Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học được gì từ hai chữ “Vô Thường! ”

01/07/202419:17(Xem: 3314)
Học được gì từ hai chữ “Vô Thường! ”
hoa sen heo

Học được gì từ hai chữ “Vô Thường! ” 



Trong Đạo Phật chữ HỌC rất quan trọng.(1) 

Ám chỉ từ việc tu tập, rèn luyện hay hành trì 

Một lúc nào đó, phát hiện ra chẳng loại bỏ được gì 

Khi thế giới quanh ta vẫn luôn vận hành biến dịch! 

Nên vẫn  mãi mê tô vẽ bản thân, để đạt mục đích !

Và cứ thế theo cung bậc thăng trầm của vòng xoay 

Có biết đâu 

tiền tài, danh vọng phút chốc đổi thay 

Mời cùng nhau nghiên cứu lại : 

“Quan niệm Vô Thường trong Triết Học Phật Giáo” (2)

Và là cội gốc  của  KHỔ, TẬP, DIỆT , ĐẠO! 

Để trân trọng từng khoảnh khắc trôi qua 

Tri ân bài học cuộc sống đang xảy ra

Khi thấy được mọi thứ đều chuyển hoá liên tục! 



Sẽ  phản tỉnh ngay “ Đừng quá lo chăm chút “ 

Cần duy trì đạo đức mới  hiểu rõ thế gian 

Thay vì tiếc nuối những gì đã mất, 

càng tích cực, năng động, lạc quan 

Tự sách tấn: “Thân phận con người 

mong manh như giọt sương trên ngọn cỏ “

Chỉ một cơn gió thoảng, có đó, mất đó ! 

Cám ơn vô thường, nguyện tỉnh thức, 

nuôi dưỡng giữ tâm thật vững vàng.

Dù biết rằng hoa nào chẳng sớm lụi tàn 

Vẫn an tịnh trước mọi biến động, vấn nạn bế tắc ! 

Rồi sẽ có những phương thuốc 

chữa lành ngay trong chớp mắt ! 

Huệ Hương 



*************

(1) trích lời đáp của HT Viên Minh trong mục hỏi đáp của Trung tâm Hộ Tông 

Trong Đạo Phật chữ HỌC rất quan trọng. Nói tu tập, hành trì hay rèn luyện thực ra đều ám chỉ việc HỌC. Chỉ khi đã chứng ngộ A-la-hán gọi là VÔ HỌC, còn lại các vị từ Tu-đà-hoàn đến A-na-hàm đều gọi là bậc HỮU HỌC. Nhưng học đây không phải là học kinh luận mà tinh tấn chánh niệm tỉnh giác để phát hiện và loại bỏ các kiết sử còn lại.

(2) Một  câu hỏi “tại sao tất cả các pháp là vô thường, và chúng lệ thuộc vào luật vô thường như thế nào?” 

Thì những  nhà nghiên cứu Triết học uyên thâm về đạo Phật sẽ trả lời rằng: Luật vô thường do các nhà sáng lập tôn giáo nêu ra đều có liên quan đến luật Nhân quả, chúng không thể tách rời nhau được, bởi vì không có vật gì trong thế giới hiện tượng có thể tồn tại mà không do các nguyên nhân khác hợp lại thành. Ngay trong cái tên giả định này, ngụ ý sự phát sinh và hủy diệt trong cùng một phương cách chính xác. Vì thế, đức Phật đã dạy trong kinh Đại Bát-niết-bàn (Mahāparinirvāṇasūtra): “Các ông nên biết! bất cứ cái gì tồn tại đều phát xuất từ nguyên nhân và điều kiện trong mọi phương diện vô thường” 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2018(Xem: 7701)
Khi con chim thôi hót. Khi con bướm, con ong không còn nữa. Khi núi rừng trơ trụi. Khi ao hồ khô cạn. Khi cá chết nổi lều bều. Khi không khí đen ngòm lá phổi. Thì bạn có ngồi trong cung vàng điện ngọc. Bên cạnh một đống đô-la. Thì cũng chỉ ngồi trong địa ngục.
22/04/2018(Xem: 8812)
Thế Tôn! Ngài đến thế gian này Mở lòng đaị bi giảng dạy chúng con Công đức như trời biển núi non Dù có muôn vạn lời tụng ca, tán thán Cũng không sao báo đáp được thâm ân Ngài hiện thân trong hoàng gia danh giá nhất nhân gian Cực đỉnh quyền uy, phú qúy giàu sang Rồi buông xả ra đi tìm đường giải thoát Vì thương chúng con và vạn vật muôn loài Tứ Diệu Đế thuở ban đầu khai đạo
21/04/2018(Xem: 10418)
Chông gai, máu lệ, nhân tình Đắng cay, thế thái, bạo hành, đau thương... Nẻo Đời duyên nghiệp vấn vương Dấn thân tầm Đạo, con đường mở toang.
21/04/2018(Xem: 6831)
Dương trần lại xuống khổ nào vơi! Vẫn biết không đâu chẳng đặng rời… Nghiệp đã nhiêu thời qua khắp nẻo, Duyên còn vạn thuở đến nhiều nơi… U sầu nghĩ ngợi lòng luôn thấm, Khắc khoải nương cầu lệ mãi rơi! Bản giác trong lành khai cõi mộng, Qui về trí Nhã chọn đường khơi…
21/04/2018(Xem: 10670)
Ngày xưa có một nhà buôn Dẫn đoàn xe nọ lên đường đi xa Đem theo hàng hóa bán ra Lời nhiều muốn kiếm phải qua nước ngoài, Hành trình gian khổ kéo dài Một ngày đoàn tới ven nơi hiểm nghèo Bãi sa mạc nóng như thiêu Ban ngày cát mịn nóng nhiều như nung Đi ngang qua khó vô cùng Xe bò kéo nặng càng không dễ dàng.
20/04/2018(Xem: 7398)
Ngày của mẹ luôn là ngày rộng mở Nuôi con bằng cả một nắng hai sương Đời mẹ qua biết bao nỗi đoạn trường Mong con sớm thực hành lời Phật dạy .
19/04/2018(Xem: 9011)
Hôm nay 19-2 vía BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM ĐẢN SANH Cũng là ngày truyền thống ở Quê con tảo mộ Cô Hồn nhân dịp tiết Thanh Minh hằng năm Lạnh thừa tê ngọn thanh minh Quăng đời ngắc ngoải giữa thinh âm chiều Mơ hồ sương khói phiêu diêu Gươm đao quá vãng chống điêu linh về
19/04/2018(Xem: 8533)
Quán vạn Pháp huyễn tướng Người biết tu am tường Phương tiện mà chuyển hướng Mê chấp lạc nẽo đường. Cứ theo lời Phật dạy Tứ Đế chân thật thay Ba Khổ cùng Tám Nạn Nhân qủa tất rõ này.
17/04/2018(Xem: 7343)
Duyên cùng thiện hữu sống điềm nhiên, Vẫn lắng vài câu chẳng sợ tiền. Rộn rã đường trần nhiều mảng sáng, An nhàn ngõ phận ít lòng điên. Vùi chôn não nuột quay về bến, Bỏ lại phiền nan dẫn xuống thuyền. Dệt chữ quây quần vui khỏa đắp, Tu dần cõi lạc thấu uyên nguyên.
17/04/2018(Xem: 6606)
Rừng chiều đọng bóng tà dương Mây chiều nghiêng xuống tìm hương cuộc đời Trời chiều một thoáng Ta-Người (*) Tự tình hoa cỏ, nụ cười bình an.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]