Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận Giải Cư Trần Lạc Đạo Phú (phần 2)

22/07/202407:13(Xem: 3331)
Luận Giải Cư Trần Lạc Đạo Phú (phần 2)

khoa tu bac my 2024 (14)

Luận Giải Cư Trần Lạc Đạo Phú
(Tiếp theo)



Kính bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni!
Con thành kính đảnh lễ và tri ân quý Tôn Đức.

Hôm nay Ban Tổ Chức đã sắp xếp cho HT. Thích Đồng Trí và con đến với đại chúng.
Con xin trình bày hai câu cuối Hồi Thứ Nhất Cư Trần Lạc Đạo Phú của Trúc Lâm Đầu Đà”.
“Lo hoán cốt, ước phi thăng, đan thần mới phục; nhắm trường sinh, về thượng giới, thuốc thỏ còn đam.
Sách dễ xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu; kinh nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”.

Luận giải:

“Lo hoán cốt”. Lo nghĩa là chăm lo. Hoán nghĩa là làm thay đổi. Cốt là xương. Lo làm thay đổi xương cốt của mình. Xương cốt của mình là xương cốt của nghiệp. Bởi thân mình là thân nghiệp. Vì vậy tham dự khóa học, hằng ngày hằng giờ hằng phút hằng giây mình tu tập tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, sám hối, nghe pháp, công phu công quả làm các việc lành là nhằm để chuyển hóa xương cốt của thân nghiệp của mình để cho thân của mình mỗi ngày mỗi nhẹ mỗi giờ mỗi nhẹ, mỗi phút mỗi nhẹ mỗi giây mỗi nhẹ. “Ước phi thăng”. Ước là mong. Phi là bay. Thăng nghĩa là thăng tiến. Ước mong cho tâm hồn được nhẹ nhàng thanh thoát. Mà để cho tâm hồn được thanh thoát thì : “Đan thần mới phục”. “Đan thần” nghĩa là thuốc thần. “Mới phục” nghĩa là mới uống. Dùng thuốc pháp nhiệm mầu để chuyển dần thân nghiệp. Mình đến khóa tu học Phật Pháp Bắc Mỹ chẳng lẽ mình về không. Cẩn phải có cái gì đó làm thay đổi thân tâm mình thì mới không luống uổng cái công của mình. Chẳng lẽ tu một năm hai năm ba năm hay năm năm mười năm v.v. Mà mình cũng y như xưa chẳng có gì thay đổi cả thì thật là uổng!

“Nhắm trường sanh về thượng giới, thuốc thỏ còn đam”. Nhắm nghĩa là hướng đến. Trường sanh là sống lâu. Về thượng giới là cõi trên. “Thuốc thỏ” là thuốc trường sanh bất tử. “Còn đam” nghĩa là còn đam mê. Những người theo đạo giáo thì họ muốn được trường sanh bất tử nên họ đam mê thuốc trường sanh bất tử. Còn mình muốn hướng đến quê hương Cực Lạc, muốn hướng đến cõi Niết-bàn tịch tĩnh vi diệu thì mình tha thiết uống thuốc pháp của Phật. Pháp Phật thì nhiệm mầu vô cùng vô kể không thể nào diễn tả cho được. Mỗi ngày mình uống linh dược pháp của Phật thì mình được niềm vui niềm hoan hỷ vô biên. Điều này chắc quý Ôn quý Tôn Đức đã cảm nhận được. “ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp…..”


khoa tu bac my 2024 (13)khoa tu bac my 2024 (10)khoa tu bac my 2024 (8)khoa tu bac my 2024 (7)khoa tu bac my 2024 (4)khoa tu bac my 2024 (3)khoa tu bac my 2024 (2)khoa tu bac my 2024 (1)




“Sách dễ xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu; kinh nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”. “Sách dễ xem chơi” nghĩa là đọc kinh sách Phật trong tâm trạng thong thả an nhàn không có nôn nóng cố tìm chữ nghĩa tầm chương trích cú. Đọc kinh sách trong tâm trạng thư thái nhẹ nhàng thì mình để cho từng chữ, từng câu kinh tự nhiên đi vào trong thân tâm mình và càng đọc càng cảm thấy thích, thấy niềm vui niềm hỷ lạc dâng trào. Như tổ Lâm Tế nói: “Không cần tìm cầu cái siêu việt mà cái siêu việt ấy tự đến với mình”. Đây là cách đọc kinh của Trúc Lâm Đầu Đà. “Yêu tánh sáng, yêu hơn châu báu.” Nghĩa là trân quý cái thể tánh trong sáng trong mình hơn cả vàng ngọc châu báu. Mỗi người chúng ta đều có tánh sáng quý báu đó sẵn nơi mình. Trân quý tánh sáng đó ở nơi mình bằng cách: “ Kinh lòng đọc dấu”. “Kinh lòng” tức là “Tâm Kinh”. “Dấu” là yêu dấu, là thiết tha trân quý. “Trọng lòng rồi, trọng nữa hoàng kim”. Trọng nghĩa là quý trọng, kính trọng, trân trọng. “Lòng rồi” nghĩa là cõi lòng thanh tịnh an yên, sạch hết trần lao phiền não. Sở dĩ mình không được an lạc bởi vì mình bị vô minh phiền não trói cột bức bách sai sử nên mình không cảm nhận được “ Lòng rồi “ nơi mình. Một khi có được “ Lòng rồi” ấy thì không có gì quý cho bằng. “Lòng rồi” ấy quý hơn cả vàng ròng.

Kinh bạch chư tôn Đức con xin dừng lại ở đây vì hết giờ. Con thành kính đảnh lễ tri ân chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng hội chúng. Trong suốt thời gian trình bày con có điều gì sai sót. Kính mong quý Ngài từ bi hoan hỷ bỏ qua cho con. Con xin thành tâm đảnh lễ sám hối.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát

Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần thứ 11 tại Atlanta, GA, Hoa Kỳ
Thích Chúc Hiền


 🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

Kính mời xem tiếp:
Luận Giải Cư Trần Lạc Đạo Phú (phần 1)

TT Chúc Hiền thuyết trình tại Trường Hạ 2024 tại Tu Viện Đại Bi, California, Hoa Kỳ )










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/08/2019(Xem: 6673)
Kính bạch Thầy, lời Thầy dạy hôm nào vẫn còn mãi trong con " Hãy nhiếp tâm nghe pháp thoại và tư duy sâu sắc sẽ giúp trí huệ tăng trưởng " hôm nay con vừa kết thúc 400 giờ pháp thoại với bộ kinh MaHa Bát Nhã Ba La Mật , một bộ kinh mà Thầy đã tâm huyết muốn cho Phật tử nghe trên trangnhaquangduc từ nhiều năm qua . Kính đa tạ Thầy đã giúp con có những phút giây hạnh phúc khi đạt đến lời cuối quyền kinh ... Thì ra " Bát Nhã không cho Phật Pháp cũng chẳng bỏ phàm phu " tất cả Pháp đều là danh tự cho nên rất cần một tấm lòng... vô ngại . Kính bạch Thầy ngôn ngữ trần gian dành cho Tứ trọng Ân trong mùa Vu Lan này cũng xuất phát từ một tấm lòng ...nên con có bài ca hạnh phúc này cho người Phât Tử . Kính dâng Thầy, HH
17/08/2019(Xem: 9278)
Song ngoài nguyệt hiện ánh sương mơ Cảnh tịnh vườn im sóng nhịp bờ Lòng nguyện tâm hương hoà diệu pháp Bút nguyền câu chữ đượm huyền thơ
17/08/2019(Xem: 10669)
Tháng bảy mưa không tạnh giọt Ngâu Buồn cho đôi lứa phải vương sầu Ngưu Lang nuối tiếc tình nồng cuối Chức Nữ hoài mơ mộng thắm đầu
16/08/2019(Xem: 6671)
Người đạo đức nhìn vô là biết Dù cố tình chẳng muốn ai hay Lòng không ô nhiễm mê say Tâm từ thể hiện tháng ngày bình yên.
15/08/2019(Xem: 7388)
Ngang bờ sóng gợn nước chao nghiêng, Khách ngắm dòng xuôi bến vọng thuyền Vàng ảo ảnh hương đưa gió thoảng Thẳm huyền giang buồm lộng trăng xuyên Sang sông mãi nhớ xa niềm đắm Gởi nhạn hoài thương giải ý phiền Tràn lối mộng nồng thơm ấm nắng Than nguyền ửng rạng thắm lành duyên.
15/08/2019(Xem: 6071)
Nếu lỡ mai này ta chết đi Người ơi đừng nghĩ đến làm chi Ta như cơn gió vào quên lãng Hoà nhập trời mây chẳng khác gì.
15/08/2019(Xem: 8721)
Không biết từ bao giờ ( có lẽ từ ngày về hưu ) tôi đã download bài thơ này của Sư Ông HT Thích Nhất Hạnh để mỗi buổi vào công phu sáng trong mùa Lễ Vu Lan đọc suốt trong tháng ....Và vì vậy mà bây giờ không cần nhìn vào tập chép tay tôi vẫn thuộc nằm lòng, nhân trangnhaquangduc có post bài " Trăng soi lối về "của của Sư Cô Chân hiền Trăng và tôi hoàn toàn thấu hiểu tâm trạng của Sư Cô vì tôi cũng đã một thời ao ước nhưng độ tuổi mình không cho phép ...
13/08/2019(Xem: 8310)
Sáng nay con về… không thấy mẹ, Biết mẹ con quang gánh phiên chợ xa, Lòng con vui, thể nào cũng có quà, Nhưng đỏ mắt, nghĩ đường xa thương mẹ.
13/08/2019(Xem: 12753)
Ra đi... "cải tạo" suốt ba năm... (1) Cái giá "H.O." rất khó khăn Bác Sĩ thanh niên, trai thế hệ Kỹ Sư, nữ phái, gái cô Hằng
12/08/2019(Xem: 6688)
Biết bao sách quý trên đời Biết bao tình đạo chẳng rời bên nhau Trải qua gió cuốn ba đào Con đường tu Phật đời nào lại quên
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]