Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Thơ: Bọn Cướp Chia Của

11/07/202220:36(Xem: 4914)
Truyện Thơ: Bọn Cướp Chia Của

 

BỌN CƯỚP CHIA CỦA

 bon-cuop-chia-cua

Bọn ăn cướp nọ thuở xưa

Kết bè cướp bóc dân cư nhiều lần

Bạc tiền, hàng hóa, áo quần

Cướp xong cả bọn chia phần cùng nhau

Chiếu theo địa vị thấp cao

Chiếu theo bản lĩnh từ lâu trong nghề

Chia phần nhiều ít đề huề

Mọi người hoan hỷ không chê trách gì.

Nhưng rồi tới một lần kia

Có chàng cướp nọ rất chi buồn tình

Vì ngôi vị kém của mình

Phần chia tệ nhất để dành chàng ta

Áo chi xấu xí quá mà

Dệt bằng chất liệu xem ra rẻ tiền

Khiến chàng quả thật muộn phiền

Bất bình la lớn: “Khó tìm người mua

Áo này bán chẳng ai ưa

Phần tôi như vậy là thua thiệt rồi.”

Sau khi phản đối một hồi

Chàng đành cam chịu kém người. Buồn thay!

Và sau đó một vài ngày

Chàng đem vào bán áo ngay trong thành.

Kiếm tiền hy vọng mong manh

Ngờ đâu lại có người giành để mua

Một ông quan trong cung vua

Chịu mua cao giá rất ư lạ thường,

Số tiền cả bọn cướp đường

Chia nhau sau chuyến bất lương vừa rồi

Cộng chung của đủ mọi người

So cùng giá bán áo thời kém xa.

Bấy giờ chàng cướp nhà ta

Đột nhiên nhảy múa thật là mừng vui

Khoe rằng: “Ta đã đắc thời

Chuyến này ta kiếm được lời nhiều thay.”

*

Rút bài học từ truyện này

Dù ta thất bại chua cay trong đời

Không nên thất vọng buông lơi

Cố gieo giống tốt, tương lai gặt về

Hạt vàng từng chuỗi thoả thê;

Hoặc khi bố thí đừng nề hà chi

Phát tâm rộng rãi ngay đi

Quả lành đem lại muôn bề an vui

Kẻo khi được quả báo rồi

Được sinh lên ở cõi Trời cao xa

Bấy giờ lòng mới tỏ ra

Hối rằng trước chẳng thiết tha tâm thành

Để làm thêm lắm điều lành

Gây nhiều lợi ích, nay mình khá hơn.

*

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(Thi hóa phỏng theo Kinh Bách Dụ)

 

 

The Robber's Joy

 

     Once upon a time, there was a band of robbers who divided their boot according to their different ranks. Among the belongings, there was a Benares Kambala, the color of which left much to be desired. It was considered as an inferior part to be given to one of the robbers of the lowest rank. The robber got angry and made a strong protest to the rest.

     Afterwards, he brought it to the city for sale. An honorable elderly man paid him a high price. He ended up getting more money than any other robber in the band. He then leaped for joy.

     This is held to be true with the almsgiving. People who are doing almsgiving, are usually not aware whether there will be a retribution. Be it ever so little they are doing it, they, after death, go to Heaven to enjoy an unlimited amount of happiness. The less they do, the more they get. They will then regret for not having done enough.

     This is just like the robber who was happy after he had got a top price for his Kambala.

 

(Trích dẫn trong “SAKYAMUNI’S ONE HUNDRED FABLES” do Tetcheng Liao dịch).

 

_________________________________

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2014(Xem: 16926)
Tạ ơn đời gìn giữ (thơ) Thơ: Lãm Thúy Design Thơ Tranh: Kim Loan
06/08/2014(Xem: 12392)
Mỗi người chúng ta được ở trên quả đất này là nhờ công sanh ra và công dưỡng dục của cha mẹ. Trong dân gian VN có những câu ca dao bất hủ như: Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ Mẹ kính Cha, Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con...
06/08/2014(Xem: 14851)
Vu Lan lại đến vườn chùa, Chư Tăng Phật tử nhớ mùa tạ ơn. Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Em này sao nét xót xa, Một thân lủi thủi, vạt tà héo hon, Thưa rằng cha đã lên non, Mẹ theo mây gió hết còn trần gian.
06/08/2014(Xem: 17078)
Vu Lan báo hiếu lại về, Khắp nơi phật tử nhất tề dâng hương. Người người già trẻ bốn phương, Lên cầu cho mẹ, mến thương hết lời. Cửa chùa mở rộng đón mời, Hỏi thăm hiền mẫu trên đời còn không, Mẹ còn, chùa lấy hoa hồng, Cài lên vạt áo, cho lòng thêm tươi. Người nào mẹ đã qua đời, Thì cài hoa trắng, gửi lời nhớ thương.
05/08/2014(Xem: 15074)
Đường dẫn đến chùa xa thật xa Quanh co muôn nẻo cõi Ta Bà Chiều nay gió nhẹ, mây lờ lững Nhẹ bước tìm về dấu vết xa
05/08/2014(Xem: 14527)
Giữa đêm khuya vắng vẻ Mẹ vân vê vuốt nhẹ Vào mái tóc mai con Với tiếng ru nhè nhẹ Ẵm nhẹ con vào lòng Ru con giấc ngủ nồng . Những lời ru của mẹ Thấm sâu vào hồn con Giúp con khi lớn khôn Biết hiếu thảo làm người
05/08/2014(Xem: 12200)
Tình Cha tình Mẹ bao la Tình thương như một thiết tha đậm đà Từ con mở mắt oa oa Dần dà năm tháng con đà lớn khôn
04/08/2014(Xem: 12969)
Cha là chỗ tựa đời con Là rường là cột cho con nương về Gian lao vất vả sớm khuya Miếng cơm manh áo đưa về nuôi con Trọng trách đè nặng vai mòn Sinh nhai kiếm kế nuôi con nên người Dạy con công hạnh ngôn dung
04/08/2014(Xem: 11459)
Sống trên đời ta mặc nhiều lớp áo Từ lớp áo thơ khóc khi chào đời Choàng áo học sinh vùi đầu cùng chữ nghĩa Cởi áo sinh viên ta mong cầu danh lợi
04/08/2014(Xem: 15411)
Rằm Tháng Bảy là ngày Vu Lan Lunar mid-July Ullambana Ngày hạnh hiếu kính dâng Mẹ hiền Filial piety day tribute to Mother Mẹ vì con bao ngày tần tảo ‘Cause Mother you’ve sacrificed Xả thân mình nuôi đàn con thơ Tirelessly for your children
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]