNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2011(Xem: 9463)
Đứng nhìn bóng phượng liên chiều Chiều ơi! Chiều dai! Chiều xiêu ngã lòng! Chiều vàng,chiều trắng,chiều không! Ồ. Tôi đứng hát giữa mông mênh chiều!
30/12/2010(Xem: 11290)
Phước duyên gặp được Chư Tăng Mới hay mình đủ căn phần tiếp thu Giáo Pháp Như Lai tuyệt trù Hành trì chuyển hoá mây mù Vô minh
30/12/2010(Xem: 9525)
Tôi gặp anh lang thang trên đồi núi Tôi gặp chị buồn buồn cạnh dòng sông Tôi gặp em vọc đất giữa ruộng đồng Xin ghi lại những điều khi han hỏi
30/12/2010(Xem: 9785)
Đừng gọi tôi là người tù ! Đừng gọi tôi là người tù ! Tiếng nói này, Tiếng gọi này, Đau khổ lắm người ơi !!!
30/12/2010(Xem: 9544)
Khi cha mất, tôi không còn tiếng cha để nói Khi mẹ mất, tôi không còn tiếng mẹ để thưa Giấu tận ngàn xa, thăm thẳm mịt mờ Chôn kín thật sâu, nghẹn ngào nỗi nhớ Tôi biết, tôi đã mồ côi cha từ đó Tôi biết, tôi đã mồ côi mẹ trong đời
29/12/2010(Xem: 9145)
Bắc chảo dầu ô-liu nóng, chiên vàng đậu hủ. Sau đó cho vật liệu của phần gia vị vào, trộn đều.
29/12/2010(Xem: 8878)
Không biết ta còn viết nổi không Văn chương chữ nghĩa thả trôi sông Tâm tư ý tưởng treo màn gió Mực cạn bút cùn giấy bỏ không
29/12/2010(Xem: 9578)
Yến Phi em hỡi đâu rồi Ai nghe tiếng nói tiếng cười Yến Phi Mầm non đang độ xuân thì Hiến thân Đạo Pháp cũng vì lầm mê Trải qua sóng gió nhiêu khê Còn đây, một mái ước thề nghe em
29/12/2010(Xem: 9031)
Ướp mì căn với một chút đường và nước tương. - Cho dầu canola vào chảo. Khi dầu nóng, cho mì căn vào chiên vàng. Gắp ra đĩa.
28/12/2010(Xem: 8676)
Một mái nhà xưa nát cột kèo Nền nghiêng vách ngửa nằm chèo queo Ruôi mè đòn xóc đè lương đống Đất đá gạch vôi đổ lộn phèo
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]