Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lợi ích và tầm quan trọng của Phước Đức (thơ)

02/08/202408:30(Xem: 2116)
Lợi ích và tầm quan trọng của Phước Đức (thơ)
phat thuyet phap

 
LỢI ÍCH và TẦM QUAN TRỌNG của PHƯỚC ĐỨC
cũng như TÁM RUỘNG PHƯỚC CHO ĐỜI (1)


        Phước Đức (2) quý hơn bạc vàng
Phước Đức còn mãi bạc vàng đầy vơi
Phước Đức quý nhất trên đời
Tai qua nạn khỏi, thảnh thơi cõi lòng
Mọi người ai cũng ước mong
Có được phước đức mới hòng thăng hoa
Nhưng mà muốn có phải là
Tám ruộng phước quý hằng ngày gieo ra:

1/ Đào giếng cấp nước đường xa
Bộ hành đỡ khát giải hòa nhọc công

2/ Xây cầu thông lối bến sông
Giúp người qua lại góp công đẹp đời

3/ Đắp lộ lưu rộng khắp nơi
Không còn hiểm trở chơi vơi giữa đường

4/ Cha Mẹ dành hết tình thương
Phận làm con cháu phải thường sóc săn

5/ Tam bảo quy kính thường hằng
Cung dưỡng phát triển để năng độ đời

6/ Giúp cho bệnh hoạn buông rơi
Không còn hành hạ những người hiền dân

7/ Cứu tế giúp đỡ chẩn bần
Neo đơn, khốn khó phải cần sẻ chia

8/ Hồn phi phách tán gọi dìa
“Thí vô giá hội” phân chia khắp cùng.

Tám điều tạo phước nói chung
Hãy mau thực hiện để cùng lạc an
Phước Đức bảo tồn (3) huy hoàng
Sống đời hạnh phúc bình an muôn nhà…
 
Chùa Pháp Hoa SA, Sau Mùa An Cư năm 2024 (Giáp Thìn)
Thích Viên Thành
 


Ghi chú:

1/ BÁT PHƯỚC ĐIỀN là tám ruộng phước, nếu ai ra công, tưới nước, bón phân, chăm sóc tốt, thì sẽ thu hoạch được nhiều phước lợi.
(1)   Khoán lộ nghĩa tỉnh: Nghĩa là đào giếng bên con đường xa, để giúp người qua lại có nước dùng
(2)   Kiến tạo kiều lương: Sửa tạo lập cầu nơi bến sông đường sá bị nghẽn lối để giúp người qua lại
(3)   Bình trị hiểm ải: San lấp và mở đường ở những nơi quanh co, hiểm trở chật chội
(4)   Hiếu dưỡng phụ mẫu: Hết sức phụng dưỡng thuận theo ý thích của cha mẹ, để báo đáp ân sinh thành khó nhọc
(5)   Cung kính Tam Bảo: Là cung kính qui y ba ngôi Phật, Pháp, Tăng, ba ngôi báu này đầy đủ công đức lớn, cứu độ khắp quần sanh, vượt lên bờ giác.
(6)   Cấp sự bệnh nhân: Người bệnh hoạn thân đủ các khổ, thật đáng thương xót nên cung cấp cho họ thuốc thang và đồ vật cần dùng, khiến thân của họ điều hòa an lạc
(7)   Cứu tế bần cùng: Là khơi động lòng thương xót đối với người bần cùng đang bị thiếu thốn đói rét bức bách, nên tùy theo khả năng của mình mà cung cấp cho họ được đầy đủ.
(8)   Thi vô già hội: Thí là bố thí, vô già là cùng khắp, là lập đại hội bố thí cùng khắp khiến cho những kẻ hồn phách chìm đắm nương nhờ nơi từ lực của Tam Bảo đều được thoát ly đường khổ mà vượt lên đường lành.
Trong Phạm Võng kinh (Bồ Tát giới kinh) dạy rằng trong tám phước điền, phước điền thăm nuôi bệnh là phước điền thứ nhất.
(Theo PHDS của Như Thọ - Nguyên Liên)
 
2/ Người xưa thường nói: “Có phước, có đức mặc sức mà ăn”. “Phước đức không phải tự nhiên mà có, cũng không phải thần thánh ban cho, mà do tự tay chúng ta gieo trồng và chăm sóc”.
Phước đức là cái mà chúng ta làm lợi ích cho người, trong khi công đức là cái mà chúng ta tu tập để cải thiện tự thân như giảm thiểu tham sân si. Là người TU thì hai thứ phước đức và công đức phải được tu tập cùng một lúc. Theo Ngài Quy Sơn Linh Hựu dạy: “Bên trong cần giữ được cái niệm công phu tu tập đó là Công, bên ngoài mở rộng cái đức hạnh không tranh chấp, xa rời trần thế, cầu mong giải thoát đó là Đức.
3/ Muốn bảo tồn và phát triển Phước Đức, thì phải thường hành bốn tâm vô lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả. "Khi xưa Phật dạy, con người để giữ được phước báo, tài sản ta kiếm được thì hãy chia thành 4 phần:
Một phần để sử dụng hàng ngày, sinh hoạt, kinh doanh.
Một phần để dự trữ phòng khi bất trắc.
Một phần để giúp đỡ bà con quyến thuộc, người nhà.
Và một phần để làm từ thiện, công đức.
Ngay từ bây giờ, mỗi người chúng ta phải lo gieo tạo và tích lũy vậy. Đặc biệt và dễ thực hiện nhất là “bố thí” trong khiêm cung, tôn trọng ngươi được nhận, vừa có phước, vừa có đức, vừa buông xả cho được nhẹ nhàng, vừa hạ được “bản ngã” diệt được lòng tham, bớt sân si (hóa giải tam độc) mở rộng lòng ra, để sẵn sàng dung chứa những gì Phật Pháp nhiệm mầu mang lại.
Những Tỷ phú như: Bill Gates, Warren Buffet, Elon Musk… đều có xu hướng dành phần lớn tài sản của mình cho việc làm ttxh. Mang những giống thu hoạch được ra gieo cấy vào những 8 ruộng phước này, nên rồi cứ thế tài sản được nhân lên mãi, chứ không hao hụt hay mất đi bao giờ. Đây là những minh chứng lợi ích và sự cao đẹp hùng hồn nhất cho việc làm từ thiện xã hội.   
Cho nên Đức Phật đã thường xuyên dạy cho chúng đệ tử việc làm đầu tiên trong các pháp môn TU: Tứ nhiếp pháp (Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự), Lục độ ba la mật: (Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ). Trong Kinh Địa Tạng (phẩm thứ 10) Kinh Duy Ma Cật (Đại thí hội),  Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Vì có tín tâm hoan hỷ nên người ta mới bố thí, trái lại kẻ có tâm ganh ghét người khác được ăn, thì ngày hoặc đêm kẻ kia không thể nào định tâm được (249). Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật dạy: “Thấy người thực hành bố thí, hoan hỷ giúp đở thì được phước rất lớn. Nói chung  “Bố thí không chỉ có nghĩa là cho đi thứ gì mà người ta có thừa; nó còn bao gồm cả việc thí xả thân mệnh mình cho chính nghĩa. Đàn na bao gồm tài thí, pháp thí và vô úy thí. Bố thí Ba la Mật được dùng để diệt trừ xan tham, bỏn xẻn, đồng thời làm tăng trưởng phước báu.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2014(Xem: 11004)
Lòng vẫn nhớ ngày hè xa xưa ấy, Tôi còn là cô bé tuổi mười hai. Trời hôm ấy, chín tầng cao xanh thẳm, Gió mơn man nỗi vui sướng dâng tràn, Mắt háo hức nhìn con đường trước mặt, Lòng đăm đăm về hướng cuối trời xa Đinh ninh đó là miền quê yêu dấu,
30/09/2014(Xem: 9500)
Ôi! Anh em ơi! Hãy hát cho nhau nghe Hãy hát cho yêu thương Mời biển đông sóng vỗ Hãy hát cho xanh xao Gọi nhức đau mầm lá Hãy hát cho hoang vu Những cuộc tình hóa gió
30/09/2014(Xem: 12925)
Khổ đời Ta mới biết tu Nên nay cởi mở ôn nhu hài hoà Giờ thì vơi bớt thiết tha Ăn chi cũng được miễn là ăn thôi
30/09/2014(Xem: 11037)
Nét cong tuyệt mỹ cỗi rồi Lá vàng mới khóc tiễn đời lá xanh Tượng vàng chùa đất tâm thanh Hào quang vần vũ tỏa quanh gốc tùng.
29/09/2014(Xem: 11398)
Nếu gặp người nóng tánh Hãy nhẹ nhàng nhìn thôi không cần phải lẩn tránh Chưa hỏi đừng hé môi
28/09/2014(Xem: 12861)
Gom thâu cảnh sắc tỏ mờ Nhướng lên chợp chớp bến bờ đến đi Vuông tròn thực ảo đó đây Nhất như rõ biết ô hay hiện tiền!
27/09/2014(Xem: 12039)
“Chạy Trốn Cái Bóng” là một câu chuyện của Trang Tử, một hiền triết người Hoa của thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Nhiều chuyện của Trang Tử rất ư là khôi hài nhưng đồng thời vạch rõ những cái nhìn thâm sâu vào tình trạng của con người. Câu chuyện sau đây chỉ là một ví dụ như thế.
26/09/2014(Xem: 9953)
Ừ thôi thấy kiếp trầm luân. Tu từ vô tận đến lần hôm nay Cố xong qua khỏi kiếp này Cho linh hồn rỗi mới hay nhờ thiền Niết Bàn là chốn thần tiên Thong dong một cõi cho riêng phận mình Thế gian như cuộc đăng trình
26/09/2014(Xem: 16834)
Nhón chân trong cõi hư vô, Vời trông quê mẹ mấy bờ ruộng thưa? Cúi nhìn ngọn cỏ đong đưa, Chắp tay xin một hạt mưa giữa trời.
26/09/2014(Xem: 10848)
Đêm khuya khoắt bên thềm sương giọt đọng Nghe đâu đây chim nhịp cánh giang hồ Nhịp thời gian gỏ tràn theo mạch sống Của muôn màu ảo hóa điệu tung hô.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]