Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nét Xuân Trong Mắt Tổ Sư Thiền

19/01/202307:04(Xem: 5755)
Nét Xuân Trong Mắt Tổ Sư Thiền

thien su



Nét Xuân
Trong Mắt
Tổ Sư Thiền
 
 
1- Điều ngự Giác hoàng 
Trần Nhân Tông  (1258-1308)
Sơ tổ Thiền phái Trúc lâm Yên tử
 
A) Xuân Hiểu
Thủy khởi khải song phi
Bất tri Xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi.
 
TGN phỏng dịch:

Xuân Mai
Sáng dậy nhìn song cửa,
Chẳng hay Xuân đến rồi.
Một đôi bướm trắng lượn
Phơ phất cánh hoa rơi.

Tụng 
Xuân này hiển hiện dáng xuân xưa.
Mãi đến Xuân sau chẳng đợi chờ.
Ai biết bao mùa xuân đã tới?
Giữ lòng thanh thản kết duyên thơ.                
                                                                                      
B) XUÂN VÃN
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,  
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.  
Như kim khám phá đông hoàng diện,  
Thiền bản, bồ đoàn khán trụy hồng.  
 
TGN phỏng dịch

Xuân Chiều
Thuở bé chưa từng hiểu sắc không,  
Xuân về hoa nở rộn trong lòng.  
Chúa Xuân nay được ta soi tỏ,  
Nệm cỏ ngồi yên quán cánh hồng.
 
Tụng

Núi xanh vốn chẳng động
Mây trắng tự đến đi. 
Cõi đời là quán trọ. 
Ai lui tới làm gì?
 
  
 
2 - Thiền sư Hoàng Bá  TQ (788 - 850).    
                                                                                                                           
Trần lao quýnh thoát sự phi thường.
Hệ bã thằng đầu tố nhất trường.
Bất thị nhất phiên hàn thiệt cốt.
Tranh đắc mai hoa phất tỷ hươn
(Mai hoa tranh đắc phất thiên hương.)
 
TGN phỏng dịch:

Trần lao vượt thoát, chuyện phi thường.
Nắm chặt đầu dây tiến thẳng đường.
Nếu chẳng một phen lạnh thấu tủy.
Hoa mai đâu dễ thoảng mùi hương.
 
Tụng 

Đời không sóng gió tâm không sáng.
Đạo chẳng gian nan nguyện chẳng thành
Vượt qua bao nỗi gập gềnh.
Gia hương chốn cũ đậm tình chân quê.

3 - Thiền sư Chân Không VN (1045.46 -1100)       
                                                                                       
Một hôm có vị Tăng đến hỏi Thiền sư Chân Không: 
“Khi xác thân bại hoại thì sẽ thế nào?”

Sư đáp: 
“Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận
 Hoa lạc hoa khai chỉ thị Xuân.”
 

 TGN phỏng dịch: 
Xuân đến, xuân đi, xuân ngỡ hết.
Hoa tàn, hoa nở vẫn là Xuân.
Tụng 

Chủ - khách đổi trao mộng đêm qua. 
 Ai hay thực tại vẫn
đang là.
Không đi, không đến, không sanh diệt.
Gió thổi hoa rơi như thế
mà.

4 - Thiền sư Mãn Giác VN (1052-1096)

Cáo Tậc Thị Chúng 

Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.(1)

TGN phỏng dịch: 
 Cáo bệnh dạy chúng
Xuân đi trăm hoa rụng.  Xuân đến nở trăm hoa.
Trước mắt đời luân chuyển.
Trên đầu tuổi luống già. 
Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết.
Ngoài sân mai vẫn nở đêm qua.
 
Tụng: 
Ai lia viên sỏi xuống hồ. 
Cho muôn sóng lượn bên bờ tử sinh?
Niệm câu Bát nhã Tâm kinh.
Sắc không - không sắc, hỏi mình là Ai?   
                                                                                           
5 -Thiền sư Giác Hải VN  (1023-24 – 1138)

 HOA – ĐIỆP                                                                                                                              
“Xuân lai hoa - điệp thiện tri thì,
Hoa - điệp ứng tu cộng ứng kỳ.
Hoa - điệp bản lai giai thị huyễn,
Mạc tu hoa - điệp hướng tâm trì.”

TGN phỏng dịch: 

 
Hoa và Bướm 
Xuân về hoa bướm khéo quen thì,
Bướm lượn hoa cười đúng hẹn kỳ 
Nên biết bướm hoa đều huyễn mộng.
Mặc tình hoa bướm, bận lòng chi
!

Tụng  

Nét Xuân trong mắt Tổ sư thiền. 
Chẳng vọng Xuân tình, mộng đảo điên. 
Hố thẳm buông tay, không dính mắc.
 Bản lai tự tánh vẫn như nhiên.
 
 
 
6 -Thiền ni Vô Tận Tạng TQ (....? – 676)
Ngộ Đạo Thi
Chung nhật tầm Xuân bất kiến Xuân.
Mang hài đạp phá lãnh đầu vân.
Quy lai ngẫu bả mai hoa khứu.
Xuân tại chi đầu dĩ thập phân.
 
TGN phỏng dịch:
Bài Thơ Ngộ Đạo
Ngày trọn tìm Xuân chẳng thấy Xuân.
Giày gai đạp nát đỉnh mây ngần.
Trở về bỗng thấy hương mai rộ.
Rõ thật đầu cành vẹn Ý Xuân.
 
Tụng 
Ai hay cá vựơt lưng đèo,   
“Ngựa đua dưới biển, thuyền chèo trên non.” * 
Tấm lòng bà lão sắc son. 
Khuông trăng rực sáng đầy tròn nguyên xưa.
*Câu nói của Tổ Liễu Quán

Thích Giác Nguyên

----ooOoo----
 
 
 
hoa mai
(1)  Chú thích: Cây mai hoặc cây ở miền bắc nước ta, thể hiện trong thi văn của các vị thiền sư mô tả. Khác vi loại mai vàng và mai trắng ỏ miền trung và nam VN. Cây mai miền bắc có nguồn gốc từ lưu vực sông Dương Tử, nam Trung Quốc, sau này lan sang Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nó được trồng để lấy quả và hoa. Mơ ta là loài cận chủng với mơ tây (Apricot – Prunus armeniaca), có hình dáng bề ngoài của cây, lá, hoa, quả tương tự nhau, có thể sấy khô trộn với bột cam thảo gọi là Ô mai. Vì vậy cần phân biệt 2 loài cây này. Ngoài ra cũng không nhầm lẫn với các loài khác cũng có tên gọi chung là mai.  Nguồn internet
 
        
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/04/2018(Xem: 14376)
Chùm thơ mang hương vị đời & đạo của Tuệ Thiền Lê Bá Bôn, Chen lấn mười năm quên ngắm trăng Về quê gặp lại giữa đêm rằm Trăng ngoài ấy, trăng trong ta hội ngộ Lợi danh nào đổi được ánh trăng tâm?
26/04/2018(Xem: 7733)
Tùng xanh thẳng đứng một thân cây, Tán lá xoè ra mát đất này. Sớm sớm chim kêu mừng nắng dậy, Chiều chiều gió lộng gợi cờ bay. Chùa im mõ sớm khua tan mộng, Kệ bỗng chuông khuya thức tĩnh ngày. Trúc biếc vờn lay hồ gợn sóng, Vườn thiền tĩnh mịch ý thiền say...!
26/04/2018(Xem: 6797)
Đã có rồi mà vẫn còn tham Tham là thói tật của thế Phàm Lòng tham khiến người càng hắc ám Tham Ái, tham Dục đầy ôm cam.
26/04/2018(Xem: 7015)
Đường trần muôn vạn nẻo Cuộc sống nhiều nổi trôi Ta không hồi đầu lại Quanh quẩn mãi luân hồi .
26/04/2018(Xem: 7168)
Rời tháp ngà, bài học đầu Vô Ngã Cuồng phong ơi, giúp hiểu rõ cuộc đời Vững tay chèo , mọi sân hận buông rơi Sống giữa phù sinh , mặc thời gian trôi chảy
26/04/2018(Xem: 6780)
Ta về...ôn lại cảnh đời luôn gặp Duyên nghiệp , tình người , nhân quả là chi .. Ngày tháng phù sinh , góp nhặt được gì ? Cố Sống làm sao.... "Phải là người Tử Tế "
25/04/2018(Xem: 7105)
An Lạc Cảm Tùng xanh thẳng đứng một thân cây, Tán lá xoè ra mát đất này. Sớm sớm chim kêu mừng nắng dậy, Chiều chiều gió lộng gợi cờ bay. Chùa im mõ sớm khua tan mộng, Kệ bỗng chuông khuya thức tĩnh ngày. Trúc biếc vờn lay hồ gợn sóng, Vườn thiền tĩnh mịch, ý thiền say...!
24/04/2018(Xem: 7451)
Khi con chim thôi hót. Khi con bướm, con ong không còn nữa. Khi núi rừng trơ trụi. Khi ao hồ khô cạn. Khi cá chết nổi lều bều. Khi không khí đen ngòm lá phổi. Thì bạn có ngồi trong cung vàng điện ngọc. Bên cạnh một đống đô-la. Thì cũng chỉ ngồi trong địa ngục.
22/04/2018(Xem: 8584)
Thế Tôn! Ngài đến thế gian này Mở lòng đaị bi giảng dạy chúng con Công đức như trời biển núi non Dù có muôn vạn lời tụng ca, tán thán Cũng không sao báo đáp được thâm ân Ngài hiện thân trong hoàng gia danh giá nhất nhân gian Cực đỉnh quyền uy, phú qúy giàu sang Rồi buông xả ra đi tìm đường giải thoát Vì thương chúng con và vạn vật muôn loài Tứ Diệu Đế thuở ban đầu khai đạo
21/04/2018(Xem: 10187)
Chông gai, máu lệ, nhân tình Đắng cay, thế thái, bạo hành, đau thương... Nẻo Đời duyên nghiệp vấn vương Dấn thân tầm Đạo, con đường mở toang.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]