Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguyệt San Chánh Pháp số 146_tháng 01_2024

03/01/202413:19(Xem: 6552)
Nguyệt San Chánh Pháp số 146_tháng 01_2024



Bao Chanh Phap-146Bao Chanh Phap-146-muc luc


 

CHÁNH PHÁP Số 146, tháng 01.2024

 

Hình bìa của  Quảng Pháp Trần Minh Triết

 

 

NỘI DUNG SỐ NÀY:

 

 

THƯ TÒA SOẠN, trang 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

GIÓ GIAO MÙA (thơ ĐNT Tín Nghĩa), tr. 8

NHỮNG YẾU ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG DUY THỨC, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9

CÂU ĐỐI XƯNG TÁN HT TUỆ SỸ (Thích Quảng Đại), trang 11

TĂNG HÒA HIỆP (Ht. Thích Nguyên Chứng), trang 12

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ – NGƯỜI ĐÃ RA ĐI MÀ VẾT TÍCH CHƯA NHÒA (Nguyên Siêu), trang 14

TUỆ SỸ TÔN SƯ, THIỀN SƯ TUỆ SỸ (thơ Chúc Hiền), trang 15

ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: TLHT THÍCH TUỆ SỸ VIÊN TỊCH (GHPGVNTN Hoa Kỳ), trang 16

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH NGUYÊN CHỨNG, HIỆU TUỆ SỸ (Môn đồ Pháp quyến), trang 17

-TRẦN THUỞ ẤY... (thơ TK Nhật Trí), trang 20

NHÂN DUYÊN TÔI BIẾT THẦY TUỆ SỸ (Thích Thái Hòa), trang 21

TUỆ SỸ - VIÊN NGỌC QUÝ (Thích Tâm Hòa), trang 23

ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: HT THÍCH TUỆ SỸ VIÊN TỊCH CỦA ĐỨC DALAI LAMA, trang 24

GIÁO LÝ KHÔNG PHẢI CÔNG THỨC TOÁN HỌC CÓ SẴN (Thích Tâm Nhãn), trang 24

THẦY TUỆ SỸ TRONG BA NGÀN THẾ GIỚI (Đỗ Quý Toàn), trang 26

KÍNH DÂNG TUỆ SỸ THƯỢNG NHÂN (Điếu văn của Thích Nguyên Hiền), trang 27

HT. TUỆ SỸ - BUÔNG TAY NƠI VÁCH NÚI (Mạnh Kim), trang 29

CHÉN TRÀ LÃO TRIỆU MÀ CHƯNG HOA NGÀN (Đỗ Hồng Ngọc), trang 30

PHƯƠNG TRỜI NẮNG LẠ (thơ Nhật Uyển), trang 31

DI CHÚC CỦA HT TUỆ SỸ, trang 32

HUYỀN THOẠI VỀ THẦY TUỆ SỸ (Kiều Mỹ Duyên), trang 33

ẨN GIẢ TƯỞNG, THƠ HT TUỆ SỸ (TM Ngô Tằng Giao dịch), trang 35

THẦY TUỆ SỸ: NHƯ VOI GIỮA TRẬN TIỀN (Nguyên Giác), trang 36

NĂM VÓC SÁT ĐẤT... / THIÊN THU TỰA PHÚT GIÂY NÀY (thơ Hạnh Chi), trang 38

CÀNH MAI XƯA (Nhóm Áo Lam), trang 39

ĐỀ Ở THIỀN VIỆN CHÙA PHÁ SƠN (thơ Tô Đông Pha – Pháp Hoan dịch) trang 40

XƯNG TÁN ÂN SƯ: HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ (Huỳnh Kim Quang), trang 41

BÓNG HẠC QUA ĐỒI (thơ Vĩnh Hữu Tâm Không), trang 42

HOÀI NIỆM – TRI ÂN BẬC ÂN SƯ (TN Diệu Như), trang 47

ÔN TUỆ SỸ, BẬC THẦY LỚN CỦA NHIỀU THẾ HỆ (Như Hùng), trang 49

TÌNH PHÁP LỮ, ÁNH TRĂNG BÊN RỪNG, (thơ Ti Ti Vũ), trang 50

THẦY TUỆ SỸ - BẬC THẠC ĐỨC VÀ NHÀ GIÁO DỤC LỚN (Tâm Thường Định), trang 51

BẬC THẦY CỦA NHỮNG VỊ THẦY (Nguyễn Minh Tiến), trang 55

TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N), trang 57

KÍNH TIỄN THẦY TUỆ SỸ (thơ Hoàng Xuân Sơn), trang 58

GHI KHẮC LỜI ÔN (Phát biểu của đại diện GĐPTVN tại Hoa Kỳ), trang 51

SƯ PHỤ CỦA TÔI (TM Vương Thúy Nga), trang 61

MỘT CON NGƯỜI SIÊU VIỆT (Thích Nữ Nguyên Bích), trang 62

ĐỌC BÀI THƠ “GIÓ GIAO MÙA”... (Lam Nguyên), trang 63

THẦY TUỆ SỸ TRONG VẬN MỆNH PGVN (Nguyễn Tuấn Khanh), trang 64

NHỚ BÓNG THIỀN SƯ, BIẾT MÌNH TÓC TRẮNG (thơ Thy An), trang 66

THƯ GỬI THẦY (Nguyên Túc Nguyễn Sung), trang 67

RỒI SẼ CÓ MỘT NGÀY (thơ Đồng Thiện), trang 68

CHƯA TRÒN BUỔI SƠ GIAO (Huyền – Diệu Trang), trang 69

TUỆ SỸ VÀ NHỊP THỞ TRƯỜNG SƠN (Ngọc Hân), trang 70

CUNG TÁN CÔNG HẠNH HT TUỆ SỸ (thơ Minh Đạo), trang 72

GHPGVNTN HOA KỲ TỔ CHỨC LỄ TƯỞNG NIỆM HT TUỆ SỸ (Thanh Huy), trang 73

ĐÔI DÒNG TIỄN BIỆT (thơ Phùng Quân), trang 75

ÔN TUỆ SỸ, NHÂN CÁCH LÝ TƯỞNG VÀ TƯ TƯỞNG CHỦ ĐẠO (QP Trần Minh Triết), trang 76

THƠ TẶNG THẦY TUỆ SỸ (Vô Biên), trang 77

LỄ TƯỞNG NIỆM TLHT THÍCH TUỆ SỸ TẠI TU VIỆN ĐẠI BI (Thanh Huy), trang 78

TRĂNG THỨC TRÊN ĐỒI (thơ Nguyên Cẩn), trang 81

TÂM NGUYỆN THẦY (TTKA), trang 82

CỞI TRÓI tập 1 – chương 7 (truyện dài Vĩnh Hảo), trang 83

ĐỨC TƯỢNG VƯƠNG (thơ Hạnh Phương), trang 85

 


ht tue sy

BƯỚC ĐI CỦA BẬC ĐẠI SĨ

 

Vĩnh Hảo

 

Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc.

 Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp.

Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.

Nhẹ nhàng cả thân và tâm. Thân mảnh khảnh, nhỏ nhắn, nói năng nhã nhặn từ bi nhưng khi cần cất tiếng hống của sư tử thì cả núi rừng và muông chim phải rúng động kinh hãi. Tâm rỗng rang, vô sự, danh không ham, lợi không màng, nhưng trí tuệ thậm thâm sắc bén như kim cương, đặt nơi đâu là nơi đó bừng khai hoa trái giác ngộ.

Một con người như thế, dù có thể như cánh nhạn qua trời, không hề bận tâm lưu vết tích nào trên đường bay, vẫn tự nhiên gửi lại nhân gian cả một di sản kỳ tuyệt, vô giá.

Di sản ấy là gì?

- Là lòng từ bi đối với người và vật; là lòng khiêm nhẫn đối với kẻ trên người dưới, tận tâm phụng sự, tận tụy giáo hóa không mỏi mệt; có khi vì lợi ích cho số đông, đã an nhiên trải mình trong ngục tối bao năm dài; có khi vì sự hòa hợp của Tăng đoàn, đã phải im lặng, đón nhận bao sự vu hãm, sàm tấu, miệt thị của miệng lưỡi tiểu nhân. Trước vô vàn nghịch duyên, bệnh chướng, chụp phủ xuống thân gầy, vẫn giữ nụ cười từ bi, thương đời, thương người, thương cả những kẻ xấu-ác từng hãm hại, gieo bao tiếng ác cho tự thân. Chướng duyên đeo đuổi con người tài hoa gần như suốt cả cuộc đời, nhưng càng làm lộ hẳn ngọc quý giữa sỏi đá trần gian.

– Là những ấn phẩm văn hóa, văn học qua văn, thơ, tiểu luận; luận tập giảng thuật, chú thích kinh-luật-luận Phật giáo; là bộ Thanh Văn Tạng I [2] được Hòa thượng tự thân dịch thuật, chú giải và trực tiếp hướng dẫn cho hàng học trò phiên dịch, ghi chú, được ghi nhận là thành tựu sơ bộ vào đầu năm 2023. Tuy Thanh Văn Tạng I chỉ là một phần nhỏ của công trình phiên dịch chú giải Đại Tạng Kinh Việt Nam, nhưng là nền tảng cho tiến trình phiên dịch toàn bộ Tam Tạng Thánh Điển sang Việt ngữ mà Viện Tăng Thống đã chỉ thị Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng thực hiện từ năm 1973. Đây là thành tựu to lớn mà chỉ có bậc thông tuệ tài đức như Hòa thượng Tuệ Sỹ mới có thể đảm đương, tái hoạt công trình sau 50 năm bị ngưng trệ vì hoàn cảnh đất nước.

- Là nhân vật cốt lõi và cuối cùng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sau khi Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang (Đệ tứ Tăng thống) và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ (Đệ ngũ Tăng thống) viên tịch. Từ những tháng năm cuối đời, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã thức ngộ về những sai lầm hành chánh của mình là do vài cư sĩ hám danh, trục lợi, thao túng và cố tình lạc dẫn thông tin, gây bao chia rẽ, phân cực trong tổ chức giáo hội; để rồi Ngài đã phải cất lời xin lỗi đại tăng, giải tán toàn bộ cơ cấu lưỡng viện của giáo hội vào năm 2018, để lại một căn nhà xiêu vẹo đổ nát, tang thương và trống rỗng, rồi mời Hòa thượng Tuệ Sỹ về để chuyển giao trọng trách xử lý thường vụ, chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc phục hoạt giáo hội vào năm 2019. Căn nhà đổ nát của giáo hội tưởng chừng không thể dựng lại sau sự viên tịch của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, đã được Hòa thượng Tuệ Sỹ dù với thân bệnh, cố gắng phục hoạt với sự tái lập Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống để từ đây có thể từng bước, hòa hợp Tăng đoàn, củng cố nhân sự, chờ “khi hội đủ điều kiện thuận duyên” triệu tập đại hội bất thường để bầu lại nhân sự mới cho Viện Hóa Đạo [3]. Đây là Phật sự cuối cùng mà Hòa thượng Tuệ Sỹ đã vì sự “duy trì mạng mạch Phật Pháp qua sự lãnh đạo của Viện Tăng Thống” [3], đóng góp cho sự tồn tục của Giáo hội. Từ một cá nhân đơn lẻ còn lại, Hòa thượng thân mang trọng bệnh, đã vì cơ nghiệp của tiền nhân, kêu gọi sự hòa hợp thanh tịnh trong số nhân sự ít ỏi, dựng lại Giáo Hội từ Viện Tăng Thống.

- Là cả một đời chăm lo giáo dục, đào tạo tăng tài. Từ thời ấu niên, Hòa thượng đã hiển lộ thiên tư thông tuệ khác thường. Không qua bằng cấp của trường lớp phổ thông nào ở bậc trung, vào tuổi hai mươi, chú sa-di Tuệ Sỹ đã đứng lớp dạy đại học và các trường cao đẳng Phật học. Nhiều vị tỳ-kheo ngang tuổi hoặc lớn hơn chú sa-di giáo thọ thời đó, đã từng là học trò của Hòa thượng từ các Phật học viện Trung đẳng, Cao đẳng, và đại học Vạn Hạnh. Đặc biệt là thời gian sau khi được phóng thích khỏi nhà tù vào năm 1998, Hòa thượng đã nỗ lực đào tạo những Tăng Ni trẻ, thế hệ 1970, 1980, 1990... tường tận giảng dạy về Phật học và cổ ngữ (Hán, Phạn, Pàli, Tạng), trực tiếp hướng dẫn phương cách nghiên cứu, dịch thuật mang tính hàn lâm quốc tế; ngoài ra còn tài trợ, gửi Tăng Ni đi du học ở Nhật và Mỹ, rồi trong 25 năm cuối đời, Hòa thượng đã đào tạo và tuyển chọn được trên 10 vị Tăng Ni trẻ xuất sắc, có trình độ Phật học, thông thạo ngoại ngữ, cổ ngữ, mỗi vị hay mỗi tổ nhóm có thể thay Hòa thượng ở một lãnh vực chuyên môn, kế tục đảm đương công trình Phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam [4]. Hai sư cô trong số những học trò/đệ tử xuất gia xuất sắc ấy có thể đứng lớp dạy tiếng Phạn và tiếng Tạng, đào tạo các thế hệ sau. Có thể nói, đây là thành tựu vẻ vang của Hòa thượng về mặt Văn hóa Giáo dục.

Thành tựu như thế, đóng góp những công trình to lớn và dài lâu như thế, mà trước khi rời bỏ trần gian mộng huyễn, vẫn không sờn lòng mệt mỏi trước bao chướng duyên nghịch cảnh đã xảy ra trong đời, vẫn tha thiết với chí nguyện hoằng pháp lợi sinh, vẫn trải lòng từ bi với con người và cuộc đời qua lời nguyện ghi lại trong Di chúc: “Nhục thân đưa đi hỏa táng. Tro bụi nhục thân đem rải ra Thái Bình Dương để được tan theo biển, bốc thành mây trời, lang thang khắp cõi hư không: Hư không hữu tận, Ngã nguyện vô cùng.” [5]

 Trong Di chúc cũng có đoạn dặn dò môn chúng: “Tang lễ bình thường. Không đọc điếu văn, tiểu sử; không sổ tang, xin miễn phúng điếu, tràng hoa, liễn, đối...” Có nghĩa là không cần được tổ chức một tang lễ rình rang, đông đảo; không cần được ca tụng tán thán qua các bài điếu văn, thi điếu; không cần ai biết đến nhiều hơn qua tiểu sử; và không cần sự biểu lộ tràng hoa, liễn, đối của vô số người ngưỡng mộ kính vọng. Làm tất cả việc mà không dính mắc, không khoa trương, không cần bất kỳ tưởng lục hay sự tán dương danh vị nào từ trong nẻo đạo hay ở thế tục.

Bước đi như vậy rõ ràng là không cần lưu dấu; nhưng chính là bước đi siêu tuyệt của bậc đại nhân, đại sĩ: không dấu tích mà lại tràn đầy công đức, lợi ích cho dân tộc, đạo pháp và nhân loại nhiều thế kỷ sau.

 

California, ngày 24 tháng 12 năm 2023

 

___________

 

[1] Kinh Tứ Thập Nhị Chương.

[2] Thanh Văn Tạng Giai đoạn I, Phần I, gồm 29 tập, trong đó Kinh bộ có Trường A-hàm (2 tập và 1 Tổng lục), Trung A-hàm (4 tập và 1 Tổng lục), Tạp A-hàm (3 tập và 1 Tổng lục), Tăng Nhất A-hàm (3 tập và 1 Tổng lục); Luật bộ có Luật Tứ Phần (4 tập và 1 Tổng lục), Luật Tứ Phần Tăng Giới Bổn (1 tập); Luận bộ (5 tập); và Tạp bộ (2 tập). Các Tổng lục đi kèm theo kinh-luật là do Hòa thượng Tuệ Sỹ soạn viết nhằm giảng giải, hướng dẫn phương cách thâm nhập kinh tạng.

[3] Điều 1 và điều 3 trong Quyết Định Ủy thác Quyền Điều hành Viện Tăng Thống của Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ban hành ngày 24 tháng 5 năm 2019. Điều 2 của Quyết Định nêu rõ: “Thỉnh cử Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ thay tôi đứng đầu vào vị trí của Viện Tăng Thống, bảo đảm tiếp tục sứ mệnh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong tương lai. Tôi hoàn toàn tin tưởng và ủy thác trọng trách này cũng như trao toàn quyền cho Hòa thượng Tuệ Sỹ điều hành mọi hoạt động của Giáo Hội.”

[4] Quyết Định số 07.VTT/CTK/QĐ ban hành ngày 21.9.2023 của Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: Đổi danh xưng Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời thành Ủy Ban Phiên Dịch Trung Ương, đồng thời thành lập Tiểu Ban Phiên Dịch Chuyên Trách gồm nhiều Tăng Ni trẻ xuất sắc thế hệ mới.

[5] Điều 5 trong Di chúc 7 điều của Hòa thượng Tuệ Sỹ, ký ngày 19 tháng 9 năm 2023.

 



pdf-downloadNguyệt San Chánh Pháp số 146_tháng 01_2024

***

00logo-bao-chanh-phap

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2014(Xem: 10934)
ĐÔNG Dơi nhập thiền Rét đậm Thắm hoa trạng nguyên ƠN THẦY Ngọng nghịu i… tờ Thầy dìu dắt Nên vần thờ… ơ thơ
22/10/2014(Xem: 15360)
Trần gian quán trọ đời mình Đến chơi một chút thình lình rồi đi Trăm năm tay giữ được gì Có mang xuống dưới âm ty bạc vàng?
21/10/2014(Xem: 9974)
Chiều đã kéo mây về phơi chóp núi Mà ta còn lầm lũi ở trần gian Ôm hơn thua để phỏng tay trần trụi Đâu biết đời tan hợp tợ khói giăng Hãy để thơ chơi giữa miền thường tại Tung chân thật thôn tính hết dối gian Dẫu nghiên lệch mực khô câu rớt vận Cũng chẳng cầu phủi sạch bụi trầm luân Hãy để thơ chia với đời khốn khổ Nghe lũ chà nhức nhối tước thềm thơ
20/10/2014(Xem: 11107)
Giữa trưa tĩnh tọa trong rừng Chim về tắt nắng gió lừng chiêm bao Ngồi đôi mắt chết phương nào Run cơn mộng đỏ chớp hào quang bay
19/10/2014(Xem: 17400)
Nhẫn nhịn cho đời luôn được yên Hơn thua tranh cãi chỉ thêm phiền Thắng người chưa chắc về an giấc Kẻ bại hận thù lẽ tất nhiên
19/10/2014(Xem: 9862)
Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá Hãy quây về tìm nó ở trong ta Chỉ cần tâm thanh thản sẽ nhận ra Vì hạnh phúc là điều đơn giản nhất
19/10/2014(Xem: 10868)
Cuộc đời này vốn vô thường, huyễn mộng… Là con Phật thì ai cũng rõ biết. Kiếp người là giả tạm, phù du, mong manh ngắn ngủi… là người học Phật thì ai cũng đã thấu hay. Quy luật “sinh trụ hoại không” của muôn đời thật phũ phàng và vô cùng nghiệt ngã, hỏi có mấy ai vượt thoát khỏi vòng kiềm tỏa chặt chẽ của nó? Dẫu rõ biết, dẫu thấu hay, nhưng vì vẫn là một chúng sanh, một sinh linh bé nhỏ, đang còn hụp lặn giữa bể khổ trầm luân, trôi lăn giữa dòng sinh tử luân hồi, nên chúng ta cứ luôn luôn sẵn sàng cho những giọt nước mắt tuôn rơi không chỉ khi tiếc nuối đau buồn với tổn thất, mà còn với lúc hạnh phúc mừng vui. Nước mắt lưng tròng, rơi rớt đầm đìa, trào tuôn ràn rụa… thì cứ để chúng tự nhiên xuất đáo, tự do bay nhảy, không chuyện chi phải kềm nén, đắp đê ngăn đập để chặn đường rơi lối chảy của chúng. Khóc được cứ khóc, đó là chuyện bình thường. Khóc với tâm bình thường thì vẫn không hề xa Đạo.
18/10/2014(Xem: 10453)
Nâng bàn chân Mẹ hôn lên Bàn chân nhỏ nhắn thuyền lênh đênh dòng Hôn nhăn nheo gót từng hồng Bao năm lặn lội đường trần nhiêu khê Bàn chân tất tả đi, về Đường phù hoa phố, đường quê mùa làng Bàn chân từng bước cao sang Từng hành khất gạo lo tròn bữa cơm
18/10/2014(Xem: 9875)
Đất Trời nuôi dưỡng vạn loài Sao ta nở giết chẳng hoài đoái thương Trời dạy ta biết tỏ tường Đất dạy ta phải yêu thương nhau cùng
17/10/2014(Xem: 11887)
Động Tĩnh Như Nhiên Một bữa học trò tới hỏi Thầy: - Thưa Thày, mấy bữa nay lòng con không yên, tâm con động. Làm sao đây? Thiền Sư: - Động thì cứ động, sao phải mong tĩnh. Vài bữa sau, học trò lại chạy tới: - Mấy hôm rày con ngắm trời xanh trong, nước suối văn vắt, thấy lòng yên tĩnh lạ thường. - Tĩnh thì cứ tĩnh sao phải nói ra thành động. - Bao năm rồi con theo Thầy, nhưng tự cảm thấy chưa hiểu được gì. Lòng con lúc tĩnh, lúc rối... Thiền Sư: - Ta cũng như con, lúc rối lúc tĩnh... Nhưng ta không thấy phải nói ra điều đó thành ngôn ngữ. Ta chỉ... như ngồi yên trên con thuyền ý thức, mặc cho sóng lòng chao đảo hay yên bình..*:) happy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]