Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê

15/08/202410:12(Xem: 2575)
Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê

Luan ly hoc Phat Giao-2
Luận lý học Phật giáo
của Nguyễn Khuê

 
(PGNĐ) -  Đức Phật đặt nặng vấn đề giải thoát khỏi khổ đau, hướng dẫn con người theo con đường tu tập, lấy trí tuệ để thể nhập chân lý tối hậu, Niết-bàn. Ngài phê phán những tri thức, những lập luận tranh cãi lý thuyết suông mà Ngài gọi là những thứ vô bổ, hý luận. Tuy vậy, Ngài vẫn dạy cho hàng đệ tử cách suy nghĩ, cách lập luận đứng đắn để có chánh kiến, phân biệt đúng sai để tự mình chứng ngộ và giúp người khác chứng ngộ chân lý. Kinh điển của Ngài là cơ sở cho luận lý học Phật giáo và về sau chư Đại Luận sư đúc kết thành Nhân minh luận Phật giáo.

Nhân minh luận được hình thành từ vài mươi thế kỷ trước ở Ấn Độ cổ do trường phái Ni-da-da Chánh lý Thắng luận (Nyayavaisesika), tương truyền là của Tổ Túc Mục (Aksapada) sáng lập. Đức Phật cũng đã công nhận Nhân minh luận của trường phái này và các kinh điển của Ngài vẫn nhắc   đến Nhân minh, ngoài những nội dung cơ bản cho luận lý học và nhân minh luận. Kinh Tăng Chi tập I ghi lời dạy của Đức Phật về cách đàm luận, về thái độ trả lời các câu hỏi của người khác; kinh Bồ-tát địa trì đề cập đến Ngũ minh gồm Nhân minh đến Thắng nghĩa đế; kinh Giải thâm mật nói về các nhận định đúng sai; kinh Lăng-già bàn về sự khẳng định, phủ   định, về sự phân biệt trong ngôn từ, ngôn ngữ; và các kinh như Kim Cương, Viên Giác, Pháp Hoa… tất cả đều thể hiện một thứ biện chứng siêu việt, khiến Luận lý học Phật giáo đạt vị trí nổi bật trong các hệ thống trí thức luận và luận lý học Đông Tây kim cổ. Tiếp theo là các Tổ sư Luận gia của Phật giáo đã triển khai giáo lý của Thế Tôn để hệ thống hóa luận lý Phật giáo: Long Thọ (Nagarjuna, thk.2,3), Thánh Đề-bà (Aryadeva, thk.2,3), Di-lặc (Maitreya, thk.2,3), Vô Trước (Asanga, thk.4,5), Thế Thân (Vasubandhu, thk.4,5), Trần-na (Dignaga, thk.5,6); Thương-yết-la Chủ (Samkarasvamin, thk.6,7), Pháp Xứng (Dharmakirti, thk.6,7), Huyền Trang (thk.6,7), Khuy Cơ (thk.7), Thanh Biện (Bhavaviveka, thk.7), Pháp Thượng (Dharmottara, thk.8), Tịch Hộ (Santaraksita, thk.8), Bảo Xứng (Ratnakirti, thk.9)…

Chư tôn túc, học giả Phật giáo Việt Nam viết về Nhân minh luận khá chậm, mãi đến nửa đầu của thế kỷ 20. Đó là các vị Hòa thượng Thích Trí Độ, Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Đổng Quán, học giả Minh Chi… Nội dung các tác phẩm của chư vị đều rất bổ ích, căn bản về Nhân minh, căn cứ vào một số tác phẩm Hán văn trình bày Nhân minh luận của các ngài Trần-na, Pháp Xứng, Thương-yết-la Chủ và chủ yếu căn cứ vào bộ Nhân minh Nhập chánh lý luận (Nyayapravasa) của ngài Thương-yết-la Chủ chứ không căn cứ vào các tác phẩm của Tổ Trần-na, đặc biệt là bộ Nyayamukha, dù bộ luận này đã được ngài Huyền Trang và ngài Nghĩa Tịnh Hán dịch thành hai bản lần lượt là Nhân minh Nhập chánh lý môn luận bổn và Nhân minh Nhập chánh lý môn luận (Sau này dịch giả Nguyên Hồng đã Việt dịch bản của ngài Huyền Trang). Cuối năm 2012, tác giả Thích Kiên Định cho ra mắt tác phẩm Khảo sát Lịch sử và Tư tưởng Nhân minh luận (Nxb Thuận Hóa, Huế), một nghiên cứu khá đầy đủ và có giá trị cao.

Cuốn Luận lý học Phật giáo của tác giả Nguyễn Khuê (Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2013) là một nghiên cứu căn bản về Nhân minh luận Phật giáo, rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, mang tính khoa học cao. Ngoài phần Tổng kết, Đối chiếu thuật ngữ Anh-Việt, Sách dẫn, sách gồm ba phần: Phần I gồm bốn chương giới thiệu Tam đoạn luận và Nhân minh luận; phần II gồm bốn chương trình bày về Nhân minh mới; phần III là bản Việt dịch từ Hán bản Nhân minh Nhập chánh Lý luận Trực giải của ngài Trí Húc (1599-1655). Ngoài lời giải văn của ngài Trí Húc, dịch giả Nguyễn Khuê có thêm phần chú thích rất công phu của chính mình. Đây là bản Việt dịch đầu tiên về tác phẩm của ngài Thương-yết-la Chủ qua bản Hán dịch và giải của ngài Trí Húc.

Tác phẩm Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê khiến chúng ta liên tưởng đến sách Buddhist Logic của Th. Stcherbatsky vốn gồm phần giảng rất chi tiết về luận lý học Phật giáo và phần Anh dịch từ Phạn bản tác phẩm Nyayabindu của ngài Pháp Xứng (Dharmakirti) kèm thêm lời giải thích của ngài Pháp Thượng (Dharmamotta). Thể cách trình bày của Stcherbatsky và của Nguyễn Khuê có phần giống nhau, trong mức độ nội dung dịch phẩm khác nhau. Buddhist Logic được giới học giả thế giới đánh giá rất cao. Riêng đối với tôi, tôi thấy Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê có giá trị riêng của nó: căn bản, rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu của số đông học giả Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Khuê với kinh nghiệm giảng dạy Văn học và Hán học tại các Đại học Sài Gòn, TP.HCM, các Học viện, Cao đẳng, Trung cấp và Trung tâm Hán Nôm của Phật giáo Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ qua, lại là một nhà nghiên cứu Phật học thâm sâu, và đã cho xuất bản gần 20 tác phẩm giá trị. Đối với tác giả, tôi có mối thâm tình từ sáu thập kỷ qua, có sự kính trọng như người anh cả, như một tấm gương tận tụy, kiên nhẫn và đầy năng lực đạo đức, trí tuệ trong tu học, trong nghiên cứu.

Do tác giả hỏi về nhận xét của tôi đối với cuốn sách này, tôi rất cảm kích và có mấy dòng trên đây. ■„

 

TRẦN TUẤN MẪN

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 184




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/08/2019(Xem: 7114)
Đường trần vạn lối ta đi. Bền tâm vững trí chẳng gì ngại lo. Tâm không vạn vật thanh nhàn, Bước chân an lạc thắm tràng hư không. Thấy thì ta rõ tận lòng, Tâm ta là Phật sáng trong cõi trần.
25/08/2019(Xem: 6619)
Duyên trần thúc đẩy đến nơi này, Khổ luỵ sầu đau cứ mãi quay Lận đận bơ vơ bao mộng mị Lênh đênh lạc lõng bấy mơ lay
25/08/2019(Xem: 6359)
Kính bạch Thầy, theo tin tức của ngươi-viet. com: Một phụ nữ gốc Việt giết hai đứa con gái ở Ontario, Nam Cali. Một lần nữa thật khủng khiếp khi con đọc tin này. Con xin phép mượn hai câu đầu của PT Diệu Đạo đã cẩn hoạ bài: Bồ Tát Thầm Lặng để viết tiếp vài dòng thơ kính gởi Thầy và không quên cảm tạ PT Diệu Đạo từ Pháp Quốc. "Ngước mặt lên hỏi trời cao Cớ sao mẹ lại lòng nào bỏ con? "
24/08/2019(Xem: 6840)
Thành kính ngưỡng vị Bồ Tát: Nguyễn Văn Lâm đã cứu mạng gần một trăm trẻ bị bỏ rơi tại Việt Nam. Dứt tình mẹ bỏ con rơi Đau thương nhìn trẻ giữa đời bơ vơ Tội chi những trẻ dại khờ Mà người mẹ lại hửng hờ vô tâm
21/08/2019(Xem: 8910)
Một đoàn đông toàn thương gia Dự trù vượt biển đi xa buôn hàng Tìm đường sinh sống lang thang Lộ trình đoàn phải băng ngang cánh đồng
21/08/2019(Xem: 6927)
Duyên lành thấm đạo bước chân nguyên Sách tấn chuyên tâm dứt não phiền Trầm tỉnh thoáng nhìn cơn mộng ảo Giải trừ duyên phận chốn tình duyên
21/08/2019(Xem: 7704)
Với đời sống bận rộn của người xuất gia và tại gia trong thời đại văn minh tân tiến này, giữa đêm khuya con bất chợt tự nghiệm ra một bài học 4 chữ Pháp Tài Lữ Địa mà cổ nhân dạy từ ngàn xưa, suy gẫm lại đúng với mọi thời đại của chúng, con xin chia xẻ ý tưởng này .. Kính HH Thế hệ tôi phân vân nhiều suy nghĩ , Tôn giáo nào ...nguyên thủy với đại thừa . Đuổi kịp chăng văn hoá giữa mới xưa ? Thân quyến, bạn bè ngày ...dần xa vắng .
20/08/2019(Xem: 8638)
Pháp: ‘Đưa sandwich ra quá chậm,’ người hầu bàn bị bắn chết, Noisy-le-Grand, Pháp (NV) – Một người khách rút súng bắn chết người chạy bàn trong một quán ăn ở khu ngoại ô thành phố Paris, có vẻ vì giận dữ vì phải đợi phần bánh sandwich, theo nguồn tin thông thạo về cuộc điều tra cho hay hôm Thứ Bảy, 17 Tháng Tám. Bản tin của hãng thông tấn AFP nói rằng nhân viên tiệm gọi cảnh sát sau khi người chạy bàn này bị khách hàng dùng súng lục bắn vào vai tại tiệm ở khu ngoại ô Noisy-le-Grand, nằm về phía Đông thủ đô Paris, vào tối ngày Thứ Sáu.
20/08/2019(Xem: 6433)
Kính bạch Thầy, lời Thầy dạy hôm nào vẫn còn mãi trong con " Hãy nhiếp tâm nghe pháp thoại và tư duy sâu sắc sẽ giúp trí huệ tăng trưởng " hôm nay con vừa kết thúc 400 giờ pháp thoại với bộ kinh MaHa Bát Nhã Ba La Mật , một bộ kinh mà Thầy đã tâm huyết muốn cho Phật tử nghe trên trangnhaquangduc từ nhiều năm qua . Kính đa tạ Thầy đã giúp con có những phút giây hạnh phúc khi đạt đến lời cuối quyền kinh ... Thì ra " Bát Nhã không cho Phật Pháp cũng chẳng bỏ phàm phu " tất cả Pháp đều là danh tự cho nên rất cần một tấm lòng... vô ngại . Kính bạch Thầy ngôn ngữ trần gian dành cho Tứ trọng Ân trong mùa Vu Lan này cũng xuất phát từ một tấm lòng ...nên con có bài ca hạnh phúc này cho người Phât Tử . Kính dâng Thầy, HH
17/08/2019(Xem: 9113)
Song ngoài nguyệt hiện ánh sương mơ Cảnh tịnh vườn im sóng nhịp bờ Lòng nguyện tâm hương hoà diệu pháp Bút nguyền câu chữ đượm huyền thơ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]