Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học mãi trong đời!

27/05/202407:37(Xem: 2854)
Học mãi trong đời!




hoa dep

Học mãi trong đời! 



Kính bạch Thầy, vào hoàn cảnh hiện tại này nếu viết một bài để chia sẻ quan điểm mình về một vấn đề đang nóng sốt trên mạng xã hội truyền thông là người không có trí tuệ nên có lẽ nói ít , nghe nhiều và im lặng như Chánh pháp là phương cách tốt nhất . ...




Ngôn ngữ Việt, chữ “Mùa” tự thân rất huyền ảo 

Mô tả được chiều dài, rộng, sâu của thời gian 

Nào mùa gặt, mùa thi, 

mùa nhãn, mùa mưa, mùa nắng khô khan 

Ôi đứng cạnh bên chữ Mùa, 

có đôi khi ước lệ nhưng rất độc đáo! 

Thời đại công nghệ, sống xa thiên nhiên, 

tiếp xúc nhiều trên mạng ảo ! 

Trong phòng kính với không khí đã điều hoà 

Cần gì biết đến mùa nào đã vào độ giao thoa 

Và cái quãng “nửa mùa” của kiếp nhân sinh, 

dù chịu nhiều đau đớn nhưng mấy ai biết sợ ! 

Vì mang đến nhiều cảm động sâu sắc đáng nhớ ! 

Hết rồi những nông nổi ngông nghênh của đầu mùa, 

Cũng chưa nếm cái xơ xác mệt mỏi của cuối mùa,

Nó quyến rũ khi nhìn lạ bằng tư duy chiêm nghiệm 

Tuyệt đối  không được ẩn mình dưới dạng phản biện (1) 

Sẽ mang tiếng nửa mùa khi thái độ nước đôi, ăn theo 

Đeo bám một sự kiện, 

phát ngôn tiêu cực, phán đoán lại nghèo!

Suy ngẫm tự vấn lại 

bất cứ vấn đề nào cũng cần học theo lời dạy của Phật (2) 

Đừng biện minh vì  nửa mùa,

nên gặp  phải dây dưa phiền phức.! 

 Huệ Hương 

—————-%%%%%%—————

(1)Phản  biện xã hội không phải là sự chửi mắng, phá phách lộn nhào tất cả mà là những đóng góp thiết thực, nghiêm túc, giàu hàm lượng tri thức, làm tăng khả năng cải tạo thực tại theo hướng tốt đẹp hơn. 

(2) Thiên nhân hỏi Phật: 

Thanh kiếm nào sắc bén nhất? 

Chất độc nào tàn hại nhất? 

Ngọn lửa nào dữ dội nhất? 

Bóng đêm nào đen tối nhất?”

Đức Phật trả lời:

“Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất.

Dục vọng là chất độc tàn hại nhất.

Đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất.

Vô minh là bóng đêm đen tối nhất”.

 
***



Tản mạn về Hiểu và Biết! 

Đừng nghĩ mình quá thông minh, 

về một loại trải nghiệm nào đó ! 

Thật ra để  xác quyết một  nhận thức, 

có 4 cấp độ phải đi qua (1) 

Mỗi người có riêng 

thang tiêu chuẩn cho mình đấy mà 

Để có thể tự hào, 

mình đạt bao nhiêu  phần trăm thành thạo ! 

Cũng đừng vội cho rằng bạn thực sự “hiểu” thấu đáo 

Khi phán xét hành vi ai đó trong tình huống bất ngờ 

Sẽ ngộ nhận khi chưa rõ nguồn cội, căn cơ 

Hiểu và Biết rất khác nhau về triết lý sống ! 

Mỗi một câu châm ngôn, 

cần thực hành theo kỷ năng chủ động!

Đừng vội cho mình đã hiểu 

khi chỉ biết mà chưa làm,

Dù biết nhiều phương pháp 

nhưng không hiểu rõ ngọn ngành 

Nhất là trong thế giới công nghệ, 

đừng chỉ nghe nói thôi mà chưa trải nghiệm 

Tiêu chuẩn giải quyết tốt nhất …là đã từng thực hiện! 

Nếu cứ bình luận mọi thứ bằng con mắt chủ quan

Thì đúng vào hoàn cảnh thực tại 

mọi thứ sẽ không chính xác hoàn toàn.

Do vậy: “Đừng kết oán với tiểu nhân, 

không nịnh bợ quân tử”!

Giữa hiểu và biết, lằn ranh cần khi hữu sự ! 

Huệ Hương 

—————————%%%%%%—————-

((1) - Chưa biết gì về nó - Đã biết về nó thông qua đọc, nghe— Đã hiểu, đã làm qua, hoặc đã trải nghiệm nó—-Đã đọc và thực hành nhiều về nó dẫn đến thành thạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/09/2016(Xem: 20785)
Vào năm 2003 khi thảo Vạn Hữu Trường Ca được nửa chừng, bèn nghĩ có lẽ dừng lại để sau này sẽ tiếp để đi vào Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trước, và mọi thể dạng mang sắc thái tình tự, dân tộc, quê hương, nhân sinh, mọi ngõ ngách cuộc đời và nhân thế, các sự kiện diễn ra, nghe tiếng kêu đồng loại,... đã hơn 34 năm qua, dĩ nhiên là văn vần, còn văn xuôi thì ít bởi ít khả năng vốn liếng thiên tư. Đến nay đã gần 1,700 bài khác nhau (một ngàn bảy trăm). Hai tuần trước chợt nhớ Vạn Hữu Trường Ca còn dang dở, dành vài ngày đi nốt và hoàn tất.
03/09/2016(Xem: 11326)
Một buổi sáng tinh khôi, Hoa lá hái trên đồi, Bà lão thong dong bước, Tâm lặng miệng mỉm cười
03/09/2016(Xem: 8640)
Biển ô nhiễm dân tôi tìm đất sống Thảm cảnh này quặn thắt tận tim gan Phá môi trường đến cả sự bình an Bao khốn khổ bao cảnh đời đói khát.
03/09/2016(Xem: 8498)
Quê hương muôn đời mãi nhớ thương Tiền nhân dựng nước đổ máu xương Ơn nước đời đời xin đáp trả Tình người sâu đậm đẹp ngàn phương
01/09/2016(Xem: 8978)
Giả dạng làm sư che mắt người Xin tiền bá tánh hưởng thụ đời Nghiệp báo muôn trùng sao trả hết Địa ngục đang chờ khắp mọi nơi
01/09/2016(Xem: 8209)
Niết Bàn chẳng có ở cõi trên Đừng cầu van vái mãi mong lên Mò trăng dưới nước thêm mệt xác Tuỳ duyên mà sống đạo còn hơn
31/08/2016(Xem: 8371)
Đời ta có một quê hương Quê hương nội tại dễ thương vô cùng Nhiều năm mà vẫn lạnh lùng Bây chừ nhớ lại lòng mừng như điên
30/08/2016(Xem: 12402)
Tứ phương hội lại một nhà, Nghe lời giáo huấn bao la Quý Thầy. Bóng hình Sư Trưởng đâu đây, Chúng con giới tử, hôm nay tựu về.
30/08/2016(Xem: 9511)
Cali mát lạnh gió hiu hiu Tôi đến thăm anh một buổi chiều Tình xưa nghĩa đậm chùa mái cũ Kinh kệ tháng ngày lập trí siêu
29/08/2016(Xem: 9533)
Cuộc đời bèo dạt mây trôi Trước đây trưởng giả đêm rồi trắng tay Đồng tiền ta kiếm bằng tay Bằng sức lao động chẳng ai phàn nàn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]