Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái Giường, Kính Lão, Mắt Kính (Thơ của TK Thích Đồng Bổn, bút danh Quê Chiều, Chiêu Đề, Thôi Kệ, Tát Bà Ha, Ta Bà Hát)

10/02/202307:49(Xem: 3708)
Cái Giường, Kính Lão, Mắt Kính (Thơ của TK Thích Đồng Bổn, bút danh Quê Chiều, Chiêu Đề, Thôi Kệ, Tát Bà Ha, Ta Bà Hát)
canh dep-128


CÁI GIƯỜNG


Giường cho thư giản giấc nghỉ ngơi
Lạ thay nhiều kiểu dáng trên đời
Cũng chỉ để nằm qua đêm tối
Đời ngắn lắm rồi, ngủ ít thôi...

Chõng tre dân dã đặt bên hè
Ăn ngủ nằm ngồi thật khỏe re !
Dễ dàng di chuyển và tiện dụng
Pháp Phật tuyệt vời sao chẳng nghe?

Long sàng vua chúa thuở xưa nằm
Thếp vàng dát bạc khiến nổi tham
Bởi thế tranh giành nhau muôn thuở
Có chăng yên ngủ mãi trăm năm?

Thiền sàng Sư nghỉ để dưỡng thần
Mộc mạc đơn sơ dụng đỡ thân
Muốn tu phải bớt ăn, mặc, ngủ
Thiền nhiều hơn ngủ, đắc thánh nhân.

Thằng sàng giường võng kết bằng dây
Xứ Ấn nhân dân ngủ thế này
Mát lưng thông gió đâu ngại nóng
Còn hơn thiên giới mấy tầng mây !

Gỗ quí làm giường lộng lẫy ghê!
Người giầu giấc ngủ cũng đam mê
Mấy ai sống đời mà thưởng thức
Giường luôn đổi chủ thấy ê chề !

Giường chỉ để nằm, không để hưởng
Đủ rộng, không thừa, giấc mộng trôi
Đêm đến nghỉ ngơi cho lại sức
Đừng mê ngủ quá phải luân hồi.

Quê Chiều 08/02/23



mat kinh

KÍNH LÃO


Đời người phải đến thế này thôi
Mắt lão rồi, đâu thể tinh khôi
Thêm cặp kính cũng oai ra phết
Chẳng qua đọc chữ khó xong rồi !

Nhìn xem nhân thế thật tỏ tường
Bởi nhờ cặp kính để khoa trương
Bỏ ra thấy dáng nào rõ mặt
Nhận lầm kẻ lạ ngỡ người thương !

Đeo vào kính lão, có già không ?
Ra đường trí thức dáng tinh thông
Mắt mờ không kính sao rõ được
Học hành, may vá mới nên công.

Có người đeo kính nghĩ thông minh
Được lên phẩm hạng chiếm lòng tin
Kẻ nhìn kính trọng như học giả
Vừa mắt người trên, dưới nể mình...

Đeo tròng kính cận, thấy gần hơn
Nhìn nhỏ thành to, rõ nước sơn
Tỏ rồi, có chi mê mẫn nữa
Thực hư, hư thực, chuyện bôi trơn !

Đeo tròng kính viễn, thấy rất xa
Rõ rành cảnh vật với người ta
Nhưng đâu thể biết gương mặt thật
Nội tâm nào phải kính nhận ra.

Đeo tròng kính loạn thấy thẳng hàng
Chẳng còn méo mó xéo dọc ngang
Mầu sắc chuẩn y không loạn xạ
Liệu có nhầm người thật, kẻ gian ?

Đeo tròng kính lão, biết già rồi
Tai điếc mắt mờ, cũng phải thôi
Ai cũng một thời vàng son đấy
Giờ không có kính, đọc không trôi.

Không kính, chuỗi lần niệm Phật thôi
Tọa thiền nào cần kính để ngồi
Lễ lạy, nằm lòng vài danh hiệu
Kinh hành, mang kính cũng khó coi.

Quê Chiều 09/02/23


mat kinh 2


MẮT KÍNH

Nhìn đời qua cặp kính mầu
Thấy trong thiên hạ nỗi đau không lời
Nhuộm mầu muôn vật héo tươi
Đâu xem thấu đáo buồn vui chân tình.

Kính trong, cận thị dễ nhìn
Rõ như bản chất vô minh mọi loài
Đâu còn huyễn hoặc được ai
Nhưng khi mất kính nhìn hoài không ra !

Kính viễn, nhìn thấy được xa
Nhưng gần mù mịt, chính tà không phân
Ở đời, cái xấu luôn gần
Xa là giả huyễn, chuyện thần thánh thôi !

Kính loạn, giới hạn cái tôi
Nhìn đâu trật đấy, thôi rồi bạn ơi !
Đời không kính đã loạn rồi
Tỉnh mê muôn thuở, xẻ đôi phận người.

Kính râm, che mắt cuộc đời
Sợ người ngó thấy đầy vơi tâm hồn
Trốn đâu cho khỏi nghiệp dồn
Đời không lối thoát, tự chôn chân mình.

Già đeo kính lão tụng kinh
Cố nhìn con cháu, làm thinh mĩm cười
Giờ thôi buông bỏ sự đời
Mõ chuông hôm sớm nhẹ lời nói năng.

Kinh mang theo tuổi càng tăng
Người thêm tuổi mới, càng gần đưa ma
Sao không tu niệm kẻo già
Sự đời buông bỏ, nghe gà chuyển canh.

Sống đời lão hóa rất nhanh
Kính làm sáng mắt, đâu thành sáng tâm
Mắt mờ thấy đỏ ra cam
Lão suy gần tới vẫn ham đua đòi.

Kính đeo, giấu mắt hở môi
Che thân trâu ngựa, hở đuôi lừa bò
Tụng kinh chữ nhỏ ra to
Đường xưa rộng mở, còn mò mẩm chi !


Quê Chiều 10/02/23



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2010(Xem: 15550)
Vũ Trụ Chuyển Mình Kheo sắc hương muôn hoa trong ngự uyển Chim hót ca tung cánh khắp ngàn phương Bình minh lên rực sáng vạn nẻo đường Trời đất dậy xem rồng bay phượng múa Cánh đồng vàng ngọt ngào thơm hương lúa Hoa bướm vui tha thướt nhởn nhơ bay Bên suối mơ nai vàng đứng thơ ngây Ai hát đó đang say cung huyền diệu Suối reo vui cùng nhịp hòa âm điệu Thơ ai ngâm nghe thanh thoát đâu đây
24/12/2010(Xem: 10520)
Chân tâm trạm tịch Pháp tánh linh minh Người từ vô sinh hóa thân dòng biến dịch Mượn thân giả hợp độ khắp cõi nhân sinh.
21/12/2010(Xem: 7592)
Bổn sư, bậc quý báu và tốt lành nhất, Pháp Vương của mạn đà la, Nơi nương tựa (quy y) duy nhất, trường cửu, không bao giờ vơi cạn, Với lòng đại bi của Ngài, xin hộ trì cho con: Chỉ làm việc cho cuộc đời này, Không ghi khắc trong tâm cái chết, Phí phạm việc sinh ra làm người tự do, đầy ân phước này.
20/12/2010(Xem: 9232)
Mẹ ơi ! Mẹ đã đi rồi Nhưng con không thấy lẽ loi một mình Bởi bên con vẫn bóng hình Mẹ cho sức sống bình sinh ngày nào
19/12/2010(Xem: 18457)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
18/12/2010(Xem: 9623)
Linh Phong Cổ Tự (thơ)
18/12/2010(Xem: 10006)
Kim Thân Phật Tổ (thơ)
18/12/2010(Xem: 8503)
Mừng Y Vương Niệm Phật Đường (thơ)
18/12/2010(Xem: 13118)
Có một đoạn đời Hồ sen cạn nước Nắng táp cháy cây; Có một hư thời Gió chướng đen mây Sen tàn trụi lá... - Ta chung với sầu đau thiên hạ Thường dựa bên hồ Tâm sự với sen khô... Tưởng từ đây sen chết hồ khô
18/12/2010(Xem: 9569)
Ta trong điện ngọc cung vàng Nhìn theo dấu bước đạo tràng Người đi Rồng chầu voi phục uy nghi Cỏ rừng trải thảm, Thánh quỳ dâng hoa… Tay không níu chéo cà sa Tóc tơ (1) mười ngón tay ngà nâng niu Áo Đời (2) lưu dấu hương yêu Nguyền không dấy nghiệp làm xiêu Tâm Người,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]