Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm về Tâm chân thật (thơ)

05/06/202406:54(Xem: 2531)
Tìm về Tâm chân thật (thơ)


ngoi thien 2

Tìm về Tâm chân thật! 


 

Con người là sinh vật sống bằng cảm xúc! 

Dù rằng lý trí đến đâu, 

vẫn trải qua cảm giác đau buồn 

Tuỳ căn cơ, người  thì vượt rất nhanh, 

nhưng có kẻ lại đắm chìm luôn 

Nếu không được thỏa mãn trong cảm giác

 được vỗ về, được thông cảm! 

 

Phải chăng chính “ sự kỳ vọng” làm mốc nền tảng! 

Nên bấu víu vào ai đó để được  thở than 

Hoặc khi tiếp xúc xã hội,

bị ảnh hường bởi hình mẫu chung quanh 

Tự huyễn hoặc bản thân, 

không thể tìm về Tâm chân thật! 

 

Tất cả mọi sự vật hiện hữu, 

trên cuộc đời này đều có hai mặt!

Đối nghịch nhau nhưng tồn tại trong nhau

Đừng mong  cầu được ghi nhận, 

và cứ thế bám rễ sâu ….

Sẽ trở nên tham ái, 

cố thủ giữ gìn khi đạt  điều như ý! 

 

Có biết đâu khi cái nhìn  không còn phân biệt, 

chỉ còn thương yêu và trân quý!

Cuộc đời không dài, chỉ cần gạt bỏ mọi bất an,

Chớ để rơi vào trạng thái thất vọng, tiêu tan 

Khi cứ mãi lay hoay đi tìm một “điểm tựa” 

 

“Hãy tự hiểu mình, quay vào bên trong “ nên tự hứa!  (1) 

Vì ai, người đều chứa khuynh hướng tiêu cực ẩn tàng 

Bạn ơi, trải nghiệm thực tế trong cuộc sống cách nhẹ nhàng 

Tâm chân thật không xuất hiện khi 

sự khen ngợi, tán thành với  mức độ không lành mạnh! 

Sẽ gây tổn hại nếu kiêu ngạo  hình thành ma mãnh!  (2) 

Tác động như con dao hai lưỡi, 

khi vượt qua tự tin giới hạn! (3) 

 

 Huệ Hương 


————————————————————-

 (1)Phương  châm sống của Triết gia cổ đại Hy Lạp, Socrate là “Hãy tự hiểu mình”. 

(2) Jorge Luis Borges từng nói: “Bất cứ cuộc đời nào, dù dài lâu hay phức tạp ra sao, thực chất chỉ bao gồm một khoảnh khắc duy nhất - khoảnh khắc khi con người cuối cùng hiểu được mình thực sự là ai”

(3) Sự tự tin thường dựa trên những thành công và bài học mà con người học được trong quá trình trưởng thành. Trong khi đó, sự kiêu ngạo dựa trên những thành tích, kiến thức và tư duy ở mức độ tuyệt vời và tự cao.

Nói một cách dễ hiểu hơn là trong khi tự tin chỉ thể hiện những giá trị, phẩm chất tốt đẹp, kỹ năng và thành tích của con người một cách tự nhiên và không làm ảnh hưởng đến sự tôn trọng của người khác. Thì sự kiêu ngạo đã vượt qua mức giới hạn của sự tự tin, khi mà người ta tôn trọng bản thân quá nhiều và đôi khi quá coi thường người khác.

 
*******


Im lặng & Tranh luận.

Đôi khi sự im lặng, 

còn có sức mạnh to lớn hơn cả lời nói!

Là chìa khoá giúp  thay đổi cuộc đời mình.

Là tiếng chuông chùa đã lặng, 

 mà tiếng ngân vang khuấy động tâm linh(1) 

Im lặng đúng Chánh pháp là im lặng sấm sét ! 

Trở về lời dạy Đức Phật, kinh đã ghi chép (2) 

Ngụ ngôn còn dạy 

“ Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy “ 

Vì lời nói biểu hiện  tiếng lòng, ký hiệu của tư duy 

Và bạn ơi, người vĩ đại,  thông minh 

cũng không miệt thị công kích! 

Tranh  luận điều gì 

chỉ tập trung sự việc mang đến điều hữu ích!  (3) 

“Người khôn nói ít, tĩnh lặng thuận tự nhiên”(4) 

Cũng như Khổng Tử đã dạy Nhan Uyên (5) 

Mời bạn cùng tôi …

“ Nhẫn là tu tâm, Im lặng là tu dưỡng 

Bao dung là trí tuệ, Buông bỏ là có được” 

Có phải nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, 

chớ nói điều khó nghe ngang ngược ! 

Giữa thời đại hiện tại, nói nhiều thì lỗi nhiều 

Kín đáo chớ để sơ hở như lời La Bruyere (6) 

Giá trị Im lặng còn giúp 

lắng nghe, mở rộng phạm vi kiến thức! 

Nào cùng Hàn Mạc Tử, lặng im để thưởng thức !(7) 

 Huệ Hương 

—————————-%%%%%%%%%————————-

(1) Basho “ Chuông chùa đã lặng mà  tiếng ngân còn vang khắp đồi hoa “

(2) “Nếu con biết một chuyện có hại , không đúng sự thật, con đừng nói 

Nếu con biết một chuyện có ích, nhưng không đúng sự thật, con đừng nói 

Nếu con biết một chuyện có ích, đúng sự thật, nhưng hãy đợi đúng thời điểm, mới nói “ 

(3) Eleanor Roosevelt (Mỹ): "Người vĩ đại bàn luận về các ý tưởng, người bình thường bàn luận về các sự kiện, người nhỏ nhen bàn luận về con người".

(4) Lời Lão Tử 

(5) Khổng Tử một lần dạy cho đồ đệ Nhan Uyên “ Chơi với mọi người mà muốn suốt đời không lo sợ chỉ có một phương cách là “ BIẾT CHỌN LỜI RỒI MỚI NÓI“ 

Chớ  “Đa ngôn, đa quá “ ( nói nhiều thì lỗi càng nhiêu) 

(6) La Bruyere “ Hãy suy nghĩ kỹ những điều sắp nói, nhưng đừng nói tất cả điều ta nghĩ“ “ 

(7) “Hãy lặng thinh đi chớ nói nhiều 

Để nghe tiếng đáy nước  hò reo 

Để nghe tơ liễu rung theo gió 

Và để xem trời giảng nghĩa thương yêu”  

Hàn Mạc Tử 


*****




Cát bụi ven đường.


Mượn ý từ câu thơ của Vũ Hoàng Chương 

( Ta van cát bụi ven đường 

Dù thương , dù ghét đừng vương gót hài ) 



Đời người như hạt bụi bay theo gió cuốn. 

Có khi về với  lá,  đến đi theo khói sương 

Tùy cảnh giới nghiệp quả, luật vô thường 

Nào ai biết tương lai ngày mai ra sao được! 

Phật dạy “nếu được làm người thật là đại phước”

Đừng để một đời  chỉ ngủ say, đến lúc thiên thu !

Bao điều chưa tu tập, mới hay …

mãi mãi vẫn phàm phu!

Đừng quên nẻo thiện đang chờ

  khi mải mê tìm hoan lạc,! 

Hãy suy nghĩ bằng trái tim 

của người chuẩn bị sẵn sàng về bến giác ! 

Hãy học cách nhìn với con mắt người tu hành 

Hãy sống với niềm tin, 

chẳng lệ thuộc khen chê chung quanh 

Nhân quả bất tư nghì, 

nguyện không trầm luân mãi thân cát bụi ! 

Đừng thương, đừng ghét, đừng vì hư danh luồn cúi 

Đừng chê bai hay cười ai đâu biết ngày sau 

Một mai ra đi  nằm xuống như nhau

Trong thế giới giả tạm này, 

cần đặc biệt thận trọng về sự tự phụ! 

Một thử thách đòi hỏi cho mỗi ai xắn tay phục vụ! 

Lúa trổ đầy bông nặng hạt luôn cúi đầu, 

nên học cách khiêm nhu …..

Huệ Hương 






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/02/2021(Xem: 20146)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
01/02/2021(Xem: 6908)
Hãy khéo luyện lòng mình luôn quảng đại Để những điều chướng ngại được dung thông Khổ đau buồn tức để chi trong lòng Sống tốt đẹp bằng trái tim rộng mở
01/02/2021(Xem: 7898)
Chữ “chùa” thường dễ khiến người ta liên tưởng đến những… chữ khác như kinh-kệ-chuông-mõ-sư-sãi…Xa hơn, có thể gợi nhớ đến chữ… thơ (vì, tu sĩ và thi sĩ vốn là bằng hữu, trong truyền t
01/02/2021(Xem: 9519)
Vào năm 1990, một nhà sư trẻ đến thị xã Lagi – Bình Thuận, dừng bước bên con suối Đó vắng vẻ, cảnh quan đơn sơ, mộc mạc, cách xa trung tâm Lagi. Con suối có cái tên hơi lạ, tên nguyên sơ là suối Đá do chảy qua nhiều tảng đá to, sau này khi người Quảng đến định cư, đọc chệch thành “suối Đó”. Vị sư trẻ dựng một thảo am bên cạnh con suối, cao hứng đặt tên thảo am là chùa Đây, tạo thành một cái tên hay hay và lạ mà du khách đến một lần không thể nào quên “suối Đó – chùa Đây”. Sau này, thảo am nhỏ được trùng tu dần thành một ngôi chùa trang nghiêm và tĩnh lặng với cái tên mang lại cho người ta cảm giác an nhiên tự tại khi nhắc đến như hôm nay – chùa Thanh Trang Lan Nhã.
01/02/2021(Xem: 10548)
Ngôi chùa nhỏ với không gian yên tĩnh nằm bên dòng suối Đó giáp ranh giữa xã Tân Phước và phường Tân An, thị xã La Gi có cái tên rất thanh vắng, tịch mịch “Thanh trang lan nhã” . Chùa do một vị Đại đức tuổi trung niên làm trụ trì, nhà sư Thích Tấn Tuệ. Sư Tấn Tuệ tên thật là Đinh Văn Thành (SN 1960), quê ở làng Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông quy y từ lúc còn nhỏ được đào tạo học hành chu đáo, đi lại nhiều nơi nên kiến thức sâu rộng.
01/02/2021(Xem: 6122)
Không biết tự bao giờ, em đã đến giữa trần gian này, khiến cho mặt đất ngất say trong cơn rung động choáng váng. Em đến như suối mát giữa lòng sa mạc khô khốc, làm hồi sinh cho kẻ lữ hành cô độc, sống trườn qua cơn gió xoáy ác liệt giữa hư không. Em đến như đóa hồng ngát hương trong nắng sớm, như bông trang thùy mị, nhẹ vờn trong tha thiết âm thầm, như vầng trăng rằm lung linh trên hồ biếc, như giọt sương vi diệu tẩm ướt đượm nhuần lá cỏ, như mây trời bữa nọ, như dòng sông chở ráng đỏ hoàng hôn về gieo mộng mị bồng bềnh, đẫm hương tóc em trôi.
01/02/2021(Xem: 11564)
Nói thiệt lòng, tâm trạng của tôi mấy ngày qua vô cùng... bất ổn, tinh thần có chiều xuống dốc, phần vì "thử thể bất an", phần vì chuyện đời có nhiều đột biến vào năm cùng tháng tận, đã bình thản đương đầu đối chọi bằng các phương pháp tu niệm hành trì, giữ niềm tin vững chãi, liên tục ra vào các chốn già lam để lễ Phật bái Tăng, tác nghiệp thi văn... nên chế ngự được nhiều chướng duyên nghịch cảnh, nhưng nghiệp duyên quá khứ vẫn còn đầy dãy, vẫn đến đó, vẫy tay cười chào như chế giễu, thử thách...
30/01/2021(Xem: 7324)
CHÚC lời hạnh phúc khắp gần xa MỪNG vạn niềm vui đến mọi nhà. NĂM - mỗi năm tròn duyên phước nghiệp MỚI từ tâm thức nở ngàn hoa.
30/01/2021(Xem: 7427)
Chiều cuối năm chuông vọng Ngân xa gửi tâm tình Dỗ dành duyên lận đận Vuốt ve vận không lành
28/01/2021(Xem: 5535)
Ơn mưa, cho mình nước Ơn nắng, lửa mặt trời. Cá chép kia khéo vượt Cửa Vũ, RỒNG về ngôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]