Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng Trốn Chạy Cuộc Sống Hiện Tại.

07/05/202306:09(Xem: 5877)
Đừng Trốn Chạy Cuộc Sống Hiện Tại.

hoa sen dep (2)

Đừng Trốn Chạy
Cuộc Sống Hiện Tại.

 

 

Thật là một phước duyên khi sưu tập lại các bài học quý giá từ các tông môn trong cẩm nang mà tôi đã ghi chép từ nhiều năm trước và bây giờ  được phân loại lại theo nhóm (Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông và nhất là giáo lý căn bản của Phật Giáo nguyên thủy từ các bộ Nikaya).

 

Không hiểu vì sao  khi tôi đọc lại những lời vàng từ Thiền Sư Ajahn Chah trong tiêu đề “XÚC GIÁC - CỘI NGUỒN TRÍ TUỆ” thì tìm thấy nó chứa đựng bài giảng về Tứ Đế và Thập nhị nhân duyên  mà sau này thỉnh thoảng trong các bài pháp thoại của nhiều giảng sư đã mượn từ những ý tưởng của Ngài vì toàn bộ bài pháp đều dựa vào “Khổ là điều phải cần nhận diện khi khổ vừa khởi lên và khi đã hiểu rõ sự khổ rồi thì nơi nào có khổ thì chính nơi đó có sự không khổ, KHỔ DIỆT NGAY NƠI NÓ PHÁT SINH”.

 

Kính xin ghi lại lại những điều tóm tắt theo trình độ của một người học Phật còn sơ cơ nhưng quyết tâm nỗ lực không bao giờ làm suy yếu tinh thần tu tập của mình dù cho trải qua hà sa kiếp . Kính trân trọng chia sẻ cùng quý đạo hữu và kính xin nhận sự chỉ bảo của quý thiện hữu tri thức để cùng nhau sách tấn trên đường thực tập vì Đức Phật đã từng nhấn mạnh VIỆC THỰC TẬP LÀ NƠI MỖI CÁ NHÂN .

Kính quý lắm thay,

 

Và bây giờ là những lời được ghi chép của người viết  đã thu thập từ nguồn tài liệu :XÚC GIÁC - CỘI NGUỒN TRÍ TUỆ” ( Thiền Sư Ajahn Chah)

—Chúng ta là những hành giả thực tập giáo pháp- Hãy quán chiếu và kinh nghiệm các pháp.

Tất cả cảm thọ của chúng ta phát triển trong Tâm sẽ được Chánh Kiến soi rọi.

Khi thấy cảnh sắc, nghe âm thanh, ngửi hương, nếm vị Tâm kéo chúng ta vào bên trong để Chánh kiến chuyển hoá và các cảm thọ như vậy trở thành kinh nghiệm và tạo động lực hình thành trí tuệ.

 

1-THỰC TẬP TỈNH GIÁC KHÔNG KỂ NGÀY ĐÊM, có nghĩa là tinh cần liên tục không còn nhớ đến thời gian nữa.

Chẳng có gì làm suy yếu tinh thần tu tập của chúng ta, hoặc nếu có chúng ta nhận biết tức khắc ngay. Hãy giữ ý thức TRẠCH PHÁP trong tâm chúng ta không gián đoạn.

 

2–Nếu sự thực tập của chúng ta nhu nhuyễn như một dòng chảy, Tâm sẽ hướng đến trạng thái thích thú này ” Vạn pháp đều là đối tượng để thực tập nhận diện giáo pháp” .

Người luôn trốn chạy cuộc sống hiện tại thì TRÍ TUỆ chẳng bao giờ phát sinh.

Hãy bảo vệ chính mình- Quan sát chính mình- Luôn đối mặt với những thử thách-Đòi hỏi sự chú tâm và đặt nghi vấn vì Nghi vấn không bao giờ kết thúc nên ta phải tỉnh giác- Phải luôn luôn giải quyết vấn đề cho chính mình và cho người khác bằng cách thiện xảo trong mọi tình huống.”

Nên nhớ :

Thiện xảo khởi lên từ sự tiếp xúc, và chạm, nên phải cần giải quyết ổn thỏa chứ đừng bỏ cuộc ( đừng bỏ chạy trong tâm nữa) phải dùng trí tuệ của ta, ĐÂY CHÍNH  LÀ CỘI NGUỒN TRÍ TUỆ .

Vì sao vậy?

Khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần trong mọi hoạt động với nhiều hoàn cảnh khác nhau, lúc nào chúng ta cũng phải tự chủ và thận trọng.

Khi cảm thấy khổ não ta hãy tư duy và tự hỏi mình hay ai đang khổ não đây? Và tại sao khổ này lại phát sinh?

Do đó điều cần thiết là chúng ta phải nhận biết khi nào khổ vừa khởi lên, phải tự xác quyết rằng nếu ta sợ khổ và không muốn giáp mặt với nó, chúng ta sẽ đi đâu để chiến bại nó và

 phải hiểu rõ rằng nếu khổ xuất hiện mà ta không nhận diện được nó thì không thể nào chúng ta đối phó với nó được. Vậy thì  điều quan trọng nhất vẫn là PHẢI NHẬN DIỆN MỘT CÁCH RÕ RÀNG VỀ KHỔ.

 

Vậy thì :

Muốn hiểu khổ bạn phải quan sát rõ hoàn cảnh trong tầm tay, nghĩa là nơi nào khó khăn xuất hiện, tại nơi đó phải được giàn xếp ngay. Vì rằng NƠI NÀO CÓ KHỔ THÌ CHÍNH NƠI ĐÓ CÓ SỰ KHÔNG KHỔ, khổ diệt ngay nơi nó phát sinh.

 

Thiền Sư Ajahn Chah dạy rằng

3-Người bỏ chạy tránh khổ là người ngốc nghếch nhất trong đời, phải nhận diện được khổ, đừng nhìn nó một cách qua loa và thờ ơ.

Đỉnh điểm của người học đạo là phải tìm ra nguyên nhân nào làm cho ta khổ, tâm ta dính mắc ở chỗ nào và ta phải tìm cho được đầu mối để nhận diện và theo dõi ngay. Chính khi quan sát, ta sẽ có kinh nghiệm về nó như nó đang ở trước mặt ta ngay tại đây bây giờ.

Và cũng cần lưu ý là việc thực tập này cần sự bền bỉ và không dao động. Đó là hết sức tinh tấn liên tục.

 

4-Với sự quyết tâm không thối chuyển, khi có niềm khổ đau nào vừa khởi dậy trong tâm, bạn ơi hãy cố gắng nhổ bật phiền não đoạn trừ sạch chúng. Như vậy sự quyết tâm này phải luôn hiện diện , không được lơ là, vắng mặt dù trong giây lát và  cuối cùng phiền não sẽ bị khuất phục.

 

5-Có lẽ nhiều người sẽ hỏi Duyên gì thúc đẩy cho Trí Tuệ sớm phát sinh?

Hãy giữ lấy nguyên tắc này : Các Pháp khởi lên đều do Nhân, Nhân diệt thì Quả diệt.

Bất cứ điều gì dù hạnh phúc hay khổ đau chúng ta cũng đừng nắm giữ, đừng bám víu, cũng đừng dồn hết sự quan tâm vào nó, cứ xem như điều ấy  không có mặt ở đó.

6- Đến đây có lẽ trở về vòng thập nhị nhân duyên của nhân và quả sẽ rõ hơn.

Này nhé Khổ phát sinh từ HỮU, Khổ sẽ không còn nữa khi ta không còn nắm giữ. Như vậy Bám Víu hay Tham Chấp là điều kiện tiên quyết tạo nên khổ.

 

Thử thực tập quan sát khi hạnh phúc đến! Tự hỏi: Nguyên nhân gì đưa đến hạnh phúc?- Cảm thọ này khởi sinh từ đâu? Tư duy trong chánh niệm ta sẽ trực nhận rằng Hạnh phúc và Khổ đau đều khởi lên từ tham chấp và cũng như mọi hành giả đầy kinh nghiệm đã từng quán chiếu sâu sắc từ mọi góc độ đã chỉ day khi nhận diện được rằng :

KHÔNG CÓ GÌ NƠI TÂM NÀY LÀ BỀN VỮNG, TẤT CẢ CHỈ LÀ SINH RỒI DIỆT, DIỆT RỒI SANH -KHÔNG CÓ MỘT THỰC THỂ NÀO TỒN TẠI LÂU DÀI CẢ .

 

Có nghĩa là có HỮU thì sẽ có SANH

- Đừng rơi vào SANH nữa, hãy nhận biết dòng diễn biến của SANH.

Đừng khởi lên “Ta không đồng ý với ông ấy” cũng đừng nghĩ rằng “Ồ, ta rất thích như thế “ mà chỉ có một điều còn lại là: Lời nói chỉ  tùy duyên theo những quy ước tiêu chuẩn thế gian, thích, hay không thích, còn ngoài ra trong tâm ta thì phải tư duy theo chiều hướng khác nghĩa là TÂM PHẢI ĐỂ TRỐNG RỖNG thì trí tuệ sẽ phát sanh vì khi ấy tâm đã vượt qua được những thói quen quy ước này rồi.

 

Có thể nói đây là chỗ an trú tâm của bậc thánh, chúng ta phải thực tập với mục tiêu này, đừng để rơi vào lưới nghi.

Muốn đạt được như thế chỉ có cách quán chiếu cuộc đời mình như chỉ còn một ngày đêm để từ bỏ hết rồi ra đi, do vậy phải bằng lòng cuộc sống vừa đủ không tham luyến.Vì càng sống đơn giản vừa đủ trong cuộc sống tu tập  bạn sẽ nhận rõ nội tâm mình.

-Phải nhận chân giáo pháp ở nơi chính mình, thực tập nơi chính mình (chỉ dựa vào Thầy 50%) --- Một khi nghe, hiểu lời dạy, thấy được lợi ích của nó thì hãy vận dụng nó vào việc thực tập của chính mình và nhận chân vị ngọt của giáo pháp từ chímh mình do sự tự thực hành sẽ được hữu dụng vô cùng.

 

 

Lời kết:

 

Bạn ơi, có nghe lời Thiền Sư Ajahn Chah giảng dạy chúng ta mới hiểu thế nào là đời sống của các Thầy Tổ và truyền thừa trong Tổ sư thiền, thât giống như  những lời dạy tâm huyết của người cha truyền lại cho những đứa con thân yêu để chỉ ra cái gia tài thiêng liêng mà con mình sẽ thọ hưởng.

 

Mời bạn nghe tiếp thêm;

-Kết quả của thực tập giáo pháp cần phải tự mình nhận biết rõ ràng, có sự chứng mỉnh rõ ràng của tự thân sẽ thoát khỏi hoài nghi khi một ai đó cho rằng minh đã thực tập sai mà ta vẫn không dao động vì đã thử nghiệm, chiêm nghiệm nhận biết (tức là chánh kiến có mặt ).

 

Bất cứ đến nơi nào ta cũng sống trong giáo pháp như sau :

-Các giác quan của ta phải luôn luôn hoạt động để nhận ra cái nào vừa ý thích hay bất mãn thì liền tỉnh thức ngay, còn cảm thọ nào thích hay ghét vừa xuất hiện cũng phải nhận biết ngay. Cũng vậy Thiện và Ác phải nhận diện đồng thời cùng một lúc.

-Sống trong giáo pháp, luôn rèn luyện tâm mình ý thức hòa ái và tự nhiếp phục thì mọi công việc sẽ hoàn tất một cách đơn giản và nhẹ nhàng.

 

Điều quan trọng là nếu ta chưa giữ vững lập trường chưa điều phục được nội tâm mình chớ cho phép hành động theo ý muốn trở thành thói quen vì chỉ một lần không nỗ lực tâm sẽ nghiêng theo xu hướng đó dễ dàng.

 

-Thực tập không có giới hạn không gian nào cả, phải làm sao cho chánh niệm luôn có mặt bởi vì ta chỉ có thể nhận chân giáo pháp mọi lúc mọi nơi nếu ta tinh cần trong sự thực hành.

 

Bạn ơi, Ngài đã căn dặn rất nhiều lần ĐỪNG XAO LÃNG- HÃY LƯU Ý TỈNH GIÁC -KIÊN TRÌ NỖ LỰC THỰC TẬP SẼ ĐẠT ĐƯỢC TRÍ TUỆ.

Và Yếu tố đạt đến giác ngộ giải thoát là các con nhận chân được giáo pháp khi các căn tiếp xúc với vạn pháp là đối tượng để thực tập mà không tham chấp, vướng mắc.

 

Bài pháp vì liên quan đến HỮU và SANH nên ta sẽ mang  tâm đầu thai đi vào lúc tái sinh và được  gọi là nghiệp duyên hay tiền nghiệp nên đã gợi ý cho người viết một trích đoạn trong lời dạy của những minh sư được gần gũi ngày nào ..

 

Đôi khi ta cũng đừng quá bận tâm do nhân duyên gì mà mình gặp cảnh ngộ trong đời mà chỉ cần chấp nhận mọi sự đến đi trong đời mình như một bài học để phát huy trí tuệ và đạo đức mà TRÍ TUỆ cao nhất là đủ sáng suốt  và ĐẠO ĐỨC cao nhất là đủ trầm tỉnh để tìm ra bí ẩn mầu nhiệm của Pháp khi các giác quan tiếp xúc với trần cảnh vậy.

 

Kính xin tặng bạn,  

 

Bạn ơi, thiện xảo khởi lên

trong mọi tình huống lúc giao tiếp

Giải quyết ổn thỏa, không bỏ cuộc giữa chừng

Trốn chạy cuộc sống hiện tại ..khuyên ĐỪNG

Cội nguồn trí tuệ chỉ đến …

khi tự chủ, tỉnh giác !

 

Vạn pháp đều là thực nghiệm đối tác

Kiên trì nỗ lực đôi lúc phải trầm tư

Thiện, ác gì cũng phải nhận diện giống như

Luôn rèn luyện tâm mình hoà ái nhiếp phục !

Khi sáu căn tiếp xúc sáu trân mọi lúc,

Đừng cho phép,

Ý nghĩ thoáng qua thành thói quen !

Đừng màng chi đến người khác chê khen

Lời nói chỉ là tuỳ duyên theo quy ước chế định .

 

Đừng rơi vào lưới nghi, hướng về nẻo chính!

Nhủ thầm:

Nơi tâm này chẳng có gì bền vững đâu

Từng sát na chúng thay đổi cực kỳ mau

Mọi thực thể đều diệt sinh và sinh diệt !

Bạn ơi,

Trốn chạy tránh khổ là người không thấu triệt,

Hạnh phúc chỉ là một giải pháp tạm thời

Bằng lòng cuộc sống đừng tham luyến đi thôi

Ngày nào đó…

Nhận chân được vị ngọt cuộc sống là BIẾT ĐỦ !

Càng giản dị, sẽ không dao động trước mọi thứ !

 

Huệ Hương


***



DUYÊN NGHIỆP.

 

Duyên nghiệp không phải định mệnh do ai sắp đặt
Chính là bài học nhân quả ta tự tạo ra
Từng khoảnh khắc qua hành động, khẩu,ý …đó mà
Quán chiếu sự vận hành của Pháp thật khó tưởng !


Mọi thứ duy nhất nên từ bỏ thái độ thụ hưởng
Ưa thích, trốn tránh hệ lụy ….bài học nghĩ suy
Đặt mình vào vị trí người khác đi
Sẽ không còn phiền não do bản ngã ảo tưởng.


Xin cảm ơn …đôi khi phước họa khó cưỡng
Tuỳ duyên, rủi may sao biết được cơ trời
Đừng vì nghịch cảnh từ bỏ cuộc đời
Cần bình tĩnh trải nghiệm rồi phấn đấu.


Ngọc không mài thì làm sao là trân báu
Vật liệu tinh tấn, chánh niệm thiết kế dựng xây
Minh sư, thiện hữu cùng khắp đó đây
Giúp một tay cho số phận được chuyển hoá!


Căn nhà chân, thiện, mỹ hình thành do ..tất cả
Mọi duyên nghiệp chung nguyên lý vận hành
Đừng cưu mang oan trái với mọi chúng sanh
Xin đa tạ, tri ân Pháp Phật bài học thực tế!
“Tấm lòng đối với nhau trong mối quan hệ “ !!!


Huệ Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2019(Xem: 7151)
Thuở xa xưa tại rừng già Có hai con vật rất là thân nhau Từ sáng sớm đến canh thâu Mãi luôn kề cận, có đâu xa lìa Sống bên tảng đá lớn kia Cây cao, bóng mát tỏa đi khắp vùng
12/07/2019(Xem: 8825)
Thưở xưa có một người ngu Đến thăm nhà bạn rất ư thân tình Chủ nhà vui đãi khách mình Bữa cơm đạm bạc, có canh ăn cùng Chàng chê canh lạt khó dùng Chủ bèn nêm chút muối trong canh này
07/07/2019(Xem: 9101)
CHỚP Lung linh sương đọng cỏ vàng Sớm mai nắng rực huy hoàng chớp mi Ưng vô sở trụ phút giây Tam thiên vỡ nát bụi bay uế trần.
04/07/2019(Xem: 8389)
Hai cha con của nhà kia Một hôm cùng rủ nhau đi ra đồng Núi rừng đồng ruộng mênh mông Chàng con vui chạy vào vùng rừng xanh Bỏ cha đứng lại một mình.
04/07/2019(Xem: 6784)
Nơi miền bắc Ấn Độ xưa Thành Ba La Nại có vua trị vì Con vua thông thái kể chi Thông minh, học giỏi từ khi thiếu thời Thật là tuổi trẻ hiếm người, Vua cha dự tính truyền ngôi sau này.
03/07/2019(Xem: 8933)
Diệu vợi xa xôi ánh Đạo vàng Lòng ta quyết chí muốn tìm sang Cầu mong mau đến bên Bờ Giác Thoát khỏi trầm luân chốn điạ đàng Nào có hẹn đâu mà lá xanh
03/07/2019(Xem: 7430)
Cuộc đời bệnh tật chẳng chờ Phút giây chợt đến ai ngờ được đâu Sanh già bệnh tử là câu Tự mình thấu triệt rõ hầu tiến tu
03/07/2019(Xem: 7859)
" Tuổi đời mênh mông " ta chưa sống đúng ? Hư ảo lao xao ...chợt đến ....chợt đi , Mộng mị miên trường ...nắm bắt được gì !!!!! Chợt tỉnh thức ...nhìn sự vật thật khác . Từ Bi luôn sánh đôi cùng Tuệ giác, Niềm yêu thương với sự sống ...trào dâng Hiện tại lạc trú ....giây phút quý trân Cảnh hiện trước mặt một lần ...không trở lại ! Đạo như Ánh Sáng ...viên dung vô ngại Nghìn pháp môn ...vẫn rèn luyện Thân Tâm Lối về thênh thang ..thăm thẳm xa xăm Lợi lạc về sau ...vững vàng vượt thoát Tận dụng Giới, Định, Tuệ ... Niết Bàn sẽ Đạt
29/06/2019(Xem: 7948)
QUAY VỀ Đường về quê mẹ xa xăm Một ngày thương nhớ, mười năm mong chờ Tim nhoi nhói bóng nhạt mờ Bước chân bỏ nẻo giang hồ trở quay.
27/06/2019(Xem: 10460)
Trăm Câu Hiếu Hạnh (Tặng chị Bùi Thị Đề, ngày chị thọ tang thân phụ.) Rưng rưng nến lệ nhỏ tràn Khói hương quyện mối tâm tang thở dài. Đón cha: gỗ ướp thi hài Phủ thân con: áo sô gai lạnh đời. Mầu liễn đối treo nơi nhà cũ, Vách tường xưa nhớ chủ đeo tang.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]