Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Được làm tốt một lần là quá đủ!

19/06/202407:29(Xem: 3065)
Được làm tốt một lần là quá đủ!



quan am-qd-1


Được làm tốt một lần là quá đủ! 

Kính dâng Thầy bài thơ khi đọc những danh ngôn và khi xem tác phẩm quá tuyệt vời của Thầy về “ Phật Giáo Khắp Thế Giới “ được tái bản năm 2006 và từ đó nguyện không phải chỉ một lần làm tốt như văn hào kia nói mà phải nổ lực suốt cuộc đời mình, như Thầy đã làm tốt từ ngày còn trẻ lắm . Kính chúc sức khỏe Thầy , HH



Những vật tầm thường như dép , tất , thảm 

Lúc còn mới, khi hết sử dụng được đều giống nhau 

Nhưng chúng không có cảm xúc nên chẳng khổ đau 

Chỉ có con người mãi phiền não vì chấp thủ! 

Có biết đâu :Sống trên đời

chỉ cần được làm tốt một lần là quá đủ! (1)

Tự hỏi “Ta là ai, và nhận diện được chính mình” 

Lòng người đa dạng, phức tạp 

 vốn dĩ rất khó nghĩ …nên cứ sống nhiệt tình 

Mọi thứ rồi sẽ thay đổi, chỉ cần kham nhẫn!

Tu theo hạnh đất, thảm  có nghĩa là:

tính cách phải kiên trì, vững chãi và dày dặn!

Có khả năng chứa đựng, ôm áp những tủi buồn 

Để từ từ chuyển hoá thành hoa trái xuất hiện luôn 

Dù làm tốt nhưng cũng đừng im lặng quá (2) 

Đừng bị trói buộc, áp đặt nhiều về nghiệp quả ! (3) 

Sẽ không bình yên nếu cứ trốn tránh cuộc đời (4) 

Đừng sợ  mắc lỗi, cứ tự tin rèn luyện mọi thời 

Tự nhận diện mình mỗi sát na trong Chánh niệm 

Giác ngộ giải thoát chỉ đến khi ta có trải nghiệm!  (5) 

 -

Huệ Hương 


————%%%%%%———-

(1) Bạn chỉ sống một lần, nhưng nếu bạn làm tốt, một lần là quá đủ.” - Mae West 

(2) “Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt.” - Napoléon Bonaparte

(3) Bản chất của giới là bảo hộ, là nuôi dưỡng tâm Bồ-đề, là bức tường ngăn các nẻo phóng tâm, chẳng cho lục trần thâm nhập… giúp người xuất gia được tấn hóa, chứ không phải là sự trói buộc hay áp đặt người tu. Kinh Tăng Chi,

(4) “Nỗi sợ hãi cái chết bắt nguồn từ nỗi sợ cuộc sống. Người ta không sợ chết khi mỗi ngày đều sống hết mình” - Mark Twain

-Bạn không thể tìm thấy bình yên nếu cứ trốn tránh cuộc đời” - Michael Cunningham, The Hours 

-Sống cả đời và mắc nhiều lỗi lầm có thể tồi tệ, nhưng vẫn tốt hơn sống cả đời mà không làm gì” - George Bernard Shaw 

(5)  Cuộc sống chỉ mang lại cho chúng ta 10% cơ hội, 90% còn lại là do chúng ta trải nghiệm thế nào với nó.” – Lou Holtz




quan am-qd-2


 Sống cho trọn “cái đời thường!”



Chúng ta đang hối hả vào tương lai 

qua sử dụng công  cụ kỹ thuật tiên tiến nhất! 

Giao  người khác giữ chìa khoá an lạc của mình 

Vui khi được khen, chê lại bất bình 

Thời đại tín học mà 

tự kẹt trong “vòng kim cô” ai  đó vẽ ! 



Giữa hiện thực  mênh mông mà con người lại nhỏ bé! 

Dù học vấn cao nhưng không có điểm tựa tinh thần 

Chỉ là phân biệt , so bì khi đòi hỏi công bằng 

Tất cả mong muốn dường như  là ảo tưởng! 



Học lại Đạo Đức học Phật giáo, thầm hân hưởng!  (1) 

“Sống cho trọn cái đời thường” khó lắm ai ơi 

Sống khéo để không cô độc, hụt hẳn, chơi vơi 

Sống thiện để tâm mình không dao động, thanh thản! 

Còn chấp trước, định kiến vì luôn còn tự mãn!



Mãi mãi khổ vì thật ra 

không có gì hoàn toàn trên đời, 

Lợi , hại, đúng, sai khi  biết 

sử dụng đúng  lúc, đúng thời 

Và tỉnh thức, tự giác, tự lực với tâm yêu thương mở rộng 

Mỗi dân tộc, tôn giáo đều có đặc thù truyền thống! 

Nhưng vẫn  chung nguyên tắc ….

 tôn trọng nhân cách bao dung, từ bi 

Làm thế nào thân, khẩu, ý phù hợp với lương tri 

Kính mời xem để sống đời thế tục mà không thẹn (2) 

Huệ Hương 


———————%%%%%—————%%%%%———-

(1) Theo Hòa Thượng Thích Minh Châu thì “đạo đức Phật giáo là nết sống đưa đến hạnh phúc và an lạc ngay trong đời này và đời sau. Đây chính là nết sống chứ không phải là lời dạy luân lý, hạnh kiểm cần phải theo một cách máy móc thụ động và nết sống ấy phải đem ra hành trì thực hiện, không phải để lễ bái cầu xin”

(2) Kinh Quán vô lương thọ chỉ rõ người có tâm Phật là người đại từ bi. "Từ là làm cho người ta lạc quan và bi là làm cho người ta thoát khỏi đau khổ". 

Từ bi kết hợp với nhau tạo thành nguyên tắc vì lợi ích chúng sinh mà hành động. Các nhà triết học gọi đó là chủ nghĩa vị tha

.——Nhà vật lý học vĩ đại Einstein tuy phủ định thánh thần nhưng vẫn cho rằng tôn giáo có khả năng nuôi dưỡng cái chân, thiện, mỹ cho bản thân loài người và khiến cho loài người có khả năng từ yêu cầu của chính bản thân mà giải phóng dục vọng và sư lo sợ. 

Trên ý nghĩa này, Einsteincho rằng: khoa học và tôn giáo đều có khả năng cải tạo thế giới, khoa học cung cấp kiến thức còn tôn giáo cung cấp đạo đức.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2011(Xem: 10438)
Khói mây liễu mộng, ngoại trần chơi Trăng nước hoa gương, gẫm lại cười Nhân ái đề huề, sao tỏ rạng...
21/02/2011(Xem: 12444)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vời mà mùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
21/02/2011(Xem: 12091)
cánh rất mỏng chim đường bay rồi chẳng tới bởi mù sa hớt hải đuổi bên chân
19/02/2011(Xem: 17609)
Hết lòng trân quí và ghi nhớ ân đức sâu dầy của sư Sán Nhiên đã biên soạn và hiệu đính tập sách này, cũng như đã hoan hỷ cho phép Hội Thiện Đức ấn tống nhằm góp phần vào công cuộc hoằng hóa Phật pháp đem đến lợi lạc cho nhiều người. Hội Thiện Đức xin biết ơn sự ủng hộ tinh thần và tán thán sự phát tâm đóng góp tịnh tài của quý Phật tử và ân nhân cho công trình ấn tống này. Xin tri ân chị Thân Thục & anh Thân Phúc đánh máy tập sách; anh Thân Hòa trình bày sách bao gồm thiết kế bìa sách; anh Chúc Giới, anh Thiện Tánh, cùng anh Chúc Tùng cung cấp tài liệu và hình ảnh; Tâm Hân Huệ thỉnh ý sư Sán Nhiên; chị Tâm Thiện, chị Chơn Hạnh Bạch, chị Diệu Âm, Thân Hồng, cùng anh chị Lê Lộc (Lancaster, PA) phụ giúp sổ sách, liên lạc, và kêu gọi cho quỹ ấn tống.
19/02/2011(Xem: 11798)
Lá xanh cõng nắng sang mùa Phất phơ sương khói hiên chùa gọi nhau Làm thơ, hoa cỏ chụm đầu...
13/02/2011(Xem: 40644)
Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa Vội vàng sum họp vội chia xa. Vội ăn, vội nói rồi vội thở Vội hưởng thụ mau để vội già.
06/02/2011(Xem: 9432)
Đường của thơ là đầm đìa cát bụi Vùi nắng mưa sấm chớp bão bùng Và khơi mở dòng đời từ vô thủy...
02/02/2011(Xem: 7998)
"Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông." Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều. Người xưa vắng bóng, chỉ thấy cảnh cũ hoa đào cười trước gió đông ngày xuân. Đó cũng chính là cảnh của Thôi Hộ trong bài thơ dưới đây.
02/02/2011(Xem: 9177)
1) Đối với các Thiền Sư thời Lý-Trần, sự ứng dụng tâm thức tu hành với những giáo lý Đức Phật truyền dạy là một. Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới, Đức Phật khai thị về không gian: "Mười phương thế giới đồng nhất thể." Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật mở bày ý niệm về thời gian: "Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vi lai tâm bất khả đắc."
02/02/2011(Xem: 10030)
Sự hiện hữu đột biến phản diện của một đóa mai đã đánh lay tâm thức của người đọc một cách bất ngờ, tạo ra một mối nghi tình cho hành giả, trong hai câu song thất kết thúc của bài kệ, mà thiền sư Mãn Giác đã trao cho những người đi sau, nhân lúc cáo bệnh thị chúng của ngài, chúng vẫn còn tiếp tục chảy không biết bao nhiêu bút mực để nói về sự hiện hữu của chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]