Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn về một ngôi nhà - Người làm nhà và người Chủ đích thực của ngôi nhà.

11/09/202213:15(Xem: 3360)
Tản mạn về một ngôi nhà - Người làm nhà và người Chủ đích thực của ngôi nhà.
ngoi nha


Tản mạn về một ngôi nhà
Người làm nhà và người Chủ đích thực của ngôi nhà.

Gần đây do nhu cầu tiến hoá và tăng trường mật độ dân số đâu đâu cũng thầy nhiều ngôi nhà mới được xây cất thêm và nhất là những cao ốc, chung cư.
Nhưng điều cốt yếu nhất để xây một ngôi nhà chính là phải có một nền móng thật vững chắc mới có thể dựng lên một ngôi nhà một tầng hoặc hoàn thành các tầng trên.

Nhân dịp đến dự lễ Tân gia của một người bạn kính xin tản mạn về cách kiến tạo một ngôi nhà thật đơn giản như thuở ban sơ từ nhiều năm trước …
Còn nhớ ngay sau khi Giác Ngộ, vào một sớm ban mai, Đức Phật đã nói lên bài kệ diễn tả sự hoan hỷ (Udana) khi thấy mình đã tìm được cái muốn tìm. Kính mời đọc bài kệ diễn tả sự hoan hỷ đầu tiên của Ngài.
“Ta đã trôi lăn bao kiếp trong biển luân hồi
Để tìm người thợ xây cất căn nhà này, nhưng không thấy
Tái sanh thật là phiền muộn
Người thợ xây nhà ơi, nay ta đã tìm thấy ngươi rồi
Người sẽ còn không còn xây cất thêm một ngôi nhà nào được nữa.
Mọi rui nhà và đòn giong đã sụp đổ
Tâm ta không còn sự ràng buộc
Dứt trừ mọi tham ái. “

Như vậy Thân này của con người giống như một ngôi nhà, Ngôi nhà ấy phải có một người chủ đích thực. Người chủ nhà đó là bộ mặt nguyên thủy của ta, là bản lai diện mục, là Chân Tâm, là tánh Giác.
Cũng như vô số vạn hữu , cỏ cây muôn thú, con người hay một kiến trúc cơ sở nào đó được gọi là Chư Pháp đang hiện hữu trên vũ trụ mà kinh Phật thường dạy rằng “ THẬT TƯỚNG CỦA VẠN HỮU LÀ VÔ NGÔ có nghĩa rằng tất cả bản thể muôn loài đều do nhân duyên giả hợp kết tụ tạo nên một cách rất trật tự theo ( nhân duyên quá khứ - khuynh hướng tâm lý và môi trường, hoàn cảnh sống).
Ngài Hoàng Bá từng chỉ dạy rằng “ Muôn pháp trọn do thức biến” cho nên khi nhìn muôn vật trên thế gian trong lần đầu tiên ai cũng có cái thấy giống nhau nhưng vừa khỏi niệm thứ hai thì thấy sai biệt. Đó là vọng tâm thuộc về Tâm sanh diệt.” Như vậy muốn thấy được Tâm Phật của Ta thì phải loại trừ vọng tâm, vì tư tưởng nóng lạnh, buồn vui, thèm muốn đều là những vọng tưởng, mà vọng tưởng thì không thật …chúng giống như những đám mây, khi mây tan mặt trăng sẽ xuất hiện.

Vì thế Ngài   Hoàng Bá Hy Vận khi trả lời cho một câu hỏi “ Thế nào là Phật” từ Bùi tướng công ( một trong ba đồ đệ đắc pháp của Ngài: Tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền - Trần Tôn Túc Mục Châu và Bùi Hưu) như sau :

“Tức Tâm là Phật, Không Tâm là Đạo,” chỉ không có cái Tâm khởi động niệm, phân biệt ( có-không, ngắn-dài, ta -người, năng- sở) …Đạo do tâm ngộ vì ai cũng có tâm chân thật . Gọi Tâm là Phật vì tâm này không sanh không diệt đó chính là ông chủ ngôi nhà. Riêng những ai còn thấy đối đãi phân biệt hơn thua phải quấy là do mình khởi nghĩ đi rong chơi ngoại cảnh gọi là tâm viên ý mã.


Nếu ai cũng lặng hết tâm đối đãi này thì người đó thầy Đạo nghĩa là cốt biết Tâm mình không ngã không nhân, xưa nay là Phật.


Trộm nghĩ bất cứ ai đang theo tông phái nào (Nguyên Thuỷ hay Đại Thừa), đều biết rằng mọi bản thể hữu tình hay vô tình đều là do vô số duyên giả hợp kết tụ mà thành, và vì thuộc về nhân duyên tạo tác nên một khi nhân duyên tan rã thì trở lại Vô thường.

“PHÁP VỐN CHẲNG CÓ, CHỚ KHỞI THẤY KHÔNG
PHÁP VỐN CHẲNG KHÔNG, CHỚ KHỞI THẤY CÓ

Có với không đều là tình kiến ví như huyễn thuật, như mắt bịnh”
( trích trong Uyển Lăng Lục chánh văn)

Chỉ có liễu liễu thường tri mới có thể diễn tả được cái Như Thị của vạn hữu mà thôi và nhận ra được cái Tâm thật không hình tướng của chúng ta vậy….đó gọi là tìm được người chủ đích thật của một ngôi nhà.

“Mặt trăng của chân lý vĩnh cửu chính là bộ mặt nguyên thủy, người chủ của ngôi nhà”

Kính xin mượn thêm lời đáp trong tham đồ hiển quyết của Thiền Sư Viên Chiếu để bổ túc ….khi một tăng hỏi “ Thiếu Thất Ma Kiệt rất huyền diệu từ xưa đến nay, ai kế thừa làm chủ” . Thiền Sư đã đáp lại như sau:

Trời tối sáng soi nhờ Nhật, Nguyệt
Đất hiểm phân ranh có núi, sông”

Có nghĩa là người ngộ đạo là người làm ông chủ của chính mình (và mặt trời, mặt trăng chính là bản tâm chân thật , ông chủ đích thực, cái tánh biết không sinh không diệt ) Khi đã làm chủ thật sự rồi thì phải tuỳ duyên mà kế thừa vậy.


Lời kết:

Cốt tủy của giáo lý siêu việt của Đức Phật được cô đọng và quả quyết từ hơn hai ngàn năm về trước qua lời chỉ dạy về tinh tuý của việc tu tập theo sự chỉ dẫn của Ngài chính là :

Không làm điều ác
Thực hành mọi điều thiện
Điều phục Tâm mình
Không kích động tâm người khác.

Như vậy … Tâm là yếu tố chính và nó dẫn dắt mọi hành động.

Với một tâm thức thanh tịnh khi được nói ra hay làm bởi một điều gì sẽ luôn mang lại hạnh phúc vì nó giống như một cái bóng đi theo sau.
Hơn thế nữa, Đức Thế Tôn đã rất từ bi khi giảng dạy cho các đệ tử Ngài, những ai muốn đạt đến cứu cánh, “giải thoát” như sau : “ Ta đã chỉ ra con đường giải thoát. Các con nên hiểu rằng sự giải thoát của các con tuỳ thuộc vào chính các con….Bằng Trí Tuệ khi các con nhận ra rằng mọi sự duyên hợp thì vô thường đau khổ, và vô ngã. Các con sẽ không bị thương tổn bởi bất kỳ đau khổ nào . Đó là con đường chân chính” .

Như vậy nền tảng của việc điều phục Tâm càng được chuẩn bị tốt chừng nào thì ta càng có cơ sở đi đúng con đường của Bát Chánh Đạo.
Cứu cánh chính là trở về Tâm thật của chính mình, buông bỏ hết những phan duyên sanh diệt đang che lấp trong ta.
Trong một bài viết của Mật Tông, có nhắc đến lời bí truyền trong giấc mơ được trao tặng bởi Đức Văn Thù Sư Lợi như sau:

“Bản tánh của Tâm là Phật, từ nguyên thủy.
Tâm giống như hư không, không có sinh hay diệt

Khi đã hoàn toàn chứng ngộ ý nghĩa của sự nhất như của mọi hiện tượng, An Trụ trong nó không tìm kiếm thì gọi là Thiền Định”

Lạt Ma Longchen Rabjam đã thường khuyên rằng : muốn hoà hợp cuộc sống trong Pháp và điều phục tâm điều quan trọng là phải nhìn thẳng vào bản tánh của tư tưởng khi chúng phát khởi và phải an trụ trong bản tánh một khi chắc chắn ta đã nhận ra được nó. Vì ….

Tâm hiện tại là cái gì không bị ngăn trở, nó không bám vào cái này hay cái kia, không có một sự chỉnh sửa nào hay sự pha tạp nào cũng như không bị ô nhiễm bởi sự nhị nguyên của đối tượng bị bám chấp và người bám chấp.
 
Kính trân trọng chia sẻ vài điều học được …nguyện không hý luận như “ Rùa mù dùi vách đá, trạnh què trèo núi cao”….trích lời dạy Thiền Sư Viên Chiếu trong tham đồ hiển quyết.

Trộm nghĩ nếu không có quý chư Tổ giảng dạy những điều Phật dạy trong kinh sách thì ngàn năm sau những điều về Bản Tâm, Phật Tánh, có sẵn nơi mỗi người nó diệu dụng như thế nào thì làm sao tránh được mê lầm khổ đau.
Nhờ có trí tuệ từ Giới Định Tuệ trong Tam Học ta mới chiêm nghiệm được câu TRÊN TRỜI NHƯ TREO GƯƠNG khi nhìn thấu được chân tâm của mình như khi bầu trời vào những ngày không mây, quang đảng trên hư không mặt trăng sáng như gương treo chói lọi …thế gian có được những người ngộ đạo tự làm chủ ngôi nhà mình thì thế giới sẽ an bình, tịnh lạc vô cùng vậy …


Thế kỷ hiện đại nhiều kiến trúc được xây dựng
Lời dạy Phật, Tổ…mỗi khi thành lạc tân gia
Người chủ kế thừa thật sự đã nhận ra ?
Ai ai cũng sẵn có “Thể Tánh Thanh Tịnh”


Khi ngộ được mọi sinh hoạt đều diệu dụng
Hết sạch phân biệt …trúc biếc xanh xanh
Khéo tu sáng đạo …tự thấy rõ ràng
Chướng ngại trong ngoài…thản nhiên không loạn động
Vững vàng không bị xiêu ngã bởi hoàn cảnh sống
Gió mạnh nguy hiểm tham ái…phải vượt qua
Tập khí chưa sạch …coi chừng ảo ảnh ma
Chuyên chú vào bốn chữ CHÁNH NIỆM - TỈNH GIÁC!


Luôn khéo bảo nhậm …
Tự tại thong dong,… chủ nhân vang câu hát :
“ Trùng dương cúc nở dưới rào
Trên cành Oanh hót thanh tao dịu dàng “
Cứu cánh thẳng đến một đàng
Phương tiện tuy khác …lời vàng thanh thoát!!


Huệ Hương








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2020(Xem: 7096)
Nghiên cứu lại danh tăng nhân tài thời đại ! Ngưỡng phục thay... bậc gìn giữ gia tài ... Nào Phật học Tự điển, Đại tạng kinh ... miệt mài. Cùng những bài pháp thoại thâm uyên hiếm có , Từ Đấng Từ Phụ , Cha lành đã giao phó ... Cúi đầu lễ kính Tôn Túc nguyện tri ân , Tiếc hơi muộn... để có thể dấn thân , Tự hứa còn hơi thở ...sẽ còn gắng sức!
19/07/2020(Xem: 5021)
Có đôi lúc vẻ ngoài thật bình tĩnh ! Ai biết cho ....trong lại rối thế này, Tin buồn thân quyến cứ đến hàng ngày . Nhủ nhủ thầm .. cộng nghiệp của thế kỷ !
16/07/2020(Xem: 7599)
Độc cư nhiều năm chẳng đi đâu ! Nên chi phong tỏa tại Úc Châu, Chẳng nghĩ mình đang chịu quản thúc ... Hai bốn giờ ...thời gian qua mau . Từ lâu tri túc nên chưa thiếu, " Huyễn, hoá " luôn ghi nhớ trong đầu Hãy lo bồi dưỡng thêm công đức, Kiên trì.. nhẫn nại thoát bễ dâu?
15/07/2020(Xem: 5769)
Cuộc sống nơi trần gian này ngắn lắm! Muốn thanh thản an hòa học chữ buông Những lục dục thất tình khi ngồi ngẫm Có lúc thật vui nhưng cũng thật buồn "Ba vạn sáu nghìn ngày" đâu là mấy Nhắn nhủ cuộc đời ngắn ngủi ai ơi! Vì cơm áo gạo tiền nên cật lực Mấy ai tránh khỏi vất vả thân người
15/07/2020(Xem: 5387)
Mâu Thuẫn ! Kính dâng Thầy bài thơ sám hối của con mỗi khi tâm loạn động Kính chúc Thầy pháp thể khinh an , HH Có bao giờ tự mình thấy ra mâu thuẫn ? Quay vòng vòng trong loạn động ngã tâm Làm sao phân biệt thiện ác tránh sai lầm, Cần tinh tấn mới diều phục và tỉnh giác .
15/07/2020(Xem: 6212)
Cưỡi hạc bay về tận cõi xa Sinh thành dưỡng dục thấm trong ta Đem đường chân chất nhờ tình Mẹ Giữ lối hiền hòa cảm đức Cha Hết cả phần đời nào quản ngại Nhiêu khê mọi thứ chẳng nề hà Theo hương sống nguyện, sao cho xứng Con cháu noi gương rõ phúc nhà.
13/07/2020(Xem: 13456)
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức? - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não. - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không. Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
13/07/2020(Xem: 5630)
Đời ! Kính bạch Thầy , nhân có bạn gửi email: Than rằng nghe tin tức hoài khổ quá , con vội gửi bài thơ này . Kính dâng Thầy xem cho vui HH Bàn cờ thế giới hiện sắc không ! Đừng nhìn, nghe, đọc sẽ băn khoăn. Hãy cười tự nhủ mưa ...rồi nắng, Dành chút thời gian lặng soi mình . Lỡ vướng luân hồi chịu tử sinh, Xem như lửa cháy đến mặt . đầu Làm sao tháo gỡ mầm nhân xấu Niệm..trước chấp tàng ... đấy vô minh
12/07/2020(Xem: 6108)
Rạng sáng ngồi vui với tách trà Bao điều đắng ngọt chuyện cùng ta Hương tràn đọng thấm quanh thềm cỏ Khói tỏa quen đùa khắp nhánh hoa Mấy khỏang xuân sang nào chậm lại Nhiêu lần hạ đến vẫn đều qua Thời gian,vạn vật luôn bình thản Chỉ có con người… cứ thở ra….
12/07/2020(Xem: 6228)
Trả Lại Thích Minh Chánh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]