Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê

15/08/202410:12(Xem: 2413)
Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê

Luan ly hoc Phat Giao-2
Luận lý học Phật giáo
của Nguyễn Khuê

 
(PGNĐ) -  Đức Phật đặt nặng vấn đề giải thoát khỏi khổ đau, hướng dẫn con người theo con đường tu tập, lấy trí tuệ để thể nhập chân lý tối hậu, Niết-bàn. Ngài phê phán những tri thức, những lập luận tranh cãi lý thuyết suông mà Ngài gọi là những thứ vô bổ, hý luận. Tuy vậy, Ngài vẫn dạy cho hàng đệ tử cách suy nghĩ, cách lập luận đứng đắn để có chánh kiến, phân biệt đúng sai để tự mình chứng ngộ và giúp người khác chứng ngộ chân lý. Kinh điển của Ngài là cơ sở cho luận lý học Phật giáo và về sau chư Đại Luận sư đúc kết thành Nhân minh luận Phật giáo.

Nhân minh luận được hình thành từ vài mươi thế kỷ trước ở Ấn Độ cổ do trường phái Ni-da-da Chánh lý Thắng luận (Nyayavaisesika), tương truyền là của Tổ Túc Mục (Aksapada) sáng lập. Đức Phật cũng đã công nhận Nhân minh luận của trường phái này và các kinh điển của Ngài vẫn nhắc   đến Nhân minh, ngoài những nội dung cơ bản cho luận lý học và nhân minh luận. Kinh Tăng Chi tập I ghi lời dạy của Đức Phật về cách đàm luận, về thái độ trả lời các câu hỏi của người khác; kinh Bồ-tát địa trì đề cập đến Ngũ minh gồm Nhân minh đến Thắng nghĩa đế; kinh Giải thâm mật nói về các nhận định đúng sai; kinh Lăng-già bàn về sự khẳng định, phủ   định, về sự phân biệt trong ngôn từ, ngôn ngữ; và các kinh như Kim Cương, Viên Giác, Pháp Hoa… tất cả đều thể hiện một thứ biện chứng siêu việt, khiến Luận lý học Phật giáo đạt vị trí nổi bật trong các hệ thống trí thức luận và luận lý học Đông Tây kim cổ. Tiếp theo là các Tổ sư Luận gia của Phật giáo đã triển khai giáo lý của Thế Tôn để hệ thống hóa luận lý Phật giáo: Long Thọ (Nagarjuna, thk.2,3), Thánh Đề-bà (Aryadeva, thk.2,3), Di-lặc (Maitreya, thk.2,3), Vô Trước (Asanga, thk.4,5), Thế Thân (Vasubandhu, thk.4,5), Trần-na (Dignaga, thk.5,6); Thương-yết-la Chủ (Samkarasvamin, thk.6,7), Pháp Xứng (Dharmakirti, thk.6,7), Huyền Trang (thk.6,7), Khuy Cơ (thk.7), Thanh Biện (Bhavaviveka, thk.7), Pháp Thượng (Dharmottara, thk.8), Tịch Hộ (Santaraksita, thk.8), Bảo Xứng (Ratnakirti, thk.9)…

Chư tôn túc, học giả Phật giáo Việt Nam viết về Nhân minh luận khá chậm, mãi đến nửa đầu của thế kỷ 20. Đó là các vị Hòa thượng Thích Trí Độ, Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Đổng Quán, học giả Minh Chi… Nội dung các tác phẩm của chư vị đều rất bổ ích, căn bản về Nhân minh, căn cứ vào một số tác phẩm Hán văn trình bày Nhân minh luận của các ngài Trần-na, Pháp Xứng, Thương-yết-la Chủ và chủ yếu căn cứ vào bộ Nhân minh Nhập chánh lý luận (Nyayapravasa) của ngài Thương-yết-la Chủ chứ không căn cứ vào các tác phẩm của Tổ Trần-na, đặc biệt là bộ Nyayamukha, dù bộ luận này đã được ngài Huyền Trang và ngài Nghĩa Tịnh Hán dịch thành hai bản lần lượt là Nhân minh Nhập chánh lý môn luận bổn và Nhân minh Nhập chánh lý môn luận (Sau này dịch giả Nguyên Hồng đã Việt dịch bản của ngài Huyền Trang). Cuối năm 2012, tác giả Thích Kiên Định cho ra mắt tác phẩm Khảo sát Lịch sử và Tư tưởng Nhân minh luận (Nxb Thuận Hóa, Huế), một nghiên cứu khá đầy đủ và có giá trị cao.

Cuốn Luận lý học Phật giáo của tác giả Nguyễn Khuê (Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2013) là một nghiên cứu căn bản về Nhân minh luận Phật giáo, rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, mang tính khoa học cao. Ngoài phần Tổng kết, Đối chiếu thuật ngữ Anh-Việt, Sách dẫn, sách gồm ba phần: Phần I gồm bốn chương giới thiệu Tam đoạn luận và Nhân minh luận; phần II gồm bốn chương trình bày về Nhân minh mới; phần III là bản Việt dịch từ Hán bản Nhân minh Nhập chánh Lý luận Trực giải của ngài Trí Húc (1599-1655). Ngoài lời giải văn của ngài Trí Húc, dịch giả Nguyễn Khuê có thêm phần chú thích rất công phu của chính mình. Đây là bản Việt dịch đầu tiên về tác phẩm của ngài Thương-yết-la Chủ qua bản Hán dịch và giải của ngài Trí Húc.

Tác phẩm Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê khiến chúng ta liên tưởng đến sách Buddhist Logic của Th. Stcherbatsky vốn gồm phần giảng rất chi tiết về luận lý học Phật giáo và phần Anh dịch từ Phạn bản tác phẩm Nyayabindu của ngài Pháp Xứng (Dharmakirti) kèm thêm lời giải thích của ngài Pháp Thượng (Dharmamotta). Thể cách trình bày của Stcherbatsky và của Nguyễn Khuê có phần giống nhau, trong mức độ nội dung dịch phẩm khác nhau. Buddhist Logic được giới học giả thế giới đánh giá rất cao. Riêng đối với tôi, tôi thấy Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê có giá trị riêng của nó: căn bản, rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu của số đông học giả Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Khuê với kinh nghiệm giảng dạy Văn học và Hán học tại các Đại học Sài Gòn, TP.HCM, các Học viện, Cao đẳng, Trung cấp và Trung tâm Hán Nôm của Phật giáo Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ qua, lại là một nhà nghiên cứu Phật học thâm sâu, và đã cho xuất bản gần 20 tác phẩm giá trị. Đối với tác giả, tôi có mối thâm tình từ sáu thập kỷ qua, có sự kính trọng như người anh cả, như một tấm gương tận tụy, kiên nhẫn và đầy năng lực đạo đức, trí tuệ trong tu học, trong nghiên cứu.

Do tác giả hỏi về nhận xét của tôi đối với cuốn sách này, tôi rất cảm kích và có mấy dòng trên đây. ■„

 

TRẦN TUẤN MẪN

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 184




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2021(Xem: 6925)
Kính SP, cùng chị nhà Hạnh Giải, Pt Quảng An gởi bài thơ Cảm Tác Tưởng Niệm Nhà Thơ Tánh Thiện ra đi tròn năm chia sẻ đến cùng chư vị, chư Thi nhân và chuyển đến chị nhà Hạnh Gỉải ( cách đây chị có báo chị qua Cali lo việc Hồi Tự cho Tánh Thiện ). QA với tấm lòng quí thương trân trọng chia sẻ cùng chị và đôi bên gia quyến niềm phân ưu Bạn Thơ nơi "Cõi Thong Dong" Xin mời chấp bút họa dòng thơ hay Trước kia nhớ lời dạy Thầy Cùng nhau thêu dệt hăng say điệu vần
30/06/2021(Xem: 7762)
Kính dâng Thầy bài thơ khi biết được bao người vẫn âm thầm miệt mài phụng hiến cho đại chúng trong nhiều phương diện mà không nhận được một lời tán thưởng vì dường như càng ngày nhân loại càng kiệm lời cảm ơn !!! Kính chúc sức khỏe Thầy , HH Có đôi lúc ...khi nhận cảm ơn ấm lòng chi lạ ! Dù biết rằng... chi mà khách sáo đáp đền Nhưng ...thân ái tương quan dần mãi tăng thêm Tựa như khi cỗ vũ lực sĩ ... mau đến đích ! Cũng thế ... Tình người thật trân quý giữa thời đại dịch ! Hãy trao nhau lời thân thiết cảm ơn Khi hợp tác không thuận ý ...cắt bớt giận hờn Chút vị kỷ cô đọng lại từ bao đời tập khí ! Biết bao người đang miệt mài hoàn thành thiện chí ! Trên con đường phục vụ mọi chúng sinh Từ khoa học, nhân văn, truyền thống tâm linh Xin khuyến khích ... đừng thờ ơ lời tán thưởng Bạn ơi ! Trong tĩnh lặng tiếng vang càng âm hưởng Phong tỏa giản cách ... khích lệ nhau cần trưởng dưỡng ! Đừng đợi nghe ai tin đến ...chia buồn nhớ tưởng !! Huệ Hương
29/06/2021(Xem: 5711)
Đệ Tử Nối Pháp của Sư Phụ Chơn Kiến Kính dâng Sư Phụ Tịnh Tuệ Thích Nguyên Tạng Giờ con mới biết Sư Phụ Thầy Hèn chi Thầy cũng giỏi trời mây! ( Thích Nguyên Tạng ) Đệ Tử chân truyền là đây Trời Úc danh vang vị Thầy chân tu Đọc Tiểu Sử hoạ thơ Tưởng Niệm Thầy "Trừng Lộc" đức hạnh cửa Thiền ( là Ngài Chơn Kiến ) Bổn Sư Hoà Thượng Minh Quang Già Lam Vạn Đức chốn đàng giồi trau Đồng Chơn xuất gia theo hạnh nguyện Miệt mài Kinh kệ sáng bừng tâm Trình kệ ứng Pháp thậm thâm Ấn Minh Pháp Hiệu đúng tầm căn cơ
27/06/2021(Xem: 7445)
Chúc mừng Du sĩ Tâm Nhiên DIỆU TÂM CA tựu thành thiên thơ vàng. Mười năm vô trụ lang thang Hoa tâm nở khắp chùa đàn thập phương Rượu bầu thơ túi hành hương Rong chơi ngựa sắt hoang đường Bắc Nam Chẳng nâu sòng, chẳng già lam DIỆU TÂM CA ngát hương trầm thiền môn! Ngần ngần thơ tụng Thế Tôn Bài ca Diệu Pháp xanh hồn vô biên! Chúc mừng Thi sĩ Tâm Nhiên Trường ca lục bát Lẽ Huyền Ngôn Không DIỆU TÂM CA mịch mịch hồng Trăng sao rực sáng cánh đồng Như Lai.
27/06/2021(Xem: 5162)
Mất thì giờ mấy chuyện không đâu Sao không thưởng thức Đạo nhiệm mầu Còn bao hữu ích cần thu thập Phát huy sở học mới thâm sâu! Email chỉ đánh cười "hi hi" Hành hoạt trượng phu cái kiểu gì?! Chuyện đà meo mốc cho bùng khí Hiện tại không màn việc liễu tri Chấp không chấp có rơi nhị thuyết Học Phật biết rõ: thực dụng quyền Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt tu Pháp chấp Viên Giác Trí màu thật uyên nguyên
26/06/2021(Xem: 7196)
Chào hội ngộ bình an sau đại dịch Những hoa sen hồ tịnh bốn phương trời Ta về đây cùng nhau chung vui Dây thân ái trăm năm tình vẫn mới Chào tám hướng những Gia Đình Phật Tử Ta Đoàn Áo Lam tiến bước lên đường Tiếng hát họp đoàn bốn phương mùa hội cũ Vọng âm hoài sao mãi quá thân thương Thầy giáo hạnh, bác gia trưởng, đàn chị, đàn anh Những oanh vũ thiếu niên cùng thiếu nữ Vững tinh tấn sân chùa Bi-Trí-Dũng Vẫn hạnh lành dòng lịch sử sang trang Những mái đầu một thuở sen xanh Đường thế hệ giao mùa chừ bạc trắng Bao người cũ đã đi vào im lặng Hoa vô ưu hạnh ngộ nở trên cành
25/06/2021(Xem: 5962)
Bình minh thức dậy thưởng thiền trà Lặng lẽ hiên chùa mây trắng qua Hớp ngụm trà thơm tai lắng tiếng Ngửi làn khói mỏng mắt nhìn hoa Tinh thần khoan khoái nghe Viên Giáo Ý chí thảnh thơi ngắm Phật Đà Vạn vật vô thường bong bóng nước Vườn thiền hoa nở hạt sương sa…!
23/06/2021(Xem: 7751)
Khi kiếp người bạn thấy lòng chán nản Thì tìm Phật cảnh giới nào bạn ơi ! Chuyện ghét thương va chạm giữa cuộc đời Cũng là Phật nơi con người chưa tỉnh Hãy thiết tha giữ tâm mình chân chính Để yêu thương từng bản tính con người Sống vươn lên vun vén mỗi nụ cười Là hoa Phật nở giữa đời phiền trược Nhìn mây trôi lững lờ qua bóng nước Hoặc con đò ngược gió lướt mái nghiêng Giữa đêm khuya chiếu diệu mảnh trăng hiền Thể tánh nước vẫn bình nguyên thanh tịnh
22/06/2021(Xem: 6170)
Những Bài Thơ Vu Lan của Cư Sĩ Hạnh Phương Dương Kim Bính
22/06/2021(Xem: 7226)
Mùa đông xứ Úc Bãi biển vắng tanh Những con cô vít ẩn mình lấp ló Những ngọn sóng xanh Vẫn lả lướt những điệu nhảy thướt tha Những chú chim vẫn tròn con mắt nhỏ Những chú cò vẫn lẻ loi trên bãi đá kiếm ăn Thập niên hai mươi Con người giết nhau không bằng tiếng súng Khi nỗi kinh hoàng không vọng tiếng đạn bom Khi những thê lương không đổ nát hoang tàn Khi người với người nhìn nhau dè chừng khoảng cách
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]