Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự bảo vệ mình bằng Kham Nhẫn.

17/04/202416:32(Xem: 3616)
Tự bảo vệ mình bằng Kham Nhẫn.


vu dam dao

Tự bảo vệ mình bằng Kham Nhẫn.




Xứ Úc hiền hoà nay xảy ra quá nhiều xô xát ! 

Hành vi đâm chém (stabbing ) 

có thể do phẫn nộ ẩn giấu bên trong 

Học lại bài kinh “Ví dụ cái cưa “ mới cảm thông (1) 

Vì lòng từ bi, Đức thế Tôn đã giáo giới ! 

Ôi, từ ngàn xưa đến nay, điều này không mới 

Nhẫn nhục luôn nằm trong Ba La Mật hàng đầu 

Là lá chắn giúp phòng vệ 

trước các hậu quả do hạt giống sân ẩn sâu 

Còn giúp ta rèn luyện sự bền bỉ, 

không bỏ cuộc trước các nghịch cảnh! 

Vì tất cả thành công đều trải qua 

vô số thất bại khó tránh ! 

Hãy cẩn thận với từng ý nghĩ phát sinh 

Nó là mầm mống 

cho ngôn ngữ điêu ngoa, hành vi vô minh 

Ôi có phải một xã hội hiện đại văn minh 

càng  đòi hỏi tính mọi người kham nhẫn

Vì đây  là đức tính của lối sống có đạo đức nhân bản! 


Huệ Hương 

————————————————

(1) Trung bộ kinh 1- phẩm 21 - Kinh Ví dụ cái cưa (P. Kakacūpama Sutta) 

Đức Phật dạy rằng trong giao tế và ứng xử, dù trong tình huống nào, hành giả phải chế ngự khẩu nghiệp, vượt qua trạng thái bị xúc phạm, chuyển hoá lòng sân, phát ngôn bằng lời từ bi và tha thứ, không để lòng sân cưa nát mình.

 

 



Thần thông, phép lạ có thật? 



Có phải thần thông chỉ đơn giản, 

khi được nghe, được thấy? 

Vốn tự sẵn có trong mỗi con người 

Được cảm nhận quanh mình sự ấm áp, vui tươi 

Được nuôi dưỡng trong tâm hồn, 

đến ngày nằm gọn trong vài tấc đất !



Thần thông rất đơn giản, 

được luôn luôn an giấc !

Hằng đêm ngáy o, o mặc những thị phi

Thanh thản tự do, 

dù nhu cầu ngày một giảm đi 

 Tự nhiên thanh tịnh 

mà không cần bên ngoài hỗ trợ! 



Thần thông có thật, nên chẳng bao giờ hãi sợ !

Không rèn luyện, càng không loay hoay kiếm tìm 

Chỉ nhặt rác vườn tâm, mọi áp lực dừng im

Hơn thế nữa, pháp lạ thần thông chỉ đến 

khi có chuẩn bị với sự cẩn trọng ! 

Mà kinh nghiệm, trải nghiệm 

giúp  ích nhiều  cho cuộc sống! 



Đôi khi hoá giải bi kịch 

với những mẹo vặt cỏn con, 

Khơi gợi dũng cảm xử trí nhanh hơn 

Phép lạ  không hiếm, nếu

khi mơ gì vẫn có thể thực hiện được !

Thì ra, 

“Mọi hiện hữu đều tuỳ thuộc vào chữ PHƯỚC” 



Và thần thông, phép lạ đều do nghiệp lực ấy mà 

Đến một lúc, 

phải chấp nhận dừng mọi hành động ác tà 

Kẻo mất thần thông, mất kiểm soát,  hỗn loạn ! 

Thần thông, phép lạ có thật 

khi lời nói hành động không vượt qua giới hạn !



Huệ Hương








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/02/2019(Xem: 8978)
Hai nhà buôn thuở xa xưa Vẫn thường liên lạc thư từ với nhau Ông già thành thị rất giàu Ở Ba La Nại từ lâu đời rồi Chàng kia ở phía xa xôi Nơi làng biên giới ít người ghé đây,
25/02/2019(Xem: 8456)
Được hành hương lần đầu thăm Mién Điện Mãnh đất vàng thần bí lại diệu kỳ Ngàn bảo tháp ngàn bất khả tư nghì Mỗi cảnh quan biểu hiện niềm tin bất diệt Tả làm sao lòng toàn dân nhiệt huyết Đá quý trân châu vàng khối cúng dường Bậc Đại Giác Đại Hùng triệu tiếc thương Một lần ban phát hai thương nhân ....Xá lợi Tóc Ngoài Shwedagon ...nhiều hiền nhân .... pháp học
25/02/2019(Xem: 7345)
Một góc trời lặng lẽ Âm thầm giữa vì sao Sáu mươi lăm năm thấm Giữa ánh đạo hôm nào. Sáng dậy sờ mái tóc Đầu vẫn cạo như xưa
24/02/2019(Xem: 11885)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
24/02/2019(Xem: 12610)
Có một lời dạy của Đức Phật đã ngấm vào dòng chảy của tâm thức dân tộc mình… Đó là ý thức về vô thường, về khổ. Bởi vậy, thơ Việt Nam kể chuyện buồn nhiều hơn vui, lo lắng nhiều hơn an bình, gập ghềnh nhiều hơn bằng phẳng… Ngay từ trang đầu Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du (1766–1820) đã viết: …Trải qua một cuộc bể dâu. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
21/02/2019(Xem: 7454)
Đây lời Phật dạy lâu rồi: "Ta xem chức tước, thứ ngôi trên đời Của hàng vua chúa mọi thời Hay là của kẻ khắp nơi cầm quyền
21/02/2019(Xem: 6993)
Ngày xưa ở một ngôi làng Nhiều người có của giàu sang vô cùng Ông kia giàu nhất trong vùng Có nhiều vàng bạc chứa trong nhà mình.
18/02/2019(Xem: 7033)
Lệ rơi rơi...hỏi thầm ...mừng hay tủi ? Nghiên cứu kịp không ...sách quý xếp hàng . Mỗi tác phẩm ...tuyệt diệu khó luận bàn Nguyện còn thời gian .....một lần thông duyệt
18/02/2019(Xem: 10796)
Ngàn năm mây núi xa xăm Sương mờ bao phủ trăng rằm chiếu soi Người Xưa trên đỉnh mây trôi Khách thiền lặng lẽ giữa đồi ai qua?
14/02/2019(Xem: 6257)
Em từng hỏi ...." Có thể nào chuyển đổi " Tĩnh lặng an nhiên ....dẹp bỏ điên cuồng Ngày luôn vướng mắc hốt hoảng ...nắm , buông? Xin khuyên ....tạm thực hành tu ngũ giới
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]