Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khiêm nhường là hạnh phúc !

30/07/202406:31(Xem: 2432)
Khiêm nhường là hạnh phúc !

hoa sen dep

Khiêm nhường là hạnh phúc ! 

Kính mời Thầy xem bài thơ khác khi con học được tính khiêm cung của những vị Thầy mà trên đường đời con mày mắn được tri ngộ . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Tâm trí phàm phu luôn kích thích sự kiêu ngạo ! 

Vì củng cố bản ngã, tiếp tục tạo khổ đau 

Không biết rằng người xung quanh ta, 

được vũ trụ gửi đến, nhằm muốn gửi trao …

Tín hiệu phản ánh  những góc khuất,  

 tiềm năng mình đang sở hữu!

Và chỉ ra phép lạ mầu nhiệm nhất :

“sống giữa những sự sanh mà tâm không sanh sự “

Để thực sự học cách trở nên khiêm nhường 

Cần kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp đời thường (1)

Biết đặt mình ở chỗ càng thấp, 

mọi việc càng thuận buồm xuôi gió!

Đạo Phật là đạo Trí Tuệ của người giác ngộ 

Trong khi tri thức lại là của báu vào thời đại này

Muốn tìm chân lý, điều quan trọng nhất:

“Sống tỉnh thức và thực thi ngay”

Đừng chìm sâu vào mê hồn trận của 

những thành kiến, định kiến, biên kiến.! 

 

Mời học  những danh ngôn về sự khiêm tốn (2) 

. “Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.” - Lâm Ngữ Đường

Vậy nên hạnh phúc sẽ đến 

với những người có được sự khiêm nhường 

Và tự tin rằng mình đang sống giữa sự yêu thương (3) 

Kính xin tặng :

 một định nghĩa về khiêm tốn làm châm ngôn sống! 

“Đạo  đức luôn là thước đo để đánh giá con người và một trong những đức tính được quan tâm chính là lòng khiêm tốn. Người khiêm tốn là người biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo về những việc mình làm, luôn gìn giữ những giá trị mình nhận được”.



Huệ Hương 

*****************************


(1) Trong dân gian có những câu thành ngữ “ Con người hơn nhau không phải ở vị trí, không phải ở trình độ, không phải ở kinh tế mà là hơn nhau ở cách sống “ 

(2) -. “Người tự cao tự đại luôn ghi nhớ những lời khen của người khác về mình - trong khi người khiêm tốn luôn ghi nhớ những điều tốt lành mà họ đã may mắn nhận được từ cuộc sống.” - Fulton J. Sheen

-) Hãy khiêm tốn khi nhỏ tuổi, có chừng mực khi tuổi trẻ, chính đáng khi trưởng thành, và thận trọng lúc tuổi già. - Socrates

-) Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không  hiểu được  rằng mối nguy hiểm là “tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; “ và thậm chí ngay cả trong trường hợp đã có tài năng , và nếu nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó sẽ  thỏa mãn được ta, mà thực ra sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn.” - Louisa May Alcott

(3) . “Một người khiêm tốn có xu hướng tự tin hơn… một người với sự khiêm nhường thật sự biết họ được yêu thương dường nào.” - Cornelius Plantinga

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2012(Xem: 11377)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
23/01/2012(Xem: 17923)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
22/01/2012(Xem: 9521)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa
22/01/2012(Xem: 8808)
Ta là Di Lặc, Đức Phật của mặt trời Ta chiếu soi với lòng từ ái bình đẳng đến tất cả Ta được gọi là Đức Phật kế tiếp không phải bởi vì ta sẽ biểu hiện trong hình sắc thân thể Nhưng bởi vì ta sẽ đến với những ai tiến bộ trên những giai tầng của con đường tâm linh và nói: " Hãy là những người thân hữu hạnh phúc, và hãy ban bố phước lành."
22/01/2012(Xem: 10516)
Trước khi định nói điều gì Ta nên học hạnh nhu mì lắng nghe, Trước khi chỉ trích, cười chê Ta nên nhìn lại tự phê phán mình.
21/01/2012(Xem: 10228)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa kể lại một thời Đức Phật đã ngồi vắng lặng
20/01/2012(Xem: 12340)
Tuổi trẻ chưa tường tỏ sắc không Tâm xuân vừa đến trăm hoa lòng Chúa Xuân hiện hữu thừa chân lý Giường Thiền tĩnh toạ thấy hồng rơi. (Tâm Thường Định dịch)
18/01/2012(Xem: 15315)
Viết, để khen tặng người trong cuộc đã vì tình thương, sự sống, vượt qua mọi lằn mức của khổ đau, chịu đựng và thân phận - TNT Mặc Giang
15/01/2012(Xem: 8832)
Thời gian như thể thoi đưa Ngày nào bé tí giờ vừa sáu mươi Sáu mươi - tuổi thích ăn chơi Chẳng thèm quà bánh chỉ xơi thuốc nhiều Sáu mươi mới thật biết yêu Yêu con yêu cháu hơn yêu chính mình
15/01/2012(Xem: 14210)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]