Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê

15/08/202410:12(Xem: 2443)
Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê

Luan ly hoc Phat Giao-2
Luận lý học Phật giáo
của Nguyễn Khuê

 
(PGNĐ) -  Đức Phật đặt nặng vấn đề giải thoát khỏi khổ đau, hướng dẫn con người theo con đường tu tập, lấy trí tuệ để thể nhập chân lý tối hậu, Niết-bàn. Ngài phê phán những tri thức, những lập luận tranh cãi lý thuyết suông mà Ngài gọi là những thứ vô bổ, hý luận. Tuy vậy, Ngài vẫn dạy cho hàng đệ tử cách suy nghĩ, cách lập luận đứng đắn để có chánh kiến, phân biệt đúng sai để tự mình chứng ngộ và giúp người khác chứng ngộ chân lý. Kinh điển của Ngài là cơ sở cho luận lý học Phật giáo và về sau chư Đại Luận sư đúc kết thành Nhân minh luận Phật giáo.

Nhân minh luận được hình thành từ vài mươi thế kỷ trước ở Ấn Độ cổ do trường phái Ni-da-da Chánh lý Thắng luận (Nyayavaisesika), tương truyền là của Tổ Túc Mục (Aksapada) sáng lập. Đức Phật cũng đã công nhận Nhân minh luận của trường phái này và các kinh điển của Ngài vẫn nhắc   đến Nhân minh, ngoài những nội dung cơ bản cho luận lý học và nhân minh luận. Kinh Tăng Chi tập I ghi lời dạy của Đức Phật về cách đàm luận, về thái độ trả lời các câu hỏi của người khác; kinh Bồ-tát địa trì đề cập đến Ngũ minh gồm Nhân minh đến Thắng nghĩa đế; kinh Giải thâm mật nói về các nhận định đúng sai; kinh Lăng-già bàn về sự khẳng định, phủ   định, về sự phân biệt trong ngôn từ, ngôn ngữ; và các kinh như Kim Cương, Viên Giác, Pháp Hoa… tất cả đều thể hiện một thứ biện chứng siêu việt, khiến Luận lý học Phật giáo đạt vị trí nổi bật trong các hệ thống trí thức luận và luận lý học Đông Tây kim cổ. Tiếp theo là các Tổ sư Luận gia của Phật giáo đã triển khai giáo lý của Thế Tôn để hệ thống hóa luận lý Phật giáo: Long Thọ (Nagarjuna, thk.2,3), Thánh Đề-bà (Aryadeva, thk.2,3), Di-lặc (Maitreya, thk.2,3), Vô Trước (Asanga, thk.4,5), Thế Thân (Vasubandhu, thk.4,5), Trần-na (Dignaga, thk.5,6); Thương-yết-la Chủ (Samkarasvamin, thk.6,7), Pháp Xứng (Dharmakirti, thk.6,7), Huyền Trang (thk.6,7), Khuy Cơ (thk.7), Thanh Biện (Bhavaviveka, thk.7), Pháp Thượng (Dharmottara, thk.8), Tịch Hộ (Santaraksita, thk.8), Bảo Xứng (Ratnakirti, thk.9)…

Chư tôn túc, học giả Phật giáo Việt Nam viết về Nhân minh luận khá chậm, mãi đến nửa đầu của thế kỷ 20. Đó là các vị Hòa thượng Thích Trí Độ, Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Đổng Quán, học giả Minh Chi… Nội dung các tác phẩm của chư vị đều rất bổ ích, căn bản về Nhân minh, căn cứ vào một số tác phẩm Hán văn trình bày Nhân minh luận của các ngài Trần-na, Pháp Xứng, Thương-yết-la Chủ và chủ yếu căn cứ vào bộ Nhân minh Nhập chánh lý luận (Nyayapravasa) của ngài Thương-yết-la Chủ chứ không căn cứ vào các tác phẩm của Tổ Trần-na, đặc biệt là bộ Nyayamukha, dù bộ luận này đã được ngài Huyền Trang và ngài Nghĩa Tịnh Hán dịch thành hai bản lần lượt là Nhân minh Nhập chánh lý môn luận bổn và Nhân minh Nhập chánh lý môn luận (Sau này dịch giả Nguyên Hồng đã Việt dịch bản của ngài Huyền Trang). Cuối năm 2012, tác giả Thích Kiên Định cho ra mắt tác phẩm Khảo sát Lịch sử và Tư tưởng Nhân minh luận (Nxb Thuận Hóa, Huế), một nghiên cứu khá đầy đủ và có giá trị cao.

Cuốn Luận lý học Phật giáo của tác giả Nguyễn Khuê (Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2013) là một nghiên cứu căn bản về Nhân minh luận Phật giáo, rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, mang tính khoa học cao. Ngoài phần Tổng kết, Đối chiếu thuật ngữ Anh-Việt, Sách dẫn, sách gồm ba phần: Phần I gồm bốn chương giới thiệu Tam đoạn luận và Nhân minh luận; phần II gồm bốn chương trình bày về Nhân minh mới; phần III là bản Việt dịch từ Hán bản Nhân minh Nhập chánh Lý luận Trực giải của ngài Trí Húc (1599-1655). Ngoài lời giải văn của ngài Trí Húc, dịch giả Nguyễn Khuê có thêm phần chú thích rất công phu của chính mình. Đây là bản Việt dịch đầu tiên về tác phẩm của ngài Thương-yết-la Chủ qua bản Hán dịch và giải của ngài Trí Húc.

Tác phẩm Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê khiến chúng ta liên tưởng đến sách Buddhist Logic của Th. Stcherbatsky vốn gồm phần giảng rất chi tiết về luận lý học Phật giáo và phần Anh dịch từ Phạn bản tác phẩm Nyayabindu của ngài Pháp Xứng (Dharmakirti) kèm thêm lời giải thích của ngài Pháp Thượng (Dharmamotta). Thể cách trình bày của Stcherbatsky và của Nguyễn Khuê có phần giống nhau, trong mức độ nội dung dịch phẩm khác nhau. Buddhist Logic được giới học giả thế giới đánh giá rất cao. Riêng đối với tôi, tôi thấy Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê có giá trị riêng của nó: căn bản, rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu của số đông học giả Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Khuê với kinh nghiệm giảng dạy Văn học và Hán học tại các Đại học Sài Gòn, TP.HCM, các Học viện, Cao đẳng, Trung cấp và Trung tâm Hán Nôm của Phật giáo Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ qua, lại là một nhà nghiên cứu Phật học thâm sâu, và đã cho xuất bản gần 20 tác phẩm giá trị. Đối với tác giả, tôi có mối thâm tình từ sáu thập kỷ qua, có sự kính trọng như người anh cả, như một tấm gương tận tụy, kiên nhẫn và đầy năng lực đạo đức, trí tuệ trong tu học, trong nghiên cứu.

Do tác giả hỏi về nhận xét của tôi đối với cuốn sách này, tôi rất cảm kích và có mấy dòng trên đây. ■„

 

TRẦN TUẤN MẪN

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 184




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2020(Xem: 7891)
Một lòng chuyên niệm Di Đà, Kết duyên Tịnh độ Ta bà bình yên. Nhất tâm từng niệm an nhiên Tây Phương hé nở hoàng liên đợi chờ
07/12/2020(Xem: 6851)
Có cánh rừng xưa mùa rợp bóng Mây ngàn về trắng nẽo trời xa. Thâm sơn hun hút hồn u tịch, Tiếng vọng vang cùng khắp cỏ hoa.
04/12/2020(Xem: 13051)
Lớn lao thay Bài Ca Chứng Đạo! Ngài Huyền Giác đã nói lên được những gì ngài thật tu thật chứng trong bài ca này. Nói là bài ca là vì mỗi lời mỗi chữ đều là Trí Tuệ Bát Nhã xuất phát từ Chân Tâm của ngài, nên thông suốt vô ngại và an vui tự tại. Vui trong cảnh giải thoát, vui trong cảnh Niết Bàn, hân hoan mà thốt lên những lời này, không biết gọi nó là gì, nên tạm gọi nó là Bài Ca Chứng Đạo vậy! Ngài Huyền Giác đã bài trừ tất cả sự chấp có, không, cũng có cũng không, không có không không (tứ cú), để nêu ra cái Bản Thể Tuyệt Đối Chân Tâm. Người giác ngộ được Bản Thể Chân Tâm này là người “tuyệt học, vô vi, an nhàn vô sự”. Xưa nay nó vốn không một vật mà lại thường đầy đủ muôn pháp không thiếu sót. Khi chưa giác ngộ thì thấy biết bằng vọng thức nên mới có muôn ngàn sai biệt. Khi giác ngộ được Bản Tâm thì thấy biết bằng trí tuệ Bát Nhã nên tất cả là Bất Nhị, Như Thị, và Không.
04/12/2020(Xem: 8073)
Kính chúc mừng sinh nhật Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng, Bảy tháng phong tỏa, lạ thay Thầy phát ... hào quang? Tướng tự tâm sanh, không do mặc áo vua ban! Chắc hẳn Thầy tìm thấy minh châu trân bảo ? Giảng pháp, công phu khuya, thỉnh chuông ...Phật sự đều hoàn hảo !!! Tự tại ung dung như đang sống giữa rừng xanh, Khiêm cung, đức độ hội tụ các duyên lành Kính chia sẻ niềm vui cùng đạo tràng Quảng Đức !
02/12/2020(Xem: 10034)
Làm thinh không phải mình sai Làm thinh là để tương lai cuộc đời Làm thinh không phải dại khờ Làm thinh là để lu mờ thị phi Làm thinh không phải khinh khi Làm thinh là để biết đi biết về Làm thinh không phải u mê Làm thinh là để nghĩ về đường tu Làm thinh không phải gật gù Làm thinh là để Văn Thù hiện ra Làm thinh không phải thứ tha Làm thinh là để biết ta làm gì Làm thinh không phải nhu mì Làm thinh là để mỗi khi thực hành Làm thinh không phải tranh giành Làm thinh là để trung thành hạnh tu
02/12/2020(Xem: 11329)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ LŨ LỤT MIỀN TRUNG VIỆT NAM (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ QUÊ HƯƠNG MÙA BÃO LŨ (thơ Mặc Phương Tử), trang 11 ¨ QUẢ BÁO VỀ VIỆC GÂY TẠO CHIẾN TRANH (Quảng Tánh), trang 12 ¨ CÁI THIỆN VÀ HẠNH PHÚC (Quảng Tánh), trang 13 ¨ CHỈ LÀ LỜI HỎI THĂM (thơ Thy An), trang 15 ¨ KHỔ THÁNH ĐẾ (Chân Hiền Tâm), trang 16 ¨ SAU LỤT LÀM BÀI THƠ VỀ CỎ (thơ Lê Vĩnh Tài), trang 20 ¨ ĐẠO ĐỨC VƯỢT KHỎI TÔN GIÁO (Tuệ Uyển dịch), trang 21 ¨ MÙA LŨ (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 25 ¨ LÀM THẾ NÀO ĐOẠN TRỪ CÁC LẬU HOẶC? (TN Hằng Như), trang 27 ¨ AI ƠI, MAU DỪNG LẠI (thơ Huệ Trân), trang 32 ¨ CHÙA LINH QUANG VÀ CHÙA TỪ ĐÀM Ở TRUNG VIỆT, VNPG Sử Luận, Chương 33 (Nguyễn Lang), trang 33 ¨ LOAY HOAY GIỮA CON ĐƯỜNG (thơ Du Tâm Lãng Tử), trang 36 ¨ CHẤP THỦ LÀ ĐÁNG SỢ (Lâm Thanh Huyền), trang 37 ¨ TRUYỀN THỐNG GĐPT
01/12/2020(Xem: 9912)
Từ Nguyễn Du đến Bùi Giáng, lục bát Việt Nam đã tạo nên một bước đi tân kỳ, một bước nhảy ngoạn mục, rung lên những tiếng thơ tự tình giữa trường mộng nhân sinh, nỗi ngậm ngùi nhân thế với niềm xao xuyến, bồi hồi. Rồi tiếp nối trên những bước đi song hành cùng lục bát, rạt rào bao sóng vỗ ngân nga, hòa âm thâm thiết với những tâm hồn quá đỗi tiêu sái như Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Hồ Dzếnh, Phạm Thiên Thư, Huy Cận, Trần Xuân Kiêm, Huy Tưởng, Vũ Hoàng Chương… Đặc biệt Huy Tưởng, riêng một cõi trời thơ Mười Phương Tố Vọng phiêu diêu giữa Phương Chiều: Trũng hai mắt vọng bia đời Cổng tồn sinh mở mù khơi nắng tà Lòng tay nát mộng châu sa Phương chiều bãi quạnh mưa qua bến mình Nghiêng tầm con mắt soi kinh Vẳng nghe tâm lặng hồn chênh chếch về Phôi thu rụng lá mây đè Phiền ban sơ dậy đất se sắt lòng Im nghe thác máu loạn dòng Trôi phiêu lạc giữa vô cùng mộ Không
28/11/2020(Xem: 7314)
Bóng chiều nghiêng nhịp gió Giữa mây ngàn muôn phương Ta chiều theo nhịp gió Từng bước chiều dâng hương.
26/11/2020(Xem: 7519)
Còn đau không tiếng chim kêu buồn nơi nhánh sầu đông trước ngõ phù sa cuộn đục trên sông dài bờ bến mông lung rác rưởi lầy nhầy ung thối ngày tàn thu bầy ruồi nhặng no bụng buồn tung cánh gia tài dành dụm một sớm tan bay
22/11/2020(Xem: 6272)
Hàng ngay quả mượt mãi không già Thoảng ngát ven làng ngõ rộ hoa Tỏ nỗi mùa lên đầy khắp chợ Tàn hương bẹ xả khuất quanh nhà Xinh bày dãy kệ mơ nhà cưới Lặng trải linh bàn cúng lễ ma Đã nhận cùng quê tình nở thắm Trầu cau cảnh ấy đẹp thương mà… 2020 Minh Đạo
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]