Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cùng hưởng pháp vị khi hiểu sâu hơn về “Tổng Quan về Tịnh Độ” do Đại Đức Thích Thông Trụ thuyết giảng!

29/03/202419:28(Xem: 1840)
Cùng hưởng pháp vị khi hiểu sâu hơn về “Tổng Quan về Tịnh Độ” do Đại Đức Thích Thông Trụ thuyết giảng!

thay thong tru-9
thich thong tru (4)
Cùng hưởng pháp vị khi hiểu sâu hơn về “Tổng Quan về Tịnh Độ” do Đại Đức Thích Thông Trụ thuyết giảng!

 

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Kính bạch TT. Thích Hạnh Tấn, Chủ nhiệm Ban Truyền Bá Giáo Lý của Hội Đồng Hoằng Pháp Âu Châu.

 

Kính bạch Đại Đức Thích Thông Trụ, thuộc Tu viện  Vô Lượng Thọ/ Đức Quốc

 

Kính thưa quý đạo hữu thính pháp trên hệ thống Zoom online  tối 28/3/2024  giờ Âu Châu.

 

 

 

Kính bạch quý Ngài,

 

Có lẽ nhờ cơ duyên thích nghe pháp thoại và pháp đàm mà hôm nay một lần nữa ( đây là lần thứ ba) con được tiếp nhận  hương vị thật mới mẻ đến  từ một vị đại đức có nghiên cứu rất sâu về Thiền, Tịnh, Mật đã giúp người nghe sẽ từ từ  hiểu biết đúng đắn hơn về con đường giải thoát khỏi khổ đau qua tứ pháp ấn và từ đó phát khởi niềm tin vào con đường tu tập Chánh Pháp nhất là tín giải được sự dung thông của pháp môn Tịnh Độ dưới khía cạnh khác nhau qua cái nhìn của mỗi người tuỳ vào căn tánh mình.

 

Hôm nay một lần nữa chúng con lại được MC Minh Đạo dẫn chương trình thay vì MC Phúc Ân -Huệ Mẫn như đã thông báo và thật ngưỡng mộ số người thính pháp đã trên hơn 40 người.

 

Và đặc biệt  Đại Đức Thông Trụ bắt đầu vào pháp thoại ngay bằng cách  dẫn dắt thính chúng “ hãy khởi động cơ bằng một niệm để đặt cho mình một mục tiêu khi nghe Pháp sẽ được lợi ích gì ? “

 

Và ĐĐ đã giúp thính chúng đi vào mục đính chính là làm lợi lạc cho bản thân bằng cách đạt được một quả vị nào đó trước khi hồi hướng.

 

Với mục tiêu đó Đại Đức đi vào chủ đề buổi pháp thoại là cùng nhau thảo luận về sự dung thông của Pháp Môn Tịnh Độ gọi là TỔNG QUAN VỀ TỊNH ĐỘ , và Ngài cũng căn dặn các đạo hữu thính pháp khi đặt các câu hỏi nên tóm tắt một cách cụ thể và chính xác để không làm mất thì giờ các bạn đồng tu.

 

Và sau đây là chi tiết bài pháp thoại được ghi nhanh lại:

 

Bài pháp thoại hôm nay sẽ bao gồm 3 phần : Căn Bản Đạo Phật - Giới thiệu Tổng Quan về Tịnh Độ - Các Pháp tu tập về Tịnh Độ.

 

Theo người viết, có lẽ trình độ căn cơ của Phật Tử Âu Châu hơn  mức độ trung bình vì thế Đại Đức đã đúc kết ngắn , gọn và đầy đủ khi  giới thiệu cốt lõi của 84 ngàn pháp môn chỉ nằm trong hai điều căn bản  là:

 

1- Cái nhận thức hiểu biết của mình về vạn pháp  còn gọi là KIẾN.

 

2- Sự tu tập qua hạ thủ công phu gọi là HÀNH.

 

Có nghĩa là người tu phải đạt được “ Kiến Hành hợp nhất”qua Văn, Tư, Tu.

 

Và tiếp theo Đại Đức liền giải thích ngay cho người nghe rằng:

 

-Kiến cao nhất trong giáo lý Đạo Phật là phải có cái nhìn xuyên suốt về DUYÊN KHỞI .

 

-Hành cao nhất là phải đạt được BẤT ĐỘNG  mà muốn thực hành  được điều này còn sẽ tuỳ thuộc ba hạng phát tâm Bồ đề sau :

 

a- Thiên nhân thừa ( hạ sĩ đạo ) tu tập thập thiện.

 

b- Thanh văn thừa ( bậc trung ) không làm tất cả các điều ác, luôn tu tập tất cả các công đức.

 

c- Bồ tát thừa ( tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn).

 

Hơn thế nữa người học Đạo phải biết về Tứ Pháp Ấn và Tứ Thánh Đế.

 

1- Tất cả các hành đều VÔ THƯỜNG 

 

2- Tất cả các lậu hoặc  đều KHỔ

 

3- Tất cả các pháp đều VÔ NGÃ

 

4- Niết Bàn thì tịch tịnh.

 

Riêng phần chú trọng trong bài pháp thoại hôm nay chỉ chú trọng về Vô Thương và Khổ vì có liên quan đến cái Chết (100% chắc chắn sẽ xảy ra vì có sống là phải có chết) và trong Đạo Phật cái chết không phải là chấm dứt vì còn luân hồi và tái sanh trong 3 cõi.

 

 Đại Đức giảng sư đã thảo luận về việc tin có đời sau hay không ? Và cứ nghĩ đến những dự định mình sắp làm hay chuẩn bị cho một cuộc đi chơi, chuẩn bị mua bảo hiểm là sẽ tin rằng chắc chắn có ngày sau và hãy chuẩn bị cho cái Chết của mình vì tâm niệm cuối cùng chính là Cận tử nghiệp để có thể đưa mình đi đâu trong 3 cõi, 6 đường và chắc chắn muốn sanh Tịnh Độ phải trải qua cái chết và có  thiện lành phước báo.

 

Và cũng đừng quên, nếu có tu học chưa chứng ngộ thì sẽ quay về cõi Ta Bà mà bản chất Ta Bà là Khổ

 

Tất cả pháp môn nào cũng phải đi qua Tứ Thánh Đế ( Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế) và Khổ đế sẽ tăng trưởng không giới hạn vì  một  khi còn nghiệp thì  sẽ thọ khổ và sinh ra muôn vàn phiền não.

Nên nhớ “ Ta không có quyền quyết định sẽ về cõi nào mà tất cả đều do Nghiệp can thiệp! “

 

Bước sang phần hai về Tổng Quan Tịnh Độ, ---Khi nói về Tịnh Độ mọi người thường nghĩ đến cõi Cực Lạc Tây Phương Tịnh Độ cũng là con đường tắt nhất mà Đức Phật đã dùng phương tiện để giới thiệu. Điểm đặc biệt và rất mới ở người nghe (dù có phải chỉ riêng người viết) là học được 3 tinh thần để nhìn về Tịnh Độ  như là một Phật Quốc được xác định theo dạng Bồ đề Tâm hoặc dạng uế, tịnh.

 

Theo đó:

-)dưới dạng Thanh tịnh ( Phật Quốc Tịnh Độ ) đó là Đông Phương Tịnh  Độ của Đức Phật Dược Sư  và Tây Phương Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà .

 

-)dưới dạng Uế độ ( cõi Ta Bà ) mà trong kinh Duy Ma Cật sở thuyết khi Đức Phật dí bàn chân xuống mặt đất gồ ghề bổng biến thành như mặt đất nơi Cực lạc Tây Phương.

Điều đó đã chứng minh được mức độ tịnh và uế thật sự chỉ có liên quan đến sự phát nguyện KHI TA THÀNH PHẬT mà thôi.

 

Riêng với dạng Bồ Đề Tâm, người thính pháp sẽ được học rằng :

 

-) tinh thần nhìn cõi Tịnh độ dưới dạng một vị đế vương khi ta thành Phật sẽ hành động như một vì vua ( A Di Đà) đó là cần phải tạo nhiều nhân lành mới hưởng được quả theo Y báo và Chánh báo,

 

-) tinh thần của một người lái đò chỉ giúp người đi từ bờ này sang bờ kia và khuyến tấn hãy trở về lại cõi Ta Bà để hoá  độ dưới hình thức Bồ tát đạo ( như Đức Đại Trí Văn Thù, Đức Quan Âm Bồ Tát ) mà không mong cầu đạt sở đắc, sở tri gì.

 

-) tinh thần người chăn cừu, chăn bò ( chỉ mong cho không có con bò  nào đi lạc và trở về yên ổn) như Địa Tạng Vương Bồ Tát đã thệ nguyện.

 

Đặc biệt hơn nữa người nghe lại được giới thiệu về Tịnh Độ  Diệu Hỷ của Bất Động Như Lai còn gọi là A Súc Bệ mà cảnh giới giống như Đại Viên Cảnh Trí (nhìn qua chiếc gương phản chiếu lại những gì trong tâm ta) và Ngài đã phát nguyện cho dù có đối mặt với bất cứ vấn đề gì, Ngài đều sẽ không bao giờ sanh lòng sân hận hay thù ghét ai cả. Và kết quả là Ngài đã tạo dựng được cõi Tịnh Độ này và không bao giờ thối chuyển.

 

Sang đến phần ba để vào “Các phương pháp tu tập Tịnh Độ “Giảng Sư đã nhấn mạnh đến Tinh Thần Tịnh Độ Hãy luôn xem nơi ấy giống như  Hoá thành chứ chưa phải là Bảo Sở và  nơi đó có thể là:

 

-)Tịnh độ Tỳ Lô Giá Na ( pháp thân bao trùm)- Bất khả tư nghì  tịnh độ .

 

-) Chí Bảo tịnh độ ( nơi trú xứ của các vị Phật tương lai, cõi trời Đâu Xuất)

 

-) Quyền biến Tịnh Độ ( Đức Phật Thích Ca cho rằng cõi Ta Bà vẫn có thể là cõi Cực Lạc khi nào ta đã đi qua được 37 phẩm trợ đạo để không còn thấy Khổ)

 

-) Duy Tâm Tịnh Độ (tâm chúng sinh và tâm Phật tương đồng, thế giới chúng sinh và cõi Phật không khác) chỉ vì quá trình cuộc sống bị chi phối bởi chấp ngã và chấp pháp nên đã không biết đối trị lại bằng tinh thần Tịnh Ngã.

 

Như vậy Giảng  Sư đã chỉ ra Tịnh Độ có rất nhiều mà nếu ta thật sự chỉ muốn đến Tịnh Độ Tây Phương thì đó cũng chỉ là nơi Phàm Thánh đồng cư,và điều quan trọng nhất là mình phải quy y Tam Bảo và tự mình nhổ gốc rễ khổ đau và  dần dần tu tập để chuyển hoá Biệt nghiệp và Cộng nghiệp.

 

Từ đó Giảng Sư đã chỉ giúp cho người thấy ra mục tiêu để vào Tịnh Độ là gì, thì mới có thể dùng phương cách tu tập.Và có lẽ mọi phương pháp đều quy tụ vào Chứng Ngộ Tánh Không , diệt trừ phiền não chướng bằng cách không còn tâm tham dục  để phối hợp được với Từ Bi Tâm thì khi phát Bồ Đề Tâm mới trọn vẹn.

( có nghĩa là muốn sanh vào Tịnh Độ mà vẫn còn tâm ham muốn, mong cầu thì không bao giờ vào được) tâm không trụ vào đâu là được!

 

Như vậy duy nhất phương pháp để muốn đi vào Tịnh Độ cần phải có Tín, Hạnh, Nguyện.

 

-Giảng Sư rất chú trọng đến phần chữ Tín , nghĩa là ngoài tín tâm (có một niềm tin thật sự) ta còn cần phái có Tín Giải ( lý giải theo khoa học, giải thích được vì sao có luân hồi, chứng minh được những gì mình đã tin là thật để tạo một niềm tin càng ngày càng kiên cố hơn)  do đó có Tín giải là có được Chánh Tín nghĩa là cần rất nhiều đến sự hiểu biết và thâm nhập được Tứ diệu đế ..

 

-về  Hạnh, dưới cái nhìn theo Thánh tăng Atisa ( Mật tông) giảng sư đã cho rằng khi một niềm tin đã có mặt và có ý chí khao khát thực hiện thì việc Tu là “chỉ thực hành làm sao để đạt chí nguyện.”

 

-về Nguyện ( đây thuộc về Tâm Pháp )nếu  đây là một dục cầu của tâm để xa lìa được Khổ thì không phải là tham dục  Để có một nguyện đúng đắn thì trên tinh thần học đạo chỉ là nhìn theo SẮC TỨC THỊ KHÔNG  để yểm ly dễ dàng hoại khổ, hành khổ và khổ khổ.

 

Đến đây đã hơn một giờ  40 phút trôi qua , Giảng Sư dành cho các câu hỏi đặt ra, là dĩ nhiên MC Minh Đạo đã có như sau:

 

1- Làm sao có thể áp dụng Thiền quán vào tịnh độ và tại sao niệm không thể nhất tâm?

 

Đáp:Thiền quán trong tịnh độ là cách chuyển tâm thức và luôn tuỳ niệm Phật nghĩa là quán chiếu công đức mình, luôn gìn giữ 3 cơ quan ( thân, khẩu, ý) đừng cho nó tạo nghiệp.

Còn không niệm nhất tâm được vì không biết cái gì là cần thiết nhất và cần chuẩn bị tốt nhất. Giảng Sư đã đưa ra thí dụ của Ngài  Milarepa vì đã  phải xem giải thoát sinh tử là chuyện tối cần nên không màng đến mọi việc chung quanh.  Cũng như khi ta khát nước tại một sa mạc thì việc duy nhất ta hướng tới là phải làm sao tìm cho được nước để uống mà thôi nếu không tôi sẽ chết khát.

 

2- Như vậy Tịnh Độ phải cần rất nhiều đến tha lực phải không ?

 

Đáp: Bất cứ Pháp môn Tịnh Thiền nào,  cũng cần Tự lực và Tha lực đó là hai yếu tố vừa là Chánh vừa là phụ luôn bổ túc cho nhau, và nên nhớ là cần nhất là có chuẩn bị mà một triết nhân đã cho rằng “Một thành công gọi là đã đạt được 50% khi có sự chuẩn bị  thật chu đáo trước”

Như vậy có tín giải và hạnh nguyện thì xác xuất thành công đã có sẵn rồi và tha lực lúc ấy tự nhiên tương ứng.

 

3- Cái nhìn về Tịnh Độ của Giảng Sư thật mới mẻ phù hợp với thời hiện đại nhưng có cách nào dễ tu nhất trong phương pháp niệm Phật hầu đạt nhân duyên sanh về cõi tịnh độ chăng?

Đáp: không có phương pháp nào dễ mà chỉ có phương pháp có thích hợp với ăn cơ mình không, chỉ cần mình mở tâm hướng ra à tất cả nằm ở nơi  ta cũng như đã có TV mà ta không chịu bật nút và tìm kiếm một channel nào thích hợp để xem dù chương trình đã có sẵn.

 

4- MC Minh Đạo vẫn còn thắc mắc về sự dung thông của Tha lực và Tự lực và nói theo 10 điều dạy của kinh Kalama, nếu ta không tin vào truyền thống, kinh điển thì niềm tin vào Tịnh Độ có gọi là mê tín không ?

Đáp: Hai năng lực này vẫn luôn kết nối và dung thông bằng cách phải có lòng Chí thành, Chánh kiến.

 Và đó là chính nhân đưa đến Chánh niệm để  ta so  sánh lại thực sự tâm mình có chạm đến được nền tảng căn bản của giáo pháp trong quá trình VĂN, TƯ, TU không.

 Do vậy Tín giải rất quan trọng hơn bao giờ hết khi muốn tu Tịnh Độ,

 

 Đến đây Giảng Sư thấy Đạo hữu Nguyên Phước đã giơ tay xin hỏi thật lâu rồi nên đã mời đạo hữu.

Hỏi: 1- Con đến từ xứ Pháp và đây là lần đầu tiên được gia nhập vào hệ thống Zoom online hôm nay , qua bài giảng con tin cõi tịnh độ là có thật và con muốn về cõi Tịnh Độ Lưu Ly   của Phật Dược Sư có được không?

2-Con được nghe nhiều về câu  “Phiền não tức Bồ đề “vậy áp dụng trong cõi tịnh độ sẽ như thế nào ?

 

Đáp : 1- Nếu có khả năng thì vào cõi Tịnh Độ nào cũng được lợi lạc và nhiều Phước báu, tuy nhiên không đơn giản khi mình chưa hội đủ những điệu kiện của cõi ấy .

 

2- Câu đó chỉ đúng khi mình phải tự kiểm tra và phải bảo đảm được rằng mình đã có thể đối diện được với phiền não chưa và có khả năng chuyển hoá được chưa ? Do đó nếu chưa được thành Bồ Đề thì phải nguyện sanh về Tịnh Độ Tây Phương nơi Phàm Thánh đồng cư để tu tập đến khi được vô sanh nhẫn sẽ giải thoát(Bồ Đề)

 

Thời gian cho phép của buổi  pháp thoại  đã vượt hơn 2 giờ15 phút , MC Minh Đạo tạm ngưng và kết thúc với bài thơ kính tặng giảng sư và mời giảng sư cùng mọi người hồi hướng.

 

Điểm đặc biệt hôm nay , sự hồi hướng chỉ diễn ra trong im lặng vì  trong tâm tưởng  mọi người đang hồi hướng đến những thiện nghiệp của mình để chia sẻ đến pháp giới chúng sanh và hơn hết hồi hướng đến những vị Thầy, thiện hữu tri thức thân cận đã khích lệ sự tu tập của mình.

 

Lời kết :

 

Dù chỉ mới lần thứ ba được nghe pháp thoại với Đại  Đức Thích  Thông Trụ nhưng con đã cảm nhận được phương cách đi vào thế giới Tịnh Độ bằng dạng Bồ Đề Tâm và Phật Quốc Tịnh Uế nhất là có sự tín giải rõ ràng khi hiểu được khi nào cần tha lực tương ưng với mức độ  tự lực của mình và  rất thú vị khi được giới thiệu  về Tịnh Độ Diệu Hỷ của Ngài Bất Động Như Lai.

 

Theo thiển ý, con đã nghĩ rằng Đại Đức không những chuyên sâu về Tịnh Độ mà còn thâm hiểu rất nhiều về Thiền và nhất là Mật tông

 

Kính tán thán và kính chúc Đại  Đức và Thầy Chủ nhiệm luôn phước trí luôn tròn đầy, Hoằng pháp độ chúng sanh, thấm đạo, tu giải thoát.

 

Kính trân trọng,

 

Thật hoan hỷ, lợi lạc khi cùng chung hưởng pháp vị !

Qua cái nhìn về cõi Tịnh độ dưới nhiều dạng khác nhau

Tùy góc độ căn cơ khi phát Bồ đề tâm thế nào

Và phân biệt rõ ràng Tịnh, Uế quốc độ khi có tín giải !

 

Kính đa tạ Giảng sư đã truyền tải

Sự hiểu biết về Tha Lực và Tự Lực tương ưng

Tất cả pháp môn nào phải có chánh, phụ bổ xung

Quan trọng nhất,

Thiền, Tịnh, Mật vẫn đòi hỏi TÍN, HẠNH, NGUYỆN!

 

Kính tri ân Giảng Sư ,

phát minh cách hồi hướng bằng tâm niệm,

Dòng tư tưởng hướng về  Tam Bảo, Thấy Tổ chúng sinh

Bản lĩnh là cân nhắc, quyết định bản thân mình

Về cõi  Tịnh Độ nào khi biết đời sau chắc chắn Có

Và hãy gắng  diệt phiền não để không tạo nghiệp Khổ!   

 

 

Úc châu 29/3/2024

Phật Tử Huệ Hương – Trang nhà Quảng Đức 











Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2003(Xem: 34249)
Tình cờ tôi được cầm quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Mặc Giang do một người bạn trao tay, tôi cảm thấy hạnh phúc - hạnh phúc của sự đồng cảm tự tình dân tộc, vì ở thời buổi này vẫn còn có những người thiết tha với sự hưng vong của đất nước. Chính vì vậy tôi không ngại ngùng gì khi giới thiệu nhà thơ Mặc Giang với tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca. Mặc Giang là một nhà thơ tư duy sâu sắc, một nhà thơ của thời đại với những thao thức về thân phận con người, những trăn trở về vận mệnh dân tộc, . . . Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc khi được mang cái gène “Con Rồng Cháu Tiên” luân lưu trong huyết quản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]