Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguyễn Khuê tìm ngọc từ trong di sản

15/08/202410:16(Xem: 2630)
Nguyễn Khuê tìm ngọc từ trong di sản

Vượt khó, nhẫn nại nghiên cứu và giảng dạy

Một trong những công trình đáng chú ý nhất của Nguyễn Khuê là tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập vốn là luận án tiến sĩ được hoàn thành năm 1975 và chính thức xuất bản năm 1991. Danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà tư tưởng, nhà thơ lớn nhất nước ta thế kỷ XVI, có nhiều trước tác ảnh hưởng lớn trong lịch sử văn học và văn hóa dân tộc, nhưng lại ít có công trình nghiên cứu chuyên biệt về ông từ thập niên 1990 trở về trước.

Nguyễn Khuê đã đào sâu nghiên cứu, phiên dịch 100 bài thơ chữ Hán còn nguyên bản, giới thiệu đầy đủ thân thế và sự nghiệp của Trạng Trình, đặc biệt là tình cảm, tư tưởng, giá trị nội dung và nghệ thuật của Bạch Vân am thi tập.

Nguyễn Khuê cũng khảo sát kỹ và trình bày minh bạch về sấm ký Trạng Trình, mà từ thời Lê, Mạc về sau nhiều người dùng để giải thích, suy đoán, bàn luận những hiện tượng xã hội, thiên nhiên ở trong nước và một phần của thế giới.

Ông viết: “Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là người duy nhất soạn sấm ký, nhưng hễ nói đến sấm ký là người ta nghĩ ngay đến Trạng Trình, gặp những câu sấm không biết xuất xứ từ đâu người ta cũng vội gán cho Trạng Trình. Cứ như thế, sấm Trạng Trình được lưu truyền, Trạng Trình được một số người thần thánh hóa như một bậc siêu phàm”.

Ngoài danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuê còn có công lớn phát hiện, phục hồi cho nhà thơ lớn Tương An quận vương. Lịch sử cho biết, Tùng Thiện vương Miên Thẩm, Tuy Lý vương Miên Trinh, Tương An quận vương Miên Bửu là ba người con thứ 10, 11, 12 của vua Minh Mạng thời nhà Nguyễn.

Đây cũng là ba hoàng tử nổi tiếng giỏi văn chương, để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, nếu như sau này hai người anh là Tùng Thiện vương và Tuy Lý vương hay được nhắc đến, đặc biệt là qua câu đối “Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán/ Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường”, thì Tương An quận vương bị lãng quên.

Từ năm 1970, qua công trình nghiên cứu, dịch thuật, biên khảo công phu Tâm trạng Tương An quận vương qua thi ca của ông, tác giả Nguyễn Khuê đã vén bức màn phủ bụi thời gian để soi rọi, trả lại cho nền văn học chân dung cuộc đời và sự nghiệp tương đối hoàn chỉnh của một nhà thơ tiêu biểu của dân tộc. Năm 2005, công trình có giá trị và đầy đủ này về Tương An đã được Nhà xuất bản Văn Nghệ tiếp tục ấn hành.

Sự trân quý của Nguyễn Khuê đối với di sản tiền nhân còn thể hiện qua những công trình khảo cứu dịch thuật khác như: Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, Tùy Dượng đế diễm sử, Chân dung Hồ Biểu Chánh, Văn học Hán Nôm ở Gia Định - Sài Gòn, Khổng Tử - chân dung, học thuyết và môn sinh, Luận lý học Phật giáo,…

Nhân lễ mừng thọ 80 tuổi của Giáo sư Nguyễn Khuê vừa qua, các tác phẩm của ông đã được tuyển chọn và xuất bản thành Tuyển tập nghiên cứu và sáng tác. “Nghiên cứu Hán Nôm là lĩnh vực ông dồn nhiều công sức và có nhiều đóng góp quan trọng. Phong cách nghiên cứu của ông là nghiêm cẩn, khoa học và trọng tư liệu.

Các vấn đề mà ông trình bày bao giờ cũng tường tận, ngọn ngành, rõ ràng, khúc chiết. Những nghiên cứu và biên dịch của ông về Khổng tử, Phật giáo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tương An quận vương, Hồ Biểu Chánh,… là những đóng góp quan trọng của ông với học thuật nước nhà, sẽ tồn tại mãi với thời giang”, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận định trong bài Nhà giáo, học giả, nhà thơ Nguyễn Khuê.

PHAN HOÀNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2011(Xem: 13151)
Bài thơ này đã được tác giả xuất bản vào năm 1996 tại Nam Cali nằm trong tập thơ “Những Vần Thơ Vịnh Kiều” có 14 cách đọc khác nhau. Đến năm 2009 lại xuất bản lần nữa cũng tại Nam Cali, nằm trong tập thơ “Những Bài Thơ Độc Đáo”, có bổ túc thêm lên đến 20 cách đọc, và nhiều biến đổi thú vị khác. Bài thơ hân hạnh được nhiều diễn đàn điện tử trong và ngoài nước cho đăng, với nhiều lời khen tặng của độc giả khắp nơi. Tuy nhiên mỗi nơi đăng mỗi khác, số “các cách đọc” nhiều ít khác nhau, và những bài thơ biến đổi theo, cũng đăng không trọn vẹn.
30/04/2011(Xem: 7565)
Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi. Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về.
23/04/2011(Xem: 10169)
Tôi thấy Phật ngự trong từng tia nắng Khi vườn tâm yên ắng những buồn lo Ai có biết Phật chưa từng đi vắng Vì u mê, đường đến Phật quanh co..
19/04/2011(Xem: 9295)
Tháng 12, Tháng 01 Năm 2011 Bão lụt tại Queen-sland Úc Đại Lợi Ngày 23 tháng 02 Động đất xảy ra tại Christ-church Tân Tây Lan
17/04/2011(Xem: 8704)
Có những cuộc đời con Sớm chiều đi về trong ngõ hẹp Trên miền đất nước quê hương Nơi nào tôi cũng thấy những em tôi Ngày tủi cực, lòng vui trong mộng đẹp Tháng năm xa xuôi ngược dấu chân đời.
16/04/2011(Xem: 9732)
Ngài đi đến khắp đó đây Học tu với các vị Thầy trứ danh Mặc dù Ngài đã tựu thành Đến chỗ cao nhất, sánh bằng Tôn Sư.
16/04/2011(Xem: 9681)
Vào đêm ấy, canh ba, giờ đã tới Bao nhiêu người đang ngon giấc mê man Tất Đạt Đa đang ưu tư chờ đợi...
16/04/2011(Xem: 10975)
Một ngày ấy, Hoa Vô Ưu bừng nở Niềm hân hoan khắp thế giới ba ngàn Có bảy đóa sen hồng nâng gót ngọc...
16/04/2011(Xem: 10504)
Có một vị Thánh nhân tên là Siddhartha đã thị hiện ra đời cách đây 2634 năm để tiếp nối hạnh nguyện cứu độ muôn loài vượt qua khổ ải sanh tử, đưa đến bờ Giác...
11/04/2011(Xem: 6775)
Từng giọt mưa rơi tí tách hoài, nỗi niềm man mác gởi về ai
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]