Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biển Việt ơi căng buồm gió lộng

10/03/202406:25(Xem: 3291)
Biển Việt ơi căng buồm gió lộng
bai_bien_nha_trang
Bờ biển Nha Trang

 

 

 

Biển Việt ơi căng buồm gió lộng

 

Kính thưa quý vị, Quý vị hằng yêu mến biển và hải đảo của Việt Nam nhưng quý vị đã có dịp nhìn tận mắt Biển Mẹ chạy dài từ Móng Cái, xuôi Nam xuống tận Côn Sơn, Phú Quốc chưa?  Nếu chưa, xin quý vị theo dòng người Vượt Biên đi từ khơi nguồn của Biển Mẹ rồi cuối cùng từ giã Phú Quốc để mưu tìm Tự Do, để thấy Biển Mẹ đẹp và hùng tráng như thế nào.

Đào Văn Bình



Biển lung linh biển tình biển nhớ.

Biển vỗ về biển chở mối thương yêu.

Biển hiu hiu sóng nhẹ gió muôn chiều.

Cho liễu rủ bóng dừa nghiêng xõa tóc.

 

Biển thông lộ cho đoàn con vượt thoát.

Đường Tự Do rộng mở cuối chân trời.

Nắng cao lên lồng lộng gió căng hơi.

Vững tay lái ta xa rời cõi chết.

 

 

Biển Mẹ đó bắt nguồn từ Móng Cái

Chảy về Nam xuôi đến Bến Vân Đồn.

Cửa Ông ơi ta nhớ những người thương.

Than Cẩm Phả sắc đen màu quê mẹ.

 

Hạ Long Vịnh nước trong xanh như ngọc.

Rồng ở đây nằm ngủ rất yên bình.

Cánh buồm nâu tất tả cuộc mưu sinh.

Sao thương quá những cuộc đời trôi nổi.

 

Hải Phòng hỡi làm sao ta quên được?

Mùi cá thu ươm khói Đảo Cát Bà.

Nhớ tôm he, nhớ con sứa mặn mà.

Bạch Long Vĩ Đảo xa xa mờ hiện.

 

Biển mẹ rộng xuối xuống miền Tiền Hải.

Cho đàn con thêm cuộc sống no lành.

Sầm Sơn ơi bờ biển đẹp như tranh.

Bao truyện đẹp tô bồi trang lịch sử.

 

Biển Thanh-Nghệ sao quá nhiều giông tố?

Bạch đàn gầy chẳng ngăn nổi phong ba.

Mái tranh nghèo mẹ mới cất hôm qua.

Nay tan tác theo từng cơn bão thổi.

 

Nước mắm Nghệ cất lên từ biển tối.

Ta cảm ơn những con cá ngoan hiền.

Người ở đây chân cứng tựa Trường Sơn,

Xin cảm phục những con người cần khổ.

 

Cửa Nhật Lệ tích xưa giờ còn đó.

Đường xuôi nam Chúa Nguyễn mở cơ đồ.

Qua Thuận An lại nhớ cố đô xưa.

Thương xứ Huế Mậu Thân mùa tang tóc.

 

Vững tay lái thuyền xuôi về Đà Nẵng.

Theo dòng khơi thuơng Bán Đảo Sơn Trà.

Người yêu ơi giờ anh ở rất xa.

Nhưng vẫn nhớ những ngày ta hò hẹn.

 

Hoàng Sa đó chim âu buồn soải cánh.

Nhìn đoàn thuyền hối hả bỏ ra đi.

Đảo san hô con sóng thở rầm rì.

Như thương cảm nỗi đau người vượt biển.

 

Những hang động Đảo Lý Sơn thật đẹp.

Tên của em trên vách đá năm nào.

Theo tháng năm tình đâu có lạt phai.

Thương em quá những ngày mùa biển động.

 

Rời Quảng Ngãi thương Xa Huỳnh nghèo lắm.

Việt Cộng về tan tác cả tình quê.

Nhìn sao khuya ta cố ngoái trông về.

Thương dáng mẹ hao gầy từ Cổ Lũy.

 

Thuyền xuôi chảy theo lòng người háo hức.

Kìa Quy Nhơn trông mát rượi xanh mềm.

Dừa Tam Quan ngọt như sữa mẹ hiền.

Sao Bình Định cứ triền miên đói khổ?

 

Qua Nha Trang nghe tiếng đời đổ vỡ.

Sóng biển tình đồng vọng khúc bi ai.

Trời Vũng Rô chim yến cũng thở dài.

Màu cờ đỏ phủ đen miền cát trắng.

 

Cam Ranh đó nắng biển chiều lấp lánh.

Rạch Ba Ngòi buổi chợ cá tôm ươn.

Qua Phan Rang còn nhớ mãi người thương.

Phan Rí Cửa dáng buồn như nỗi chết!

 

 

Vào Phú Quí thấy ai buồn tha thiết.

Việt Cộng về đàn cá cũng phân ly.

Thuyền câu nằm thương tiếc mãi người đi.

Hợp tác xã phá tan đời ngư phủ.

 

Trăng cổ độ sáng soi vùng Mũi Né.

Muối ở đây như một giải Ngân Hà.

Giàn mực nằm quặn đỏ lớp phên tre.

Bên lớp cá khô ngon mùi nước biển.

 

Bà Rịa đó ta lấy làm điểm hẹn.

Chờ đoàn người hối hả bỏ ra khơi.

Trăng vào mây nương những lúc tối trời.

Đoàn ghe vội tiến nhanh ra ngoài Cửa.

 

Đêm Vũng Tàu hải đăng đèn sáng tỏ.

Hướng đoàn người vượt tới Đảo Côn Sơn.

Đồng ca lên khúc hát buổi ly hương.

Nghe lịch sử quặn đau từng khúc ruột.

 

Biển Thạnh Phú tối đen như địa ngục.

Rừng chà là nín thở sợ công an.

Người vợ ngồi từng giờ phút dõi trông.

Chồng con được bình an ra cửa biển.

 

Qua Bình Đại thương con sò huyết ngọt.

Mẻ tôm khô phơi nắng tỏ yên bình.

Đàn le le còn ở đó không em?

Hay tan tác tìm phương nào chạy trốn?

 

Sông Cửa Tiểu nghe tiếng người rên xiết.

Mắt đục ngầu như từng lớp phù sa.

Cửa Hàm Luông giờ như bãi tha ma.

Chỉ có đám lục bình trôi ra biển.

 

Mũi Cà Mau nghe rừng tràm réo gọi.

Xác vượt biên theo sóng nổi lênh đênh.

Hồn ma vương nơi bến bãi đầu ghềnh.

Sao vẫn cứ lao mình ra cửa biển?

 

Ngoảnh mặt lại Kiên Giang thôi vĩnh biệt!

Việt Cộng về cả nuớc phải thi đua.

Đầu tôm xưa vứt bỏ chẳng ai mua.

Nay cũng phải tranh nhau từng vốc nhỏ.

 

Qua Phú Quốc nghe hồn tan nát vỡ.

Bầy cá mai cũng đã bỏ đi rồi.

Nước mắm ơi nước mắm cũng đổi đời!

Nghe từng bước quặn đau tình cố lý.

 

Đào Văn Bình

(Trích Thiên Sử Thi Của Người Vượt Biển xb năm 2002)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2017(Xem: 10052)
Bài Thơ Dâng Người (thơ) - Rất ít người làm nên lịch, rất ít cuộc đời được viết thành thơ, trong số ấy với tôi, người là một, vượt thời gian người xây dựng cơ đồ
30/07/2017(Xem: 7185)
Tháng chín ngày về thăm lại Quê hương thành phố thân yêu Sau bao năm trời xa cách Suối nguồn non nước kính yêu .
28/07/2017(Xem: 7955)
Tình đồng đạo muôn đời luôn bền chắc Mãi hướng về Đấng Điều Ngự Trượng Phu Đêm ngày không bỏ dở bước đường tu Dù bận rộn tháng ngày trong cuộc sống .
26/07/2017(Xem: 8547)
Duyên đến duyên đi cũng là duyên Cớ chi ta lại phải ưu phiền Tuỳ duyên ta sống cho đúng đạo Cứ để dòng đời chảy tự nhiên .
22/07/2017(Xem: 8880)
Tại vương quốc Kô Sa La, Thuở xưa là một quốc gia hùng cường, Ba Tư Nặc là quốc vương Khắp trong nước Ấn bốn phương vui vầy, Phật còn tại thế thời này Đạo vàng gieo rắc đó đây giúp đời. Trong cung vua có một người Cô nàng Mạt Lợi xinh tươi diễm kiều Vua Ba Tư Nặc quý yêu Vuốt ve âu yếm cưng chiều nhất thôi.
22/07/2017(Xem: 8674)
Dưới chân ngọn núi Phổ Đà Có chàng đồ tể thật là tệ sao Hung hăng, nóng nảy, hỗn hào Sống cùng mẹ góa từ bao lâu rồi, Anh chàng bất hiếu nhất đời Lúc say đánh mẹ, mặc người cười chê, Mẹ hiền lành đủ mọi bề Nghĩ mình nghiệp chướng nặng nề bản thân Nên bà sám hối thành tâm Phụng thờ tượng Quán Thế Âm trong nhà Quỳ xin Bồ Tát giúp bà, Mong con ngỗ nghịch rồi ra có ngày Thoát cơn mê, về đường ngay Sống cho phải đạo, mai này hồi tâm.
22/07/2017(Xem: 10072)
Khóm trúc nghiêng minh nhớ dáng ai Chia tay ròng rã mấy năm dài Người đi như thể trời im nắng Rầm rập mưa buồn buổi sớm mai Chiều nay ai có về quê mẹ Cho gởi lòng theo những bước chân Cố hương xa tít bao giờ lại Nhìn biển, nhìn sông, núi Ngũ Hành Đàn voọc chân nâu sầu thế cuộc Mắt buồn hiu hắt hỏi trời cao Ôi núi Sơn Chà ai thảm sát Để biển xanh đau hóa biển đào?
20/07/2017(Xem: 26445)
Do duyên lành thù thắng, được Chư Tôn Đức cùng Thiện-hữu Tri-thức gần xa hết lòng hỗ trợ và khuyến khích nên từ ngày 9. 9. 2009, chúng con đã khởi soạn “Thi hóa TRƯỜNG BỘ KINH” gồm 3 Tập, chuyển thể thơ tất cả 34 Kinh, đã được hoàn tất vào ngày 15. 7. 2011. Ba Tập đã lần lượt được ấn hành do Nhà Xuất Bản Phương Đông (Saigon, Việt Nam).
18/07/2017(Xem: 10189)
Chủng Tánh Phật luôn tiềm tàng hiện hữu Trong lòng mình cùng tất cả chúng sanh Dẫu cho ta chưa nhận biết chung quanh Tánh Phật mãi vẫn thường luôn trong sáng .
15/07/2017(Xem: 10239)
Tôi nhìn sang trái cuộc chơi, Hoa tươi đã héo gục nơi huy hoàng, Hiên ngang bỗng chốc ngỡ ngàng, Xôn xao hoen gỉ mộng vàng lên mây
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]