Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguyệt San Chánh Pháp Số 149, Tháng 04.2024

03/04/202408:34(Xem: 4223)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 149, Tháng 04.2024

Bao Chanh Phap-149

 Bao Chanh Phap-149-2

CHÁNH PHÁP Số 149, tháng 04.2024

 Hình bìa:  Internet

***

 

 

NỘI DUNG SỐ NÀY:

THƯ TÒA SOẠN, trang 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

TẾT VỀ LÚC XA QUÊ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6

THÔNG BÁO ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL 2568 – DL 2024 (TT. Thích Thanh Minh), trang 7

PHẬT GIÁO TRUYỀN BÁ TỪ ĐÔNG QUA TÂY PHƯƠNG (HT. Thích Trí Chơn dịch) trang 8

CHẾT AN LÀNH (Quảng Tánh), trang 12

HT. THÍCH TUỆ SỸ - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ... (Nguyên Siêu), trang 13

CHUÔNG SỚM, KHÓI SƯƠNG (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 16

THỜI GIAN – Ý THỨC (TN Tịnh Quang), trang 17

TỪ LÝ LUẬN TỚI GIẢI THOÁT (Nguyên Giác), trang 19

GIỌT TRĂNG GẦY (thơ Phổ Đồng) trang 22

THỐNG BÁO V/V AN CƯ KIẾT HẠ NĂM 2024 (GHPGVNTNHK), trang 21

12 ĐOẢN KHÚC THƠ ĐẠO MÙA XUÂN (thơ Diệu Viên), trang 24

SƠ QUÁT VỀ NHÂN DUYÊN TRONG ĐẠO PHẬT... (Khánh Hoàng), trang 25

LAU SẠCH TỰ TÂM (Nhóm Áo Lam), trang 30

TAM VIÊN (Kiều Mỹ Duyên), trang 31

CÂY CHỔI CỦA NGÀI CHU LỢI BÀN ĐÀ GIÀ (Huệ Trân – Hạnh Chi), trang 33

LÊN NON (thơ Trần Hoàng Vy), trang 34

THÔNG BÁO SỐ 2 – KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ 2024, trang 36

VỊ PHẬT CỦA CHÍNH MÌNH (TM Ngô Tằng Giao), trang 38

TU TRONG ĐẠO PHẬT (TN Hằng Như), tr. 39

RẰM THÁNG GIÊNG, THẦN CHÚ, THỨC GIẢ (thơ Xuyên Trà), trang 42

CƯỜI VỚI NẮNG MỘT NGÀY SAO CHÓNG THẾ (Nguyễn Thị Khánh Minh), trang 43

MƯA TRƯỜNG SƠN (thơ TiTi Vũ), trang 44

TUỆ SỸ, MỘT VỊ BỒ TÁT HAY MỘT TRÍ GIẢ... (Nguyễn Bá Chung – Tâm Quảng Nhuận dịch), trang 45

BÁNH ÍT LÁ GAI (Tiểu Lục Thần Phong), trang 47

MỘT GÁNH HỒNG TRẦN, THẦN PHỤC THỜI GIAN (thơ Thy An), trang 48

TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N), trang 49

GIÓ BỤI PHONG TRẦN (thơ Vĩnh Hữu Tâm Không), trang 51

THẬN TRỌNG VỚI THUỐC HO, CẢM LẠNH (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 52

GIÁC NGỘ TỬ SINH (thơ Hoàng Thục Uyên), trang 54

ĐEM CHÁNH NIỆM VÀ TÌNH THƯƠNG VÀO NHÀ TÙ TIỂU BANG CA (Bạch Xuân Phẻ), trang 55

LỜI RU CỦA BIỂN, CHÙA LÁ SEN (thơ Tôn Nữ Mỹ Hạnh) trang 57

THE STORY OF THERA SANTAKAYA (Daw Tin), trang 58

TRÊN HÀNH TRÌNH THỜI GIAN, VỚI BÔNG HOA THẤT SỦNG (thơ Tịnh Bình), trang 59

NẤU CHAY: XÀ-LÁCH RAU CỦ (Lily), trang 60

CỞI TRÓI tập 1 – chương 9 (truyện dài Vĩnh Hảo), trang 61 
HY SINH (Truyện cổ Phật Giáo), trang 69



***

DANH VÀ THỰC

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

Danhthực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.

Thuyết chính danh (2) của Khổng Tử là nhằm bổ khuyết cho vấn nạn ấy, tức là kéo cái thực cho đồng nhất hoặc gần với cái danh, sao cho tên gọi phù hợp với tài năng, đức độ. Nếu cái danh được trao cho một người không phải do hiền năng của người ấy, thì người nhận cái danh phải cố gắng làm sao cho năng lực tự thân của mình xứng đáng với cái danh được trao truyền.

 

Phật giáo cũng nói về hai chữ Danh và Thực (Thật) này, nhưng ở một bình diện khác.

Danh là ngôn ngữ, lý luận; thực là thực tại, chân lý. Giống như ngón tay chỉ mặt trăng, danh chỉ mô tả thực tại, là biểu tượng của thực tại chứ không phải là thực tại tuyệt đối. Nhưng thực tại tuyệt đối nếu không có danh ngôn biểu thị thì sẽ không thể tỏ ngộ, không thể thấy hay nắm bắt được (3). Hơn nữa, biểu tượng của chân lý không thể nghĩ bàn, đối với người thiển trí, nếu không có lý giải, minh họa tỉ mỉ thì không dễ gì thấu đạt. Đó là lý do Đức Phật thuyết pháp suốt 45 năm. Đó là lý do có tam tạng thánh điển.

Áp dụng vào đời sống thường nhật, danh và thực của Nho hay của Phật, đều ít nhiều ảnh hưởng.

Trong khi ngoài đời cũng như trong đạo, nhan nhản những người hữu danh vô thực, thì bậc thượng trí nương nơi trung đạo, vượt ngoài danh vị và thực tế, vượt khỏi danh ngôn và thực tại, vượt lên ngôn ngữ tương đối và sự thật tuyệt đối, trầm lặng chứng ngộ cảnh giới bất khả tư nghì – và nơi vô trụ xứ ấy, không ngọn gió thế gian (4) nào có thể thổi tới. Sống, không cần danh; thì chết, có cầu chi những danh vị hão huyền (5). Tán dương hay chỉ trích, đối với bậc đã đứng ngoài ba cõi, chẳng khác gì rải hoa hay xả rác vào hư không tịch tịnh. Nơi hư không vô tận ấy, chẳng có hoa hay rác nào có thể bám víu; nơi đại nguyện vô cùng của bậc trí giả thượng thừa kia, mọi tốt-xấu khen-chê đều như bụi tro tan trong lòng biển lớn.

_____________

 

(1) Hữu danh vô thực 有名無實: chỉ có cái tên suông chứ thực chất không có gì.

(2) Chính danh 正名: học thuyết quan trọng của Khổng Tử (551 – 479 trước Tây lịch) trong việc trị quốc và tổ chức xã hội. Theo học thuyết này, từ vua quan đến hàng thứ dân, mỗi người đều làm đúng địa vị và bổn phận của mình theo tên gọi (chính danh) thì kỷ cương xã hội, phép tắc quốc gia mới được thiết lập; không chính danh thì xã hội sinh hỗn loạn.

(3)  “Thật phi ngôn bất ngộ” 實非言不悟 – chân lý mà không có ngôn thuyết thì không thể nào dẫn đến tỏ ngộ (lời của Tăng Duệ [371 – 438], trong bài tựa Trung Luận).

(4) Tám ngọn gió thế gian (bát phong, bát thế phong) thường làm động tâm người gồm có: lợi (được), suy (mất), hủy (nhục), dự (vinh), xưng (khen), cơ (chê), khổ (buồn), lạc (vui).

(5) “… Sống, tuy có danh nhưng không cần, không bám vào nó. Sống an nhiên với tâm niệm rồi đây thân và danh này cũng mục nát với cỏ cây. Nếu có tài, gặp cơ duyên thích hợp thì đem ra phụ giúp cho đời, đem khả năng của mình ra để phục vụ nhân sinh. Hợp thời thế thì làm, bằng không thì cũng chẳng buồn bã chi... Chúng ta sống làm sao cho đến lúc chết không có gì hối hận, không có gì sai lầm. Đối với bạn bè không có sự lường gạt. Giao tiếp với mọi người không có sự gian dối. Cho tới khi mình chết, mình an tâm, an toàn. Chết đi về đâu, không cần biết. Chỉ cần biết mình đã làm những điều chân chánh, hợp đạo lý thì khi chết nhất định sẽ đến những chỗ an toàn…” (Kinh Kim Cang Giảng Giải - Tuệ Sỹ)

 



pdf icon-2
Báo Chánh Pháp_số 149_tháng 4_2024


****

 

 00logo-bao-chanh-phap
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/03/2018(Xem: 7202)
Đua nhau hương khói cầu xin Rắn thần cứu giúp cho mình gặp may Thông tin rộng khắp đường dài Muôn người kéo đến cả ngày khấn van .
02/03/2018(Xem: 10163)
Xuân Đạo của Thích Chúc Hiền, Ngày mai nắng ấm tiết xuân sang, Én lượn mây thêu dệt mộng vàng. Tuệ nghiệp vun trồng hoa giác nở, Tâm thiền tỏa chiếu bóng mê tan. Nhàn chân rảo bước miền An Lạc, Thoả chí ngao du chốn Niết Bàn. Thắm vẻ xuân sang, xuân bất diệt, Xuân thiền, xuân đạo, mãn xuân tâm...!
01/03/2018(Xem: 7318)
Đời không thơ như đời thiếu nước Ta không Thầy như gió thiếu mây Dù cho sống tận trời Tây Nguồn thơ kết nối ở đây bây giờ . Thơ trải nghiệm sẻ chia tình đạo Dở hoặc hay đừng quá khắc khe Học tu bỏ chứng hoa hoè Đời ta mãi có bạn bè vui chơi . Nguồn cảm hứng trong thơ tự đến Khi ta ngồi nặng óc viết ra Thơ càng xa mãi lòng ta Vần hay ý đẹp chẳng là gì đâu . Viết từ tâm bao giờ cũng đẹp Đừng nghĩ rằng ta mãi hơn ai Nếu như có phạm lỗi này Ta nên xét lại bỏ ngay bây giờ .
01/03/2018(Xem: 7397)
Hôm nay đã hiểu vì đâu Chẳng còn rơi rớt giọt sầu tả tơi Màng chi cay đắng cuộc đời Dao bén không dễ cắt rời tim gan ?! Tỉnh thức nào có trễ tràng Hoà đồng thân ái muôn vàn yêu thương Triệt tiêu ý nghĩ chán chường Nhũ lòng bình thản chớ vương "bụi mờ"
01/03/2018(Xem: 13866)
Cảm ơn Bác Minh Đạo và Thi Hữu Tánh Thiện đã gởi lời chia sẽ và Chúc lành. Chúc Hiền cảm động cảm tác bài thơ nhỏ kính gởi tặng Bác và Thi Hữu Tánh Thiện và tỏ lòng tri ân đến TT. Thích Nguyên Tạng và ĐĐ. Thích Hạnh Tuệ đã hoan hỷ cho online những cảm tác của CH, Bác Minh Đạo và Thi Hữu Tánh Thiện để chia sẽ cùng bạn đọc bốn phương.Cầu Phật gia hộ cho TT. Thích Nguyên Tạng, ĐĐ. Thích Hạnh Tuệ, Bác Minh Đạo , Thi Hữu Tánh Thiện và bạn đọc bốn phuong thân lạc tâm an luôn vui khoẻ! Năm ngoái nhân chuyến ủy lạo cứu trợ Vạn Giã, Nha Trang Chúc Hiền có duyên lành được gặp TT. Thích Nguyên Tạng. Trước khi Thượng Toạ rời Việt Nam để về lại Úc Thượng Toạ có gởi cho Chúc Hiền tin nhắn Chúc lành và Thượng Toạ có nhã ý bảo Chúc Hiền gởi những cảm tác về Trang Nhà Quảng Đức để Thượng Toạ cho online. Đáp lại tấm thịnh tình của Thượng Toạ, sau khi cảm tác 8 bài thơ Hoài Cảm, Chúc Hiền có gởi về Trang Nhà Quảng Đức ngay. Nhung không biết Thượng Toạ có nhận được không mà không thấy online. Chúc Hiền t
01/03/2018(Xem: 14900)
Từ lâu Kinh Phật dạy rồi: "Những điều chứa ẩn ở nơi Tâm người Luôn luôn biểu lộ ra ngoài: Tâm như họa sĩ đại tài khéo tay Vẽ muôn hình tượng giống thay, Chúng sanh nên gắng tu ngay Tâm mình!".
01/03/2018(Xem: 12603)
- "Động Cửa Thiền" (ĐCT) là truyện ngắn đắc ý nhất của Tâm Không Vĩnh Hữu (TKVH), đã được rất nhiều trang web đăng tải, được người khác chuyển thể thành thơ lục bát, được vài tổ chức phi chính phủ đưa vào audio "đọc truyện", được đến 2 nhóm điện ảnh tự ý chuyển thể kịch bản phim để tham dự Liên hoan Phim Ngắn Quốc Tế, và cũng được nhiều tác "giả" tự tiện cải tên đổi hiệu lấy làm sáng tác của chính mình...
28/02/2018(Xem: 9708)
Đầu xuân nhận được cuốn Tập san Cách nửa địa cầu thật ngút ngàn, Trình bày nội dung cùng hình thức, Vô cùng tuyệt hảo cách trang hoàng...
28/02/2018(Xem: 8006)
CỬA THIỀN Cửa Thiền lắm cửa vào ra Tâm an: thấy Phật Tâm ma: thấy Người Tâm vui: chộp bắt nụ cười Tâm sân: nghe tiếng chửi Đời sau lưng Cửa Thiền có cổng kín bưng Không vào được cũng đã từng vào trong Cửa Thiền cửa có cửa không An nhiên đóng mở bằng Tâm chính mình. Tâm Không Vĩnh Hữu
28/02/2018(Xem: 7903)
An Lạc Hạnh Sống an hưởng lạc đời người Đó nguồn hạnh phúc ngự nơi cõi lòng Khi mà muốn được thong dong Giới hạnh đạo đức song song giữ gìn Niềm vui tạo ở nơi mình Hằng ngày giữ lễ như in thoát phiền Bình an vẹn tánh hồn nhiên Kính trên nhường dưới câu hiền chớ vơi Thế gian mười khóc một cười Vì không luyện tập để đời oán đau Dù cho sướng ít sầu nao Riêng người bậc trí vốn thao hạnh rèn Nhờ huân tập mãi thành quen Phiền lụy dẫu bám không len vào người Đời sống phạm hạnh cao vời Thanh bần đơn giản thảnh thơi bất kỳ Không tham ái chẳng mê si Năm dục đoạn dứt tánh thì an nhiên Phật dạy giới vững thần yên Một giới ba sáu, năm thì hàng trăm Nên cần giữ giới trau tâm Mạch nguồn an lạc thậm thâm dạ này. _Quang Toàn Thành Anh_
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]