Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại hồng Chung trên Đồi Trại Thuỷ

10/09/202321:16(Xem: 4615)
Đại hồng Chung trên Đồi Trại Thuỷ

doi trai thuy (3)


Tuỳ bút

Đại hồng Chung trên Đồi Trại Thuỷ

 

Sớm khuya nhặt nhạnh giấc mơ

Góp gom ý nguyện nằm chờ nghe chuông

Ngày mai lên đỉnh sầu buồn

Hát vang tuyệt khúc, thả buông kinh thiền.

 

       Được sự chú nguyện và chứng minh của Đại lão Hoà thượng Thích Tịnh Khiết - Hội chủ Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, Hoà thượng Thích Giác Nhiên, Viện trưởng Phật Học Viện Trung Phần kiêm Hội trưởng Tổng trị sự Hội Phật giáo và Hoà thượng Thích Phước Huệ trụ trì Chùa Hải Đức, chiếc Đại hồng Chung đầu tiên của Chùa Hải Đức xưa trên đồi Trại Thuỷ được hoàn thành.

        Đại hồng Chung được:

     - Lên khuôn ngày 19 tháng 9 năm Canh Tý 1960.

     - Rót đồng ngày 17 tháng 11 năm Canh Tý 1960.

     - Khai Chung ngày 8 tháng 12 năm Canh Tý 1960 (tức 24/1/1961) đúng ngày Vía Bồ tát Chuẩn Đề.

      Chuông có kích thước phỏng theo Đại hồng Chung chùa Thiên Mụ (Huế), với chiều cao 1,70m, đường kính 1,10m, trọng lượng 1 tấn lẻ 10 ký. Nhà Chuông được an trí phía đông Chùa, dọc theo đỉnh núi lên tịnh thất Phật học viện. Đó là Chuông được Thi sĩ - Triết gia Phạm Công Thiện nhắc đến:

 

Hồi chuông chùa vọng luân hồi

Chim chiền chiện hót ngang trời đau thương

Trùng dương nằm đợi vô thường

Đồi cao bặt gió hai đường âm u.

 

        Theo hồi ký của Thi sĩ Quách Tấn, thì chính Cụ là người phát hiện tiếng Chuông bị rè sau một thời gian dài lắng nghe thinh âm của chuông vọng xuống khu vực chợ Đầm-Xương Huân vào mỗi sáng sớm tinh mơ...

 

Thoảng tiếng chuông chùa vọng

Bóng đèn khuya rung rinh

Nao nao lòng giếng quạnh

Hơi thu tràn hư linh.

 

        Nghe được chuyên "tiếng Chuông bị rè", Hoà thượng Trí Thủ cười cho là không phải do chuông mà do chú điệu còn ngái ngủ dộng trật dùi ra ngoài vành chuông. Thầy Trừng San, bổn sư của TKVH, mới trình sự thật là sợi dây da treo Chuông đã cũ kỹ, thấy bất an nên Thầy đã dùng dây xích sắt thay thế, vì vậy tiếng Chuông nghe đã khác đi, nghe như bị rè. Nhưng khoảng một tuần sau, khi Thầy Trừng San kiểm tra kỹ thấy rõ quả Chuông bị nứt một đường ở trên đỉnh mà không ai ngờ tới, Thầy mới xuống núi đến nhà gặp Quách thi sĩ, tán thán: "Tai bác thính thật!"

        Cụ Quách đâu chỉ nghe tiếng Chuông bằng tai, mà bằng cả một tâm hồn:

 

Sương xuống hồi chuông lặng

Dư âm tràn hư không

Lửng lơ vàng gợi sóng

Trăng hồ thu mênh mông.

(Âm ba)

       hay:

Mây nước nhiễm phong trần

Nơi đâu tình cố nhân

Những đêm buồn tỉnh giấc

Chùa cũ tiếng chuông ngân.

(Tình cố nhân)

       và còn:

Trăng lên đồi trại thuỷ

Chuông khuya ngời âm ba

Bồi hồi mây khóa viện

Sân bồ đề sương sa.

(Bồi hồi)

       ... Một thời gian dài sau, một chiếc Đại hồng Chung khác mới được đúc, đặt ở vị trí cách nhà Chuông cũ khoảng 100m trên thế đất cao hơn ở gần dãy tịnh thất cuối phía đông của Chùa.

        Chuông mới cũng có nhà mái ngói như Chuông cũ.

       Từ dạo đó, Chuông cũ bặt thinh vì không còn được "thỉnh" nữa, nhưng vẫn còn được treo đó như một kỷ vật thiêng liêng của Chùa.

 

Trụ lao xao mối mọt

Chuông đen xỉn teng đồng

Tiếng nào rơi từng giọt

Mà vọng khắp hư không?

 

       Chuông mới, nhà mới trụ được thời gian mấy mươi năm, cho đến năm 2017, gặp "oan gia trái chủ" là Con Voi Damrey, cơn bão hung hãn dữ dằn đã tấn công thành phố Nha Trang hiền hoà, quật ngã những cây cao bóng lớn trên Đồi Trại Thuỷ, làm cây đỗ đè sập nhà Chuông.

      Nay, nếu ai có lên thăm, đừng ngạc nhiên vì sao nhà của Đại hồng Chung lại có mái ngói mới đẹp sáng trưng như vậy. Nhà Chuông mới được dựng lợp lại mà!

 

Từ vô minh bỗng sáng lòa

Bất nhị giải thoát vỡ òa hai vai

Tận cùng hải giác thiên nhai

Nghe chuông vọng tiếng khoan thai quay về

Cây tùng yên dưới đáy khe

Nhật nhật đối cảnh bản lai không gì

Chi tâm vạn pháp Bụt này

Tìm đâu cho mệt? Chuông thầy gõ boong...

 

Thông tín viên – Nhiếp ảnh

Tâm Không Vĩnh Hữu


doi trai thuy (1)doi trai thuy (2)doi trai thuy (3)doi trai thuy (4)doi trai thuy (5)doi trai thuy (6)doi trai thuy (7)doi trai thuy (8)doi trai thuy (9)doi trai thuy (10)doi trai thuy (11)doi trai thuy (12)doi trai thuy (13)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2013(Xem: 11601)
Mẹ là bài trường ca không đoạn kết Mẹ là thiên thần không ở trên cao Mẹ cho ta từng hơi thở ngọt ngào Mẹ sưởi ấm tim hồng khi giá lạnh
08/02/2013(Xem: 13633)
Nhân một hôm đến tại tư thất thăm cụ Ngô Trọng Anh, Giác Lượng đọc được bài thơ của Cụ Hoàng Văn Minh, tức nhà thơ Điền Viên, đăng trên Đặc San của Hội Người Việt Cao Niên, vùng Hoa Thịnh Đốn Xuân Kỷ Sửu (2009). Với tựa đề: NƯỚC NON
08/02/2013(Xem: 21151)
Cuốn Nhị Thập Tứ Hiếu Được viết vào đời Nguyên. Tác giả - Quách Cự Nghiệp, Một túc nho, người hiền. Hai mươi tư gương tốt Về đạo hiếu xưa nay
08/02/2013(Xem: 10270)
Nối truyền Đức Tổ Minh Quang Du Tăng Khất Sĩ dẫn đoàn hoá duyên, Xưa Tổ hành đạo khắp miền Nay ta noi dấu trọn nguyền kiếp tu.
07/02/2013(Xem: 18951)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
06/02/2013(Xem: 11171)
Bước đi từng bước vào chánh niệm Dáng khoan thai uy lực vô cùng Phật kinh hành đất chuyển trời rung Oâi! Huyền diệu bước chân giải thoát
06/02/2013(Xem: 7982)
Xuân về thăm lại cố hương Cây đa bến cũ thân thương mái chùa Ngô khoai hương lúa bốn mùa Dòng kinh biến đổi đất chua ngàn đời Nhạn về én lượn nơi nơi Mái chèo khua nước sao rơi đầy thuyền Cô thôn nữ hát đưa duyên Giao mùa nắng ấm hoa viền cành xuân
04/02/2013(Xem: 11897)
Trên đỉnh Phù Vân Đường lên Yên Tử mây dìu bước Qua suối Giải Oan đá dẫn đường Hoa yên dấu ấn thời Điều Ngự Bảo Sát âm vang một cõi Thiền Rừng tháp đây rồi lưu chấn tích Mái chùa che cả một giang sơn Chùa Đồng vang dội linh thiêng núi Cột đá uy nghiêm đứng giữa dòng Hàng tùng che mát lòng nhân thế Gốc sứ nhả hương giữa bụi trần Sỏi đá rêu phong còn biết nói Người đời sao nỡ để ai quên
04/02/2013(Xem: 13842)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
30/01/2013(Xem: 11833)
Thi tính phản ảnh thật rõ nét qua kinh sách cũng như phong cách của những người tu hành đãảnh hưởng sâu đậm đến các sinh hoạt văn hóa của hầu hết các quốc gia Phật Giáo ÁChâu. Thi phú nói chung có khả năng khơi động những xúc cảm sâu kín và thanhcao nơi con người giúp họ vượt lên trên các bản năng thô thiển và trói buộc củasự sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]