Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguyệt San Chánh Pháp Số 149, Tháng 04.2024

03/04/202408:34(Xem: 3647)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 149, Tháng 04.2024

Bao Chanh Phap-149

 Bao Chanh Phap-149-2

CHÁNH PHÁP Số 149, tháng 04.2024

 Hình bìa:  Internet

***

 

 

NỘI DUNG SỐ NÀY:

THƯ TÒA SOẠN, trang 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

TẾT VỀ LÚC XA QUÊ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6

THÔNG BÁO ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL 2568 – DL 2024 (TT. Thích Thanh Minh), trang 7

PHẬT GIÁO TRUYỀN BÁ TỪ ĐÔNG QUA TÂY PHƯƠNG (HT. Thích Trí Chơn dịch) trang 8

CHẾT AN LÀNH (Quảng Tánh), trang 12

HT. THÍCH TUỆ SỸ - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ... (Nguyên Siêu), trang 13

CHUÔNG SỚM, KHÓI SƯƠNG (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 16

THỜI GIAN – Ý THỨC (TN Tịnh Quang), trang 17

TỪ LÝ LUẬN TỚI GIẢI THOÁT (Nguyên Giác), trang 19

GIỌT TRĂNG GẦY (thơ Phổ Đồng) trang 22

THỐNG BÁO V/V AN CƯ KIẾT HẠ NĂM 2024 (GHPGVNTNHK), trang 21

12 ĐOẢN KHÚC THƠ ĐẠO MÙA XUÂN (thơ Diệu Viên), trang 24

SƠ QUÁT VỀ NHÂN DUYÊN TRONG ĐẠO PHẬT... (Khánh Hoàng), trang 25

LAU SẠCH TỰ TÂM (Nhóm Áo Lam), trang 30

TAM VIÊN (Kiều Mỹ Duyên), trang 31

CÂY CHỔI CỦA NGÀI CHU LỢI BÀN ĐÀ GIÀ (Huệ Trân – Hạnh Chi), trang 33

LÊN NON (thơ Trần Hoàng Vy), trang 34

THÔNG BÁO SỐ 2 – KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ 2024, trang 36

VỊ PHẬT CỦA CHÍNH MÌNH (TM Ngô Tằng Giao), trang 38

TU TRONG ĐẠO PHẬT (TN Hằng Như), tr. 39

RẰM THÁNG GIÊNG, THẦN CHÚ, THỨC GIẢ (thơ Xuyên Trà), trang 42

CƯỜI VỚI NẮNG MỘT NGÀY SAO CHÓNG THẾ (Nguyễn Thị Khánh Minh), trang 43

MƯA TRƯỜNG SƠN (thơ TiTi Vũ), trang 44

TUỆ SỸ, MỘT VỊ BỒ TÁT HAY MỘT TRÍ GIẢ... (Nguyễn Bá Chung – Tâm Quảng Nhuận dịch), trang 45

BÁNH ÍT LÁ GAI (Tiểu Lục Thần Phong), trang 47

MỘT GÁNH HỒNG TRẦN, THẦN PHỤC THỜI GIAN (thơ Thy An), trang 48

TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N), trang 49

GIÓ BỤI PHONG TRẦN (thơ Vĩnh Hữu Tâm Không), trang 51

THẬN TRỌNG VỚI THUỐC HO, CẢM LẠNH (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 52

GIÁC NGỘ TỬ SINH (thơ Hoàng Thục Uyên), trang 54

ĐEM CHÁNH NIỆM VÀ TÌNH THƯƠNG VÀO NHÀ TÙ TIỂU BANG CA (Bạch Xuân Phẻ), trang 55

LỜI RU CỦA BIỂN, CHÙA LÁ SEN (thơ Tôn Nữ Mỹ Hạnh) trang 57

THE STORY OF THERA SANTAKAYA (Daw Tin), trang 58

TRÊN HÀNH TRÌNH THỜI GIAN, VỚI BÔNG HOA THẤT SỦNG (thơ Tịnh Bình), trang 59

NẤU CHAY: XÀ-LÁCH RAU CỦ (Lily), trang 60

CỞI TRÓI tập 1 – chương 9 (truyện dài Vĩnh Hảo), trang 61 
HY SINH (Truyện cổ Phật Giáo), trang 69



***

DANH VÀ THỰC

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

Danhthực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.

Thuyết chính danh (2) của Khổng Tử là nhằm bổ khuyết cho vấn nạn ấy, tức là kéo cái thực cho đồng nhất hoặc gần với cái danh, sao cho tên gọi phù hợp với tài năng, đức độ. Nếu cái danh được trao cho một người không phải do hiền năng của người ấy, thì người nhận cái danh phải cố gắng làm sao cho năng lực tự thân của mình xứng đáng với cái danh được trao truyền.

 

Phật giáo cũng nói về hai chữ Danh và Thực (Thật) này, nhưng ở một bình diện khác.

Danh là ngôn ngữ, lý luận; thực là thực tại, chân lý. Giống như ngón tay chỉ mặt trăng, danh chỉ mô tả thực tại, là biểu tượng của thực tại chứ không phải là thực tại tuyệt đối. Nhưng thực tại tuyệt đối nếu không có danh ngôn biểu thị thì sẽ không thể tỏ ngộ, không thể thấy hay nắm bắt được (3). Hơn nữa, biểu tượng của chân lý không thể nghĩ bàn, đối với người thiển trí, nếu không có lý giải, minh họa tỉ mỉ thì không dễ gì thấu đạt. Đó là lý do Đức Phật thuyết pháp suốt 45 năm. Đó là lý do có tam tạng thánh điển.

Áp dụng vào đời sống thường nhật, danh và thực của Nho hay của Phật, đều ít nhiều ảnh hưởng.

Trong khi ngoài đời cũng như trong đạo, nhan nhản những người hữu danh vô thực, thì bậc thượng trí nương nơi trung đạo, vượt ngoài danh vị và thực tế, vượt khỏi danh ngôn và thực tại, vượt lên ngôn ngữ tương đối và sự thật tuyệt đối, trầm lặng chứng ngộ cảnh giới bất khả tư nghì – và nơi vô trụ xứ ấy, không ngọn gió thế gian (4) nào có thể thổi tới. Sống, không cần danh; thì chết, có cầu chi những danh vị hão huyền (5). Tán dương hay chỉ trích, đối với bậc đã đứng ngoài ba cõi, chẳng khác gì rải hoa hay xả rác vào hư không tịch tịnh. Nơi hư không vô tận ấy, chẳng có hoa hay rác nào có thể bám víu; nơi đại nguyện vô cùng của bậc trí giả thượng thừa kia, mọi tốt-xấu khen-chê đều như bụi tro tan trong lòng biển lớn.

_____________

 

(1) Hữu danh vô thực 有名無實: chỉ có cái tên suông chứ thực chất không có gì.

(2) Chính danh 正名: học thuyết quan trọng của Khổng Tử (551 – 479 trước Tây lịch) trong việc trị quốc và tổ chức xã hội. Theo học thuyết này, từ vua quan đến hàng thứ dân, mỗi người đều làm đúng địa vị và bổn phận của mình theo tên gọi (chính danh) thì kỷ cương xã hội, phép tắc quốc gia mới được thiết lập; không chính danh thì xã hội sinh hỗn loạn.

(3)  “Thật phi ngôn bất ngộ” 實非言不悟 – chân lý mà không có ngôn thuyết thì không thể nào dẫn đến tỏ ngộ (lời của Tăng Duệ [371 – 438], trong bài tựa Trung Luận).

(4) Tám ngọn gió thế gian (bát phong, bát thế phong) thường làm động tâm người gồm có: lợi (được), suy (mất), hủy (nhục), dự (vinh), xưng (khen), cơ (chê), khổ (buồn), lạc (vui).

(5) “… Sống, tuy có danh nhưng không cần, không bám vào nó. Sống an nhiên với tâm niệm rồi đây thân và danh này cũng mục nát với cỏ cây. Nếu có tài, gặp cơ duyên thích hợp thì đem ra phụ giúp cho đời, đem khả năng của mình ra để phục vụ nhân sinh. Hợp thời thế thì làm, bằng không thì cũng chẳng buồn bã chi... Chúng ta sống làm sao cho đến lúc chết không có gì hối hận, không có gì sai lầm. Đối với bạn bè không có sự lường gạt. Giao tiếp với mọi người không có sự gian dối. Cho tới khi mình chết, mình an tâm, an toàn. Chết đi về đâu, không cần biết. Chỉ cần biết mình đã làm những điều chân chánh, hợp đạo lý thì khi chết nhất định sẽ đến những chỗ an toàn…” (Kinh Kim Cang Giảng Giải - Tuệ Sỹ)

 



pdf icon-2
Báo Chánh Pháp_số 149_tháng 4_2024


****

 

 00logo-bao-chanh-phap
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2024(Xem: 1618)
Thế giới ta ! Hề : Chén kiểu xinh Thân còm anh kiến nhỏ luynh quynh. Trông ra chùa cổ ngàn muôn trước Ngoảnh lại bờ tre bụi chuối mình. Lên huyện – chiêm quan chùa Sắc Tứ ( Tịnh Quang) Về làng – nghĩa địa Mẹ Cha linh. Vòng tay ôm – cánh tay xương xóc Đâu dễ rịt ghì em gái trinh .
31/01/2024(Xem: 4066)
Hello có nghĩa Xin chào Goodbye tạm biệt, thì thào Whisper Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ Thấy cô gái đẹp See girl beautiful I want tôi muốn, kiss hôn Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah! Long dài, short ngắn, tall cao Here đây, there đó, which nào, where đâu
20/01/2024(Xem: 3275)
Nhòa AN sống khổ mãi trông đời, Sáng lặng, thêm AN trải khắp trời. Hoa thắm đẹp nào …AN cảnh rộn, Cõi huyền AN chẳng… lạc niềm rơi. Hòa cùng thế tỉnh duyên AN pháp, Chứng rõ thời AN phận nhẹ người. Tà kiến khó AN trao chánh niệm Ngà thân hiển nét rạng AN cười
17/01/2024(Xem: 3096)
Có hay đâu, Mùa xuân đang đến ! Khi ta còn dong ruỗi gió sương Bước thời gian trôi về muôn bến, Bóng chiều xa khuất nẽo quê hương.
16/01/2024(Xem: 4243)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
10/01/2024(Xem: 4855)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
09/01/2024(Xem: 2074)
Gát chuyện hơn thua giữa thế tình Lòng trong trí sáng chuyển vô minh An yên nhiếp niệm về chân tính Lặng lẽ hồi tâm hướng diệu kinh Lễ Phật quay đầu khơi suối tịnh Tham thiền định ý mở nguồn linh Trần lao vọng tưởng tiêu vong bịnh Thanh thản đêm ngày giũ nhục vinh.
03/01/2024(Xem: 4836)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 5624)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
21/12/2023(Xem: 4452)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]