Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm Chủ Hoàn Cảnh (thơ)

02/05/202307:41(Xem: 3099)
Làm Chủ Hoàn Cảnh (thơ)

hoa-dep





LÀM CHỦ HOÀN CẢNH


Biết chế phục tâm mình làm chủ hoàn cảnh

Có Câu: “ Tuỳ xứ tác chủ -Lập xứ đắc chân “

Hãy sáng suốt rà soát lại bản thân

Sẽ sống với khả năng con người thật !

Thương những ai vì lo toan

….trong bảo táp sinh kế nên trầm mặc

Phiền não phát sanh, sân hận người chung quanh

Ảo tưởng bản ngã về Ta, của Ta hình thành

Buông lời trách mắng, ganh tỵ cau có!

Nhờ tu tập ý thức: Vô thường, Vô Ngã, Khổ !

Bao nhiêu rắc rối được đối phương trao

Mỉm cười, tha thứ, bao dung chẳng nhận vào

Quên đi mất….từ lâu không hề biết trả đùa!

Đấy phương cách đã công phu từ thuở

Theo pháp cú kinh không lấy oán báo thù

Phát huy từ ái, nhủ thầm:

Đời người mong manh như chiếc lá mùa thu

Sống thật vô tư, không giận khi thị phi tới !

Không thế nào giữa hồng trần, thoát được cơ hội

Bụi nhiễm ô, tà kiến thường đến quấy rầy

Hãy như bến nhỏ, không cho tàu lớn dừng đây

Chánh niệm trong đầu Nhẫn, Nhẫn, Nhẫn!

Dùng nguyên lý sáng suốt, tâm nguyện tinh tấn !

Mọi hoàn cảnh ..cứ tuỳ duyên tiếp nhận !

Huệ Hương









thanh van tang-2
Thọ trì, đọc tụng kinh
là pháp môn thù thắng

Kính bạch Thầy,

Gần đây, khoảng 4 tháng nay con nghe tiếng nói tự trong thâm tâm vắng lại hãy thọ trì đọc tụng kinh điển một cách nghiêm túc trong chánh niệm trong hai thời khoá công phu sáng chiều, thế là con phát nguyên sáng tụng từng phẩm trong kinh Kim Cang và chiều tụng từng phẩm Pháp Hoa từ phẩm tự đến phẩm Phổ Hiền , vậy mà con đã trở lại được 4 lần cho trọn bộ của mỗi kinh và dường như có một pháp mầu linh hiển …


Chuyện gì đến với con cũng dường như thật dễ dàng và nhìn ra đâu đâu cũng thông suốt , tìm lại Cẩm nang ngày nào con đã ghi chép mà không chịu hạ thủ công phu cứ mãi mê tìm kiếm bên ngoài …


Kính xin Thầy cho phép con chia sẻ đến bạn đồng đạo như một lời sám hối vì đã không hạ thủ công phu như lời dạy Cổ Đức khi mình còn sơ cơ.

Kính tri ân Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH

Thọ trì, đọc tụng kinh là pháp môn thù thắng


Tụng kinh là pháp môn tu tập hữu hiệu nhất vì nó bao gồm cùng một lúc GIỚI ĐỊNH TUỆ kiêm hành trình VĂN TƯ, TƯ .

Khi ta ngồi yên một chỗ chuyên chú vào việc tụng kinh tức là không để cho ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý không tạo ra điều gì ác đó gọi là Giữ Giới .

Khi ta ngồi thẳng lưng để tâm vào tiếng tụng kinh, để tâm không bị xao lãng bởi ngoại cảnh đó là Thiền định.

Tai lắng nghe tiếng tụng kinh mắt tập trung theo hàng chữ trong kinh để thâm nhập Phật lý là phát huy được Trí tuệ.

Hơn thế nữa trong lúc tụng kinh Nghe tức là Văn, tư duy lời Phật dạy là Tư, vừa quán chiếu các pháp theo ý kinh là Tu.

Lời Cổ Đức còn ghi : Nếu có thể hạ thủ công phu tu tập nghiêm túc và giữ thân khẩu, ý thanh tịnh , giữ Chánh niệm trước mắt mà không bị mất thì chắc chắn sự thọ trì kinh hiệu quả thấy rõ.



Hạnh phúc thay cho ai…

được bước chân vào biển pháp!

Thực hiện lời dạy Đức Phật cách miệt mài

Mọi vấn đề thông suốt , giải quyết được ngay

Phật đã ban kỹ thuật, giải pháp …

Trong tầm tay, trí tuệ dần dần xuất hiện

Bởi nếp sống tâm linh nay đà phát triển

Qua lời nói thân thiện, khả ái dịu dàng

Giúp đỡ nhau cách thân thương lại dịu dàng

Dòng chuyển hoá đã luân lưu không khó nhọc


Còn đâu những lúc …

giữa rừng người mà thấy như cô độc !

Thọ trì đọc tụng kinh điển …sức mạnh uyên nguyên

Giúp tâm ta từng khoảnh khắc lắng yên

Chiêm nghiệm ra ..

huyền diệu lắm khi hạ thủ công phu nghiêm túc

Hạnh phúc nhất khi tìm lại được ….cái dường như đã mất !

Huệ Hương





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2013(Xem: 4793)
Mười phương một cõi đi về Lòng con mang nặng tình quê hương nhiều Tưởng chừng phách lạc hồn xiêu Từ trong đau khổ những điều thấy ra.
28/03/2013(Xem: 9290)
Thiền lâm vi tiếu ngàn xưa Cười đời sảng khoái vẫn chưa cạn cười Cười ngất ngưỡng với héo tươi Cười đau đớn ngộ, cười ruồi nhiếp tâm
28/03/2013(Xem: 9609)
Ta về thọ hưởng cơm chùa A ha... ngon quá, bụng vừa hoan ca Bồi hồi vị đắng khổ qua Bát canh tưới đẫm gẫm ra ngọt bùi
28/03/2013(Xem: 7801)
Ngân lên sớm đón triêu dương Nhắc nhau ngày mới yêu thương sớt cùng Đời gian nan khổ chập chùng Nhẹ vơi khi trái tim gần bên nhau,
28/03/2013(Xem: 8711)
Dài trôi một giấc mộng này Đường xa mỏi gót Đêm ngày chiêm bao Mộng trong mộng mãi xôn xao
28/03/2013(Xem: 9954)
Sau lưng đường nhựa nhòa rồi Tạm quên tất bật dòng đời gian nan Nhấp nhô đường đất về làng
28/03/2013(Xem: 7645)
Nỗi buồn nỗi khổ đời xưa Nỗi sung sướng đến móc mưa bất ngờ Đời xưa đất đá đều đờ đẫn điên Đời này đất đá cằn khô
28/03/2013(Xem: 11864)
Và ba bài dưới đây xin được đảnh lễ Thầy Tuệ Sỹ tôn kính, tóc trắng muôn đời trên mây núi Trường Sơn.
28/03/2013(Xem: 10067)
Ðây là hình ảnh Thượng Tọa Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh năm 1943, xuất gia tiểu đồng khi còn cư ngụ bên Lào. Thầy là một trí thức Phật giáo mà tâm thức và hành sử hướng về Dân tộc và Ðạo pháp ...
28/03/2013(Xem: 10228)
“Trung thu từ niệm” ý thơ ngây - Tập ký đây là quyển sổ tay - Nghĩ, thấy, nghe sao ghi chép vậy - Đạo đời học tập những điều hay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]