Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

thay vien thanh



LẠY PHẬT DƯỠNG SINH

Lạy Phật dưỡng sinh (1) rất diệu kỳ

Tiêu trừ nghiệp chướng đẹp dung nghi

Tay chân gân cốt thường co giãn

Xương sống cỗ lưng cúi thẳng quỳ

Máu huyết lưu thông tốt sức khỏe

Phát sanh trí tuệ hiện từ bi

Hằng ngày kính lễ hành trì mãi

Tướng hảo tâm an đức phát huy

Chùa Pháp Hoa SA, mùa đông lạnh, tháng 7/2023

Thích Viên Thành

Ghi chú:

(1) Vào mùa đông lạnh, tại Úc hoặc bất cứ địa phương nào, chúng ta cũng nên siêng tập thể dục cho ấm cơ thể. Khi mưa gió lạnh chúng ta không thể đi ra ngoài trời được., Là người con Phật tử, pháp tu lạy Phật ngay tại nhà, là một thể dục, vận động cơ thể tập dưỡng sinh một cách tiện lợi nhất.

Để có được sự chú tâm và lâu dài, nhiều lợi ích, chúng ta lạy Phật theo pháp dưỡng sinh “Lễ Phật và Y Học” của Pháp sư Đạo Chứng, với các bộ sám: Từ Bi Thủy Sám pháp, Lương Hoàng Sám, Hồng Danh Bửu Sám, Tam Thiên Phật, Vạn Phật, rồi tiến lên nữa là lạy “mỗi chữ mỗi lạy” các bộ Kinh Pháp Hoa, Kinh Đại Bát Niết Bàn…

Lạy Phật một cách chí thành, chậm rải, giãn hết sức các cơ, gân cốt, từ cỗ, cánh tay, bàn tay, ngón tay, đến xương sống và các xương, gân, bắp chân, bàn chân, ngón chân, đều giãn ra, đây là cách “chống lão hóa” không dùng thuốc (vì khi người lớn tuổi, thì các gân cốt, co rút lại, ta lạy theo dưỡng sinh, là giãn gân, cốt ra, xem như chống lão hóa vậy)

Lạy Phật để thân, khẩu, ý đều tu tập thanh tịnh, được như vậy, nghiệp chướng sẽ tiêu trừ, sức khỏe tốt, vì khi lạy “mỗi chữ mỗi lạy” vì sợ lộn hàng, lộn chữ, nên hết sức chú tâm, từ đó định được tâm, “tâm an vạn sự an, tâm tịnh quốc độ tịnh và tâm bình, thế giới bình”. nhiều lợi ích to lớn là vậy.





***



Chân Kinh Diệu Dụng

Kính họa bài: “LẠY PHẬT DƯỠNG SINH”của Thầy Thích Viên Thành

Chân Kinh diệu dụng rất thần kỳ
Chuyển hoá phàm phu độ chúng nghi
Phúng tụng tinh cần tâm vững tiến
Ca dương chăm chỉ ý chuyên quy
Sáu thời nhiếp niệm xây vườn tuệ
Tám tiết hành trì dựng đức bi
Nghiệp chướng trần lao tiêu tán hết
Tinh thần an tĩnh phát quang huy..!

Tu Viện An Lạc, California, 10:00 pm 20-06-2023
Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền ( kính họa)

***

CÔNG NĂNG LỄ PHẬT
Kính họa bài Lạy Phật Dưỡng Sinh của Thầy Viên Thành
Lạy Phật dưỡng sinh ý diệu kỳ
Trang nghiêm kiến Phật nét oai nghi
Nhẹ nhàng lễ lạy thân thư giãn
Kính ngưỡng tôn nhan lưng thẳng quỳ
Lễ Phật tâm bình an sức khỏe
Công năng lễ Phật phát trí, bi
Tâm từ thiện nghiệp luân lưu mãi
Lễ Phật, pháp môn nên phát huy.

Melbourne, 21/6/2023
Phật tử Thanh Phi

***

LẠY PHẬT

  Kính hoạ bài LẠY PHẬT DƯỠNG SINH của Thầy Thích Viên Thành 

 

Dung thông pháp Phật vốn đâu kỳ

Sức giữ tâm rèn gắng thích nghi

Tứ đại nương thân cầu tịnh dưỡng

Tam tai rõ nghiệp sám an quỳ (*)

Trong ngoài chẳng bệnh vui thời khoẻ

Nghịch cảnh không sờn sáng trí bi

Hiểu vậy đường tu nguyền tiếp mãi

Khi về cực lạc tỏ quang huy.

 

Sài gòn, 21/6/2013

Minh Đạo

------------

(*) Tam Tai (三災): ba loại tai ách…


***

Lạy Phật tội diệt hà sa!

Kính họa theo bài thơ “Lạy Phật Dưỡng Sinh “
của Thầy Thích Viên Thành, chùa Pháp Hoa Nam Úc


Động tác nhẹ nhàng, lực phát huy,
Thân tâm kính lễ lúc hành trì
Thiền gia, Chư Tổ luôn khuyên nhủ
An lạc sống vui TRÍ, DŨNG, BI
Nghiệp chướng tiêu trừ Tâm tỏa rạng
Thiện căn phát triển Tướng uy nghi
Tay chân vận động lưu thông huyết
Lợi ích vô cùng …. rất thích nghi !


Melbourne 21/6/2023
Phật tử Huệ Hương

***

LẠY PHẬT DƯỠNG SINH
Kính họa theo bài thơ “Lạy Phật Dưỡng Sinh “
của Thầy Thích Viên Thành, chùa Pháp Hoa Nam Úc


Lạy Phật nhiệm mầu phải phát huy
Diệt  trừ bản ngã, bớt sân si
Nghiệp chướng tiêu mòn luôn Sám Hối
Sức khoẻ tăng cường, bệnh bớt đi
Thể dục hàng ngày nên lễ lạy
Trả ơn Chư Phật quá từ bi
Trên cầu Diệu  Pháp  ngời chân lý
Dưới được tâm an, cúi lạy quỳ.


Jacksonville, USA 21/6/2023
CHÂU NGỌC

***


LẠY PHẬT DƯỠNG SINH


Kính họa theo bài thơ “Lạy Phật Dưỡng Sinh “
của Thầy Thích Viên Thành, chùa Pháp Hoa Nam Úc


Pháp tu lạy Phật rất thần kỳ
Giảm thiểu sân si kiến mạn nghi
Ngũ vóc nằm dài thân được giãn
Tứ chi vận động cúi đầu quỳ
Lưu thông máu huyết nên luôn khỏe
Thanh tịnh trí tâm chẳng lụy bi
Thể dục dưỡng sanh như vậy mãi
Phước sinh lộc phát đời hoàng huy.


Strasbourg 21.06.2023
Diệu Đạo_Phổ Hiền/Pháp


***


LẠY PHẬT DƯỠNG SINH


Kính họa theo bài thơ “Lạy Phật Dưỡng Sinh “
của Thầy Thích Viên Thành, chùa Pháp Hoa Nam Úc


Lễ bái Phát tu rất diệu kỳ
Định tâm ứng tướng hảo dung nghi
Chấp tay năm vóc đầu đối địa
Tiêu ngã khiêm cung kính ngưỡng quỳ
Bát mạch kỳ kinh thông chánh khí
Lục căn thanh tịnh hiện từ bi
Giới quy ứng dụng cho đời sống
Huệ mạng tăng huy với đức huy.


Tampere, Phần Lan 21.6.2023
Minh Đạo


***


LẠY PHẬT DƯỠNG SINH


Kính họa bài thơ Lạy Phật Dưỡng Sinh của Thầy Thích Viên Thành.



Lạy Pháp Hoa Kinh thật diệu kỳ
Đứng lên quỳ xuống thế uy nghi.
Nhất tâm đảnh lễ không xao lãng
Thành kính hành trì vẫn phát huy.
Nghiệp chướng tiêu trừ sinh tướng hảo
Cuộc đời an lạc khởi tâm bi.
Thong thả trang nghiêm đầu sát đất
Diệt tan kiêu mạn kính lễ nghi.


Jacksonville, USA 21/6/2023
Cư sĩ Tâm Minh



***


LẠY PHẬT DƯỠNG SINH 

Kính họa bài thơ Lạy Phật Dưỡng Sinh của Thầy Thích Viên Thành.


Dưỡng Sinh lạy Phật rất thần kỳ
Ba nghiệp lắng trong nhờ thực thi
Tứ Đại vận hành vui cuộc sống
Thân an tâm lạc tấn tu trì
Ngày ngày đều đặn cần huân tập
Bái Phật tâm thành phấn khích duy
Giáo Pháp hiển bày Chân lý diệu
Tư lương phước trí tuệ quang huy


Quảng An Houston, Tx USA





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2016(Xem: 11503)
Quê tôi nước Việt mến yêu- Giữa mùa mưa bão cũng nhiều đau thương - Biển đông sóng cuộn từng cơn- Hoàng Sa đâu thể tách rời Trường Sa…
30/07/2016(Xem: 12334)
Chiều nay tụng kinh Vu Lan - Lời kinh gió nhẹ lá vàng trước hiên- Mùa thu cũng đến rừng thiền- Mặc nhiên lá rụng về miền đất xưa.
30/07/2016(Xem: 8040)
Không đi cũng tới được nhiều chùa Viếng khắp trang nghiêm những lễ mùa Phật tử dừng chân cầu học hỏi Đồng hương theo bước lánh tranh đua Thầy hay tùybệnh luôn cho giúp Thuốc tốt trị lành khỏi phải mua Độ chúng xả ly không vướng bận Đời tu giải thoát sướng hơn vua.
30/07/2016(Xem: 8074)
Múa may may múa quay cuồng- Chạy đôn chạy đáo như tuồng cải lương- Vai trò ngồi ghế đế vương- Có chi là thật sầu thương kép đào
30/07/2016(Xem: 7157)
Người biết đạo cõi lòng luôn thanh thản Không tham cầu tham chức chẳng tham lam Bao công danh sự nghiệp cũng không màng Sống hiểu biết yêu thương đâu là khổ
28/07/2016(Xem: 23281)
Cô gái trẻ quỳ bên bàn thờ Phật một hồi lâu và khóc trong cơn đau khổ cùng cực. Bỗng trên hư không vang lên câu hỏi : Tại sao con khóc ? Cô gái nhìn lên đức Phật và nói :
28/07/2016(Xem: 7802)
Ngắm nhìn các vị Tỳ Kheo Chân đi từng bước cuốn theo mây ngàn Lợi danh rũ bỏ bên đàng An vui tự tại thênh thang cuộc đời
27/07/2016(Xem: 7801)
Cuộc sống âm thầm cứ mãi trôi Đến đi rồi cũng cũng vậy thôi Mây bay lơ lững trên đầu núi Nước chảy thông reo đẹp chỗ ngồi
26/07/2016(Xem: 13400)
Mùa Hiếu Vu Lan lại về - Hân hoan chào đón tràn trề yêu thương- Ân Cha Mẹ quả vô lường- Công lao trời biển tỏ tường lòng con
26/07/2016(Xem: 14070)
Vu Lan nhớ mẹ bao giờ - Dù bao cách biệt hai bờ đại dương- Mẹ là bài hát quê hương- Là đôi vai nhỏ chín thương sớm chiều-
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]