Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   
ht nhu dien (1)ht nhu dien (2)ht nhu dien (3)ht nhu dien (4)
ht nhu dien-2



Tự Hào về Nền Phật Việt 


Con kính dâng Sư Ông Như Điển
Giảng pháp trên Zoom Online tối nay 22/6/2023
Về chủ đề: Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Trong Thời Cận Đại



Thầy kể về Đạo ta thời cận đại
Từ Nguyễn triều chín Chúa mười ba Vua
Những dòng Thiền Lâm Tế được truyền thừa
Tổ Minh Hải lập chùa hoằng Pháp Phật

Đạo Pháp đã thấm vào lòng dân tộc
Qua tinh thần lối sống của dân ta
Qua niềm tin nền giáo lý Phật Đà
Xưa Vua Phật lập ra Thiền Yên Tử

Vài điểm nhấn Thầy hỏi về Quán Sứ
Với Ba Vàng và Thiêng Mụ do đâu
Những cái tên xuất xứ tự hồi nào
Nay được biết dồi dào thêm kiến thức

Thầy đọc Kiều đưa con về ký ức
Con nhẩm theo bái phục cụ Tiên Điền
Hiểu thâm sâu và thấu tận nhân duyên
Một kiệt tác làm đẹp nền văn học

Chín mươi phút trôi qua như một chốc
Biết bao điều con muốn được học thêm
Thầy hứa khả mùa thu Thầy trở lại
Giảng thêm thời cận đại những dòng Thiền.


Nam Mô A Di Đà Phật
Tampere, Phần Lan 22.6.2023
Minh Đạo


***

Ôn Cố Tri Tân

Kính họa bài: “Tự Hào về Nền Phật Việt” của cư sĩ Minh Đạo (Tampere, Phần Lan)

kính dâng HT. Thích Như Điển Giảng pháp trên Zoom Online tối nay 22/6/2023
Về chủ đề: Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Trong Thời Cận Đại

Phật giáo Việt trải qua bao thời đại
Hộ quốc an dân nhuần thấm triều vua
Bắc Trung Nam dẫu Nguyên Thuỷ, Đại Thừa
Như chư Tổ dày công truyền đạo Phật


Hai ngàn năm chan hoà cùng dân tộc
Dựng xây nền độc lập nước Việt ta
Đinh-Lê-Lý-Trần thấm lý Phật Đà
Có vua Trần bỏ ngôi lên Yên Tử


Sáng lập dòng thiền Trúc Lâm bất tử
Làm chỉ nam cho thế hệ mai sau
Lánh lợi danh xa phù thế khổ sầu
Quy nguồn cội về Bản Lai Diện Mục


Chuông sớm vẳng mõ vang xua vọng thức
Như Điển Tôn Sư khai đạo hoá duyên
Zoom online Phật pháp nguyện trao truyền
Thắp đuốc tuệ soi đường cho hậu học


Ân đức đó chúng con xin khắc cốt
Viết vần thơ tóm lược nhớ ân thêm
Cầu Phật tổ từ bi thường gia hộ
Đạo pháp trường tồn vững bước tiến lên


Tu Viện An Lạc, California, 1:30 am 21-06-2023
Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (cảm họa)


 ***

PHƯỚC TRÍ NHỊ NGHIÊM

(Hứng khởi theo bài: “Tự Hào về Nền Phật Việt” của Minh Đạo ở Phần Lan.

Đã kính dâng Sư Ông Như Điển Giảng pháp trên Zoom Online tối nay 22/6/2023

Kính chúc mừng HT phương trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc, vẫn mạnh khỏe và truyền lưu Phật Pháp.)

 

Một tu sĩ phước trí thời hiện đại (1)

Là công dân ưu tú của quốc gia (2)

Chăm học tu độ chúng cõi Ta bà

Du học Nhật, Đức Úc Mỹ hoằng pháp

 

Siêng đọc sách văn tư tu trạch pháp

Truyền dạy cho chúng đệ tử thịnh hưng

Tuổi tuy lớn vẫn tinh tấn không ngừng

Sáng tác sách để sẻ chia khắp cả

 

Bao kiến thức ngữ ngôn đều lan tỏa

Giúp cùng nhau hiểu lịch sử tấn tu

Tạo năng lượng giải thoát những ngục tù

Sự nghiệp Tuệ luôn đầu tư phát triển

 

Trao học bổng Tăng Ni sinh tinh tiến

Thường huân Tăng chia sẻ những món quà

Giống hay gieo hưởng quả đẹp cùng hoa

Chùa Viên Giác, Hội An đến Đức quốc

 

Dòng Lâm Tế Chúc Thánh truyền thừa tốt

Đã gieo mầm giác ngộ độ chúng sanh

Sách tấn nhau cùng miên mật tu hành

Lấy “Hoằng Pháp độ sanh” làm nhiệm vụ…

 

Chùa Pháp Hoa SA, 24/6/2023

Thích Viên Thành

 

GHI CHÚ:

(1)Hòa Thượng Thích Như Điển. Phương trượng Chùa Viên Giác, Đức quốc. Đệ nhị Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Âu Châu, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già Thế giới  (The World Buddhist Sangha Council, WBSC). Và được Hội Đồng Tăng Già Tích Lan trao giải thưởng cao quý. Chánh Thư ký Hội đồng Hoằng pháp GHPGVNTN do Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ làm Cố vấn Chỉ đạo. HT với cái tuổi “Cỗ lai hy) tuy cũng “hoài cỗ” nhưng vẫn nhiệt tình sử dụng mạng truyền thông hiện đại (Facebook) để hoằng truyền Phật Pháp và chia sẻ những gì cần chia sẻ, đặc biệt HT rất quan tâm đến việc bảo toàn và phát triền dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh tại quốc nội cũng như hải ngoại.

 

(2) Được Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier ký quyết định trao tặng Huân chương Thập tự hạng nhất (công dân hạng nhất). Để vinh danh những thành tựu đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, trí tuệ, hoặc xã hội, mà HT Thích Như Điển đã đóng góp.

 

 

 

 

 




ht nhu dien (1)

Phật giáo VN trong thời kỳ cận đại (triều nhà Nguyễn.)


Kính tri ân Ban Truyền bá Giáo lý Âu Châu đã cung thỉnh Hoà Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover ( Đức Quốc) kiêm Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN tại VN và là đệ nhị Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Âu Châu, Phó Chủ tịch Hội đồng Tăng già Thế giới (World Buddhist Sangha Council - WBSC) đã có bài pháp thoại về Phật giáo trong thời kỳ cận đại (triều nhà Nguyễn) thật tuyệt vời với những địa danh lịch sử và các bài kệ truyền thừa của hai dòng phái Lâm Tế Liễu Quán và Lâm Tế Chúc Thánh.

Kính niệm ân đức Hoà Thượng bậc đại tri thức, hạnh giải tương ưng luôn khai sáng dìu đắt hàng hậu học chúng con phấn chấn chí đạo thâm nhập nghĩa lý.
Kính chúc Ngài luôn pháp thể khinh an dù Phật sự rất bận rộn trong nhiều tháng, năm tới.
Phật Tử Huệ Hương


Trộm học “ Một chút kiến thức thật sự là nguy hiểm”
Bất cứ địa hạt nào cần phải chuyên sâu
Kính tri ân Hoà Thượng Giảng Sư,
Lịch sử những địa danh nước Việt rất thông làu
Nào đồi Hà Khê, chùa Trấn Quốc, đất Phù Nam,
Từ đâu có tên chùa Quán Sứ, thành phố Hội An
Từ Hải ngoại ký sự đến ..
Phật Giáo Việt Nam trong “ Thời kỳ cận đại”!


Trí tuệ uyên bác nên đề cập trong bài pháp thoại:
Nguồn gốc Chữ Quốc Ngữ có thể …
do 2 Tây Ban Nha giám mục thay vì Bá Đa Lộc
Sau Lý, Trần, tiếp đến giai đoạn 9 chúa, và 13 vua
Khai Sơn pháp phái,
Thiền Sư Minh Hải Pháp Bảo có kệ truyền thừa (1)
Chùa Thập Tháp, Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh!


Tại Huế, chùa Thiền Tôn, nơi cội nguồn Lâm Tế Liễu Quán!
Cùng phát sinh từ Tăng sãi, phù Minh diệt Thanh
Năm 1804, Việt Nam được thay cho tên An Nam
Kính tri ân bộ óc bác học nhớ dai muôn thuở !
Tìm về lại tác giả Kim Vân Kiều sáng rỡ
Trước Thạch đài Phân Kinh, mới ngộ chữ Không (3)
Dù tụng ngàn lần kinh Kim Cang, vẫn chưa thông
Và nhà sư Tuệ Hải chính là Từ Hải !


Kính ngưỡng vọng,
tháng chín này sẽ tiếp tục được thính giải
Được thừa tự pháp từ bậc hiền nhân
Một sớm tịnh thanh, được tiếp nhận truyền ban
Những tác phẩm tuyệt vời Ngài dịch thuật,
……kính trân trọng tu tập học hỏi !


Melbourne 23/6/2023
Phật tử Huệ Hương

————————-*******——————-


(1) 4 câu đầu cho Pháp Danh:
Minh, Thiệt, Pháp, Toàn, Chương
Ấn, Chơn, Như, Thị, Đồng
Chúc, Thánh, Thọ, Thiên, Cửu
Kỳ, Quốc, Tộ, Địa, Trường
Và 4 câu sau cho Pháp Tự :
ĐẮC, CHÁNH, LUẬT, VI, TÔNG
TỐ, ĐẠO, GIẢI, HÀNH, THÔNG
GIÁC, HOA, BỒ, ĐỀ, THỌ
SUNG, MÃN, NHÂN, THIÊN, TRUNG


(2) Thiệt Tế Đại Đạo,
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận,
Đức Bổn Từ Phong
Giới Định Phước Huệ,
Thể Dụng Viên Thông
Vĩnh Siêu Trí Quả
Mật Khế Thành Công
Truyền Trì Diệu Lý,
Diễn Sướng Chánh Tôn
Hạnh Giai Tương Ưng,
Đạt Ngộ Chân Không.

(3)
Việt dịch:

Đài đá 'phân kinh’ của thái tử Lương Chiêu Minh.
Nơi phân kinh Chiêu Minh thái tử
Đài đá còn in chữ phân kinh.
Nền hoang hoa dại phủ trong mưa,
Trăm cỏ chết khô run sợ rét.
Chẳng thấy lưu kinh ở nơi nào?
Việc chỉ nghe qua Lương Thái tử,
Ấu thời người lại thích văn chương.
Cưỡng bày chú giải thêm lộn xộn.
Phật vốn là không, vật chấp nào,
Vậy có kinh nào để đặt chia?
Văn linh nào nhờ nơi ngôn ngữ,
Kim Cương, Pháp Hoa là kinh gì?
Cảnh giới sắc không mà không tỏ,
Lòng mê theo Phât, Phật thành ma.
Cha con một nhà đều mù cả,
Một niệm khởi lên ma tự đến.
Lăng tẩm, đài sen không tự mọc,
Một sớm trường giang bạch mã qua,
Cây lây rừng Sở ao cá vạ,
Kinh đốt ra tro đài sập luôn.
Muôn vạn nghìn lời thôi vô ích,
Tăng ngu hậu thế miệng lia thia.
Tôi nghe Thế tôn tại Linh Sơn,
Nói pháp độ người như số cát[2].
Người tỏ tâm này người tự độ,
Linh sơn chỉ tại tấm lòng ngươi.
Gương sáng trong veo cũng không đài,
Bồ-đề xưa nay vốn không cây.
Ta đọc Kim Cương hơn nghìn biến,
Áo chỉ trong kinh không tỏ nhiều.
Cho đến dưới đài đá phân kinh,
Cuối cùng “Vô tự” biết là chân kinh.




ht nhu dien (1)


ÔN CỐ TRI TÂN    ( Bài Hoạ )


Nền Phật Việt trải dài bao thời đại
Vững truyền thừa mạng mạch Đạo Trí Bi
Chư Tổ dụng công hoằng truyền Chánh Pháp
Từ Vua, Quan, dân Nam Bắc tu trì
 
Gắn bó cùng dân tộc hai ngàn năm
Triều đại Đinh Lê Lý Trần hướng Phật
Giúp dựng nền độc lập Nước Việt ta
Trần"Phật Hoàng" bỏ ngôi lên Yên Tử 
 
Ngài khai sáng dòng Thiền Phái Trúc Lâm 
Theo gót Phật tiếp bước đường giải thoát 
Qui cội nguồn thấy Diện Mục Bản Lai
Nêu gướng sáng dẫn dắt đàn hậu bối
 
Chuông mõ nhịp đều lay thức tâm tỉnh
Tôn Sư Như Điển khai Đạo chánh chuyên 
Zoom online phương tiện tốt trao truyền
Duy Tuệ Thị Nghiệp gương soi hậu học
 
Kính đảnh lễ tri niệm ân đức Người    ( HT Như Điển )
Chúng con ghi khắc và nguyện tu tiến
Chiêu cảm được hồng Ân Phật gia hộ
Đạo Pháp trường tồn sáng lạng thăng hoa!
 
Quảng An Houston, Tx USA
 
Pt Quảng An kính hoạ bài Hoạ của Tỳ Kheo Thích Chúc Hiền



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2012(Xem: 17738)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
22/01/2012(Xem: 9375)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa
22/01/2012(Xem: 8692)
Ta là Di Lặc, Đức Phật của mặt trời Ta chiếu soi với lòng từ ái bình đẳng đến tất cả Ta được gọi là Đức Phật kế tiếp không phải bởi vì ta sẽ biểu hiện trong hình sắc thân thể Nhưng bởi vì ta sẽ đến với những ai tiến bộ trên những giai tầng của con đường tâm linh và nói: " Hãy là những người thân hữu hạnh phúc, và hãy ban bố phước lành."
22/01/2012(Xem: 10356)
Trước khi định nói điều gì Ta nên học hạnh nhu mì lắng nghe, Trước khi chỉ trích, cười chê Ta nên nhìn lại tự phê phán mình.
21/01/2012(Xem: 10079)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa kể lại một thời Đức Phật đã ngồi vắng lặng
20/01/2012(Xem: 12161)
Tuổi trẻ chưa tường tỏ sắc không Tâm xuân vừa đến trăm hoa lòng Chúa Xuân hiện hữu thừa chân lý Giường Thiền tĩnh toạ thấy hồng rơi. (Tâm Thường Định dịch)
18/01/2012(Xem: 14695)
Viết, để khen tặng người trong cuộc đã vì tình thương, sự sống, vượt qua mọi lằn mức của khổ đau, chịu đựng và thân phận - TNT Mặc Giang
15/01/2012(Xem: 8628)
Thời gian như thể thoi đưa Ngày nào bé tí giờ vừa sáu mươi Sáu mươi - tuổi thích ăn chơi Chẳng thèm quà bánh chỉ xơi thuốc nhiều Sáu mươi mới thật biết yêu Yêu con yêu cháu hơn yêu chính mình
15/01/2012(Xem: 13960)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
14/01/2012(Xem: 11335)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa Múc bình nước mát về qua Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa ” Chỉ bốn câu thơ mà đã hiện lên đôi nét chấm phá về “Gã từ quan” Phạm Thiên Thư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]