Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mộng, Hà Tĩnh Trong Tôi, Cái Bát, Tri, Kiếp, Một Năm (Thơ của TK Thích Đồng Bổn, bút danh: Đê Chiều, Chiêu Đề, Thôi Kệ, Tát Bà Ha, Ta Bà Hát, Quê Chiều)

02/04/202308:11(Xem: 4050)
Mộng, Hà Tĩnh Trong Tôi, Cái Bát, Tri, Kiếp, Một Năm (Thơ của TK Thích Đồng Bổn, bút danh: Đê Chiều, Chiêu Đề, Thôi Kệ, Tát Bà Ha, Ta Bà Hát, Quê Chiều)
canh dep


MỘNG

Mộng là mong ước với yêu thương
Nhớ nhung vật vã suốt đêm trường
Ngất bởi con tim làm tê dại
Thương tiếc, nhớ buồn, mộng đã vương.

Mộng lắm mơ nhiều, tan vỡ mau
Tiếc thương càng lắm nhói tim đau
Nhưng vẫn cố mong tìm đến mộng
Dẫu biết rằng đâu thật ngày sau.

Mộng ở tuổi nào vẫn cứ mơ
Mơ mãi có chi để tôn thờ
Nhưng mộng mơ cho tim vui đập
Còn hơn thân sống, chết đang chờ.

Mộng đời danh lợi mãi cuốn lôi
Tìm cầu theo đuổi, mãi chưa thôi
Sống để cầu danh, danh đâu mãi
Cả đời mãi mộng, mộng tan trôi.

Sao không mộng một đời giải thoát
Mơ ước mình thoát lụy gọi mời
Mộng nhớ kẻ tìm châu chéo áo
Hay thành Sư thanh thoát giữa đời.

Hoặc mơ thấu hiểu mọi nỗi lòng
Rồi sẻ chia tâm nguyện ước mong
Cho ước mộng thành bao kỳ vọng
Nhẹ tênh nghiệp lực nhập cõi Không.

Mộng đẹp hay không, có biết đâu
Tỉnh rồi sao vẫn nhớ mong cầu
Sống như trong mộng hơn là thực
Uổng một kiếp qua phải khổ sầu.

Sống không tỉnh thức, cứ mộng mơ
Chẳng mong lý tưởng, thật dại khờ
Thấy biết đâu làm nên trí tuệ
Ngày qua tháng lại, kiếp sống nhờ.

Mộng có thật chăng, mơ có chăng?
Mộng để rèn tâm, chí thêm tăng
Mai kia mốt nọ về cảnh tịnh
Sống đời tỉnh thức, có ai bằng !

Quê Chiều 28/03/23


HÀ TĨNH TRONG TÔI

Nơi xứ sở gừng cay muối mặn
Đậm tình người vốn sẵn nơi tim
Trở lại sau bao bận nổi chìm
Đây Hương sơn Tích xưa chùa cũ.

Thuở tôi đến mưa tràn bão lũ
Thiếu nhân duyên và đủ khó khăn
Thấy được Sư như gặp người thân
Cảm động lắm muôn phần thiếu vắng.

Ngày rời đi giọt dài giọt vắn
Phật tử luôn mong tháng đợi ngày
Vắng pháp âm bởi nghiệp lực dày
Đạo dẫu phai chờ ngày vững chắc.

Thời gian qua đất nay khởi sắc
Trở lại lòng tâm đắc vô cùng
Chùa nối nhau xây dựng uy hùng
Nay hội thảo tao phùng lịch sử.

Xin kính góp thêm điều đơn cử
Phật giáo luôn lánh dữ chuộng lành
Sống tốt đời lấy đạo thực hành
Rộng cửa Không đất lành chim đậu.

Mong chớ để cực đoan thẩm thấu
Nặng tư duy khuôn mẫu một thời
Cách tu nào cũng tốt hiện đời
Xin tiếp đón cho ngời pháp giáo.

Đấy đâu phải dị môn tà đạo
Hệ phái nào cũng tạo thiện lành
Hướng họ về Giáo hội hiện hành
Chung con Phật đẩy nhanh phát triển.

Vườn hoa đẹp nhiều loài phô diễn
Lắm sắc mầu lưu luyến thập phương
Truyền thống xưa kiêu hãnh địa phương
Hà Tĩnh sẽ luôn vươn tiến mãi.

Đạo Phật xứ sở này vững chãi
Nối vàng son từng trải bao thời
Chư Tổ Thầy gây dựng để đời
Cho ngày sau rạng ngời tiếp bước.

Quê Chiều 29/03/23

CÁI BÁT

Bình bát nhà sư khất thực ăn
Bát to hay nhỏ ít nhiều chăng?
Tùy lượng sức mình dùng một bữa
Dâng cúng, đàn na phúc báu tăng.

Bình bát trai đường để ngọ trưa
Đồng đều kiểu dáng chẳng hơn thua
Đói no ngon dở bao nhiêu đó
Trừ diệt tâm tham, đẹp cửa chùa.

Cái bát con con để ăn cơm
Đo lường nhắc nhở bụng càn khôn
Đừng cho phung phí bao công đức
Biết đủ biết vừa, lựa pháp môn.

Bát to nhiều chứa, sử dụng chung
Như con thuyền lớn rộng bao dung
Cùng sống chung rèn tâm nhường nhịn
Gieo nhân tương trợ, chớ đóng khung.

Bắc Nam chén, bát gọi khác nhau
Công năng thì có khác gì đâu ?
Phật tánh nào phân Nam với Bắc
Một mai bát vỡ chớ lo âu.

Thế gian chén bát đủ kiểu mầu
Chẳng qua phân biệt độ nghèo giầu
Quên mất công năng dùng ăn uống
Bát tô, bát chén, chỉ như nhau.

Bát thả xuống sông có nổi không ?
Bát cố kiêng khem chảy xuôi giòng
Bát tham vô độ chìm xuống đáy
Bát vừa biết đủ rộng lưu thông.

Bát gỗ tuy bền, ăn kém ngon
Nhà binh bát sắt với quai tròn
Bát nhựa ăn nhanh cho tiện dụng
Bát thủy tinh nhìn thấy nước non.

Bát kiểu vỡ rồi bao tiếc nuối
Chén sành có bể chẳng buồn vui
Sự sống có đâu tồn tại mãi
Mất còn như thể lục bình trôi !

Quê Chiều 30/03/23


TRI

Tri nhân tri diện bất tri tâm
Cổ nhân ngạn ngữ chẳng sai lầm
Lòng dạ con người là khó đoán
Bề ngoài đâu biết được sâu thâm.

Tri thức loài người có trí khôn
Nhớ ghi học hỏi rộng tâm hồn
Kiến tạo bao công trình vĩ đại
Tàn hại thiên nhiên để sống tồn.

Tri giác là xúc cảm con người
Buồn vui đau khổ lẫn tươi cười
Đua chen tranh đấu cùng ham muốn
Biết rằng kết quả chín thua mười.

Tri kiến là biết mà cố chấp
Dở hay, phải trái, với đúng sai
Chấp vào cái thấy và giữ chặt
Cực đoan tri kiến chẳng ai xài.

Tri kỷ hiểu nhau hơn tình thân
Tri âm chia sẻ suốt đường trần
Tư tưởng gặp nhau qua chí lớn
Hợp lực đồng tâm tạo phúc phần.

Tri ân hiếu hạnh ở nơi lòng
Công lao đền trả kiếp nào xong ?
Trấn giữ nước nhà nơi biên ải
Giáo dục nên người hiểu khổ không.

Lương tri nhân nghĩa bản chất hiền
Tạo nền đạo đức hiểu nhân duyên
Cái thiện trong tâm trừ xấu ác
Người hơn loài vật ở căn nguyên.

Giác tri ý thức thấu đạt sâu
Kiến giải dung thông thấy đạo mầu
Niết bàn sanh tử còn chân vọng
Giác ngộ nếu thành vọng ở đâu ?

Một chữ Tri thôi, vạn đổi dời
Ác tâm mưu hại diệt loài người
Thiện tâm hòa bình gieo đạo đức
Phật chỉ cho mình quán xét thôi.

Quê chiều 31/03/23

KIẾP

Kiếp nào con chữ long đong
Cho ta mượn bút khơi giòng suối thơ
Vén mây hé lộ trăng mờ
Để ta nhẹ bớt ngu khờ ngàn năm.

Kiếp này lỡ hẹn về thăm
Thì xin khất lại vài trăm đợi chờ
Hãy thôi nghĩ chuyện tôn thờ
Do thân đau bệnh nhuốc nhơ tâm hồn.

Kiếp xưa gây tạo nghiệp buồn
Vương mang bất hạnh để nguồn tâm hao
Đêm về vằng vặc ánh sao
Thấy mình rơi rụng trên cao mấy tầng.

Kiếp sau tìm đến ai cần
Xả thân tương trợ đổi dần tánh hư
Hành Bồ tát hạnh đại từ
Vô duyên cũng độ nguyện chờ hồi âm.

Kiếp nghèo vì lỡ mê lầm
Buông lung vô độ xài thâm vốn lời
Một khi chân lấm bùn rồi
Vết nhơ lâu sạch cả đời làm thuê.

Kiếp giàu của cải tràn trề
Không làm mà hưởng đề huề cháu con
Chẳng tu phúc chóng sạch trơn
Ngày sau lãnh quả khổ hơn đời này.

Kiếp buồn duyên nợ trả vay
Xưa không trọn vẹn nên nay tình đòi
Tìm câu hạnh phúc mây trôi
Giữ lòng chung thủy một trời yêu thương.

Kiếp vui trả hết đoạn trường
Không còn ràng buộc trên đường hư danh
Mây trời gió núi rừng xanh
Một mình thõng bước đua tranh làm gì.

Kiếp con người vốn ly kỳ
Không ai chịu thiếu thứ chi trong trần
Thế nên khổ cứ xoay vần
Đời này kiếp nọ tham sân khó chừa.

Quê Chiều 01/04/23


MỘT NĂM

Một năm liên tục, cũng oải rồi
Đến lúc tạm dừng, gác trò chơi
Múa bút thẩn thơ, giờ tạm đủ
Cất bước vân du, dạo đất trời.

Một năm tròn, bệnh tật triền miên
Phận số tính dồn trả như điên
Thêm cộng nghiệp, khổ đau dịch bệnh
Bất hạnh còn dài, chỉ mong yên.

Một năm buồn, trả nghiệp thế trần
Công danh chức vị, cũng thôi luôn
Thử xem mình có chi tiếc nhớ
Còn nhớ chăng, nợ nghĩa với ân !

Một năm dài, buông được bao nhiêu ?
Nhận yêu thương thấy biết bao điều
Lòng cảm thông, tìm bờ bến đỗ
Hướng chân tâm, nào phải sớm chiều.

Một năm về núi lánh ồn ào
Bốn mùa qua, cảm nhận hết vào
Mới biết ẩn cư thi vị lắm
Bận cả đời, uổng phí làm sao !

Một năm qua, xem được mất gì
Chuyện kéo lôi, trên mỗi bước đi
Được an bình như trong ý muốn
Trạm cuối rồi, mong rảnh thoát ly.

Một năm trôi, biến động cả đời
Giờ bước tang bồng nhẹ thảnh thơi
Trách nhiệm chuyển trao cho thế hệ
Còn đâu đây dấu ấn một thời.

Một năm đi, sơn thất ra vào
Núi đồi dấu chân gậy thấp cao
Tọa thiền, niệm Phật, cùng lễ sám
Hành trì tự tại mãn ước ao.

Một năm chờ, chưa thấy bến về
Chắc thuyền mắc cạn cuối sông mê
Hành trang chưa đủ lên bờ giác
Duyên đẩy đưa sống kiếp dân quê...

Quê Chiều 02/04/23





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2018(Xem: 13368)
Đọc "Mẹ Hiền", Thi Phẩm của Nguyễn Sĩ Long, Qua sự giới thiệu của anh Phù Vân tôi hân hạnh được biết Thi hữu Nguyễn Sĩ Long hiện ở Áo, là tác giả thi phẩm: Mẹ Hiền. Xuất bản tháng 6 năm 2018. Và tôi được một bản gởi tặng. Xin có đôi lời cảm nhận sau khi đọc thi phẩm cùng lời vô vàn biết ơn. Mẹ Hiền, hai tiếng nầy nghe thân thương, êm ái, ngọt ngào biết bao. Nghe mãi không nhàm, nghe hoài không chán. Bởi chúng ta ai cũng có sự hiện diện của mẹ hiền trong tâm. Mẹ hiền là suối mát, là giọt sương mai tưới tẩm cho hoa lá cỏ cây. Mẹ hiền là nguồn yêu thương đang tuôn chảy bất tận trong huyết quản của chúng ta. Mẹ hiền là hương hoa, đường mật, bánh kẹo, sửa ngọt hiến tặng cho nhu cầu tuổi nhỏ, và hình như kể cả tuổi già nữa. Có một lần tôi nghe Thầy Nhất Hạnh định nghĩa về mẹ như sau: “Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thi
12/09/2018(Xem: 8348)
Sáng nay, 11-9 nhớ lại hai toà cao ốc ở New York bị khủng bố tấn công biết bao mạng người đã chết. Con đã có giây phút yên lặng nguyện cầu và viết bài này để chia sẻ. Chung một niềm đau xót tim gan Tháng chín mười một cảnh hoang tàn Lửa ngùn bốc cháy toà cao ốc Cả biết bao người xác nát tan. Sáng nay ngồi lặng trong giây phút Nhớ lại cảnh xưa thật bẽ bàng Chắp tay nguyện cầu người đã chết Mong người còn lại sống bình an.
08/09/2018(Xem: 8897)
Trì bình khất thực hạnh Tăng Già (1) Đệ tử truyền thừa Đức Thích Ca Một bát ba y (2) hành chánh Pháp Bát phong (3) tam độc chuyển thành hoa Thong dong tự tại trên đường giác Lận đận cứu mê thoát lửa nhà (4) Pháp Ấn (5) cẩm nang hành Phật sự Ta Bà Tịnh Độ vốn không xa (6)
05/09/2018(Xem: 8735)
Ngày xưa có một ông sư Ngồi thiền tinh tấn, rất ư chuyên cần Nhiều năm tu tập qua dần Một ngày trong lúc chú tâm ngồi thiền
05/09/2018(Xem: 7569)
Kính bạch Thầy, con có vài vần thơ để cảm tạ Thầy đã sách tấn và quan tâm giúp con tìm được cái ảo tưởng về Cái Tôi mà Sư Viên Minh thường gọi là Bãn Ngã trong các mục hỏi đáp Phải hồn nhiên thật chớ nên ....giả tạo Tiếp nhận cuộc đời với một Tâm an Tỉnh thức rằng mình đã được cho ban Sống đúng thế......đừng mang thêm mặt nạ !!!
04/09/2018(Xem: 13856)
Tuyển Tập Thơ Tánh Thiện_2018, Thơ là một thể loại ngôn ngữ gắn liền từ xa xưa với Phật Giáo. Mở bất kỳ một kinh nhật tụng nào, dù truyền thốngNam Tông hay Bắc Tông, bạn cũng sẽ thấy thơ. Đôi khi, kinh nhật tụng là thơ, ngay từ dòng đầu tới dòng cuối. Thơ, hiển nhiên là một phương pháp của đạo. Thơ là một dạng ngôn ngữ cô đọng, từ rất xưa đã gắn liền với nhà Phật. Kinh Pháp Cú là thơ. Một phần rất lớn trong Kinh Tiểu Bộ là thơ. Trong nhiều kinh khác, sau khi Đức Phật thuyết giảng, Ngài tóm tắt bằng mấy đoạn thơ.
03/09/2018(Xem: 8627)
Vu lan lại sắp về rồi Lòng con lại nhớ mưa rơi hôm nào Mẹ già tóc bạc gầy hao Nuôi đàn con dại xanh xao tháng ngày
03/09/2018(Xem: 18413)
Nhiều lời Đức Phật dạy trong kinh điển có thể được nhìn thấy qua nhà thơ Bùi Giáng. Toàn thân Bùi Giáng chính là Khổ Đế hiển lộ qua cái được thấy. Tương tự, với Tập Đế. Nụ cười của Bùi Giáng chính là Đạo Đế hiển lộ an lạc qua cái được thấy. Tương tự, với Diệt Đế. Bùi Giáng đùa giỡn ca ngâm với lời lời ẩn nghĩa chính là diệu chỉ tâm không dính mắc của Kinh Kim Cang, hiển lộ qua cái được thấy và cái được nghe. Bùi Giáng đi đứng nằm ngồi giữa phố như không một nơi để tới chính là diệu chỉ sống với cái Như Thị của Kinh Pháp Hoa, hiển lộ qua cách thõng tay vào chợ. Bùi Giáng viết xuống chữ nghĩa xa lìa có/không, dứt bặt đúng/sai, hễ viết xuống là gửi vào tịch lặng bờ kia chính là diệu chỉ gương tâm rỗng rang của Bát Nhã Tâm Kinh. Đó là hình ảnh nhà thơ Bùi Giáng trong tâm tôi nhiều thập niên qua.
03/09/2018(Xem: 8999)
Nhị vị Tôn Sư tóc bạc phơ Phút giây hội ngộ thật không ngờ Nụ cười giải thoát, thanh nghiêm tướng Toả sáng vườn tâm đẹp nét thơ
01/09/2018(Xem: 8856)
Em gái gốc Việt 11 tuổi bị cha dượng sát hại, mẹ bị thương nặng, Một bé gái 11 tuổi đã thiệt mạng và mẹ của em bị thương nặng, sau một vụ nổ súng và đâm dao tại Garden Grove vào sáng thứ Tư. Cha dượng của nạn nhân đã bị cảnh sát bắt. Theo Sở cảnh sát Garden Grove, ông Trần Thiện Tánh, 73 tuổi, cha dượng của cô bé 11 tuổi bị đâm chết, được xác định là nghi can trong án mạng. Cảnh sát được gọi đến khu nhà số 8900 đường Blossom, thành phố Garden Grove, để điều tra một vụ bạo động trong gia đình xảy ra lúc 6:30 sáng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]