Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học được gì từ hai chữ “Vô Thường! ”

01/07/202419:17(Xem: 3319)
Học được gì từ hai chữ “Vô Thường! ”
hoa sen heo

Học được gì từ hai chữ “Vô Thường! ” 



Trong Đạo Phật chữ HỌC rất quan trọng.(1) 

Ám chỉ từ việc tu tập, rèn luyện hay hành trì 

Một lúc nào đó, phát hiện ra chẳng loại bỏ được gì 

Khi thế giới quanh ta vẫn luôn vận hành biến dịch! 

Nên vẫn  mãi mê tô vẽ bản thân, để đạt mục đích !

Và cứ thế theo cung bậc thăng trầm của vòng xoay 

Có biết đâu 

tiền tài, danh vọng phút chốc đổi thay 

Mời cùng nhau nghiên cứu lại : 

“Quan niệm Vô Thường trong Triết Học Phật Giáo” (2)

Và là cội gốc  của  KHỔ, TẬP, DIỆT , ĐẠO! 

Để trân trọng từng khoảnh khắc trôi qua 

Tri ân bài học cuộc sống đang xảy ra

Khi thấy được mọi thứ đều chuyển hoá liên tục! 



Sẽ  phản tỉnh ngay “ Đừng quá lo chăm chút “ 

Cần duy trì đạo đức mới  hiểu rõ thế gian 

Thay vì tiếc nuối những gì đã mất, 

càng tích cực, năng động, lạc quan 

Tự sách tấn: “Thân phận con người 

mong manh như giọt sương trên ngọn cỏ “

Chỉ một cơn gió thoảng, có đó, mất đó ! 

Cám ơn vô thường, nguyện tỉnh thức, 

nuôi dưỡng giữ tâm thật vững vàng.

Dù biết rằng hoa nào chẳng sớm lụi tàn 

Vẫn an tịnh trước mọi biến động, vấn nạn bế tắc ! 

Rồi sẽ có những phương thuốc 

chữa lành ngay trong chớp mắt ! 

Huệ Hương 



*************

(1) trích lời đáp của HT Viên Minh trong mục hỏi đáp của Trung tâm Hộ Tông 

Trong Đạo Phật chữ HỌC rất quan trọng. Nói tu tập, hành trì hay rèn luyện thực ra đều ám chỉ việc HỌC. Chỉ khi đã chứng ngộ A-la-hán gọi là VÔ HỌC, còn lại các vị từ Tu-đà-hoàn đến A-na-hàm đều gọi là bậc HỮU HỌC. Nhưng học đây không phải là học kinh luận mà tinh tấn chánh niệm tỉnh giác để phát hiện và loại bỏ các kiết sử còn lại.

(2) Một  câu hỏi “tại sao tất cả các pháp là vô thường, và chúng lệ thuộc vào luật vô thường như thế nào?” 

Thì những  nhà nghiên cứu Triết học uyên thâm về đạo Phật sẽ trả lời rằng: Luật vô thường do các nhà sáng lập tôn giáo nêu ra đều có liên quan đến luật Nhân quả, chúng không thể tách rời nhau được, bởi vì không có vật gì trong thế giới hiện tượng có thể tồn tại mà không do các nguyên nhân khác hợp lại thành. Ngay trong cái tên giả định này, ngụ ý sự phát sinh và hủy diệt trong cùng một phương cách chính xác. Vì thế, đức Phật đã dạy trong kinh Đại Bát-niết-bàn (Mahāparinirvāṇasūtra): “Các ông nên biết! bất cứ cái gì tồn tại đều phát xuất từ nguyên nhân và điều kiện trong mọi phương diện vô thường” 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2019(Xem: 7975)
Một Biết cảm Phật chi ân Hai Biết hiếu dưỡng song thân ở đời Ba Biết thương kính muôn người Bốn Biết quán chiếu mọi thời khắc qua
16/03/2019(Xem: 8065)
Ngày xưa có một ông thầy Tu hành ngồi mãi cả ngày thật chăm Lạ thay thầy chẳng thích nằm Trụ trì chùa lớn, tiếng tăm vang rền, Bao nhiêu đệ tử kề bên Chẳng ai có được cơ duyên trọn đầy
16/03/2019(Xem: 6622)
Đã đi qua những con đường Ngoằn ngoèo Trúc trắc Xuống mương Lên ngàn Bụi trần bạt áo gian nan Mưa giông lầy lội giỡn bàn chân chai... Đã qua đại lộ mệt nhoài Khu kinh tế mới Rừng gai Kênh đào
15/03/2019(Xem: 7933)
Kính bạch Thầy, từ khi được biết HT Thích Như Điển hằng đêm còn lạy từng chữ trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, con rất kính phục Ngài và gần đến Ngày rằm tháng hai.... Ngày Phật thị hiện Niết Bàn, con kính dâng Hòa Thượng Như Điển cùng Thầy chủ Biên và bạn đọc gần xa bài thơ này. Kính lạy Phật, Ngài đang còn tại thế? Cận bên con trong những lúc nguy cùng ... Dù thị hiện Niết Bàn ...cách ung dung, Lời Di giáo muôn đời....là Trống Pháp !
14/03/2019(Xem: 12855)
Tâm Thư Tái Thiết Chánh Điện Chùa Kim Sơn Sắc Tứ TP Nha Trang
13/03/2019(Xem: 8408)
Kính dâng Đức Thế Tôn Nhân kỷ niệm ngày Ngài vượt thành Ca Tỳ La Vệ để lên đường đi tìm Chân lý Mùng tám tháng hai làm sao quên được ! Ngày Phật xuất gia....đản sinh Đấng Đa Văn ... Đại đệ tử Anan .... trong mười bậc Thánh Nhân , Gặp nạn Ma Đăng Già để Phật thuyết giảng .
12/03/2019(Xem: 6022)
Kinh doanh cửa Phật lợi mang Bán buôn tạp nhạp đạo tràng thì không Thu tiền lệ phí mỏi mong Trục lợi đại chúng sống không thẹn người Cuộc đời nhân quả chẳng rời Mượn đời tạo đạo đất trời không tha Người ơi hãy nhớ cho là Học tu thì hiểu chánh tà rõ thôi Thơ này tôi chẳng diễu bôi Viết là tự nhắc để rồi tiến tu.
12/03/2019(Xem: 7473)
Xin cảm ơn cuộc sống Có những đều dễ thương Đôi khi đẹp như mộng Nhưng thực tế đời thường Xin cảm ơn mọi việc Đến đi như thế nào Tùy duyên đâu hối tiếc Tâm vững vàng không sao
11/03/2019(Xem: 7026)
Kính dâng Thầy bài thơ sau ngày Thọ Bát Quan Trai tại Tu Viện Quảng Đức Chủ Nhật 10/3/2019 khi được Thầy ban tặng 3 chữ vàng “Ly Sanh Hỷ”. Thầy ban tặng ...ba chữ vàng làm phương thuốc Tiếp nhận mừng vui ....nay hết đoạn trường Mọi việc buông rơi , chẳng mắc chẳng vương Lòng rỗng không vì biết LY SANH HỶ
09/03/2019(Xem: 11859)
Tại trời sinh như vậy! Ông phú hộ kia có 2 người con rể. Con rể cả tên Nho Thông là người thạo chữ nho. Con rể thứ hai tên Chất Phác là một anh nông dân cần cù. Một hôm muốn thử tài 2 con rể, phú hộ bèn bảo 2 người con rể đi thăm ruộng với ông. Đi một đỗi gặp bầy vịt đương lội dưới ao, ông chỉ bầy vịt rồi hỏi 2 người con rể :
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]