Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tường thuật nhanh buổi pháp đàm “ Tuổi trẻ tu Tịnh Độ “ do ban Truyền bá Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu trực tiếp trên Zoom online tối 4/4/2024.

08/04/202417:55(Xem: 2007)
Tường thuật nhanh buổi pháp đàm “ Tuổi trẻ tu Tịnh Độ “ do ban Truyền bá Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu trực tiếp trên Zoom online tối 4/4/2024.



tt hanh tan-8

Tường thuật nhanh buổi pháp đàm “ Tuổi trẻ tu Tịnh Độ “ do ban Truyền bá Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu trực tiếp trên Zoom online tối 4/4/2024.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Giảng Sư TT Thích Hạnh Tấn kiêm chủ nhiệm ban truyền bá giáo lý Phật Pháp Âu Châu

Kính bạch Chư tôn Đức Tăng, Ni hiện diện trong buổi pháp đàm

Kính thưa MC Thiện Mỹ cùng quý đạo hữu tham dự

 

Con đã học được từ đâu đó rằng “ ở đời vui đạo" phải dựa trên nền tảng 4 chữ: "hiện tại lạc trú" hay "hiện pháp lạc trú", tức là cách vun trồng hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại và tại đây.

 

Quả thật hạnh phúc  tuyệt vời cho những ai có cơ duyên được nghe buổi pháp đàm hôm nay (nhất là con)  , vì sau hai giờ đồng hồ với chủ đề của buổi pháp đàm dành cho tuổi trẻ nhưng theo thiển ý của con lại rất thích hợp với mọi căn cơ của người học Phật .

 

Có lẽ nhờ những câu hỏi quá thông minh của MC duyên đáng Thiện Mỹ và những câu hỏi đến từ các đạo hữu Thị Thiện, Từ Đường, Quảng Lạc, Nguyên Phước, và Quảng Thiện Mỹ đã được Giảng Sư giải đáp quá sâu sắc và thêm vào những trải nghiệm với chi tiết thí dụ rõ ràng đem lại rất nhiều lợi lạc cho người nghe pháp.

 

Kính chân thành trân trọng tán dương Ban Truyền Bá Giáo lý Phật Pháp Âu Châu .

 

t “Vừa  sau khi thính chúng cùng TT Giảng Sư niệm Phật và 4 câu khai kinh

Pháp Phật vi diệu rất sâu vô lượng

Trăm nghìn muôn ức kiếp khó gặp

Con nay thấy nghe được thọ trì

Nguyện hiểu nghĩa chân thật của Như Lai”

Buổi pháp đàm “Tuổi trẻ tu Tịnh Độ” đã bắt đầu chương trình với lời giới thiệu của MC Thiện Mỹ về TT Giảng Sư Thích Hạnh Tấn, được biết  từ 2019 Ngài đã đảm nhiệm chức Tổng Vụ Trưởng hệ Thanh Thiếu Niên trong ban Hoằng Pháp Âu Châu và gần đây nhất là chức vụ Thư Ký Hội đồng Hoằng Pháp Âu Châu

 

Con cũng được biết đây là lần thứ bảy, Thượng Toạ Chủ nhiệm  đã xuất hiện trên chương trình Zoom online.

 

-Và MC Thiện Mỹ đã có câu hỏi thứ nhất:

 

“Kính bạch Thầy, qua nhiều buổi học về Tịnh Độ chúng con được biết có hai cách hiểu về Tịnh Độ , một là cõi Cực Lạc Tây Phương với 10 muôn ức dậm về phía Tây và cách nhìn thứ hai thì Tịnh độ nhân gian trong cõi Tâm mình. Kính xin Thầy giảng cho chúng con nghe “ Ý NGHĨA VỀ TỊNH ĐỘ “

 

Đáp : Tịnh Độ mang ý nghĩa vừa là Tâm vừa là Cảnh. Vì sao vậy ?

 

Vì nếu gọi là CẢNH  thì đó là định nghĩa của một cảnh giới Cực Lạc có hình tướng, có âm thanh , có tướng

 

Nhưng nếu gọi là Tâm thì Tịnh Độ là nơi mà ảnh xuất hiện trong tâm

 

Và cũng có thể nói Tịnh Độ cũng không phải là Tâm và cũng không phải là Cảnh và đó là Tịnh Độ đối với tuổi trẻ ngày nay vì sao vậy vì chúng ta thường đánh giá nhẹ sự tiếp nhận của giới trẻ ( qua tiếp xúc với multimedia, social media , game online, Internet chúng đã nhận biết giữ tâm và cảnh rất rõ ràng ) và do đó trong tâm trí chúng đã xuất hiện một nhân cách ( profile).

 

Do đó sự liên hệ giữa Tâm và Cảnh đã có trong ý thức chúng. Ta không nên xem thường ý thức của các em

 

-Câu hỏi thứ hai của MC Thiện Mỹ : Chúng con đã học Tịnh Độ Tây Phương của Đức Phật A Di Đà, cõi Tịnh Độ Đông Phương của Đức Phật Dược Sư và cõi Tịnh Độ Bất Động ( Diệu Hỷ) của Ngài A Súc Bệ . Vậy cõi Tịnh Độ nào thích hợp cho giới trẻ?

 

Đáp: Chỉ  có cõi Tịnh Độ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là thích hợp nhất, tạm thời tuy nói vậy cho giới trẻ nhưng thật ra thích hợp cho mọi lứa tuổi vì cái quan trọng nhất là phái phát triển  lòng vị tha có nghĩa là xã hội là nơi mà một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác với nhau một cách thường xuyên, có chung lãnh thổ không gian và thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối do vậy phải tập cho các em một tấm lòng mở rộng.


tt hanh tan-4tt hanh tan-6

 

-Câu hỏi thứ ba/ MC Thiện Mỹ : Ngày nay các em có còn tin vào tha lực một vị giáo chủ nào không  ? Thí dụ Chúa Giê Su, Phật A Di Đà ?

 

Đáp Hiện nay vấn đề là không phải đến chùa hay đi lễ nhà thờ là tin Đạo vì theo thống kê về Thiên Chúa Giáo có đến 60%-70% vẫn tin Chúa nhưng không đi nhà thờ , Giáo chủ của con người cần được hướng dẫn tâm linh. Việc tin vào tha lực một vị Giáo chủ không đúng với định nghĩa Phật, Pháp, Tăng khi quy y Tam Bảo và tại sao phải gọi là Bảo ( quý báu, bảo vật hiếm có)

 

*vì Phật là bậc giác ngộ các pháp sự , lý chân chánh viên mãn, nên gọi là Vô Thượng Giác , Chánh Đẳng Chánh Giác .

 

*Pháp  là tất cả sự vật trong vũ trụ. Còn chữ Pháp của Phật Pháp là chỉ cho giáo pháp thiện xảo  của Phật Đà căn cứ nơi chỗ giác ngộ như thật mà Đức Phật đã  giảng dạy cho chúng sanh trong thế gian.

 

*Tăng Bảo phải là những vị đã chứng từ Tu Đà Hoàn đến A Na Hàm , cũng có thể là một cư sĩ đã vào dòng Tư Đà Hoàn như Cư Sĩ Nữ Vi Sa Kha, Nam Cư sĩ Cấp  Cô Độc, bên Đại thừa có Ngài Duy Ma Cật và Hoàng Hậu Thắng Man.

 

Như vậy khi hiểu rồ thì các em sẽ không mất niềm tin. Và điều đặc biệt phải có thuần tam Bảo thì mới đến được cõi Tịnh Độ có nghĩa là Thuần Tam Bảo chỉ xuất hiện ở các cõi tịnh độ do đó ngay bây giờ nên để cho các em muốn thân cận được tam bảo thì phải có niềm tin về Phật , Pháp, Tăng chứ không nên đề cập sớm quá về vãng sanh

 

- Câu hỏi thứ tư / MC Thiện  Mỹ: “Như vậy Mục đích tu tập của giới trẻ có lệ thuộc vào sự trưởng thành chăng?

 

Đáp Chúng ta phải chấp nhận giải đoạn từ tuổi ấu niên đến thiếu niên phải có một sự gián đoạn vì khi đến tuổi 14-15 là các tố chất trưởng thành thay đổi, nếu không thì chúng sẽ trở nên cuồng tín và một người Phật tử không nên cuồng tín , mê tín mà phải có Chánh tín .

 

Cha mẹ cũng không nên ép buộc vì người Việt chúng ta ngày nay luôn nhắc đến vãng sanh dù rằng giới trẻ có cái nhìn khác với người Phật  tử trung niên, cao niên .

 

Thật ra khái niệm vãng sanh có từ thời Hoàng hậu Vi Đề Hy và sau này Tổ Huệ Viễn, mà  người trẻ thấy cái chết rất xa, nên ý nguyện vãng sanh chỉ là khái niệm mơ hồ trong tâm thức chúng .

 

Tuy nhiên tu theo tịnh độ vẫn thích hợp cho giới trẻ khi chúng ta biết huấn luyện tâm uế trược  của các em biến thành thanh tịnh trong sáng bằng cách thanh lọc tâm thì đã trả lời được câu hỏi mà Đức Phật đã đặt ra “ Ai đã vãng sanh- ai đang vãng sanh- ai sẽ vãng sanh ?”

 

Giảng sư đã phát triển khía cạnh phát Bồ đề tâm rất sâu sắc vì câu hỏi thứ tư của MC Thiện Mỹ rất thông minh và thích ứng với chủ đề tuổi trẻ theo đó “Làm sao cho các em tu tậpdduowcj cách  Phát Bồ Đề Tâm là căn bản cũng như niệm Phật A Di Đà không ngừng nghỉ trong tâm.

 

Giảng sư cũng nhắc đến sự hướng dẫn cho giới trẻ về pháp Hành mà bản thân người viết thấy rất cần cho mọi lứa tuổi đang tu Tịnh Độ, vì sao vậy ?

Theo giảng sư điều kiện để được vãng sanh dù ha sanh hạ phẩm nhưng trước nhất phải tự mình thiết lập một tịnh độ của riêng mình mà Chánh báo và y báo có được phải bằng sự tích lũy công đức qua A tăng kỳ kiếp.

 

Do vậy để hướng dẫn giới trẻ tu Tịnh Độ chúng ta không cần bắt các em niệm Phật thật nhiều mà chỉ cần cho các em hiểu rõ Phật Pháp thế nào là Ngũ giới và quy y Tam bảo, hiểu Tứ đế là đủ

 

Thầy Chủ nhiệm còn tiếp thêm thật ra nhiều khi chúng ta thường quá cực đoan và bám chấp nên thường tự cô lập mình vì chỉ nhớ Cực lạc Tây Phương mà quên Ta Bà Tịnh Độ của Đức Phật Thích Ca vì muốn XẢ (YỂM LY) phải biết Không Bám Chấp chứ không phải là Không Quan Tâm .

 

Phải công nhận đến đây MC Thiện Mỹ  đã hiểu rất nhanh và Cô xin TT nói thêm rộng phần này, nên  TT đã nhắc đến lời dạy của quý Chư tôn Đức từ lâu đã nhắc nhở và cũng rấtthisch hợp để ứng dụng vào tuổi trẻ. Đó là -1) Học mà không tu chỉ là cái đãi sách -2) Tu mà không học là tu mù

 

Câu 1 ở đây muốn nói các em có khuynh hướng tiếp xúc và hiểu rất nhanh nhưng LƯỜI khi đem ra ứng dụng ----Câu 2 vì không có khả năng để hiểu rõ Phật Pháp nên các em tinh tấn cách mê tín nên gọi là tu mù

 

Do vậy Giảng sư đề nghị phải tập luyện cho các em có  một thói quen bằng cách  có thể sau mỗi 15 phút học giáo lý chúng ta tìm một thú vui gì đó để giảm bớt căng thẳng

 

-Câu hỏi thứ năm /MC Thiện Mỹ : Như vậy chương trình sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử có cần theo một phương pháp, một format nào không?

 

Đáp : Ý tưởng của MC rất hay vì thường sau buổi lễ của các bác mới đến các em và vì thiếu nhân sự nên có thể bị lũng cũng nhất là tại Hải ngoại.

TT Giảng Sư đã nói đến trường hợp tại Đức năm 2000, Thầy Hạnh Hảo đã từng mở lớp dịch thuật , trì chú đại bi cho các em và các em được hướng dẫn cẩn thận nhưng sau đó lại nghiêng về tâm lý xã hội rất nhiều và hầu như không có Phật Pháp (niệm Phật, Pháp, Tăng) nhưng TT không cho biết đến nay có còn tiếp tục không mà chỉ thấy nói Việt Nam là có điều  kiện nhất vì thường tổ chức các trại hè tập tu cho thanh thiếu niên

Trở lại câu hỏi TT khuyến khích các chùa nên mở cửa lại cho GĐPT sớm sinh hoạt lại mạnh mẽ vì càng sớm tu tập thì các em sẽ phấn đấu nhanh hơn,

 

Theo thiển ý của con cả thính phòng rát đồng ý với vài điều gợi ý của Thầy như sau “Nếu may mắn  gặp được cha mẹ là Phật Tử thì con cái sẽ hưởng được Phước duyên học Phật, còn nếu bị cản trở ( cha mẹ không thích Phật Pháp) thì chỉ có những em với tinh thần hết sức phấn đấu sẽ tìm đến những người bạn thân cận hiêu biết Phật Pháp  nhưng có lẽ rất khó.

 

Câu hỏi thứ sáu / MC Thiện Mỹ :  Chúng ta thường có xu hướng chọn những gì mình thích và có thể mang lại lợi lạc thì như vậy đối với các em tu Tịnh Độ sẽ có lợi ích gì?

 

Đáp : Thật ra tu Tịnh Độ không chỉ có ích cho giới trẻ mà hầu như ai cũng được lợi lạc . Trước đây Thầy có chút suy tư về Mê tín trong đạo Phật khi thấy nhiều gia đình khuyến khích con trẻ nên lạy Phật và niệm Phật để cầu xin  Phật lực gia hộ khi có kỳ thi và để được bình an, nhấtb là cơn giận sẽ lắng dịu nhưng nay Thầy nghĩ lại ý tưởng này cũng rất đúng vì tạo cho các em một sự đồng cảm tương ưng giữa Tâm đứa trẻ và tình thương của Phật khiến trẻ sẽ ngoan hơn và sẽ đối xử với bạn bè tốt hơn và điều lợi ích nhất là các em được gần những bạn tốt và được vui chơi trong tình thân ái. Do vậy sẽ không bị khổ đau chi phối lắm.

 

Câu hỏi 7, 8/ MC Thiện Mỹ đều liên quan đến đạo tràng GĐPT tại chùa Linh Thứu nơi cô có đã dìu dắt các em Oanh Vũ , theo MC thì” Có cần được khuyến khích rất cẩn thận và phải chọn lọc thật kỷ khi các em tự mình tìm đến Đạo Phật mà không có  đạo tràng và khi đã hứng thú rồi thì khi gia nhập mà quá  độ mệt mỏi thì sự  tham gia đó sẽ có bất lợi gì không ?

 

Đáp : Với thời đại tân tiến công nghệ hiện nay việc tìm hiểu Đạo Phật hầu như dễ dàng vì có đủ loại ngôn ngữ để  kiếm tìm hầu hết trọn vẹn  cho Tam Tạng kinh điển, trong khi cách đây 30 năm phải vào thư viện nghiên cứu mà thôi và cũng rất ít. Cũng đừng nên quan ngại gì về sự mệt mỏi vì chính sự cố gắng thêm một chút sẽ giúp cho các em tập luyện được tánh tốt kiên trì.vã lại chúng phục hồi cơ thể rất nhanh.

 

Đến đây chương trình đã khai triển hơn một giờ 20 phút và MC khuyến khích các đạo hữu đặt những câu hỏi và trong khi chờ đợi MC tiếp tục hỏi thêm để không mất thì giờ

Câu hỏi thứ 9/MC Thiện Mỹ : Làm sao dạy các em “hằng thanh tịnh“ hơn ?

 

Đáp: Khi Tâm càng cao thượng trong sáng thì Cảnh sẽ trở nên tốt đẹp hơn, bằng chứng khi tâm mình u uất (bị dè nặng ) thì nhìn chung quanh đâu cũng thấy thê thảm,vậy nên  hãy tập cho các em T âm cần có nhiều thiện niệm, mà thiện niệm chỉ đến khi các em biết phân biệt đâu là thiện, đâu là  ác. Nhất là  

khi có tánh thiện thì người sẽ thoải mái, nhẹ nhàng và người chung quanh sẽ hài lòng .

 

Và bây giờ  các đạo hữu đã lần lượt nêu câu hỏi, đầu tiên là bác Thị Thiện

 

Hỏi : Con  rất đồng ý và tri ân những điều được giảng dạy của Thầy, nhưng khi các con của con  khi lớn  lên chúng lại lãng quên tu tập dù rằng khi còn nhỏ chúng sinh hoạt rất đều đặn . Có cách nào để lôi kéo chúng lại?

 

Đáp: Như đã nói ở trên khi trẻ đến tuổi thanh thiếu niên chúng có những ý nghĩ khác với cha mẹ rất nhiều và dù cho cha mẹ muốn con đi theo một hướng này nhưng chúng sẽ không thích, Có thể tạm dùng những phương tiện thiện xảo như thời Đức Phật bằng cách dùng TIỀN thuê đến chùa hầu có cơ hội gặp bạn tốt, hay dùng lý do cha mẹ bận quá con đi thay giùm.

 

Câu hỏi của Đạo hữu Từ Đường:” Gia đình con là Phật Tử, thuở nhỏ các cháu vẫn theo cha mẹ đi chùa , nhưng từ 16, 17 trở lên chúng chỉ muốn đi một mình đến những nơi chúng thích, vậy cần nên lưu ý các cháu điều gì để các em trở lại gia nhâp đi chung với gia đình?

 

Đáp : Đây là tuổi mà hormone các em đã sản xuất nhiều tư tưởng chống trái . Điều mà cha mẹ cần làm là phải chấp nhận tuy nhiên phải làm sao cho các em phát hiện được có sự sinh hoạt của GĐPT tại một ngôi chùa nào đó và vị huynh trưởng đó phải biết thích ứng với mọi đoàn viên, và phải thông cảm với nhiều đứa trẻ bị nghịch duyên trong khi các chùa và huynh trưởng thường chỉ chú trọng trí tuệ chứ không dạy từ bi.

Đến đây Giảng Sư đã truyền  một lời dạy về Giáo Dục rất hay là đôi khi trong lúc làm cha mẹ phải biết ứng xử hư một bartender có nghĩa là phạt biết pha chế thật khéo léo biết cái nào đi với thứ nào để hoàn thành một ly cocktail thật tuyệt. Điều này con đồng ý 100%.và ngưỡng mộ.

 

Câu hỏi của đạo  hữu Quảng Lạc: Như chúng ta biết,  muốn đạt được quả vị Thánh, Bồ Tát phải trải qua a tăng kỳ kiế . Mà tu tịnh độ chỉ cần niệm Phật và phát Bồ đề tâm sẽ được vãng sanh, như vậy có phải pháp môn này rất dễ ?

 

Đáp: Nói dễ cũng như chỉ để câu LIKE mà thôi vì thật ra nói rằng pháp môn tịnh độ dễ là nhờ ở tha lực nhưng chúng ta đã quên một điều rằng “ THA LỰC KHÔNG THỂ RỜI TỰ LỰC “ mà sanh ra được. .Dĩ nhiên Chư Phật đều có hạnh nguyện sẵn sàng phóng hào quang tiếp độ nhưng giữa chúng sanh và chư Phật phải có một đồng thanh tương ưng nào đó .

 

Do đó trong dòng phái Geluk bên Tây Tạng vừa quán tưởng Đức Phật Di Lặc vừa phải hoàn thiện lục độ ba la mật. Có thể nói điểm cao nhất của  Tịnh Độ là Tịnh độ Tự Thân ( dù cho đường có dài bao nhiêu cũng không thể rút ngắn do đó Bi Trí Dũng trong đạo Phật, chữ Dũng không phải là sức mạnh mà là mức độ kiên trì, bền bỉ .

 

Câu hỏi của đạo hữu Nguyên Phước : Để được vãng sanh về Tịnh Độ có cần phải hết nghiệp hay chỉ việc niệm Phật là có thể đới nghiệp vãng sanh ?

 

Đáp : Thật ra Tịnh Độ  Tây Phương Cực Lạc là nơi Phàm Thánh đồng cư và có đến Cửu phẩm liên hoa. Nhưng muốn có kết quả, điều kiện tiên quyết là phải có: Tín, Hạnh, Nguyện đầy đủ; phải có sự; lý viên dung, không nên chấp sự bỏ lý, hay chấp lý bỏ sự.

 

Phàm là những người còn nghiệp, còn tâm nghi nên chỉ về dưới dạng hoa sen búp chưa  nở ( còn ở trong thai cung ) hạ phẩm hạ sanh

 

Thánh là những bậc đã hết nghiệp rốt ráo, và tuỳ Phước báo họ có thể về những nơi phù hợp như Thường tịch quang tịnh độ.

 

Câu hỏi  của Quảng Thiên Mỹ ( xuất thân là một cô giáo ) đồng ý với đạo hữu Thị Thiện nhưng điều chị quan ngại là càng lớn chúng không còn nói tiếng Việt nữa, dù rằng ngày trước chị đưa các em về chùa qua các lớp dạy Việt Ngữ với hy vọng sẽ làm quen với Đạo và hy vọng có thế hệ tiếp nối.

 

Đáp Đừng nghĩ các vị hướng dẫn tinh thần các em phải qua ngôn ngữ tiếng Việt mà phải nghĩ rằng các em cần học giáo lý hơn hết, vì tiếng Việt dạy tại chùa chỉ có một tuần một lần , trong khi đứa trẻ muốn tu tập phải như một người thích nghiên cứu , các em có thể thông qua cha mẹ khi làm thông dịch hoặc tự học tiếng bản xứ để tham khảo, với trào lưu mới rất khó.

Đến đây đã hết giờ, MC Thiện Mỹ đã kính mời TT Giảng Sư hướng dẫn đại chúng hồi hướng.

 

Lời kết

 

Thật là một buổi pháp đàm thật tuyệt vời , với chủ  đề “Tuổi trẻ tu Tịnh Độ “ mà Giảng Sư là người rất quan tâm đến thanh thiếu niên và MC là người hướng dẫn các em Oanh Vũ trong GĐPT tại chùa Linh Thứu  vì thế đã phối hợp thật nhịp nhàng hơn nữa nhờ những câu hỏi gợi ý rất thông minh nên thính chúng đã thọ nhận những lợi lạc của pháp vị nhiệm mầu.

Tuy con cũng đã học rằng “Tịnh độ được xem là "hoá thân" của thế giới mới tốt đẹp hơn, là cõi của người tu hành muốn được tái sinh. Muốn đạt được cõi này, hành giả không phải chỉ trau dồi thiện nghiệp, công đức phước báu mà còn phải nguyện cầu các đức Phật của các cõi đó cứu độ được tái sinh. Trong nhân gian, người ta thường hiểu Tịnh độ là một nơi có vị trí địa lý nhất định, nhưng thật ra Tịnh độ là một dạng của tâm thức giác ngộ vì thế giới vốn là ảo kể cả Ta Bà, sẽ không bị ô nhiễm và các phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc chỉ có tính chất hình tượng. Nên nhớ là trong Đạo Phật, Tịnh độ chưa phải là mục đích cuối cùng trên con đường tu tập - chỉ là nơi được xem là cõi cuối cùng mà hành giả phải tái sinh để rồi đạt Niết-bàn (trừ phi có hạnh nguyện riêng trên con đường Bồ tát muốn đến các cõi khác để cứu độ). Và trong tinh thần Đại thừa, Đức Phật đặc biệt nói những bộ Kinh cứu cánh như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Niết Bàn, ý chỉ nêu rõ "Những cõi nước do Đức Phật biến hóa, để làm phương tiện để an ủi chúng sanh những lúc cảm thấy mệt mỏi, chán nản đều gọi đó là cõi Phương tiện, Hóa thành. Chỉ có Niết Bàn của Phật mới là mới gọi là Bảo Sở". Như vậy cõi Tịnh độ chưa được xem là cõi cuối cùng, cho nên cõi Tinh độ là cõi Phương tiện.

 

 Kính tán dương và kính chúc sức khỏe Giảng Sư, Chư Tôn  Đức  tham dự và toàn thể đạo hữu trong Zoom  một tuần lễ thật an lạc.

 

 

Kính tán dương Giảng Sư,

với chủ  đề  “ TUỔI TRẺ TU TỊNH ĐỘ “

 

Đã quan tâm sâu sắc giới trẻ,

trong việc  hoằng pháp  thế kỷ này,

Qua lời giải đáp đủ tình,  lý 

có thể ứng dụng ngay

 Giữa thời đại công nghệ văn minh tân tiến

cũng cần phải nhiều năm chuẩn bị !

 

Đạo và Đời muốn tiếp cận phải kiên trì bền bỉ !

Dù lúc đầu tuổi trẻ rất  năng nổ , nhạy nhanh

Vốn thông minh, nên với ý tưởng vãng sanh

Sẽ không chấp nhận cách cuồng tín, chỉ muốn

hiểu rõ Phật Pháp !

 

Hãy giới thiệu  cõi Tịnh Độ nơi Ta Bà trước nhất

Vì giới  trẻ dễ phân biệt giữa tâm, cảnh rõ ràng

Từ cảnh  giới của game chơi, màn ảnh ảo

phán đoán, chính xác hoàn toàn

 

Nếu được khuyến khích nuôi dưỡng, lòng vị tha

sẽ sớm xuất hiện nhân cách tốt  trong tâm trí !

Hãy bắt đầu  giới thiệu quy y Tam Bảo, Tứ Đế !

 

Kính tri ân Giảng Sư đã nhắc nhở:

“Không nên coi thường ý thức các em “

Niềm tin không được gián đoạn

khi chúng đến tuổi thiếu niên

 

Đừng ép buộc mà hãy nêu  ra những điều lợi ích

Tạo phương tiện đừng để trẻ lụy phiền u uất!

Đừng say mê hai chữ Trí Tuệ,

mà quên lãng Từ Bi

 

Nên  giáo dục khéo léo cho chúng thấy được hướng đi

Lưu ý tuổi dậy thì và  hormone chống trái !

Kính đa tạ buổi pháp đàm,

giúp tâm nghi không còn ngăn ngại

 

Khi Phật tử cao niên ngày một vắng dần

Vai trò huynh trưởng trong gia đình Phật tử thiết cần

Tạo một thế hệ tiếp nối mà …

“THA LỰC KHÔNG THỂ RỜI TỰ LỰC “

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Úc Châu 8/4/2024

Phật Tử Huệ Hương, Trang nhà Quảng Đức



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/03/2020(Xem: 9359)
Nước kia có một ông vua Nghe lời đồn đãi khó ưa về mình Ngoài đời có kẻ phê bình Rằng mình bạo ngược, tính tình tàn hung Còn về chính trị chẳng thông, Vua nghe tức bực trong lòng lắm thay
17/03/2020(Xem: 8409)
Xem tin tức bao người đảo điên vì tích trữ! Ước mong người người đều học Đạo .... nhìn ra , Vô thường đến ...dù trốn chạy thật xa. Nào ai thoát... nên chi cần bình tĩnh !
17/03/2020(Xem: 6585)
Chuông vang huyền diệu giữa tầng không Nhắn khách đường xa chớ nãn lòng Đây chỉ Hóa Thành đừng lưu luyến Mau về Bảo Sở vẹn hoài mong
16/03/2020(Xem: 10275)
Ba tháng qua biết bao người gục ngã (1) Từ Vũ Hán rồi lan tỏa năm châu Khắp mọi nơi hoảng loạn với thảm sầu Điều chết chóc đang sẵn sàng đe dọa
14/03/2020(Xem: 7364)
Kính bạch Thầy , nay bịnh dịch đã lan tràn khắp nơi ... theo nhận xét của con mỗi người nay tự có bổn phận săn sóc và chịu trách nhiệm với mình để đừng làm lây lan cho người thân , bạn bè Con có vài vần thơ cảm tác , kính dâng Thầy và các bạn Kính HH Bạn hỏi mình làm gì khi đang có dịch ? Quen độc cư rồi nên chẳng quan tâm, Ngày ngày gắng lo chỉnh sửa lỗi lầm . Qua kinh nghiệm danh nhân hay lời dạy Phật !
14/03/2020(Xem: 13724)
- Bỏ dấu huyền thì là Tiên - Thêm dấu sắc là Tiến - Thêm dấu nặng là Tiện - Thêm dấu ngã là Tiễn
14/03/2020(Xem: 6385)
Đời người nơi trần thế Nào khác chi bốn mùa Luật tuần hoàn thay đổi Lạnh nóng đến nắng mưa.
14/03/2020(Xem: 8289)
Người học đạo nhìn đời qua lăng kính Đỏ hay Đen chỉ do tại lòng mình Thời buổi này bệnh dịch khắp mọi nơi Hãy lấy Tâm vững tin niềm tu đạo.
13/03/2020(Xem: 19910)
Nạn dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe trong cuộc sống của chúng ta và cộng đồng thế giới hiện nay, vì sức khỏe quý báu của số đông và của tập thể, ban tổ chức quyết định hủy bỏ buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 7 tại Orlando, FL và dời ngày sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 8 tại Nam California. Có Mặt Cho Nhau 8 được dời đến ngày thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020 tại phòng hội Viện Việt Học như Thư Mời dưới đây. Chương trình giống nhau, chỉ có khác ngày mà thôi.
09/03/2020(Xem: 6713)
Có những điều mầu nhiệm ! Kính ngưỡng lạy Quan Thế Âm Bồ Tát! Sự nhiệm mầu ...mà con mãi đi tìm , Bộ phận, cơ quan nào cũng diệu huyền ... Không trân quý chỉ chạy theo ảo tưởng !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]