Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lợi ích và tầm quan trọng của Phước Đức (thơ)

02/08/202408:30(Xem: 2113)
Lợi ích và tầm quan trọng của Phước Đức (thơ)
phat thuyet phap

 
LỢI ÍCH và TẦM QUAN TRỌNG của PHƯỚC ĐỨC
cũng như TÁM RUỘNG PHƯỚC CHO ĐỜI (1)


        Phước Đức (2) quý hơn bạc vàng
Phước Đức còn mãi bạc vàng đầy vơi
Phước Đức quý nhất trên đời
Tai qua nạn khỏi, thảnh thơi cõi lòng
Mọi người ai cũng ước mong
Có được phước đức mới hòng thăng hoa
Nhưng mà muốn có phải là
Tám ruộng phước quý hằng ngày gieo ra:

1/ Đào giếng cấp nước đường xa
Bộ hành đỡ khát giải hòa nhọc công

2/ Xây cầu thông lối bến sông
Giúp người qua lại góp công đẹp đời

3/ Đắp lộ lưu rộng khắp nơi
Không còn hiểm trở chơi vơi giữa đường

4/ Cha Mẹ dành hết tình thương
Phận làm con cháu phải thường sóc săn

5/ Tam bảo quy kính thường hằng
Cung dưỡng phát triển để năng độ đời

6/ Giúp cho bệnh hoạn buông rơi
Không còn hành hạ những người hiền dân

7/ Cứu tế giúp đỡ chẩn bần
Neo đơn, khốn khó phải cần sẻ chia

8/ Hồn phi phách tán gọi dìa
“Thí vô giá hội” phân chia khắp cùng.

Tám điều tạo phước nói chung
Hãy mau thực hiện để cùng lạc an
Phước Đức bảo tồn (3) huy hoàng
Sống đời hạnh phúc bình an muôn nhà…
 
Chùa Pháp Hoa SA, Sau Mùa An Cư năm 2024 (Giáp Thìn)
Thích Viên Thành
 


Ghi chú:

1/ BÁT PHƯỚC ĐIỀN là tám ruộng phước, nếu ai ra công, tưới nước, bón phân, chăm sóc tốt, thì sẽ thu hoạch được nhiều phước lợi.
(1)   Khoán lộ nghĩa tỉnh: Nghĩa là đào giếng bên con đường xa, để giúp người qua lại có nước dùng
(2)   Kiến tạo kiều lương: Sửa tạo lập cầu nơi bến sông đường sá bị nghẽn lối để giúp người qua lại
(3)   Bình trị hiểm ải: San lấp và mở đường ở những nơi quanh co, hiểm trở chật chội
(4)   Hiếu dưỡng phụ mẫu: Hết sức phụng dưỡng thuận theo ý thích của cha mẹ, để báo đáp ân sinh thành khó nhọc
(5)   Cung kính Tam Bảo: Là cung kính qui y ba ngôi Phật, Pháp, Tăng, ba ngôi báu này đầy đủ công đức lớn, cứu độ khắp quần sanh, vượt lên bờ giác.
(6)   Cấp sự bệnh nhân: Người bệnh hoạn thân đủ các khổ, thật đáng thương xót nên cung cấp cho họ thuốc thang và đồ vật cần dùng, khiến thân của họ điều hòa an lạc
(7)   Cứu tế bần cùng: Là khơi động lòng thương xót đối với người bần cùng đang bị thiếu thốn đói rét bức bách, nên tùy theo khả năng của mình mà cung cấp cho họ được đầy đủ.
(8)   Thi vô già hội: Thí là bố thí, vô già là cùng khắp, là lập đại hội bố thí cùng khắp khiến cho những kẻ hồn phách chìm đắm nương nhờ nơi từ lực của Tam Bảo đều được thoát ly đường khổ mà vượt lên đường lành.
Trong Phạm Võng kinh (Bồ Tát giới kinh) dạy rằng trong tám phước điền, phước điền thăm nuôi bệnh là phước điền thứ nhất.
(Theo PHDS của Như Thọ - Nguyên Liên)
 
2/ Người xưa thường nói: “Có phước, có đức mặc sức mà ăn”. “Phước đức không phải tự nhiên mà có, cũng không phải thần thánh ban cho, mà do tự tay chúng ta gieo trồng và chăm sóc”.
Phước đức là cái mà chúng ta làm lợi ích cho người, trong khi công đức là cái mà chúng ta tu tập để cải thiện tự thân như giảm thiểu tham sân si. Là người TU thì hai thứ phước đức và công đức phải được tu tập cùng một lúc. Theo Ngài Quy Sơn Linh Hựu dạy: “Bên trong cần giữ được cái niệm công phu tu tập đó là Công, bên ngoài mở rộng cái đức hạnh không tranh chấp, xa rời trần thế, cầu mong giải thoát đó là Đức.
3/ Muốn bảo tồn và phát triển Phước Đức, thì phải thường hành bốn tâm vô lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả. "Khi xưa Phật dạy, con người để giữ được phước báo, tài sản ta kiếm được thì hãy chia thành 4 phần:
Một phần để sử dụng hàng ngày, sinh hoạt, kinh doanh.
Một phần để dự trữ phòng khi bất trắc.
Một phần để giúp đỡ bà con quyến thuộc, người nhà.
Và một phần để làm từ thiện, công đức.
Ngay từ bây giờ, mỗi người chúng ta phải lo gieo tạo và tích lũy vậy. Đặc biệt và dễ thực hiện nhất là “bố thí” trong khiêm cung, tôn trọng ngươi được nhận, vừa có phước, vừa có đức, vừa buông xả cho được nhẹ nhàng, vừa hạ được “bản ngã” diệt được lòng tham, bớt sân si (hóa giải tam độc) mở rộng lòng ra, để sẵn sàng dung chứa những gì Phật Pháp nhiệm mầu mang lại.
Những Tỷ phú như: Bill Gates, Warren Buffet, Elon Musk… đều có xu hướng dành phần lớn tài sản của mình cho việc làm ttxh. Mang những giống thu hoạch được ra gieo cấy vào những 8 ruộng phước này, nên rồi cứ thế tài sản được nhân lên mãi, chứ không hao hụt hay mất đi bao giờ. Đây là những minh chứng lợi ích và sự cao đẹp hùng hồn nhất cho việc làm từ thiện xã hội.   
Cho nên Đức Phật đã thường xuyên dạy cho chúng đệ tử việc làm đầu tiên trong các pháp môn TU: Tứ nhiếp pháp (Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự), Lục độ ba la mật: (Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ). Trong Kinh Địa Tạng (phẩm thứ 10) Kinh Duy Ma Cật (Đại thí hội),  Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Vì có tín tâm hoan hỷ nên người ta mới bố thí, trái lại kẻ có tâm ganh ghét người khác được ăn, thì ngày hoặc đêm kẻ kia không thể nào định tâm được (249). Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật dạy: “Thấy người thực hành bố thí, hoan hỷ giúp đở thì được phước rất lớn. Nói chung  “Bố thí không chỉ có nghĩa là cho đi thứ gì mà người ta có thừa; nó còn bao gồm cả việc thí xả thân mệnh mình cho chính nghĩa. Đàn na bao gồm tài thí, pháp thí và vô úy thí. Bố thí Ba la Mật được dùng để diệt trừ xan tham, bỏn xẻn, đồng thời làm tăng trưởng phước báu.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/08/2014(Xem: 11927)
Cha là bóng mát rừng cây, Là cây cổ thụ để con nương nhờ. Nhớ khi xưa con dại khờ, Tham chơi bướng bỉnh não buồn lòng cha, Cha thương cha chẳng rầy la, Ân cần dạy bảo những lời sau đây: “Thông minh, lanh quá khổ đời, Giả ngu, giả dại mới là người khôn”.
22/08/2014(Xem: 14907)
Tạ ơn Mẹ cho còn dòng sữa ngọt Tình bao la như lượng của đất trời.. Dạy con sống cho đi hơn là nhận Biết thương người còn bất hạnh, đơn côi. Tạ ơn Cha đã cho con cuộc sống Lúc vỗ về, khi giáo huấn nghiêm minh Tình Cha đó, tựa sơn hà cao rộng Con trưởng thành trong đức độ, hy sinh.
20/08/2014(Xem: 23983)
“Trang hỡi Trang, em là vì sao sáng Giữa khung trời mây trắng với trăng thanh” Một công trường lưu dấu tích tên em Nay bị di dời, Trang ơi em có biết Năm mươi năm giữa Sài Gòn náo nhiệt Chợ Bến Thành nhộn nhịp khách lại qua Mỗi một khi nhìn bức tượng kiêu sa
18/08/2014(Xem: 16974)
Nhìn mùa Thu lại sang Lòng con trẻ bàng hoàng Chạnh lòng con nhớ mẹ Trong dịp mùa Vu lan. Ngày con còn thơ ấu Cô giáo dạy đánh vần Mờ a ma sắc má Làm con nhớ song thân.
16/08/2014(Xem: 10322)
Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những TÁNH CỐ CHẤP (Chấp Thủ). Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta *:) happy.
12/08/2014(Xem: 12116)
Nhớ ngày xưa trước chùa ngơ ngác, Hồi hộp lòng chẳng dám bước vào. Hỏi có ngày được phần viên giác, Hay suốt đời như thuở hôm nao!
12/08/2014(Xem: 9879)
Thầy Vắng bóng Chốn Già Lam Giỗ Mười năm Thoáng qua mau Nhanh như thoi đưa Ơn Như Cha Một cây cổ thụ Che mát chúng con Giáo huấn từ phút đầu Nhớ
12/08/2014(Xem: 16077)
Mỗi độ Thu sang nhớ bóng Người Chiều xa vẳng lại tiếng chuông rơi Mục Liên Tôn Giả bừng tâm thể Thần túc bay cao tỏa rạng ngời Tìm xem bóng Mẹ tận U minh Ngục tối mở toang thoáng bóng hình Lòng hiếu dâng lên tràn cõi mộng Bát cơm hóa hiện tưởng ân sinh
11/08/2014(Xem: 12643)
Cảm xúc nghe CD Đạo Ca Kỷ Yếu 20 năm Tu Viện Quảng Đức . Tôi nghe tiếng đồng ca vang vọng trùng dương Tiếng đồng ca vang cùng trời đất ... Tiếng đồng ca của những người con Phật Từ Trời Úc, Australia vọng về ...
09/08/2014(Xem: 15492)
Ngày Rằm tháng Bảy Vu Lan Cũng là ngày giỗ tròn năm Cha hiền Bàn thờ hình ảnh gia tiên Khói nhang theo gió xuôi miền xa xăm Vu Lan năm trước Cha nằm Thiên thu giấc ngủ an lành nghỉ ngơi Thương Cha tay nắm không rời A Di Đà Phật lệ rơi trong lòng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]