Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đổi mới tư duy trên nền tảng đạo đức (thơ)

05/08/202406:35(Xem: 2808)
Đổi mới tư duy trên nền tảng đạo đức (thơ)
phat thich ca 2




Đổi mới tư duy trên nền tảng đạo đức! 



Kính bạch Thầy, khi tham khảo về đề tài “Phật Giáo là triết học, khoa học, tín ngưỡng tôn giáo, hay giáo dục “ trên  nhiều bài viết và với trí tuệ nhân tạo AI , con đã kết hợp những tư tưởng rất tinh hoa để tự mình học hỏi trong  tinh thần người Phật tử giữa thời đại mới của thời đại công nghệ hoá toàn cầu , kính dâng Thầy bài thơ này . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH 


Chất lượng tư duy quyết định chất lượng cuộc sống! 

Khả năng suy nghĩ sâu sắc

quan trọng hơn cả sự chăm chỉ cần cù 

Hãy trút bỏ lớp vỏ cũ, đổi mới thật chỉnh chu 

Thế giới đang chuyển thay  từng phút, 

muốn thấu rõ cục diện phải nhìn rõ bản chất của sự vật! 



Khi trí tuệ đủ sâu, sẽ tự nhiên hình thành 

và tuân thủ  những nguyên tắc đạo đức! 

Chỉ có Thiền định, làm dịu tâm trí, có được bình an 

Cho phép khám phá vô tận những câu hỏi về bản thân 

Hình thành  lối tư duy lâu dài và nhất quán.

Tập trung có mục đích rõ ràng, sẽ chính xác phán đoán! 



Đừng mong cầu luôn mãi trong vùng an toàn, 

Là đang tự kéo tụt về phía sau khó chuẩn bị hành trang 

Phải  không ngừng hoàn thiện bản thân 

mới không lo về việc bị thời đại đào thải! 

 Tạo một tâm lý kiên cường, không sợ thử thách, 

đến từ học hỏi nơi  thất bại ! 



Với động lực của sự phát triển 

là chiếc phao giúp vượt qua bão dông. 

Mà vùng nhận thức mới sẽ khởi đầu mọi  thành công 

Vì đạo đức  bắt nguồn từ các giá trị văn hóa và truyền thống 

Do chính  lực lượng tinh hoa của xã hội ….thật sự quan trọng 

Người trưởng thành  biết thế nào “ôn cố tri tân” 

Hiểu rõ ý nghĩa trong từng lời nói của vĩ nhân (1) 

Và bạn ơi, đổi mới tư duy sẽ tạo ra kết nối sâu sắc ! (2) 

 “Nhân  tố phượng hoàng” cần được đặc biệt khơi dậy, 

trân trọng, và phát huy tới mức cao nhất. ( 3)



Huệ Hương 


*****


(1)-. **Stephen Hawking**:” Intelligence is the ability to adapt to change."-trí tuệ không chỉ nằm ở việc biết nhiều, mà còn ở khả năng thích ứng và tìm ra giải pháp trong những tình huống mới.

Ý Hawking nhấn mạnh sự linh hoạt và khả năng thích nghi trong tư duy.

 -Nhà văn Pháp Montaigne đã nói:” Tất cả chúng ta đều giàu có hơn chúng ta nghĩ. Nhưng tất cả chúng ta đều quên mất sức mạnh bên trong mình và đi tìm ở nơi khác. Và sức mạnh làm cho chúng ta trở nên giàu có chính là khả năng cơ bản của chúng ta

-Đại văn hào Pháp Honoré de Balzac đã nói: "Mọi thứ trên thế giới không bao giờ là tuyệt đối và kết quả là khác nhau tùy thuộc vào mỗi người".Khó khăn là bàn đạp của thiên tài, là vốn liếng của người tài và là vực thẳm của kẻ yếu.

(2) Chánh niệm là hiện diện hoàn toàn và chú ý đến những người bạn đang tương tác.

Khi bạn chủ động lắng nghe những gì ai đó nói và thể hiện sự quan tâm thực sự, điều đó sẽ tạo ra một kết nối sâu sắc.

 

(3) Truyền thuyết kể rằng, khi chim phượng hoàng biết mình sắp chết, nó tự làm cho mình một cái tổ bằng những nhánh cây có hương thơm và tự thiêu trong đó bằng chính nguồn nhiệt của bản thân. Nó tự thiêu và tự tắt đi cũng giống như mặt trời, đi vào bóng đêm rồi lại sinh ra từ đám tro tàn. Từ đó, nó trở thành biểu tượng cho sự phục sinh, bất tử.

Với khả năng tái sinh này mà Phượng Hoàng là biểu tượng của cả sự sống và cái chết. 

- Đầu tượng trưng cho đức hạnh

- Đôi cánh tượng trưng cho tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ

- Chiếc lưng tượng trưng cho cách đối nhân xử thế khéo léo

- Bộ ngực là lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn

- Phần bụng biểu thị sự đáng tin cậy. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/03/2012(Xem: 14539)
Sống, phải làm việc thiện, Mà không mong đợi gì. Việc thiện giúp tâm sáng, Hỷ Xả và Từ Bi. Bi là giúp người khác Thoát nỗi khổ cuộc đời. Từ - đem niềm vui đến Cho tất cả mọi người. Làm việc thiện, chủ yếu Là bố thí, cúng dường.
08/03/2012(Xem: 10787)
Đôi khi rất đơn giản, Ta nghĩ sống làm người, Chết là coi như hết. Ngắn ngủi một cuộc đời. Vì thế ta sống vội, Chỉ biết ngày hôm nay, Không lo, không chuẩn bị Cho thế giới sau này. Không sợ luật Nhân Quả, Không biết vòng Luân Hồi, Ta buông xuôi, sống thả, Kiểu bèo dạt mây trôi. Không một lần tự hỏi, Không vương vấn trong đầu: Chúng ta từ đâu đến, Và chết sẽ về đâu?
07/03/2012(Xem: 8570)
Nhân Quả trong tiếng Phạn Được gọi là Karma, Thường hay dịch là Nghiệp, Phiên âm thành Yêt Ma. Nghiệp dẫn tới Quả Báo, Liên tiếp mãi không thôi, Tạo thành Luật Nhân Quả, Trong vòng lớn Luân Hồi.
06/03/2012(Xem: 9112)
Nếu một ngày kia Ta phải đi một mình Trên đường vắng xa xăm tối, bụi Còn xa lắc...
05/03/2012(Xem: 16893)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
04/03/2012(Xem: 14891)
Luôn thù hận người khác Là chuốc khổ cho mình. Không tha thứ người khác, Lòng sẽ khó an bình.
04/03/2012(Xem: 53698)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
04/03/2012(Xem: 14184)
Thở vào, cảm nhận hơi vào Thở ra, cảm nhận hơi ra Chú tâm lắng nghe hơi thở Vọng tâm vọng tưởng dần xa
02/03/2012(Xem: 10166)
Một đóa sen đã nở rộ Đã làm xong Việc của mình... - Làng Đậu
01/03/2012(Xem: 9546)
Nếu ngược đường Bến Ngự, Nam Giao, Thăm chừng con dốc có còn cao, Nghe hồi chuông tối còn vang vọng, Ru điệu nam mô tự thuở nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]